Chào các thính giả thân thương của Radio Đêm Khuya. Nhanh thật, hôm nay đã 28 tết rồi, lại sắp hết một năm ròng rã. Cuối năm nay, bạn có đang mệt mỏi hay có tâm sự gì muốn giãi bày không, hãy gửi đến cho chúng tôi để chúng tôi và mọi người có thể san sẻ cùng bạn nhé. Và tối nay, chúng ta hãy cùng hòa mình vào dòng tâm sự của Gia Bảo, cùng chứng kiến những gì bạn ấy đã trả qua nào. Tôi nghĩ các bạn cũng sẽ khóc như chúng tôi...
Chào mọi người, mình là Gia Bảo. Bố mẹ mình hay nói:
"Gia trong gia đình, Bảo là bảo bối. Con chính là bảo bối, là báu vật lớn nhất của ông trời ban cho bố mẹ".
Đúng vậy, một bảo bối như tôi thì phải làm được nhiều điều chứ. Một bảo bối phải học giỏi, một bảo bối phải biết vâng lời, một bảo bối phải nối dõi tông đường. Đã là bảo bối thì phải được chăm sóc, bảo vệ kỹ lưỡng, phải nghe theo sự sắp đặt của chủ nhân, không có quyền được lên tiếng.
Bố mẹ không cho tôi đi chơi vì sợ tôi đàn đúm, không cho tôi tự chọn bạn vì sợ tôi đua đòi, không cho tôi chơi game vì sợ tôi hư hỏng, không cho tôi đọc truyện tranh vì sợ tôi hỏng mắt. Bố mẹ tôi bảo tôi phải học nhiều vào thì mới giỏi, thành người được. Lúc rảnh thì dọn dẹp nhà cửa, xong việc thì lôi bài vở ra học. Công việc của tôi chỉ có ăn, làm việc nhà và học. Nghe có vẻ nhẹ nhàng, nhưng nếu tôi có điểm thấp một chút, bố mẹ sẽ mắng và dọa nạt bảo bối của gia đình.
Tôi không có bạn. Tôi nhút nhát, tôi rụt rè, tôi ít nói. Hồi nhỏ, có bạn làm quen với tôi, và chúng tôi làm bạn. Chiều cuối tuần, tôi rủ bạn qua chơi nhà, bạn bị mẹ tôi mắng vì dạy tôi nghịch bẩn, bạn bị mẹ tôi lớn tiếng và đập vào người khi tôi và bạn chơi trò siêu nhân, bạn bị mẹ tôi đuổi về. Chúng tôi không còn là bạn nữa, và tôi cũng dần quên cách làm quen với một người mới. Tôi không dám tìm bạn nữa.
Tôi được bố mẹ tìm cho nhiều trung tâm dạy thêm, áp lực học hành đặt lên vai tôi ngay từ khi lên lớp 1. Càng lớn tôi càng bị áp lực đè nén, khi môn học thì nhiều lên và yêu cầu của chủ nhân là bảo bối phải giỏi toàn diện, ngay cả đến môn phụ cũng cần phải điểm cao.
Tôi vẫn là một bảo bối, một báu vật của gia đình. Điểm học tập của tôi luôn đứng hạng 1, 2 của lớp, không chơi bời, chăm chỉ làm việc nhà, nấu cơm canh cho bố mẹ, luôn vâng lời bố mẹ. Khách đến chơi nhà đều khen gia đình tôi thật hạnh phúc, hàng xóm đều khen tôi ngoan ngoãn, học giỏi, khen bố mẹ tôi khéo chăm con.
