Rặng đồi tựa đàn voi trắng

Rặng đồi tựa đàn voi trắng

Phong Cầm
Phong Cầm
  • Thạc sĩ lang thang ^^ 32 đến từ Nam Định

Hills like white elephants (Rặng đồi tựa đàn voi trắng) - truyện ngắn của Ernest Hemingway​


Rặng đồi vắt qua thung lũng Ebro dài và trắng. Sườn bên này không có bóng mát, không cây cối, trong ánh nắng, nhà ga nằm giữa hai tuyến đường xe lửa. Ngay sát cạnh ga, một ngôi nhà đang tỏa bóng mát và bức rèm tre, được kết bằng nhiều chuỗi hạt, treo ngang cửa để giữ ruồi. Một người Mỹ cùng với một cô gái đang ngồi ở chiếc bàn đặt trong bóng mát, bên ngoài tòa nhà. Trời nóng. Chuyến tàu tốc hành từ Barcelona sẽ đến trong vòng bốn mươi phút nữa. Đoàn tàu dừng ở ga hai phút rồi sẽ đi Madrit.

"Ta uống gì nhỉ?" cô gái hỏi. Nàng tháo mũ và đặt nó lên bàn.

"Tròn hơi bức", người đàn ông nói.

"Chúng mình đi uống bia đi".

"Dos cervezas" người đàn ông gọi với vào trong bức rèm.

"Cốc lớn chứ?" từ ngưỡng cửa, một người đàn bà hỏi.

"Vâng. Hai cốc lớn".

Người đàn bà mang ra hai cốc bia và hai miếng đệm nỉ. Bà đặt đệm lót với bia lên bàn rồi nhìn người đàn ông và cô gái. Cô gái đang ngắm rặng đồi. Chúng trắng lên dưới ánh nắng còn miền quê thì chuyển sang màu nâu và khô ráo.

"Trông chúng tựa đàn voi trắng", nàng nói.

"Anh chẳng từng thấy con nào cả", người đàn ông uống bia đáp.

"Đúng, anh chẳng thấy".

"Anh có thể thấy", người đàn ông nói. "Nhưng nếu em bảo là anh không nhìn thấy thì cũng chẳng sao".

Cô gái nhìn bức rèm tre: "Người ta vẽ hình gì nhỉ?" nàng nói. "Có nghĩa gì vậy?"

"Anis del Toro. Một loại rước giải khát".

"Chúng mình uống thử nhé?"

Người đàn òng gọi qua bức rèm "Bà chủ". Người đàn bà bước ra.

"Bốn xu".

"Chúng tôi muốn hai cốc Anis del Toro".

"Có dùng nước không?"

"Em muốn uống với nước chứ?"

"Em không biết". Cô gái đáp. "Pha thêm nước có ngon không?"

"Ngon".

"Ông bà muốn dùng với nước chứ?" người đàn bà hỏi.

"Vâng, với nước".

"Vị của nó giống như mùi cam thảo", cô gái nói rồi đặt cốc xuống.

"Mọi thứ đều có vị ấy".

"Vâng" cô gái nói. "Mọi thứ đều có vị cam thảo. Đặc biệt là tất cả những thứ khiến người ta chờ đợi quá lâu, chẳng hạn như absinthe".

"Thôi, đừng nói nữa".

"Anh gợi ra mà", cô gái nói. "Em chỉ đùa chơi. Em đang có những phút giây thoải mái".

"Ừ, chúng mình hãy cố có thời gian thoải mái".

"Được rồi. Em đang cố. Em bảo những ngọn đồi trông giống những con voi trắng. Điều ấy chắng vui sao?"

"Ý tưởng vui đấy".

"Em muốn nếm thử thức uống mới này. Đấy là tất cả những gì chúng mình làm, nó chẳng - ngắm quang cảnh và nếm những loại nước giải khát mới hay sao?"

"Anh nghĩ thế".

Cô gái nhìn xuyên về phía rặng đồi.

"Chúng là những quả đồi đáng yêu", nàng nói. "Thực ra trông chúng chẳng giống những con voi trắng. Em chỉ muốn nói đến màu da của chúng toát lên qua rừng cây".

"Chúng mình uống thêm chứ?"

"Được thôi".

Làn gió ấm đưa bức rèm tre lại gần bàn.

"Bia ngon và mát", người đàn ông nói.

"Đáng yêu thật", cô gái nói.

"Thực ra, đó chỉ là một ca phẫu thuật cực kỳ đơn giản thôi mà, Jig", người đàn ông nói. "Thậm chí cũng chẳng phải là một ca phẫu thuật nữa".

