Sự hi sinh thầm lặng.
Ngày xx tháng xx năm xxxx
Chuyến đi quân sự bắt đầu trong một ngày gió lạnh và mưa phùn bao trùm khắp thành phố. Tôi ngồi phía sau chiếc xe máy, tay ôm cái vali cao quá nửa thân người, loay hoay mãi mới vịn được vào vai của người chị phía trước để tránh phải ngã xuống. Mưa cứ táp vào mặt mỗi khi xe chạy. Thú thật, mới đầu tôi rất hào hứng cho chuyến đi quân sự đầu đời đại học của mình. Đơn giản vì tôi muốn được làm cô gái bộ đội cụ Hồ, muốn khoác lên mình bộ quân phục màu xanh lá mà bình thường nhìn thôi tôi đã cảm thấy rất tự hào: màu áo lính Việt Nam. Nhưng mà bắt đầu chuyến đi quân sự ấy trong cái thời tiết trời mưa như thế này, lòng hào hứng đã giảm đi một nửa. Mưa và chờ đợi khiến lòng kiên nhẫn của tôi dần dần rút cạn không còn một mống. Đến trường quân sự, lòng hào hứng vốn còn một nửa kia cũng mất sạch. Tìm nơi ở, tìm phòng ở. Đáng lẽ ra tôi nên xem danh sách phòng và đại đội của mình trước khi bắt đầu chuyến đi nhưng tôi quên mất, và các bạn tôi cũng quên nốt. Chúng tôi loay hoay từ cổng vào trong quân khu, chạy qua chạy lại cùng một chỗ gần nửa tiếng đồng hồ dưới cái trời mưa vừa ẩm ướt vừa khó chịu. Chỉ trong một buổi chiều mà tôi đã có cảm giác muốn về nhà...
•••
Tôi ở đại đội 3, phía đối diện cách một dãy nhà là đại đội 6. Hai đại đội này là hai đại đội cuối cùng trong trung tâm, gần nhà ăn nhưng lại xa giảng đường, mỗi lần đi học dưới trời mưa thì nhất định ướt từ đầu đến chân. Hai thầy chủ nhiệm chúng tôi, một người đại đội trưởng là thầy Quảng, tính hơi nóng, người hơi mập nhưng tướng đi lại khoan thai nhẹ nhàng không phát ra một tiếng động. Đó là lý do vì sao thầy dễ dàng bắt được mấy tay dùng điện thoại giữa giờ học hoặc những cái đầu còn ngáy ngủ vì chưa quen giờ giấc trong quân đội. Một còn lại là thầy chính trị viên, tên là Đại. Trái ngược, thầy Đại ốm mà cao, đi đứng một cái là phát ra tiếng động cộng với giọng nói của thầy rất to, đứng trên tầng hai cũng có thể nghe vì thế mà đang học nghe tiếng thầy là có thể nhanh tay lẹ mắt cất điện thoại vào hộc bàn, khỏi bị bắt. Hai thầy một trên một dưới, tôi sống ở tầng trên, vì thế gần với thầy Đại hơn.
•••
Thầy Đại là chính trị viên, vì thế có phần mềm mỏng hơn thầy Quảng, nói chuyện với tụi con gái chúng tôi cũng có phần dễ chịu hơn. Tiếp xúc nhiều với thầy mới biết, thực ra thầy cũng văn chương lắm, đến cả việc đặt tên cho hai chú chó nhỏ ở đại đội mà cũng cực kỳ có ý nghĩa không kém gì cô giáo dạy văn cấp ba của tôi cả. Có một lần thầy tâm sự với chúng tôi, lúc thầy còn là sinh viên thầy nóng tính lắm, không biết nhẫn nhịn là gì và hậu quả của những việc đó thì khỏi phải bàn cãi. Ngày xưa thầy cũng ở đại đội 3 mà tôi ở, thầy khắc chữ "Nhẫn" lên trên bia đá để đi ra đi vào nhìn thấy mà học cách nhẫn nhịn. Dần dần hình thành nên thầy của bây giờ, đủ sức nhẫn để chỉ dạy cho chúng tôi. Tôi chợt nhận ra, trước khi là một người lính, thầy cũng đã từng là một người rất nóng tính, cũng là một người sinh viên bình thường như chúng tôi. Và để từ một người bình thường trở thành một người lính mang trên mình trách nhiệm bảo vệ Đất Nước, thầy đặt cái chung trên cái tôi của mình, học cách nhẫn nhịn, học cách phục tùng mệnh lệnh. Tôi nghĩ, ngoài thầy ra cũng sẽ còn rất nhiều người lính khác nữa, đặt cái ta chung của cộng đồng trên cái tôi của cá nhân để góp một phần nào đó trong công cuộc bảo vệ Đất Nước Việt Nam vững mạnh. Thế là động lực tiếp tục những ngày quân sự của tôi lại cao lên một tí. Từ thầy tôi học cách nhẫn nhịn chịu đựng những khó khăn xảy ra xung quanh mình, học cách bình tĩnh giải quyết những vấn đề ấy. Tôi cũng đã được nhìn thấy chữ "Nhẫn" mà thầy khắc trên bia đá trong hồ cá, cùng với dòng dịch nghĩa của nó:
"Nhịn một lần sóng yên biển lặng,
Lùi một bước biển rộng trời cao."
