sáng tác “Say” trong văn chương

sáng tác “Say” trong văn chương

nauyeee
nauyeee
  • Thành Viên 20
5521

(Ảnh: Sưu tầm)

Như một thức rượu ngọt ngào, chất men theo đó cứ ngầm dần trong tâm thức của con người. Người ta say trước ánh hoàng hôn của buổi chiều tàn, trước hương sắc của một bông hoa tỏa ngát với đời. Giờ đây, tâm hồn người như được tạo hóa ban tặng một “thiên chức” của kẻ cầm quyền đi du hành tìm kiếm lý tưởng, đạt đến giới hạn của chân - thiện – mỹ. Và khi đó, từ điển trong tôi lên tiếng “ Đó là định nghĩa của cái say trong văn chương”.

Tôi tự hỏi, liệu trong mỗi chúng ta có ai đã dành thời gian để đi đến nhiều nơi chưa? Đến với miền đất xa xứ để tìm hiểu, bồi đắp nên vốn tri thức của mình. Theo một cách cảm khô khan của riêng mình thì tôi thấy“ văn chương” chính là “ chuyến tàu” chuyên chở con người đi đến khám phá cuộc đời. Không cần lên những chiếc máy bay to lớn, phải mua vé đặt chỗ, chỉ cần dành cho mình khoảng thời gian để khám phá nó, thậm thí bạn có thể lên tận tầng mây rồi cơ. Con người vẫn luôn luôn là những điều bí ẩn, về tâm lí, về tính cách, về các mối quan hệ, cái tôi,… Thật là phức tạp và rắc tối ! Con người là sự tổng hòa về các mối quan hệ xã hội. Con người cá nhân nào đâu tách khỏi được những điều xung quanh mình. Chính vì thế, mà trong những thứ hỗn độn ấy, nào đâu dễ dàng phân loại ra các loại dạng. Nhưng khi tiếp xúc với một tác phẩm văn chương, tôi lại thấy lúc thì mông lung, lúc rõ ràng về cái nhân bản của chính mình trong đó. Tại sao lại vậy? Khi dần dà khám phá ra, tôi mới biết văn chương đẹp đến mức nào nó được tạo nên bởi bàn tay công phu của những con người nghìn đời với ánh nhìn đau đáu về nhân loại. Đó là những người cầm bút.

“ Văn học là nhân học” M.Gorki đã từng phát biểu một chân lí để đời như thế. Dù trong tác phẩm nào đi chăng nữa, trong mọi hoàn cảnh thì văn chương vẫn luôn là chiếc gương phản chiếu đời sống của con người. Bạn đọc tìm đến văn học, như một sự thoát li, sự quên về thế giới thực tại để cùng hòa mình vào thế giới của những áng văn đẹp. Trong vô vàn những loại người trong tác phẩm, tôi tìm thấy tôi, thấy bạn tôi và thấy những người xung quanh tôi. Đắm say trong từng nhịp điệu ngân vang, làm sao có thể thoát ra được, cứ thế dào dạt vào lòng tôi một cách nhẹ nhàng và lưu luyến. Tôi không thể rời khỏi được khi mà tình yêu của Xuân Quỳnh đang dữ dội như “sóng”,trực trào khi huyết lệ của Nam Cao nhỏ giọt, hay nỗi u buồn của Thạch Lam đang dậy đến. Từng cung bậc cảm xúc của họ cứ thế mà tràn vào trong tâm hồn tôi một cách vô thức. Khiến lòng tôi thỉnh thoảng cũng rung rinh, cũng bùng cháy như chính họ đã gửi gắm một cách mãnh liệt tình cảm của mình. Vì thế khiến tôi say, say trong hơi men, trong “chất văn” quá đỗi thật với đời như thế.

Một bông hoa đẹp khiến người ta đắm say là vì suốt đời nó đã hết mình chắt tiết ra những hương thơm tinh túy nhất với con người, phục vụ khoái cảm thẩm mĩ của họ. Một tác phẩm khắc sâu trong tâm trí bạn đọc là những “con đẻ” của các “ bà mẹ” hết lòng vì đời.

Họ gửi gắm tư tưởng, triết lí nhân sinh, quan niệm ngân dương trong suốt chiều dài thế kỉ. Bốc hơi từ những giọt nước mắt của con người, lên cao theo dòng cảm xúc của các nhà văn tạo nên cảm hứng cao trào để “ chữ đẻ ra chữ”. Cái tuyệt nay còn đỉnh hơn!

