Hướng dẫn Ôn tập tác phẩm “Sóng” của Xuân Quỳnh mới nhất

Hướng dẫn Ôn tập tác phẩm “Sóng” của Xuân Quỳnh mới nhất

“Sóng” là bài thơ mà Xuân Quỳnh đã dụng công chuyên chở những cung bậc tình cảm cảm xúc cùng khát khao yêu và được yêu mãnh liệt. Mỗi lần đọc tác phẩm đều mang lại những dấu ấn vừa tha thiết vừa lãng mạn khó phai.

Xanh dương và Xanh mòng két Màu chuyển tiếp Công nghệ và Chơi trò chơi Dịch vụ Trang web (37).png


Ôn tập kiến thức cơ bản tác phẩm “Sóng” – Xuân Quỳnh

Câu 1. Trình bày hiểu biết của em về tác giả Xuân Quỳnh?

Trả lời


- Tên thật: Nguyễn Thị Xuân;

- Năm sinh: 1942;

- Mất năm: 1988;

- Quê quán: làng La Khê, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây(nay là Hà Nội);

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

+ Năm 1955, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn ca múa nhân dân trung ương, làm diễn viên múa; + Từ 1963, bà chuyển sang làm báo;

+ Từ 1980, bà chuyển sang làm biên tập cho NXB Tác phẩm mới (nay là NXB Hội nhà văn);

+ Các tác phẩm chính:

. Chổi biếc (1963);


. Hoa dọc chiến hào (1968);

. Gió Lào cát trắng (1974);

. Lời ru trên mặt đất (1978);

. Tự hát (1984);

. Sân ga chiều em đi (1984);

. Hoa cỏ may (1989).

- Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ những nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ, đồng thời cũng là một gương mặt đáng chú ý trong nền thơ Việt Nam hiện đại

Câu 2. Trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Sóng”?

Trả lời


- Sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình).

- In trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).

Câu 3. Ý nghĩa nhan đề “Sóng”?

Trả lời


- “Sóng” và “em” là “em” và “sóng”. Hai hình tượng tuy hai mà một, có lúc tách đôi ra để soi chiếu cho nhau,có lúc lại hòa nhập vào nhau để tạo ra sự cộng hưởng. Hai hình tượng ấy đan cài, quấn quýt với nhau như hình với bóng.

- Tác giả mượn hình ảnh “sóng” để thể hiện những cảm xúc, cung bậc tình cảm của trái tim khao khát yêu thương. Nổi bật trong bài thơ là vẻ đẹp tâm hồn thiết tha nồng hậu và niềm khao khát của người phụ nữ về một tình yêu thủy chung, bất diệt.

Câu 4. Viết đoạn bài văn ngắn trình bày của cảm nhận của bản thân về bài thơ “Sóng”

Đoạn văn mẫu


Nhắc đến những nữ sĩ đa tài của làng văn nghệ Việt không thể không kể tới Xuân Quỳnh. Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ, Xuân Quỳnh luôn có những tác phẩm để đời. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của nhiều người phụ nữ giàu tình cảm yêu thương, hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm, vừa mãnh liệt và đầy khao khát trong tình yêu. Và bài thơ "Sóng" là một ví dụ điển hình. "Sóng" được viết năm 1967 trong chuyến đi thực tế đến Diêm Điền thời kì kháng chiến diễn ra sôi nổi. Lúc này, Xuân Quỳnh đã 25 tuổi, cái tuổi mà con người ta có những suy nghĩ chín chắn về tình yêu. Như một bông hoa đẹp trong tập "hoa dọc chiến hào", "sóng" là tâm trạng của người phụ nữ khi yêu và khát vọng hạnh phúc giữa đời thường. Một trong những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ là âm điệu. Được tạo nên bởi thể thơ năm chữ, bài thơ đã gợi ra hình ảnh nhịp nhàng của sóng biển khi êm dịu khoan thai, khi dồn dập dữ dội. Xuân Quỳnh đã linh hoạt ngắt nhịp, phối âm, thay đổi luật bằng - trắc để khắc họa nhịp sóng. Ngoài ra, sự độc đáo của tác phẩm còn là hình tượng sóng diễn tả lớp sóng biển như hòa nhập với sóng lòng của người phụ nữ. Hình tượng sóng vừa là hình ảnh ẩn dụ - sự hiện thân của cái "tôi" trữ tình vừa là tâm trạng của người con gái khi yêu. Với cảm xúc chủ đạo là tâm trạng của người phụ nữ khi yêu và khát vọng hạnh phúc, tác giả đã mượn hình tượng sóng-em để diễn tả và bộc lộ. Nhà thơ bộc bạch nỗi niềm của mình vừa chân thành, vừa táo bạo, không hề giấu giếm khát vọng tình yêu sôi nổi mãnh liệt trong mình. Trong bài thơ từng cung bậc cảm xúc trong tình yêu đều được Xuân Quỳnh nói rõ. Từ khát khao hạnh phúc đến nhớ nhung lo âu. Mỗi khổ thơ là một cung bậc khác nhau của tình yêu. Khổ một là trạng thái tâm lí đặc biệt của tâm hồn khao khát yêu thương vừa phong phú vừa phức tạp. Qua khổ thơ này cũng thể hiện rõ bản chất người phụ nữ mạnh mẽ, quyết liệt, táo bạo trong con người của Xuân Quỳnh. Đến khổ ba khổ bốn lại là những lo âu, băn khoăn trắc trở về tình yêu. Tình yêu là bí ẩn nhưng Xuân Quỳnh vẫn truy tìm, lí giải, cảm nhận quy luật của tình yêu. Dẫu biết tình yêu là khó hiểu nhưng tác giả vẫn nguyện yêu. Mà đã yêu là phải nhớ. "Nhớ" là quy luật của tình yêu. Nỗi nhớ của người đang yêu được Xuân Quỳnh diễn tả vừa có tầng sâu và bề rộng "con sóng dưới lòng sâu con sóng trên mặt nước". Nỗi nhớ ấy bao trùm cả không gian và thời gian "ngày đêm không ngủ được". Nỗi nhớ ấy cồn cào, da diết chiếm đầy cõi lòng không chỉ trong ý thức mà cả tiềm thức "giấc mơ". Cuối bài thơ, Xuân Quỳnh lại bộc lộ niềm khao khát sống hết mình cho tình yêu. Tóm lại, "Sóng" là tác phẩm tuyệt vời viết về tình yêu, một bài thơ trong sáng, ý nhị mà sâu sắc. Bài thơ như tiếng lòng của nữ sĩ về tình yêu và khao khát yêu thương. Như trong tác phẩm "Tự hát" Xuân Quỳnh từng viết:

"Em trở về đúng nghĩa trái tim em

Là máu thịt đời thường ai chẳng có

Trái tim vẫn ngừng đập khi không còn nữa

Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi".


Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề: TẠI ĐÂY
 
Từ khóa
bài thơ sóng song xuan quynh
508
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top