Một lần khác, trong buổi tối sinh hoạt đại đội, thầy tổ chức cho chúng tôi học hát các bài hát cách mạng. Đây là chuyên mục tôi thích nhất, vì nó mang âm hưởng của bộ đội, của những đêm liên hoan cách mạng mà tôi chỉ được đọc trong sách vở. Thầy mở đầu bằng cách đọc một bài thơ và sau đó dạy chúng tôi hát bài hát "Hát mãi khúc quân hành". Lời bài hát vang vọng trong lòng tôi, từ lồng ngực trỗi lên một niềm tự hào mãnh liệt mà không biết vì cái gì, có thể là hình ảnh người lính trong lời bài hát quá đỗi đẹp đẽ, có thể là bởi vì cùng cất lên tiếng hát với rất nhiều người nên âm thanh trở nên hào hùng đi vào lòng người, hoặc cũng có thể là hình ảnh người thầy mặc quân phục màu xanh đứng trên kia. Thầy bảo chúng ta đang sống trong thời bình, càng phải nỗ lực rèn luyện để nếu có một ngày thằng giặc nào đó nhảy vào phá nước, chúng ta có đủ sức mạnh để chống lại họ. Một người có ý thức chống giặc sẽ tiếp nối cho nhiều người khác, từ đó lan rộng ra cả một cộng đồng tinh thần trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc. Tôi bỗng thấy nghẹn nghẹn trong lòng. Nếu trong thời kháng chiến, chúng ta có các anh chiến sĩ làm công tác xung phong giết giặc thì trong thời bình, chúng ta cũng có những người thầy sẵn sàng đánh đổi thời gian và công sức của mình để dạy cho chúng tôi ý thức về tình yêu nước, yêu quê hương và gia đình. Họ dành cả thời gian bên cạnh gia đình vào ngày cuối tuần để túc trực trong quân đội, để đảm bảo mọi thứ luôn ổn định và chuẩn bị cho công tác giảng dạy ở tuần tiếp theo... Tôi chắc chắn rằng không riêng gì các thầy trong đại đội của mình mà tất cả những người lính ngoài kia, dù là hải quân, bộ đội, v.v... đều đang dành thời gian cá nhân riêng tư của mình để giữ cho đất nước được yên bình, để mọi người dân trong nước được an toàn. Tôi tự mình suy ngẫm, mặc dù có nhiều khó khăn trong kỳ quân sự lần này nhưng nó chẳng là gì cả so với những nỗ lực cố gắng của các thầy, các anh ngoài kia. Thế là nỗi buồn chán dần bị lấp đầy bởi niềm tin và niềm tự hào, bởi quyết tâm học cách làm một người lính thực thụ...
•••
Thầy Quảng là người nóng tính, lại là một người nghiêm chỉnh, chấp hành mệnh lệnh. Thầy hay mắng. Nếu phải dùng từ nào đó để hình dung thầy thì tôi sẽ dùng ba từ "thét ra lửa". Hầu hết ai trong đại đội 3 đều sợ thầy. Cùng với việc thầy "xuất quỷ nhập thần", đi lên đi xuống không phát ra tí tiếng động nào thành ra những lúc thầy đứng lớp, chẳng có ai dám hó hé ngủ gật hay dùng điện thoại cả. Đặc biệt thầy hay bắt những bạn phạm quy chép lại bài học từ đầu đến cuối. Tôi nhìn quyển vở mới đi học hai ngày mà đã kín hết nửa quyển, âm thầm cảm thán một hồi rồi tự mình im lặng, tiếp tục nghiêm nghiêm chỉnh chỉnh nghe giảng.