Cuộc sống của tôi vẫn cứ lặp đi lặp lại một cách tẻ nhạt như vậy cho đến khi tôi biết yêu. Năm lớp 10, tôi thích bạn cùng bàn, một tình yêu đồng giới. Lâu lắm rồi mới có người chủ động khoác vai tôi, chủ động cầm tay tôi, và lần đầu có người lì lợm liên tục hỏi bài tôi như vậy, mặc cho mặt tôi lúc nào cũng cau có, khó chịu và khó gần. Lúc đầu tôi cũng gắt gỏng, mắng cậu ta phiền phức, nhưng cậu ta lại trả lại tôi bằng một nụ cười xuyên thấu tân can, khiến tôi chẳng thể nào cau có được nữa. Tôi vẫn lạnh lùng như vậy, với tất cả mọi người, chả bao giờ cười với bất kì ai ngay cả bố mẹ tôi, nhưng tôi lại cười với cậu ấy, cười một cách ngây ngô, ngốc nghếch...
Tình cảm này tôi chẳng dám thổ lộ ra bên ngoài, chẳng dám nói cho ai biết, và chẳng có người bạn nào để tôi nói chuyện. Tôi gửi gắm hết tâm sự vào quyển nhật kí - bạn duy nhất của tôi lúc bấy giờ. Một ngày trải qua thế nào, cảm xúc của tôi ra sao, tôi trải lòng hết với quyển nhật kí của mình. Tôi nâng niu nó, vuốt ve nó, tôi ngắm nó trong vô thức. Tôi tạo cho nó một chiếc hộp xinh xắn, và cất nó vào một nơi bí mật: trên nóc tủ quần áo của tôi.
Bi kịch của tôi bắt đầu khi mẹ tôi lấy được hết thông tin từ bạn của mình. Mẹ tôi đọc hết tâm sự của tôi gửi cho cậu bạn cùng bàn, đọc hết những gì tôi kể với bạn nhật kí của tôi. Mẹ đưa cho bố đọc. Khi tôi vừa dong xe vào nhà khi đi học về, bố tôi đứng trước cửa,cầm cuốn nhật kí của bảo bối trên tay, mở ra rồi xé từng trang một, xé hết, xé hết cuốn sổ trước mặt tôi, nhìn tôi bằng một ánh mắt căm phẫn. Bố tôi ném cái bìa sách xuống đống giấy ông vừa xé, chỉ tay vào mặt tôi gắt lớn:
"Đồ cặn bã, mày không phải con người, không phải con của tao..." nói xong ông quay lưng vào nhà. Mẹ tôi khóc lóc nói vọng theo:
"Ông ơi, bình tĩnh đã, chúng mình phải tìm thầy giỏi chữa cho con mình chứ, vẫn chưa muộn mà". Rồi quay sang tôi, hỏi lớn:
"Con bị bệnh này lâu chưa, sao không nói cho bố mẹ biết. Con tôi sao lại bị bệnh này cơ chứ, số tôi khổ vậy trời, gia đình tôi sao lại khổ vậy".
Bố mẹ bắt tôi chuyển trường. Bố mẹ bắt tôi đến khám bác sĩ. Bác sĩ bảo đây không phải bệnh mà đây là về nhu cầu, về giới tính và về sinh lý của con người, tôi hoàn toàn bình thường. Bố mẹ tôi cãi nhau với bác sĩ, kéo tôi về và tìm cho tôi một thầy thuốc đông y. Tôi phải liên tục uống thuốc trị "bê đê" của ổng. Trong thời gian đó, bố mẹ không nói chuyện với tôi, tôi cũng chẳng dám nhìn mặt của bố mẹ.
Mới chuyển trường, lại bị đả kích lớn về tâm lý, điểm học tập của tôi tụt dốc tệ hại. Tôi càng bị mắng, bị khinh thường. Bố mẹ tôi dắt đi nhiều bệnh viện để khám hơn. Tôi quá mệt, tôi quá kiệt sức. Tôi gắt lên với bố mẹ trong bữa ăn cơm rằng tôi không hề bị bệnh, đó là giới tính của tôi, là nhu cầu sinh lí bình thường của tôi. Tôi thích con trai, và nó không phải bệnh nên không ai có thể chữa được cả. Tôi bị bố tát, một cái tát như trời giáng, và bố gạt hết bát đũa trên bàn xuống đất. Bố nhốt tôi trong phòng.