Cô gái nhìn xuống đất, chỗ chân bàn đặt lên.

"Anh biết, em đừng nên bận tâm, Jig. Nó chẳng hề gì đâu. Chỉ để không khí vào thôi".

Cô gái không nói lời nào.

"Anh sẽ đi với em và lúc nào anh cũng ở bên em. Họ chỉ để không khí vào và rồi tất cả sẽ trở lại bình thường".

"Sau đó ta sẽ làm gì?"

"Ta sẽ thoải mái, như trước đây".

"Cái gì khiến anh nghĩ như vậy?"

"Đấy là điều duy nhất làm phiền chúng ta. Điều duy nhất khiến chúng ta bất hạnh".

Cô gái nhìn bức rèm tre, rồi đưa tay nắm hai sợi rèm.

"Rồi anh nghĩ sau đó chúng ta sẽ ổn và hạnh phúc?"

"Anh biết chúng ta sẽ. Em không phải sợ. Anh biết rất nhiều người đã làm điều đó".

"Em cũng thế", cô gái nói. "Rồi sau đó tất thảy họ đều hạnh phúc?"

"Ừ", người đàn ông nói, "Nếu em không muốn thì em không cần phải. Anh không ép nếu em không muốn. Nhưng anh biết nó cực kỳ đơn giản.

"Và anh thực sự muốn?"

"Anh nghĩ đấy là giải pháp tốt nhất. Nhưng anh không muốn em thực hiện nếu em thực sự không muốn".

"Nhưng nếu em làm điều đó thì anh sẽ hạnh phúc, mọi thứ sẽ như trước. Và anh sẽ yêu em chứ?"

"Bây giờ anh yêu em. Em biết anh yêu em".

"Em biết. Nhưng nếu em làm điều đó, rồi mọi chuyện tốt đẹp trở lại, nếu em nói những chuyện giống chuyện voi trắng, thì anh có thích không?"

"Anh sẽ thích. Bây giờ anh thích điều đó song anh chỉ không thể nào nghĩ về nó. Em biết, khi lo lắng thì anh như thế nào rồi".

"Nếu em làm điều ấy thì anh sẽ chẳng bao giờ lo lắng nữa chứ?"

"Anh không lo về điều ấy, bởi nó cực kỳ đơn giản".

"Vậy thì em sẽ làm. Bởi vì em không quan tâm đến bản thân mình".

"Em nói gì vậy?"

"Em không quan tâm đến bản thân mình".

"Chẳng sao, anh sẽ chăm sóc em".

"Ồ, vâng. Nhưng em không nghĩ về bản thân mình. Em sẽ làm điều đó rồi sau đấy mọi chuyện sẽ tốt đẹp".

"Anh không muốn em làm điều ấy nếu em nghĩ như thế".

Cô gái đứng dậy, đi đến cuối nhà ga. Đằng kia, cánh đồng ngũ cốc và rừng cây trải dọc theo bờ của dòng Ebro. Cách dòng sông một khoảng khá xa là những ngọn núi. Bóng của đám mây bồng bềnh trên cánh đồng ngũ cốc; nàng thấy dòng sông xuyên qua rừng cây.

"Lẽ ra chúng ta có thể có tất cả cái kia", nàng nói "Chúng ta có thể có tất cả nhưng mỗi ngày chúng ta lại khiến nó càng không thể".

"Em nói gì vậy?"

"Em nói chúng ta có thể có mọi thứ".

"Chúng ta có thể có mọi thứ".

"Không, chúng ta không thể".

"Chúng ta có thể có cả thế giới".

"Không, chúng ta không thể".

"Chúng ta có thể đi mọi nơi".

"Không, chúng ta không thể. Nó chẳng còn là của chúng ta nữa rồi".

"Nó là của chúng ta."

"Không nó không. Một khi người ta phá bỏ nó thì anh sẽ chẳng bao giờ có nó nữa."

"Nhưng họ không bỏ nó".

"Chúng ta hãy chờ xem".

"Quay vào trong bóng râm đi", hắn nói. "Em chớ nghĩ như thế".

"Em chẳng nghĩ gì cả", cô gái đáp. "Em chỉ biết thế".

"Anh không muốn em làm bất kỳ việc gì mà em không muốn".

"Chẳng phải điều ấy không tốt cho em", nàng nói. "Em biết. Ta gọi thêm bia nữa chứ?"

"Ừ, nhưng em phải biết".

"Em biết", cô gái nói. "Nhưng chẳng nhẽ chúng ta không thể ngừng nói được nữa sao?"

