Hướng dẫn Ôn tập tác phẩm “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương 2022

Hướng dẫn  Ôn tập tác phẩm “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương 2022

Nhà thơ Viễn Phương đã thay mặt toàn thể đồng bào miền Nam kính dâng tình yêu tôn kính về nơi Bác đang yên nghỉ nghìn đời qua bài thơ "Viếng lăng Bác". Bài thơ không chỉ cất lên tiếng khóc nghẹn ngào mà còn gửi gắm ước vọng được đến thăm Bác chẳng những của nhà thơ mà còn cả miền Nam.

xkk (3).png

Ôn tập kiến thức cơ bản tác phẩm “Viếng lăng Bác” - Viễn Phương

Câu 1. Trình bày hiểu biết của em về tác giả Viễn Phương?

Trả lời


- Tên thật: Phan Thanh Viễn

- Năm sinh: 1928;

- Năm mất: 2005;

- Quê quán: quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (ngày nay là thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang);

- Năm 1945, Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông tham gia vào chiến trường và được xếp vào chi đội 23.

- Năm 1952, Nam Bộ tổ chức giải thưởng tổng kết văn học nghệ thuật lấy tên Giải thưởng Cửu Long, thì trường ca 'Chiến thắng Hòa Bình' của ông được xếp giải nhì về thơ. Khi Chi hội Văn nghệ Nam bộ tổ chức đại hội, ông được bầu vào Ban chấp hành.

- Năm 1954, ông được phân công về Sài Gòn hoạt động. Về đây, ông vừa sáng tác thơ, vừa làm thuê để kiếm sống.

- Năm 1960, ông bị nhà cầm quyền Sài Gòn bắt giam tù ở Chí Hòa. Trong tù ông vẫn tiếp tục làm thơ.

- Sau khi ra tù (1962), ông rời Sài Gòn vào chiến trường Củ Chi tiếp tục chiến đấu và làm thơ.

- Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông liền được bầu làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh và được bầu vào Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.

- Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.

- Thơ của Viễn Phương là những bài thơ mang đậm chất miền quê Nam Bộ. Ông đưa tác phẩm của mình đến gần với người đọc bằng những lời thơ dung dị, cảm xúc sâu lắng và thiết tha.

- Những tác phẩm chính:

+ Chiến thắng Hòa Bình (trường ca, 1952);

+ Anh hùng mìn gạt (truyện ký, 1968);

+ Mắt sáng học trò (thơ, 1970);

+ Nhớ lời di chúc (trường ca, 1972);

+ Viếng lăng Bác (thơ, 1976);

+ Như mây mùa xuân (thơ, 1978);

+ Quê hương địa đạo (truyện và ký, 1981);

+ Lòng mẹ (truyện thiếu nhi, 1982);

+ Sắc lụa trữ la(truyện ngắn, 1988) ;

+ Phù sa quê mẹ (thơ, 1991);

+ Ngàn say mây trắng (truyện và ký, 1998);

+ Miền sông nước (truyện và ký, 1999);

+ Đá hoa cương (truyện và ký, 2000);

+ Thơ với tuổi thơ (thơ thiếu nhi, 2002);

+ Gió lay hương quỳnh (thơ, 2005);

+ Ngôi sao xanh (truyện thiếu nhi, 2003);

+ Hình bóng yêu thương (ký, 2005).


Câu 2. Trình bày hoàn cảnh sáng tác của “Viếng lăng Bác”

Trả lời


Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978.

Câu 3. Ý nghĩa nhan đề “Viếng lăng Bác”