Mẹ tôi hay than trời rằng: "Sao số tôi khổ thế này", nhưng chính tôi là người nói câu này mới đúng. Tại sao tôi lại không được coi trọng trong chính căn nhà của mình? Tại sao từ bé đến lớn bố mẹ chưa một lần hỏi xem ở lớp tôi có vui không, có nhiều bạn bè không, có muốn tham gia văn nghệ không, có... áp lực không? Bố mẹ chỉ hỏi tôi rằng hôm nay được mấy điểm, bao giờ có bài kiểm tra, có cần đóng tiền gì không, có phải học thêm ở đâu nữa không,... Bố mẹ không hỏi tôi muốn ăn gì tối nay, mà có khi món ăn tôi thích nhất bố mẹ cũng chẳng biết. Bố mẹ tôi không hỏi xem sinh nhật tôi có muốn mời bạn bè đến không, muốn tặng gì không mà chỉ tổ chức cho có, tặng quà lấy lệ - những quyển sách mà bố mẹ nghĩ sẽ giúp ích cho tôi, lúc nào cũng vậy.
Tôi đã cố hết sức vì bố mẹ, tôi đã cố hết sức làm một bảo bối đúng nghĩa, nhưng bố mẹ tôi lại nghĩ chỉ cần cho tôi tiền, cho tôi những quy định là đủ, tôi sẽ trường thành, tôi sẽ vui vẻ và sống tiếp. Tôi thèm khát có bạn ở bên để chơi cùng, tôi thèm khát những câu nói tình cảm, những cái vuốt đầu của bố mẹ, tôi thèm khát một món quà sinh nhật theo sở thích của tôi, tôi thèm khát được tự do nói lên những gì mình muốn nói, tôi thèm khát sự tôn trọng và bình đẳng trong chính căn nhà của mình, nhưng căn nhà tôi ở là căn nhà của chủ nghĩa gia trưởng, bố nói gì là phải làm theo, con cái không có quyền góp ý.
Ngày bố tôi xé quyển nhật kí, tôi đã không khóc, không tức giận, không cảm xúc khi đứng trước mặt bố, tôi vẫn giữ khuôn mặt lạnh của mọi ngày ấy cho đến khi bố mẹ tôi đóng sập cửa phòng. Tôi quỳ xuống đất, gom nhanh đống giấy mà bố tôi vừa xé, chạy thật nhanh lên trên phòng và khóa trái cửa lại. Tôi trải người bạn của tôi ra bàn, vuốt thẳng từng mảnh giấy rồi dán chúng lại. Tôi hít hơi thật sâu, dồn hết vào lồng ngực, nín thở 3 giây rồi từ từ thở ra. Mọi lần, cách này rất hữu hiệu để giấu cảm xúc của tôi, giấu cái tủi thân của tôi với tất cả mọi người, nhưng lần này, tôi không thể kiềm chế. Lần 3 căng lồng ngực, tôi đã bật khóc. Tôi cuộn tròn tay trên bàn, ôm đống giấy, quay mặt sang ngang để nước mắt không làm ướt nó, khóc. Tại sao mẹ lại có quyền xem nhật kí của tôi, tại sao mẹ không cho tôi không gian riêng tư, tại sao mẹ luôn muốn kiểm soát tôi, tại sao không cho tôi dù chỉ một chút tự do? Biến con cái mình thành người phục tùng, bố mẹ thích đến vậy à?
Khi có tình cảm với cậu bạn cùng bàn, tôi đã phải giấu hết tình cảm đi, tôi đã cô đơn trong chính cuộc tình này rồi, nhưng tại sao không ai hiểu cho tôi vậy? Tôi thích thầm vậy thì đâu có ảnh hưởng đến thầy cô, đến bạn bè hay đến bố mẹ đâu, tại sao lại lôi nó ra để mắng tôi, tôi đâu có muốn như vậy đâu, tôi đã cố ôm hết mọi thứ vào người rồi mà, tôi chưa đủ cố gắng à?