Họ ngồi vào bàn rồi cô gái nhìn ra phía những ngọn đồi bên cạnh thung lũng khô ráo, còn người đàn ông thì hết nhìn nàng rồi lại nhìn cái bàn.

"Em phải hiểu", hắn nói, "rằng anh không muốn em làm điều ấy nếu em không muốn. Anh sẽ hoàn toàn vui lòng với chuyện đó nếu nó có ý nghĩa gì đấy đối với em".

"Vậy nó không có chút ý nghĩa nào với anh sao? Chúng ta có thể thỏa thuận".

"Dĩ nhiên là có. Nhưng anh không muốn bất kỳ ai ngoài em. Anh không muốn bất kỳ một ai khác. Vả lại anh biết nó cực kỳ đơn giản".

"Vâng, anh biết nó cực kỳ đơn giản".

"Nói thế chỉ có tốt cho em, bởi anh quá hiểu nó".

"Bây giờ anh có thể làm gì đó cho em được không?"

"Anh sẽ làm bất cứ việc gì vì em".

"Em xin anh xin anh xin anh xin anh xin anh xin anh xin anh im đi có được không?"

Hắn chẳng nói lời nào nữa mà chỉ nhìn mấy chiếc túi đặt tựa vào tường nhà ga. Nhiều nhãn đính lên chúng từ tất cả các khách sạn họ đã ngủ lại.

"Nhưng anh không muốn em", hắn nói, "anh chẳng quan tâm chút nào về chuyện đó".

"Tôi sắp hét lên đây", cô gái nói.

Người đàn bà bước ra khỏi tấm rèm. Bà mang hai cốc bia rồi đặt chúng lên những miếng đệm nỉ đã ướt. "Năm phút nữa tàu sẽ đến", bà nói.

"Bà ta nói gì vậy?" cô gái hỏi.

"Rằng tàu sẽ đến trong vòng năm phút nữa".

Cô gái mỉm cười rạng rỡ với người đàn bà rồi cảm ơn bà ta.

"Tốt hơn là anh mang mấy cái túi đến đằng kia nhà ga", người đàn ông nói. Nàng mỉm cười với hắn.

"Anh làm đi, rồi quay lại và chúng ta sẽ cạn cốc".

Hắn nhấc hai chiếc túi nặng, mang chúng vòng qua nhà ga, đi đến tuyến đường kia. Hắn nhìn theo đường ray nhưng không thấy tàu. Hắn đi tắt qua quán bar, nơi những người đợi tàu đang ngồi uống, để quay trở lại. Hắn uống một cốc Anis ở quầy và nhìn mọi người. Tất cả bọn họ đang bình thản đợi tàu. Hắn bước qua bức rèm, ra ngoài. Nàng đang ngồi bên bàn và mỉm cười với hắn.

"Em cảm thấy đỡ hơn chứ", hắn hỏi.

"Em thấy dễ chịu", nàng đáp. "Ổn rồi. Em cảm thấy dễ chịu".​

Bản dịch của Lê Huy Bắc
Ernest Hemingway, thành viên sáng chói của Thế Hệ Nhà Văn Lạc Loài giữa hai Thế Chiến (Lost Generation), cũng là một nhà văn tiền vệ trong cách sử dụng ngôn ngữ và những nghịch lý của ngôn ngữ, và vì thế, ông có vẻ rất gần gũi với những nhà văn da màu tha hương của đầu thế kỷ 21. Song song với hình ảnh phổ quát của ông: một nhà văn da trắng Hoa Kỳ cường tráng... bẻ đầu bò, chè chén, lăng nhăng tình cảm, quốc tế, lịch lãm, thích ăn ngon, là một Hemingway đơn độc, nửa hiện sinh nửa lãng mạn, vừa chua cay vừa hóm hỉnh. Ánh nhìn của ông về con người, qua những tuyệt tác truyện ngắn như "Những Ngọn Đồi Như Voi Trắng" ("Hills Like White Elephants"), "Mong Quý Ông Yên Vui Trong Thiên Chúa" ("God Rest You Merry, Gentlemen"), "Bọn Giết Người" ("The Killers"), và truyện "Chàng Sư Tử Mẫu Mực" ("The Good Lion") dưới đây, nếu không hẳn là nhân hậu, vẫn biểu lộ tính chất nhân bản đậm đà, sâu sắc - cứa ngọt vào tiềm thức như một con dao bén lưỡi. Nhà thơ Wallace Stevens đã gọi Hemingway là "nhà thơ quan trọng nhất trong những nhà thơ Hoa Kỳ, nếu ta muốn nói đến khả năng phát diễn một hiện thực rất phi thường của ông." Nhà phê bình Harold Bloom thấy chất thơ của Hemingway qua phong cách nhà văn thử nghiệm từng ngôn từ trong những truyện ngắn của ông, để tạo dựng một nhịp thơ trong văn xuôi, hơn nửa thế kỷ trước khi biên giới giữa văn xuôi và thơ bị xóa mờ - và "nhịp thơ" của Hemingway cũng là đặc thù đã được (bị) nhiều nhà văn hậu thế lạm dụng và chế nhạo.
 