Có một lần ngồi học bài dưới bàn đá trước phòng thầy, tôi chợt nghe tiếng thầy gọi điện thoại về cho gia đình. Không phải tôi cố ý nghe trộm đâu, mà là giọng thầy to quá. Hình như thầy nào vào quân đội cũng có chất giọng to và rõ như vậy cả. Nghe giọng thầy dặn dò con gái nhỏ, tôi bỗng dưng nhận ra thầy đối xử với chúng tôi chẳng khác gì con của thầy cả. Mặc dù suốt ngày thầy "thét ra lửa" với chúng tôi, xong không phủ nhận một điều, song song với việc đó thầy còn chỉ bảo này nọ, cái này nên thế này cái kia không được làm. Vậy khác gì bố dạy con gái đâu. Mắt bỗng dưng cay cay... thương thầy. Và từ đó tôi bỗng nhận ra một điều, ngay cả thời gian buổi tối ở bên gia đình của các thầy cũng rất ít, chỉ có thể gọi điện về nói chuyện với con cái, dặn dò dăm ba câu rồi chúc ngủ ngon. Dù là thời chiến hay thời bình, người lính vẫn chẳng lúc nào được rảnh rang. Quên nói, mặt thầy lúc giận dữ hay lúc vui vẻ đều cười cười như mặt ông phật á, nên dù ngoài mặt các bạn sợ thầy lắm nhưng bên trong thì đều vui vẻ cả. Trước khi kết thúc kỳ quân sự, tôi nhờ thầy chăm sóc cho chú mèo nhỏ của thầy Đại nuôi bởi thầy Đại thường xuyên quên cho mèo ăn. Tôi có chút tin tưởng thầy Quảng sẽ cho mèo ăn thường xuyên hơn thầy Đại dù chẳng hiểu vì sao...
•••
Người ta hay kể về chuyện cũ, về những ngày đã qua và những con người anh hùng tạo nên lịch sử. Những người lính ngày hôm nay cũng sẽ trở thành một niềm tự hào cho thế hệ mai sau. Không chỉ là hai thầy tôi, mà rất nhiều rất nhiều những người lính ngoài kia, dù ở bất kì nơi nào: biên cương hay hải đảo,v.v... cũng đang nỗ lực hết mình để chống chọi với những khó khăn và kẻ thù trước mắt để bảo vệ sự yên bình cho đất nước. Họ đã hi sinh một cách rất thầm lặng mà ít ai biết đến, ngay cả chính bản thân họ cũng chẳng nhận ra. Tôi nhớ tới bài thơ mà mình từng học năm cấp ba, dù chỉ vài dòng thôi nhưng lại khắc sâu trong tâm trí:
[...]
Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt, đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.
[...]
Ngày xx tháng xx năm xxxx
Tôi rời quân đội, bắt chuyến xe trở về nhà trong một ngày mưa phùn và gió lạnh. Lặng nhìn và ngắm lại khung cảnh toàn đại đội. Trước mắt tôi là hình ảnh những con người tay kéo vali, vai đeo balo lần lượt rời khỏi chiếc sân bê tông trống trải vừa được thầy Đại kê thêm hai hồ cá và vài chậu cây cảnh, kèm với đó là lời chào tạm biệt, là tiếng lòng tiếc nuối của một vài ai đó. Tôi quay đầu, kéo chiếc vali lộc cộc theo sau. Hình ảnh người thầy nóng nảy đứng chống hông quát chúng tôi trong những buổi sáng sớm không còn đáng sợ nữa, mà thay vào đó lại thân thương và gần gũi đến lạ. Một giọng nói ấm áp vang lên bên tai, hình ảnh người chiến sĩ mang quân phục đứng trên bục đọc thơ trong một tối sinh hoạt nào đó hiện lên trong tâm trí...
"...
Và chợt thấy một ngàn hoa thạch thảo,
Mở một lần để tàn lụi một ngày
Biển ở bên kia, sóng vỗ bên này
Bởi trái đất vẫn xoay cơn mộng mị
Ta gọi lại cuối nóc lòng thế kỷ
Mà trọn đời không thấy một âm vang
Con ngựa già lên đỉnh dốc lầm than
Gặm cọng cỏ thơm mùa xuân bát ngát
Để đủ sức mà cất cao tiếng hát
..."