Nếu sinh ra được lựa chọn giới tính, tôi sẽ chẳng bao giờ chọn bị chính gia đình của mình kì thị và ghét bỏ, nhưng đó là điều không thể. Tôi là gay thì sao chứ? Tôi vẫn cố gắng làm việc nhà, vẫn nghe lời bố mẹ, vẫn học giỏi, vẫn chịu đựng mà, tôi vẫn là con người bình thường mà. Vậy tại sao chỉ vì tôi thích một người con trai, tôi lại bị trục xuất quyền con người?
Tôi đã quá cố gắng để trở thành một người con ngoan, làm một bảo bối quý giá của gia đình, để mọi trong nhà có thể hãnh diện khi sở hữu tôi, nhưng "tôi là gay" đã đập phá tất cả những gì tôi cố gắng, tôi trở thành nỗi nhục của gia đình. Tôi sai ở đâu vậy? Danh dự của gia đình, của bố mẹ quan trọng hơn chính bảo bối của gia đình hay sao?
Tôi chưa bao giờ là bảo bối của gia đình. Tôi là một đứa trẻ tội nghiệp.
Còn vài ngày nữa là tết rồi. Tết của các bạn như thế nào? Tết của tôi là sự giải thoát. Xuân sắp sang, đông sắp tàn, và tôi cũng vậy. Hôm nay là ngày 13 tháng 2 dương, là ngày 27 tháng 12 âm. Không biết bức thư này của tôi có được đọc không, nhưng khi các bạn nghe được những ấm ức của tôi, tôi đã sang một thế giới mới, thế giới của sự tự do. Tôi thật sự mệt mỏi rồi, thật sự mệt mỏi, thật sự cần được nghỉ ngơi, một giấc ngủ sâu mà chẳng cần thức giấc nữa. Cảm ơn mọi người đã tiễn tôi một đoạn đường dài. Chào các bạn, chào bố mẹ, bảo bối của bố mẹ... bất hiếu rồi. Tết năm nay, con không còn ở bên bố mẹ được nữa. Con đi đây....
Chào mọi người, mình là Gia Bảo. Bố mẹ mình hay nói:
"Gia trong gia đình, Bảo là bảo bối. Con chính là bảo bối, là báu vật lớn nhất của ông trời ban cho bố mẹ".
Đúng vậy, một bảo bối như tôi thì phải làm được nhiều điều chứ. Một bảo bối phải học giỏi, một bảo bối phải biết vâng lời, một bảo bối phải nối dõi tông đường. Đã là bảo bối thì phải được chăm sóc, bảo vệ kỹ lưỡng, phải nghe theo sự sắp đặt của chủ nhân, không có quyền được lên tiếng.
Bố mẹ không cho tôi đi chơi vì sợ tôi đàn đúm, không cho tôi tự chọn bạn vì sợ tôi đua đòi, không cho tôi chơi game vì sợ tôi hư hỏng, không cho tôi đọc truyện tranh vì sợ tôi hỏng mắt. Bố mẹ tôi bảo tôi phải học nhiều vào thì mới giỏi, thành người được. Lúc rảnh thì dọn dẹp nhà cửa, xong việc thì lôi bài vở ra học. Công việc của tôi chỉ có ăn, làm việc nhà và học. Nghe có vẻ nhẹ nhàng, nhưng nếu tôi có điểm thấp một chút, bố mẹ sẽ mắng và dọa nạt bảo bối của gia đình.