Từ khóa
hills like white elephants rặng đồi tựa đàn voi trắng truyện ngắn của ernest hemingway
5K
2
2

arciel

Thành Viên
26/9/22
7
2
3,000
Xu
24,732
Trước mình có làm tiểu luận về truyện này, được thầy tuyên dương trước lớp. Đại để ý nghĩa truyện là về kết quả hôn nhân. Hình tượng bầy voi chính là khát vọng mang thai của thiếu nữ kia.
 
  • Like
Reactions: Xuân Hòa

Phong Cầm

Thạc sĩ lang thang ^^
17/5/21
890
910
363,000
32
Nam Định
forum.vanhoctre.com
Xu
7,469,529

"Rặng đồi tựa đàn voi trắng" của Hemingway: Phân tích​

"Rặng đồi tựa đàn voi trắng" của Ernest Hemingway kể về câu chuyện của một người đàn ông và phụ nữ uống bia và rượu mùi hồi trong khi họ chờ đợi tại một ga tàu ở Tây Ban Nha. Người đàn ông đang cố gắng thuyết phục người phụ nữ phá thai , nhưng người phụ nữ không đồng tình về việc này. Sự căng thẳng của câu chuyện đến từ cuộc đối thoại ngắn ngủi, gai góc của họ .

Được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1927, "Rặng đồi tựa đàn voi trắng" ngày nay được sử dụng rộng rãi, có thể là do việc sử dụng tính biểu tượng và thể hiện Lý thuyết tảng băng trôi của Hemingway trong văn bản.

Lý thuyết tảng băng trôi của Hemingway​

Còn được gọi là "lý thuyết về sự bỏ sót", Lý thuyết tảng băng trôi của Hemingway cho rằng các từ trên trang chỉ nên là một phần nhỏ của toàn bộ câu chuyện — chúng là "phần nổi của tảng băng", và một nhà văn nên sử dụng ít từ càng tốt để chỉ ra câu chuyện lớn hơn, bất thành văn nằm bên dưới bề mặt.

Hemingway đã nói rõ rằng không nên sử dụng "lý thuyết thiếu sót" này như một cái cớ để một nhà văn không biết chi tiết đằng sau câu chuyện của mình. Như ông đã viết trong " Cái chết trong buổi chiều ", "Một nhà văn bỏ qua những điều vì anh ta không biết chúng chỉ làm cho những chỗ trống trong bài viết của anh ta."

Với ít hơn 1.500 từ , "Rặng đồi tựa đàn voi trắng" thể hiện lý thuyết này thông qua sự ngắn gọn và sự vắng mặt đáng chú ý của từ "phá thai", mặc dù đó rõ ràng là chủ đề chính của câu chuyện. Cũng có một số dấu hiệu cho thấy đây không phải là lần đầu tiên các nhân vật thảo luận về vấn đề này, chẳng hạn như khi người phụ nữ cắt lời người đàn ông và hoàn thành câu của anh ta trong cuộc trao đổi sau:
"Anh không muốn em làm bất kỳ việc gì mà em không muốn".
"Điều ấy không tốt cho em, em biết", nàng nói.

Làm thế nào chúng ta biết đó là về phá thai?​

Nếu bạn đã thấy rõ ràng rằng "Rặng đồi tựa đàn voi trắng" là một câu chuyện về phá thai, bạn có thể bỏ qua phần này. Nhưng nếu câu chuyện là mới với bạn, bạn có thể cảm thấy không chắc chắn về điều đó.

Xuyên suốt câu chuyện, rõ ràng là người đàn ông muốn người phụ nữ thực hiện một cuộc phẫu thuật, mà anh ta mô tả là "chỉ để không khí vào và rồi tất cả sẽ trở lại bình thường", "cực kì đơn giản" và "Thậm chí cũng chẳng phải là một ca phẫu thuật nữa". Anh ấy hứa sẽ ở bên cô ấy suốt thời gian và sau đó họ sẽ hạnh phúc vì "đó là điều duy nhất khiến chúng ta phiền lòng."