___________________________________•••_____
-Mặc Tích-
Ngày xx tháng xx năm xxxx
Chuyến đi quân sự bắt đầu trong một ngày gió lạnh và mưa phùn bao trùm khắp thành phố. Tôi ngồi phía sau chiếc xe máy, tay ôm cái vali cao quá nửa thân người, loay hoay mãi mới vịn được vào vai của người chị phía trước để tránh phải ngã xuống. Mưa cứ táp vào mặt mỗi khi xe chạy. Thú thật, mới đầu tôi rất hào hứng cho chuyến đi quân sự đầu đời đại học của mình. Đơn giản vì tôi muốn được làm cô gái bộ đội cụ Hồ, muốn khoác lên mình bộ quân phục màu xanh lá mà bình thường nhìn thôi tôi đã cảm thấy rất tự hào: màu áo lính Việt Nam. Nhưng mà bắt đầu chuyến đi quân sự ấy trong cái thời tiết trời mưa như thế này, lòng hào hứng đã giảm đi một nửa. Mưa và chờ đợi khiến lòng kiên nhẫn của tôi dần dần rút cạn không còn một mống. Đến trường quân sự, lòng hào hứng vốn còn một nửa kia cũng mất sạch. Tìm nơi ở, tìm phòng ở. Đáng lẽ ra tôi nên xem danh sách phòng và đại đội của mình trước khi bắt đầu chuyến đi nhưng tôi quên mất, và các bạn tôi cũng quên nốt. Chúng tôi loay hoay từ cổng vào trong quân khu, chạy qua chạy lại cùng một chỗ gần nửa tiếng đồng hồ dưới cái trời mưa vừa ẩm ướt vừa khó chịu. Chỉ trong một buổi chiều mà tôi đã có cảm giác muốn về nhà...
•••
Tôi ở đại đội 3, phía đối diện cách một dãy nhà là đại đội 6. Hai đại đội này là hai đại đội cuối cùng trong trung tâm, gần nhà ăn nhưng lại xa giảng đường, mỗi lần đi học dưới trời mưa thì nhất định ướt từ đầu đến chân. Hai thầy chủ nhiệm chúng tôi, một người đại đội trưởng là thầy Quảng, tính hơi nóng, người hơi mập nhưng tướng đi lại khoan thai nhẹ nhàng không phát ra một tiếng động. Đó là lý do vì sao thầy dễ dàng bắt được mấy tay dùng điện thoại giữa giờ học hoặc những cái đầu còn ngáy ngủ vì chưa quen giờ giấc trong quân đội. Một còn lại là thầy chính trị viên, tên là Đại. Trái ngược, thầy Đại ốm mà cao, đi đứng một cái là phát ra tiếng động cộng với giọng nói của thầy rất to, đứng trên tầng hai cũng có thể nghe vì thế mà đang học nghe tiếng thầy là có thể nhanh tay lẹ mắt cất điện thoại vào hộc bàn, khỏi bị bắt. Hai thầy một trên một dưới, tôi sống ở tầng trên, vì thế gần với thầy Đại hơn.
•••
Thầy Đại là chính trị viên, vì thế có phần mềm mỏng hơn thầy Quảng, nói chuyện với tụi con gái chúng tôi cũng có phần dễ chịu hơn. Tiếp xúc nhiều với thầy mới biết, thực ra thầy cũng văn chương lắm, đến cả việc đặt tên cho hai chú chó nhỏ ở đại đội mà cũng cực kỳ có ý nghĩa không kém gì cô giáo dạy văn cấp ba của tôi cả. Có một lần thầy tâm sự với chúng tôi, lúc thầy còn là sinh viên thầy nóng tính lắm, không biết nhẫn nhịn là gì và hậu quả của những việc đó thì khỏi phải bàn cãi. Ngày xưa thầy cũng ở đại đội 3 mà tôi ở, thầy khắc chữ "Nhẫn" lên trên bia đá để đi ra đi vào nhìn thấy mà học cách nhẫn nhịn. Dần dần hình thành nên thầy của bây giờ, đủ sức nhẫn để chỉ dạy cho chúng tôi. Tôi chợt nhận ra, trước khi là một người lính, thầy cũng đã từng là một người rất nóng tính, cũng là một người sinh viên bình thường như chúng tôi. Và để từ một người bình thường trở thành một người lính mang trên mình trách nhiệm bảo vệ Đất Nước, thầy đặt cái chung trên cái tôi của mình, học cách nhẫn nhịn, học cách phục tùng mệnh lệnh. Tôi nghĩ, ngoài thầy ra cũng sẽ còn rất nhiều người lính khác nữa, đặt cái ta chung của cộng đồng trên cái tôi của cá nhân để góp một phần nào đó trong công cuộc bảo vệ Đất Nước Việt Nam vững mạnh. Thế là động lực tiếp tục những ngày quân sự của tôi lại cao lên một tí. Từ thầy tôi học cách nhẫn nhịn chịu đựng những khó khăn xảy ra xung quanh mình, học cách bình tĩnh giải quyết những vấn đề ấy. Tôi cũng đã được nhìn thấy chữ "Nhẫn" mà thầy khắc trên bia đá trong hồ cá, cùng với dòng dịch nghĩa của nó:
"Nhịn một lần sóng yên biển lặng,
Lùi một bước biển rộng trời cao."
