Soạn bài: Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học

Soạn bài: Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học

S
Sơn Ca
  • Cộng tác viên 31 đến từ Vietnam
Đề 1: So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích:

"Đầu lòng hai ả tố nga,
....
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
"
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
1. Mở bài:
Chị em Thúy Kiều là đoạn trích nằm ở phần mở đầu Truyện Kiều của Nguyễn Du – nhà thơ nhân đạo xuất sắc cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo to lớn, đồng thời cũng là đỉnh cao nghệ thuật của thơ ca tiếng Việt, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả nhân vật mà đoạn trích này là một ví dụ tiêu biểu: (trích dẫn thơ)
2. Thân bài: Các ý chính:
- So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều, Nguyễn Du đã tả Thúy Vân bằng những câu thơ:
Vân xem trang trọng khác vời,
....
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.



Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu. Nó là vẻ đẹp của sự hài hòa và dung hòa được với "xung quanh".
- Vân đã đẹp, Kiều còn đẹp hơn:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
....
Sắc dành đòi một tài đành họa hai.


Thúy Kiều chẳng những rất đẹp mà còn tài hoa nữa: Kiều giỏi thơ, giỏi họa, giỏi đàn, … Và tâm hồn đa sầu, đa cảm ấy còn tìm đến những khúc ca ai oán:
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên "bạc mệnh" lại càng não nhân.


- Tả Thúy Kiều và Thúy Vân, Nguyễn Du chịu ảnh hưởng bởi quan niệm tạo hóa hay ghen ghét với những người tài sắc (Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen). Qua cách miêu tả có thể thấy, tài sắc của Thúy Kiều như báo trước một cuộc đời dữ dội với đầy gian nan, trắc trở sau này. Đoạn trích thể hiện kín đáo dụng ý nghệ thuật nêu trên của Nguyễn Du.
3. Kết bài
Qua đoạn trích này, Nguyễn Du đã hết sức trân trọng đề cao vẻ đẹp con người, vẻ đẹp hoàn thiện , hoàn mỹ của hai chị em Kiều. Đây chính là một trong những biểu hiện của cảm hứng nhân đạo, nhân văn trong Truyện Kiều vậy. Tuy "mỗi người một vẻ" nhưng có thể thấy rõ vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp phúc hậu đài các, còn vẻ đẹp Thúy Kiều là vẻ đẹp sắc sảo mặn mà, đa tình. Đây là nét khác biệt cơ bản giữa hai chị em.

Đề 2: "Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ lại có điểm khác nhau". Anh (chị) hãy làm rõ ý kiến trên.
1. Mở bài:
– Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai nhà thơ cùng sống trong một thời đại (buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến ở nước ta, với bao điều nhố nhăng, bất công, tàn ác, …)
– Cả hai ông đều sáng tác và đều có những bài thơ nổi tiếng. Tuy vậy, giọng thơ của hai ông lại có những điểm khác nhau. Giọng thơ của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng, thâm thuý, còn giọng thơ Tú Xương mạnh mẽ, cay độc.
– Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của hai ông, chúng ta thấy rõ điều đó.
2. Thân bài:
a. Nỗi niềm tâm sự của hai ông
– Hai ông đều sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến, đầy rẫy bất công, hai ông đã chứng kiến bao cảnh nhiễu nhương, chứng kiến cuộc sống cực khổ của người lao động.
– Hai ông đều có nỗi niềm tâm sự giống nhau:
+ Tâm sự yêu nước, tâm sự thời thế.
+ Tình cảm bạn bè và gia đình.
+ Đau xót trước cảnh lầm than của người dân, trước những điều nhố nhăng của xã hội đương thời.
+ Tố cáo, đả kích những thói hư tật xấu trong xã hội.