Tôi không có bạn. Tôi nhút nhát, tôi rụt rè, tôi ít nói. Hồi nhỏ, có bạn làm quen với tôi, và chúng tôi làm bạn. Chiều cuối tuần, tôi rủ bạn qua chơi nhà, bạn bị mẹ tôi mắng vì dạy tôi nghịch bẩn, bạn bị mẹ tôi lớn tiếng và đập vào người khi tôi và bạn chơi trò siêu nhân, bạn bị mẹ tôi đuổi về. Chúng tôi không còn là bạn nữa, và tôi cũng dần quên cách làm quen với một người mới. Tôi không dám tìm bạn nữa.
Tôi được bố mẹ tìm cho nhiều trung tâm dạy thêm, áp lực học hành đặt lên vai tôi ngay từ khi lên lớp 1. Càng lớn tôi càng bị áp lực đè nén, khi môn học thì nhiều lên và yêu cầu của chủ nhân là bảo bối phải giỏi toàn diện, ngay cả đến môn phụ cũng cần phải điểm cao.
Tôi vẫn là một bảo bối, một báu vật của gia đình. Điểm học tập của tôi luôn đứng hạng 1, 2 của lớp, không chơi bời, chăm chỉ làm việc nhà, nấu cơm canh cho bố mẹ, luôn vâng lời bố mẹ. Khách đến chơi nhà đều khen gia đình tôi thật hạnh phúc, hàng xóm đều khen tôi ngoan ngoãn, học giỏi, khen bố mẹ tôi khéo chăm con.
Cuộc sống của tôi vẫn cứ lặp đi lặp lại một cách tẻ nhạt như vậy cho đến khi tôi biết yêu. Năm lớp 10, tôi thích bạn cùng bàn, một tình yêu đồng giới. Lâu lắm rồi mới có người chủ động khoác vai tôi, chủ động cầm tay tôi, và lần đầu có người lì lợm liên tục hỏi bài tôi như vậy, mặc cho mặt tôi lúc nào cũng cau có, khó chịu và khó gần. Lúc đầu tôi cũng gắt gỏng, mắng cậu ta phiền phức, nhưng cậu ta lại trả lại tôi bằng một nụ cười xuyên thấu tân can, khiến tôi chẳng thể nào cau có được nữa. Tôi vẫn lạnh lùng như vậy, với tất cả mọi người, chả bao giờ cười với bất kì ai ngay cả bố mẹ tôi, nhưng tôi lại cười với cậu ấy, cười một cách ngây ngô, ngốc nghếch...
Tình cảm này tôi chẳng dám thổ lộ ra bên ngoài, chẳng dám nói cho ai biết, và chẳng có người bạn nào để tôi nói chuyện. Tôi gửi gắm hết tâm sự vào quyển nhật kí - bạn duy nhất của tôi lúc bấy giờ. Một ngày trải qua thế nào, cảm xúc của tôi ra sao, tôi trải lòng hết với quyển nhật kí của mình. Tôi nâng niu nó, vuốt ve nó, tôi ngắm nó trong vô thức. Tôi tạo cho nó một chiếc hộp xinh xắn, và cất nó vào một nơi bí mật: trên nóc tủ quần áo của tôi.
Bi kịch của tôi bắt đầu khi mẹ tôi lấy được hết thông tin từ bạn của mình. Mẹ tôi đọc hết tâm sự của tôi gửi cho cậu bạn cùng bàn, đọc hết những gì tôi kể với bạn nhật kí của tôi. Mẹ đưa cho bố đọc. Khi tôi vừa dong xe vào nhà khi đi học về, bố tôi đứng trước cửa,cầm cuốn nhật kí của bảo bối trên tay, mở ra rồi xé từng trang một, xé hết, xé hết cuốn sổ trước mặt tôi, nhìn tôi bằng một ánh mắt căm phẫn. Bố tôi ném cái bìa sách xuống đống giấy ông vừa xé, chỉ tay vào mặt tôi gắt lớn:
"Đồ cặn bã, mày không phải con người, không phải con của tao..." nói xong ông quay lưng vào nhà. Mẹ tôi khóc lóc nói vọng theo:
"Ông ơi, bình tĩnh đã, chúng mình phải tìm thầy giỏi chữa cho con mình chứ, vẫn chưa muộn mà". Rồi quay sang tôi, hỏi lớn:
"Con bị bệnh này lâu chưa, sao không nói cho bố mẹ biết. Con tôi sao lại bị bệnh này cơ chứ, số tôi khổ vậy trời, gia đình tôi sao lại khổ vậy".