Một lần khác, trong buổi tối sinh hoạt đại đội, thầy tổ chức cho chúng tôi học hát các bài hát cách mạng. Đây là chuyên mục tôi thích nhất, vì nó mang âm hưởng của bộ đội, của những đêm liên hoan cách mạng mà tôi chỉ được đọc trong sách vở. Thầy mở đầu bằng cách đọc một bài thơ và sau đó dạy chúng tôi hát bài hát "Hát mãi khúc quân hành". Lời bài hát vang vọng trong lòng tôi, từ lồng ngực trỗi lên một niềm tự hào mãnh liệt mà không biết vì cái gì, có thể là hình ảnh người lính trong lời bài hát quá đỗi đẹp đẽ, có thể là bởi vì cùng cất lên tiếng hát với rất nhiều người nên âm thanh trở nên hào hùng đi vào lòng người, hoặc cũng có thể là hình ảnh người thầy mặc quân phục màu xanh đứng trên kia. Thầy bảo chúng ta đang sống trong thời bình, càng phải nỗ lực rèn luyện để nếu có một ngày thằng giặc nào đó nhảy vào phá nước, chúng ta có đủ sức mạnh để chống lại họ. Một người có ý thức chống giặc sẽ tiếp nối cho nhiều người khác, từ đó lan rộng ra cả một cộng đồng tinh thần trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc. Tôi bỗng thấy nghẹn nghẹn trong lòng. Nếu trong thời kháng chiến, chúng ta có các anh chiến sĩ làm công tác xung phong giết giặc thì trong thời bình, chúng ta cũng có những người thầy sẵn sàng đánh đổi thời gian và công sức của mình để dạy cho chúng tôi ý thức về tình yêu nước, yêu quê hương và gia đình. Họ dành cả thời gian bên cạnh gia đình vào ngày cuối tuần để túc trực trong quân đội, để đảm bảo mọi thứ luôn ổn định và chuẩn bị cho công tác giảng dạy ở tuần tiếp theo... Tôi chắc chắn rằng không riêng gì các thầy trong đại đội của mình mà tất cả những người lính ngoài kia, dù là hải quân, bộ đội, v.v... đều đang dành thời gian cá nhân riêng tư của mình để giữ cho đất nước được yên bình, để mọi người dân trong nước được an toàn. Tôi tự mình suy ngẫm, mặc dù có nhiều khó khăn trong kỳ quân sự lần này nhưng nó chẳng là gì cả so với những nỗ lực cố gắng của các thầy, các anh ngoài kia. Thế là nỗi buồn chán dần bị lấp đầy bởi niềm tin và niềm tự hào, bởi quyết tâm học cách làm một người lính thực thụ...
•••
Thầy Quảng là người nóng tính, lại là một người nghiêm chỉnh, chấp hành mệnh lệnh. Thầy hay mắng. Nếu phải dùng từ nào đó để hình dung thầy thì tôi sẽ dùng ba từ "thét ra lửa". Hầu hết ai trong đại đội 3 đều sợ thầy. Cùng với việc thầy "xuất quỷ nhập thần", đi lên đi xuống không phát ra tí tiếng động nào thành ra những lúc thầy đứng lớp, chẳng có ai dám hó hé ngủ gật hay dùng điện thoại cả. Đặc biệt thầy hay bắt những bạn phạm quy chép lại bài học từ đầu đến cuối. Tôi nhìn quyển vở mới đi học hai ngày mà đã kín hết nửa quyển, âm thầm cảm thán một hồi rồi tự mình im lặng, tiếp tục nghiêm nghiêm chỉnh chỉnh nghe giảng.