b. Sự khác nhau giữa giọng thơ của Nguyễn Khuyến và Tú Xương
- Nguyễn Khuyến
+ Thơ trào phúng: tiếng cười hóm hỉnh, nhẹ nhàng, thâm trầm đầy ngụ ý.
+ Thơ trữ tình của Nguyễn Khuyến: giọng thơ khi thì đằm thắm, khi thì đau xót.
- Tú Xương
+ Tiếng cười trào phúng của Tú Xương là tiếng cười suồng sã, chua cay, dữ dội.
+ Mảng thơ trữ tình: Tiêu biểu là bài Thương vợ. Nhà thơ viết về người vợ đảm đang, chịu thương chịu khó của mình với tất cả lòng yêu thương, trân trọng, cảm phục. Bài thơ khắc hoạ thành công hình ảnh người vợ, người mẹ giàu đức hi sinh.
c. Nguyên nhân có sự khác nhau:
– Nguyễn Khuyến tài cao học rộng, thuận lợi hơn trong con đường thi cử. Ông đỗ đạt cao. Thi Hương, thi Hội, thi Đình, ông đều đỗ đầu. Ông là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có lòng yêu nước, thương dân.
– Tú Xương học giỏi nhưng lại long đong, lận đận trong con đường thi cử. Đi thi nhiều lần nhưng ông cũng chỉ đậu tú tài. Cuộc sống gia đình khó khăn. Gánh nặng gia đình đè nặng lên vai bà Tú. Ông chẳng giúp được gì cho vợ con. Vì lẽ đó, giọng thơ của ông vừa chua chát, vừa mạnh mẽ, phẫn uất.
3. Kết bài:
– Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai nhà thơ nổi tiếng của nước ta. Hai ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị về nội dung cũng như về mặt nghệ thuật.
– Hai ông đều có tâm sự giống nhau: căm ghét xã hội thực dân nửa phong kiến nhố nhăng, đầy rẫy cảnh bất công.
– Học thơ hai ông, chúng ta càng hiểu hơn tâm sự của mỗi nhà thơ, hiểu hơn giọng thơ của mỗi người và biết vì sao lại có sự khác nhau về giọng thơ như vậy. Đồng thời, ta cũng hiểu về sự đóng góp lớn lao của hai ông cho nền văn học của dân tộc.
Đề 3: Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
1. Mở bài:
Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc là đỉnh cao sáng tác của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu bởi nó biểu hiện cao độ nhất, sâu sắc nhất tư tưởng yêu nước thương dân của ông. Với lòng cảm thương và khâm phục chân thành, nhà thơ đã xây dựng nên một tượng đài nghệ thuật bất hủ về người anh hùng nghĩa sĩ nông dân trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Có thể nói bài Văn tế là khúc ca bi tráng ca ngợi người nghĩa sĩ nông dân đã xả thân vì sự tồn vong của đất nước.
2. Thân bài: Các ý chính:
- Hoàn cảnh xuất thân: là những người lao động chất phác, giản dị, sống cuộc đời lam lũ, cơ cực (Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó). Họ chỉ quen với việc đồng áng, hoàn toàn xa lạ với binh đao. (Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.)
- Những chuyển biến khi giặc Pháp tới xâm lược:
+ Tình cảm: Có lòng yêu nước (trông tin …), căm thù giặc sâu sắc (muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ).
+ Nhận thức: Có ý thức trách nhiệm với Tổ quốc trong lúc lâm nguy (Một mối xa thư đồ sộ … treo dê bán chó)

+ Hành động tự nguyện và ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc (Nào đợi ai đòi bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ …)
- Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân nghĩa sĩ:
+ Mộc mạc giản dị (manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi)
+ Rất mực nghĩa khí và với tinh thần xả thân cứu nước hết sức quả cảm (Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố. […] Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bòn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ.)
3. Kết bài:
- Nguyền Đình Chiểu đã bất tử hóa hình tượng người nông dân yêu nước chống giặc ngoại xâm. Ông đã xây dựng được bức tượng đài nghệ thuật bất hủ về người nghĩa sĩ nông dân hiên ngang, dũng cảm trong tác phẳm của mình. Bài văn tế như một cái mốc, một minh chứng về tấm lòng yêu nước, về phẩm chất của người nông dân lao động.
- Tinh thần chiến đấu của người nghĩa binh nông dân là tấm lòng yêu nước nghìn đời đáng ghi nhớ và học tập.
Đề 4: Những cảm nhận sâu sắc anh (chị) qua tìm hiểu cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
Để làm tốt đề bài này, mời các bạn quay lại tham khảo những nét chính trong cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu trong bài về Tác giả Nguyễn Đình Chiểu.
Nguồn TH
 
Từ khóa Từ khóa
ảnh hưởng mở bài nghe thuat nguyen du thuy kieu
650
0
1
Trả lời
Đề 1: So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích đã cho.

Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.
Thân bài:
Luận điểm 1: So sánh vẻ đẹp ngoại hình của Thúy Kiều và Thúy Vân
+ Thúy Vân: vẻ đẹp hài hòa, đầy đặn, đoan trang.
- Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
- Hoa cười ngọc thốt đoan trang
- Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
+ Thúy Kiều: vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà.
- Làn thu thủy, nét xuân sơn

- Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
- Nghiêng nước nghiêng thành
Luận điểm 2: So sánh tài năng của Thúy Kiều và Thúy Vân
+ Thúy Kiều có tài năng thiên bẩm, vượt trội về nhiều mặt.
- Thông minh vốn sẵn tính trời
- Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
- Cung thương làu bậc ngũ âm
- Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương
- Khúc nhà tay lựa nên chương

Luận điểm 3: Kết luận
Mỗi người đẹp một vẻ đẹp riêng nhưng hình ảnh Kiều được khắc họa nổi bật hơn hẳn người em Thúy Vân.
Kết bài: Khẳng định tài năng miêu tả, đặc sắc nghệ thuật trong ngòi bút của Nguyễn Du.
Đề 2: Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến của mình.
Mở bài: Giới thiệu vấn đề (Khẳng định mỗi tác giả đều có phong cách nghệ thuật riêng, giọng điệu riêng).
Thân bài:
Luận điểm 1: Giọng thơ của Nguyễn Khuyến.
- Làm sáng tỏ qua bài Câu cá mùa thu (chủ yếu là giọng thơ trầm lắng, buồn, chất chứa suy tư).
Luận điểm 2: Giọng thơ của Tú Xương.
- Làm sáng tỏ qua bài Vinh khoa thi Hương (giọng thơ trào phúng, chế giễu sâu cay).
Luận điểm 3: So sánh
- Khái quát lại sự khác nhau trong giọng thơ.
- Lý giải sự khác nhau đó (do đặc điểm phong cách nghệ thuật).
Kết bài: Khẳng định tài năng và cá tính sáng tạo riêng của mỗi tác giả.
Đề 3: Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.
Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.
Thân bài:
Luận điểm 1: Người nông dân lam lũ, cần cù trong cuộc sống mưu sinh hằng ngày
- Côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó.
- Chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ
- Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy tay vốn quen làm.
Luận điểm 2: Người nông dân bỗng chốc hóa phi thường, thành người nông dân nghĩa sĩ cao cả, đẹp đẽ.
- Bất chấp những thiếu thốn, khó khăn về vật chất, sẵn sàng chiến đấu với những vũ khí, trang bị thô sơ, đơn giản nhất.
- Lấy ít chọi nhiều, khiến tịch tan tác, hoảng sợ.
- Hi sinh anh dũng, hi sinh vì lý tưởng vì truyền thống dân tộc, vì lòng yêu nước.
Luận điểm 3: Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam xuất hiện hình tượng độc đáo này → sáng tạo của Nguyễn Đình Chiểu.
Kết bài: Khẳng định tài năng, tấm lòng của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.
Đề 4: Những cảm nhận sâu sắc của anh chị qua tìm hiểu cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận.
Thân bài:
Luận điểm 1: Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu.
- Xuất thân trong gia đình nhà nho, bố làm quan.
- Mẹ ông là vợ thứ.
- Ông học rộng tài cao.
- Gặp phải biến cố, bị mù mắt.
- Quay về Gia Định mở trường dạy học và bốc thuốc.
- Tham gia cuộc kháng chiến của dân tộc.
⇒ Cuộc đời nhiều trắc trở nhưng cao đẹp, giàu lý tưởng.
Luận điểm 2: Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
+ Đặc sắc nội dung:
- Tư tưởng nhân nghĩa: gắn với thương dân.
- Tư tưởng yêu nước.
+ Đặc sắc nghệ thuật:
- Từ ngữ đậm màu sắc Nam Bộ, giản dị.
- Giọng điệu tha thiết, giàu sắc thái.
- …
Luận điểm 3: Cảm nhận, bình luận.
- Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu nhiều thách thức, trải qua thời kì biến động của đất nước → tạo nên vốn sống, sự bao quát hiện thực cho thơ văn.
- Ông là một người nghệ sĩ tài năng.
- Ông còn là một con người có phẩm chất đẹp đẽ, đáng quý.
Kết bài: Kết luận.
Nguồn TH
 

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.