Trả lời


Nhan đề bài thơ không chỉ là một lời thông báo về việc nhân vật trữ tình hay chính là tác giả ra Hà Nội, đến với lăng Bác để bày tỏ lòng mình, mà trong đó còn là tình cảm sâu nặng, là tấm lòng hướng về vị Cha già dân tộc của tác giả nói riêng, của những người dân miền Nam nói chung. Có lẽ đến đây, ta ngỡ rằng mình đã khám phá hết các tầng ý nghĩa của nhan đề bài thơ. Ấy nhưng không phải. Nếu để ý kĩ, ở câu thơ đầu tiên, Viễn Phương lại không dùng từ “viếng” như ở nhan đề mà lại là từ “thăm” – hành động hỏi thăm, trò chuyện, gặp gỡ người còn sống. Kết hợp hai cách dùng từ này lại, ta có thể hiểu được rằng, nhan đề bài thơ không chỉ chan chứa tình cảm biết ơn, trân trọng, kính cẩn của người dân miền Nam với vị lãnh tụ của dân tộc, mà còn mang theo một lời khẳng định chắc nịch rằng: Dù Người đã đi xa, nhưng trong trái tim, trong lòng người dân miền Nam nói riêng, con dân Việt Nam nói chung, Người vẫn sống mãi, vẫn mãi luôn như ngày nào.

Câu 4. Viết một đoạn văn trình bày của cảm nhận của bản thân về tác phẩm “Viếng lăng Bác”?

Đoạn văn mẫu


Bài thơ “Viếng lăng Bác” được ông viết năm 1976, sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, ông có dịp ra Hà Nội, đến viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài thơ được in trong tập “Như mấy mùa xuân”. Bài thơ ca ngợi công ơn của Bác Hồ đồng thời thể hiện lòng thương tiếc, kính yêu và biết ơn trước Bác - niềm kính yêu vô bờ. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được nhận định là một trong những bài thơ viết về Bác sâu sắc nhất. Bài thơ diễn tả niềm kính yêu, sự xót thương của nhà thơ đối với lãnh tụ của dân tộc bằng ngôn ngữ tinh tế, cảm xúc nhất. Bác được yên nghỉ trong lăng, Bác nằm đó, như vẫn dõi theo từng bước đi của dân tộc. Hình ảnh “Mặt trời” được nhắc đến hai lần, nhà thơ đã cố tình đặt hai hình ảnh đó cạnh nhau, bổ sung nghĩa cho nhau làm đoạn thơ thêm ý nghĩa hơn. Hai câu thơ sóng đôi với nhau, hô ứng và bổ sung nghĩa cho nhau. Một mặt trời tự nhiên ngoài đời thực, rực rỡ, vĩnh hằng vẫn “Ngày ngày” chiếu sáng, vẫn tỏa hơi ấm cho mọi vật. Đặc biệt hơn khi tác giả đặt mặt trời thực và mặt trời ẩn dụ trong lăng, vẫn luôn tỏa hơi ấm của mình để sưởi ấm mọi người dân Việt Nam. Mặt trời ấy cũng chiếu sáng, cũng tự mình chiếu sáng. Màu sắc “rất đỏ” làm cho câu thơ về mặt ngữ nghĩa thêm sâu sắc, ấn tượng hơn. Bác Hồ với dân tộc Việt Nam như một vị lãnh tụ, một vị cha già đã là người có công rất lớn với dân tộc. Những người con như Viễn Phương vẫn nhập vào dòng người ngày ngày đến viếng Bác, mang một sự thành kính nhất, nghiêm trang nhất. Dòng người cứ thế một đông đúc kết thành tràng hoa dâng Bác. Tràng hoa ấy bao gồm muôn vạn hoa tươi thơm ngát hương. Mỗi bông hoa một vẻ, một sắc, một hương kết thành những tràng hoa dâng lên Người. Tràng hoa ấy hữu hình hoặc vô hình dâng lên Bác một sự biết ơn vô bờ bến. Bác Hồ - một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, sự hi sinh của Bác là biết bao sự biết ơn của dân tộc đối với Bác. Bác tuy đã đi xa nhưng sự vĩnh hằng và bất diệt luôn tồn tại. Bác đã đi xa nhưng nằm trong lăng trông Bác vẫn như chỉ đang ngủ một giấc bình yên. Bằng những từ ngữ giản dị, đặc biệt là tấm lòng yêu thương kính trọng trước vị lãnh tụ vĩ đại của cả dân tộc. “Viếng lăng Bác” đã mang đến cho người đọc những cảm xúc bâng khuâng trước nơi an nghỉ của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
TẠI ĐÂY
 
Từ khóa Từ khóa
nhà thơ viễn phương vien phuong vieng lang bac
890
0
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.