Anh ta không bao giờ đề cập đến sức khỏe của người phụ nữ, vì vậy chúng ta có thể cho rằng phẫu thuật không phải là điều gì đó để chữa bệnh. Anh ấy cũng thường nói rằng cô ấy không cần phải làm điều đó nếu cô ấy không muốn, điều này cho thấy rằng anh ấy đang mô tả một thủ tục tự chọn. Cuối cùng, anh ta tuyên bố rằng đó là "chỉ để cho không khí vào", ngụ ý phá thai chứ không phải bất kỳ thủ tục tùy chọn nào khác.

Khi người phụ nữ hỏi, "Và anh thực sự muốn?", Cô ấy đặt ra một câu hỏi gợi ý rằng người đàn ông có một số ý kiến trong vấn đề - rằng anh ta có điều gì đó đang bị đe dọa - đó là một dấu hiệu khác cho thấy cô ấy đang mang thai. Và câu trả lời của anh ấy rằng anh ấy "hoàn toàn sẵn lòng thực hiện nó nếu nó có ý nghĩa với bạn" không ám chỉ đến ca phẫu thuật — nó ám chỉ việc không có ca phẫu thuật. Trong trường hợp có thai, việc không phá thai là điều "phải trải qua" vì nó dẫn đến việc sinh ra một đứa trẻ.

Cuối cùng, người đàn ông khẳng định rằng "Anh không muốn ai khác ngoài em, không muốn ai khác", điều này nói rõ rằng sẽ có "ai đó khác" trừ khi người phụ nữ được phẫu thuật hoặc là chỉ muốn cô gái mà không muốn đứa trẻ.

Hình ảnh biểu tượng: Voi trắng​

Tính biểu tượng của những con voi trắng càng làm nổi bật chủ đề của câu chuyện.

Nguồn gốc của cụm từ này thường được bắt nguồn từ một tập tục ở Xiêm (nay là Thái Lan), trong đó một vị vua ban tặng món quà là một con voi trắng cho một thành viên trong triều đình của ông ta, người không hài lòng với ông ta. Con voi trắng được coi là linh thiêng, vì vậy bề ngoài, món quà này là một niềm vinh dự. Tuy nhiên, việc duy trì con voi sẽ tốn kém đến mức làm hỏng người nhận. Do đó, một con voi trắng là một gánh nặng.

Khi cô gái nhận xét rằng những ngọn đồi trông giống như những con voi trắng và người đàn ông nói rằng anh ta chưa bao giờ nhìn thấy nó, cô ấy trả lời, "Đúng, anh sẽ chẳng thấy được." Nếu những ngọn đồi đại diện cho khả năng sinh sản của phụ nữ, bụng và ngực sưng, có thể thấy rằng anh chàng không phải là loại người muốn có con.

Nhưng nếu chúng ta coi "con voi trắng" như một món đồ không mong muốn, cô ấy cũng có thể chỉ ra rằng anh ấy không bao giờ chấp nhận gánh nặng mà anh ấy không muốn. Hãy chú ý đến tính biểu tượng sau này trong câu chuyện khi anh ta mang túi của họ, được dán nhãn "từ tất cả các khách sạn nơi họ đã ở qua đêm," đến phía bên kia đường ray và gửi chúng ở đó trong khi anh ta quay trở lại quán bar, một mình, để uống khác đi.

Hai ý nghĩa có thể có của voi trắng - khả năng sinh sản của con cái và vật phẩm bỏ đi - kết hợp với nhau ở đây bởi vì là một người đàn ông, anh ta sẽ không bao giờ tự mình mang thai và có thể từ bỏ trách nhiệm mang thai của cô ấy.

Cái gì khác nữa?​

"Rặng đồi tựa đàn voi trắng" là một câu chuyện phong phú và nhận ra được nhiều tầng nghĩa hơn mỗi khi bạn đọc nó. Hãy xem xét sự tương phản giữa phía khô, nóng của thung lũng và "cánh đồng ngũ cốc" màu mỡ hơn. Bạn có thể xem xét tính biểu tượng của đường ray xe lửa hoặc absinthe. Bạn có thể tự hỏi mình liệu người phụ nữ có trải qua cuộc phá thai hay không, liệu họ có ở bên nhau hay không, và cuối cùng, liệu một trong hai người đã biết câu trả lời cho những câu hỏi này chưa.
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: Hoa Phù Sa

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top