Giữa chốn bộn bề tấp nập của cuộc sống, bạn đọc có thể tìm đến nó như một con người tìm đến rượu. Nó hơn “rượu” ở chỗ, đến sáng mai mà bạn đọc vẫn không thể nào quên được, thậm chí còn hằn sâu trong tâm trí đến suốt đời. Tôi nghĩ đó là những triết lí nhân sinh đầy ý vị. Chẳng hạn những quan niệm về thiên chức nhà văn của Nam Cao “ Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Chân lí để đời của nhiều nhà văn lấy nó làm chuẩn để soi vào. Không chỉ bắt nguồn từ hiện thực xã hội, nhiều tác phẩm lấy “đời sống nội tâm” làm cứu cánh. Người ta đọc những câu truyện cổ tích đẹp đẽ của Andecxen cũng bồi dưỡng một tâm hồn man mác đỗi giản dị như chính những đề tài mà ông tạo dựng.
Pauxtopki đã nói “Andecxen đã lượm nhặt những hạt trơ trên luống đất của những người dân cày ấp ủ chúng nơi trái tim của ông rồi gieo vào những túp lều, từ đó lớn lên và nảy nở những đóa hoa thơ đẹp, chúng an ủi trái tim của những người cùng khổ”. Từng câu chữ cứ thế mà mon men theo dòng cảm xúc của người đọc mà lây lan, mà truyền hứng. Đọc văn Thạch Lam, chẳng phải người ta cũng say đấy sao? Say vì quá bình dị, vì những tinh vi, tế nhị của một cô bé Liên ngây thơ trong sáng. Người ta thấy thương, thấy yêu lắm.

Tôi yêu những điều bình dị, những con người nhỏ bé và cảm cả tấm lòng một đời "nhân đạo" của Thạch Lam. Tôi nửa mơ nửa tỉnh trong những nét đẹp "vang bóng một thời" của Nguyễn Tuân. Tôi rạo rực trên thiên đường mặt đất của Xuân Diệu. Mọi cảm xúc như xô đẩy về như chưa bao giờ có. Đọc văn "say" lắm, say trong từng cái đẹp câu chữ, say trong cả sự đơn giản của cuộc đời. "Say" là một trạng thái không ổn định, cảm cả những thứ nhẹ nhàng nhưng có một sức chứa lớn. Ai có thể làm nên những điều này, đó là người nghệ sĩ. Họ làm cho độc giả "say", như chuốc một hơi men vậy. Nhưng nó không phải là những thứ hư ảo, xa rời mà là những thứ rất đỗi "cuộc sống".

"Say" được tạo nên từ cảm xúc và tình cảm. Người nghệ sĩ sáng tác nên những tác phẩm của mình với "những đêm không ngủ, mắt rực sáng và thổn thức, lòng tràn ngập nhớ nhung". (Lecmontop) Cảm xúc của người nghệ sĩ trào dâng kết tinh trong từng con chữ rồi thăng hoa tới bạn đọc. Độc giả tìm được sợi dây đồng cảm nơi người nghệ sĩ. Họ đau trước những cảnh nghèo khổ, kiếp lầm than, họ khóc những trước bi kịch chia ly, họ vui trong những tình cảm, tình yêu thương dành cho nhau. Cứ như vậy tới độc giả, bạn đọc như được trải nghiệm lại cảm xúc ấy. Nó rất thật, rất "say" và khó thể diễn tả bằng một điều gì. Họ thấy trong mình đầy đủ mọi cảm xúc và một ý thức về cuộc sống con người. Họ phát hiện thêm và tinh tế hơn khi tìm đến những điều bình dị của cuộc sống. Thứ khiến họ "say" mà không tả được.

Văn chương đã khai mở tâm hồn mọi con người trên trên đất, phả vào lòng họ những “hơi rượu” khiến say say. Nửa tỉnh, nửa mơ họ chợt mộng du lạc vào cõi trần gian trù phú với nhiều loại tình cảm. Tại vì thế mà tại sao khi bước ra, trong họ lại mang trên mình những cảm xúc mà xưa nay chưa từng có…

Tác giả: Nguyễn Kim Ngân

Có thể bạn quan tâm:
Cảm văn ngẫu hứng
 
Từ khóa
nhà văn tản văn van chuong độc giả
2K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top