Bố mẹ bắt tôi chuyển trường. Bố mẹ bắt tôi đến khám bác sĩ. Bác sĩ bảo đây không phải bệnh mà đây là về nhu cầu, về giới tính và về sinh lý của con người, tôi hoàn toàn bình thường. Bố mẹ tôi cãi nhau với bác sĩ, kéo tôi về và tìm cho tôi một thầy thuốc đông y. Tôi phải liên tục uống thuốc trị "bê đê" của ổng. Trong thời gian đó, bố mẹ không nói chuyện với tôi, tôi cũng chẳng dám nhìn mặt của bố mẹ.
Mới chuyển trường, lại bị đả kích lớn về tâm lý, điểm học tập của tôi tụt dốc tệ hại. Tôi càng bị mắng, bị khinh thường. Bố mẹ tôi dắt đi nhiều bệnh viện để khám hơn. Tôi quá mệt, tôi quá kiệt sức. Tôi gắt lên với bố mẹ trong bữa ăn cơm rằng tôi không hề bị bệnh, đó là giới tính của tôi, là nhu cầu sinh lí bình thường của tôi. Tôi thích con trai, và nó không phải bệnh nên không ai có thể chữa được cả. Tôi bị bố tát, một cái tát như trời giáng, và bố gạt hết bát đũa trên bàn xuống đất. Bố nhốt tôi trong phòng.
Mẹ tôi hay than trời rằng: "Sao số tôi khổ thế này", nhưng chính tôi là người nói câu này mới đúng. Tại sao tôi lại không được coi trọng trong chính căn nhà của mình? Tại sao từ bé đến lớn bố mẹ chưa một lần hỏi xem ở lớp tôi có vui không, có nhiều bạn bè không, có muốn tham gia văn nghệ không, có... áp lực không? Bố mẹ chỉ hỏi tôi rằng hôm nay được mấy điểm, bao giờ có bài kiểm tra, có cần đóng tiền gì không, có phải học thêm ở đâu nữa không,... Bố mẹ không hỏi tôi muốn ăn gì tối nay, mà có khi món ăn tôi thích nhất bố mẹ cũng chẳng biết. Bố mẹ tôi không hỏi xem sinh nhật tôi có muốn mời bạn bè đến không, muốn tặng gì không mà chỉ tổ chức cho có, tặng quà lấy lệ - những quyển sách mà bố mẹ nghĩ sẽ giúp ích cho tôi, lúc nào cũng vậy.
Tôi đã cố hết sức vì bố mẹ, tôi đã cố hết sức làm một bảo bối đúng nghĩa, nhưng bố mẹ tôi lại nghĩ chỉ cần cho tôi tiền, cho tôi những quy định là đủ, tôi sẽ trường thành, tôi sẽ vui vẻ và sống tiếp. Tôi thèm khát có bạn ở bên để chơi cùng, tôi thèm khát những câu nói tình cảm, những cái vuốt đầu của bố mẹ, tôi thèm khát một món quà sinh nhật theo sở thích của tôi, tôi thèm khát được tự do nói lên những gì mình muốn nói, tôi thèm khát sự tôn trọng và bình đẳng trong chính căn nhà của mình, nhưng căn nhà tôi ở là căn nhà của chủ nghĩa gia trưởng, bố nói gì là phải làm theo, con cái không có quyền góp ý.