Có một lần ngồi học bài dưới bàn đá trước phòng thầy, tôi chợt nghe tiếng thầy gọi điện thoại về cho gia đình. Không phải tôi cố ý nghe trộm đâu, mà là giọng thầy to quá. Hình như thầy nào vào quân đội cũng có chất giọng to và rõ như vậy cả. Nghe giọng thầy dặn dò con gái nhỏ, tôi bỗng dưng nhận ra thầy đối xử với chúng tôi chẳng khác gì con của thầy cả. Mặc dù suốt ngày thầy "thét ra lửa" với chúng tôi, xong không phủ nhận một điều, song song với việc đó thầy còn chỉ bảo này nọ, cái này nên thế này cái kia không được làm. Vậy khác gì bố dạy con gái đâu. Mắt bỗng dưng cay cay... thương thầy. Và từ đó tôi bỗng nhận ra một điều, ngay cả thời gian buổi tối ở bên gia đình của các thầy cũng rất ít, chỉ có thể gọi điện về nói chuyện với con cái, dặn dò dăm ba câu rồi chúc ngủ ngon. Dù là thời chiến hay thời bình, người lính vẫn chẳng lúc nào được rảnh rang. Quên nói, mặt thầy lúc giận dữ hay lúc vui vẻ đều cười cười như mặt ông phật á, nên dù ngoài mặt các bạn sợ thầy lắm nhưng bên trong thì đều vui vẻ cả. Trước khi kết thúc kỳ quân sự, tôi nhờ thầy chăm sóc cho chú mèo nhỏ của thầy Đại nuôi bởi thầy Đại thường xuyên quên cho mèo ăn. Tôi có chút tin tưởng thầy Quảng sẽ cho mèo ăn thường xuyên hơn thầy Đại dù chẳng hiểu vì sao...
•••
Người ta hay kể về chuyện cũ, về những ngày đã qua và những con người anh hùng tạo nên lịch sử. Những người lính ngày hôm nay cũng sẽ trở thành một niềm tự hào cho thế hệ mai sau. Không chỉ là hai thầy tôi, mà rất nhiều rất nhiều những người lính ngoài kia, dù ở bất kì nơi nào: biên cương hay hải đảo,v.v... cũng đang nỗ lực hết mình để chống chọi với những khó khăn và kẻ thù trước mắt để bảo vệ sự yên bình cho đất nước. Họ đã hi sinh một cách rất thầm lặng mà ít ai biết đến, ngay cả chính bản thân họ cũng chẳng nhận ra. Tôi nhớ tới bài thơ mà mình từng học năm cấp ba, dù chỉ vài dòng thôi nhưng lại khắc sâu trong tâm trí:
[...]
Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt, đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.
[...]
Ngày xx tháng xx năm xxxx
Tôi rời quân đội, bắt chuyến xe trở về nhà trong một ngày mưa phùn và gió lạnh. Lặng nhìn và ngắm lại khung cảnh toàn đại đội. Trước mắt tôi là hình ảnh những con người tay kéo vali, vai đeo balo lần lượt rời khỏi chiếc sân bê tông trống trải vừa được thầy Đại kê thêm hai hồ cá và vài chậu cây cảnh, kèm với đó là lời chào tạm biệt, là tiếng lòng tiếc nuối của một vài ai đó. Tôi quay đầu, kéo chiếc vali lộc cộc theo sau. Hình ảnh người thầy nóng nảy đứng chống hông quát chúng tôi trong những buổi sáng sớm không còn đáng sợ nữa, mà thay vào đó lại thân thương và gần gũi đến lạ. Một giọng nói ấm áp vang lên bên tai, hình ảnh người chiến sĩ mang quân phục đứng trên bục đọc thơ trong một tối sinh hoạt nào đó hiện lên trong tâm trí...
"...
Và chợt thấy một ngàn hoa thạch thảo,
Mở một lần để tàn lụi một ngày
Biển ở bên kia, sóng vỗ bên này
Bởi trái đất vẫn xoay cơn mộng mị
Ta gọi lại cuối nóc lòng thế kỷ
Mà trọn đời không thấy một âm vang
Con ngựa già lên đỉnh dốc lầm than
Gặm cọng cỏ thơm mùa xuân bát ngát
Để đủ sức mà cất cao tiếng hát
..."
___________________________________•••_____
-Mặc Tích-
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
- Từ khóa
- người lính sự hi sinh thầm lặng