Ngày bố tôi xé quyển nhật kí, tôi đã không khóc, không tức giận, không cảm xúc khi đứng trước mặt bố, tôi vẫn giữ khuôn mặt lạnh của mọi ngày ấy cho đến khi bố mẹ tôi đóng sập cửa phòng. Tôi quỳ xuống đất, gom nhanh đống giấy mà bố tôi vừa xé, chạy thật nhanh lên trên phòng và khóa trái cửa lại. Tôi trải người bạn của tôi ra bàn, vuốt thẳng từng mảnh giấy rồi dán chúng lại. Tôi hít hơi thật sâu, dồn hết vào lồng ngực, nín thở 3 giây rồi từ từ thở ra. Mọi lần, cách này rất hữu hiệu để giấu cảm xúc của tôi, giấu cái tủi thân của tôi với tất cả mọi người, nhưng lần này, tôi không thể kiềm chế. Lần 3 căng lồng ngực, tôi đã bật khóc. Tôi cuộn tròn tay trên bàn, ôm đống giấy, quay mặt sang ngang để nước mắt không làm ướt nó, khóc. Tại sao mẹ lại có quyền xem nhật kí của tôi, tại sao mẹ không cho tôi không gian riêng tư, tại sao mẹ luôn muốn kiểm soát tôi, tại sao không cho tôi dù chỉ một chút tự do? Biến con cái mình thành người phục tùng, bố mẹ thích đến vậy à?
Khi có tình cảm với cậu bạn cùng bàn, tôi đã phải giấu hết tình cảm đi, tôi đã cô đơn trong chính cuộc tình này rồi, nhưng tại sao không ai hiểu cho tôi vậy? Tôi thích thầm vậy thì đâu có ảnh hưởng đến thầy cô, đến bạn bè hay đến bố mẹ đâu, tại sao lại lôi nó ra để mắng tôi, tôi đâu có muốn như vậy đâu, tôi đã cố ôm hết mọi thứ vào người rồi mà, tôi chưa đủ cố gắng à?
Nếu sinh ra được lựa chọn giới tính, tôi sẽ chẳng bao giờ chọn bị chính gia đình của mình kì thị và ghét bỏ, nhưng đó là điều không thể. Tôi là gay thì sao chứ? Tôi vẫn cố gắng làm việc nhà, vẫn nghe lời bố mẹ, vẫn học giỏi, vẫn chịu đựng mà, tôi vẫn là con người bình thường mà. Vậy tại sao chỉ vì tôi thích một người con trai, tôi lại bị trục xuất quyền con người?
Tôi đã quá cố gắng để trở thành một người con ngoan, làm một bảo bối quý giá của gia đình, để mọi trong nhà có thể hãnh diện khi sở hữu tôi, nhưng "tôi là gay" đã đập phá tất cả những gì tôi cố gắng, tôi trở thành nỗi nhục của gia đình. Tôi sai ở đâu vậy? Danh dự của gia đình, của bố mẹ quan trọng hơn chính bảo bối của gia đình hay sao?
Tôi chưa bao giờ là bảo bối của gia đình. Tôi là một đứa trẻ tội nghiệp.
Còn vài ngày nữa là tết rồi. Tết của các bạn như thế nào? Tết của tôi là sự giải thoát. Xuân sắp sang, đông sắp tàn, và tôi cũng vậy. Hôm nay là ngày 13 tháng 2 dương, là ngày 27 tháng 12 âm. Không biết bức thư này của tôi có được đọc không, nhưng khi các bạn nghe được những ấm ức của tôi, tôi đã sang một thế giới mới, thế giới của sự tự do. Tôi thật sự mệt mỏi rồi, thật sự mệt mỏi, thật sự cần được nghỉ ngơi, một giấc ngủ sâu mà chẳng cần thức giấc nữa. Cảm ơn mọi người đã tiễn tôi một đoạn đường dài. Chào các bạn, chào bố mẹ, bảo bối của bố mẹ... bất hiếu rồi. Tết năm nay, con không còn ở bên bố mẹ được nữa. Con đi đây....
Sửa lần cuối: