“Nỗi cô đơn của người viết là nỗi cô đơn mà nếu không có nó sẽ không có tác phẩm” (Marguerite Duras).
Và Patrick Modiano – nhà văn đạt giải Nobel – cũng viết rằng: “Việc viết là hoạt động cô đơn.”
Nhưng Albert Camus lại khẳng định: “Tôi không thấy việc sáng tạo nghệ thuật như là một thú vui trong cô đơn (…) Nghệ thuật không cho phép người nghệ sĩ tự tách mình ra, trái lại người nghệ sĩ phải tự tôi luyện mình trong sự giao lưu không ngừng với kẻ khác”
Từ những ý kiến trên, hãy nêu suy nghĩ về hoạt động sáng tạo của người nghệ sĩ qua các tác phẩm văn học.
Bài làm
“Đó là nỗi cô đơn làm nên những thiên tài
Nỗi cô đơn của một người
và hàng ngàn người khác…”
(“Về nỗi cô đơn của người nghệ sĩ” - Giang Nam)
Hành trình sáng tạo nghệ thuật là công cuộc khám phá thế giới trong sa mạc cô độc. Tuy là người cầm cân nảy mực, chắp bút viết về sự khổ hạnh đau đớn tận cùng của nhân vật, nhưng chính văn nghệ sĩ cũng chơi vơi trong chính nỗi cô đơn của mình. Cô đơn chính là món quà quý giá mà thiên tạo ban tặng để người nghệ sĩ có thể viết nên những tác phẩm mang chiều sâu tư tưởng. Đúng như Marguerite Duras chiêm nghiệm: “Nỗi cô đơn của người viết là nỗi cô đơn mà không có nó sẽ không có tác phẩm”.
Trước hết, ta cùng đi “cắt nghĩa” câu nói của Duras. “Cô đơn” ý rằng “chỉ có một mình”, trống trải, lẻ loi, không có ai để chia sẻ, thường mang lại trạng thái cảm xúc phức tạp và gây ra cảm giác khó chịu, đáp ứng lại với sự cách ly xã hội. Cô đơn thường bao hàm cảm xúc lo lắng về sự thiếu kết nối hay thiếu giao tiếp với những cá nhân khác, cả ở hiện tại cũng như trong tương lai. “Viết” chỉ hành động của nhà văn khi lựa chọn, sắp xếp ngôn từ một cách nghệ thuật để tạo nên những trang văn hoàn hảo. “Tác phẩm” là công trình sáng tạo của nhà văn, sử dụng ngôn từ phong phú và hình tượng nghệ thuật độc đáo để gửi gắm thông điệp về con người và cuộc đời. Như vậy, câu nói được hiểu đơn giản là “Nhà văn luôn rơi vào trạng thái cô đơn khi sáng tác”. Duras đã chỉ ra một đặc trưng quan trọng trong quá trình sáng tác của nhà văn cũng như đem đến yêu cầu tự nhiên của họa động sáng tạo.
Dẫu vậy, “nỗi cô đơn của người viết” lại là yếu tố không thể thiếu trong quá trình lao động nghệ thuật. Bởi sáng tác văn học là hoạt động đặc thù mang tính đơn lẻ, cá thể hóa cao độ. “Người viết” ở trong không gian đặc thù của sáng tạo - không gian cô đơn, họ “lạc” trong nội tâm của chính mình để hình thành ý đồ, trăn trở suy tư…là người chịu trách nhiệm duy nhất từ khi phác thảo ý tưởng, sửa chữa bản thảo đến khi trao tay bạn đọc. Tác phẩm văn học là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hiện thực bằng hình tượng nghệ thuật thông qua chất liệu ngôn từ nhằm gửi gắm thông điệp của người sáng tạo. Để làm cho tư tưởng, tình cảm trong những trang viết của mình trở nên lớn lao và có sức truyền cảm, nhà văn trong hành trình sáng tạo ra tác phẩm luôn gắn liền với trạng thái cô đơn tuyệt đối, những giằng xé “lắm khi chảy máu”, những trăn trở xót xa,... Nhận định của Duras lặp lại hai chữ “không” nhấn mạnh vào điều trên, từ đó khẳng định bản chất của lao động sáng tạo là lao động cá thể, và yêu cầu khắt khe được đặt ra trong quá trình sáng tạo chính là lao động trong sự cô đơn cùng cực.
Vì sao “Nỗi cô đơn của người viết là nỗi cô đơn mà không có nó sẽ không có tác phẩm”? Sáng tác văn học là hoạt động đặc thù mang tính đơn lẻ, cá thể hóa nhất trong mọi hoạt động. Nếu ví tác phẩm văn học như một ngôi nhà, thì nhà văn vừa là người thai nghén ý tưởng, vừa là người thiết kế, vừa là người xây dựng, sửa chữa để trực tiếp hoàn thành công trình. Đây là hoạt động lao động đơn nhất, không ai có thể đảm nhiệm thay vì nhà văn là người trực tiếp chịu trách nhiệm với độc giả về đứa con tinh thần của mình. Những người nghệ sĩ lớn thường đơn độc trong hiện thực, phải tự đối diện với sự khắc nghiệt của dư luận lúc bấy giờ vì mang tư tưởng vượt tầm thời cuộc, vượt qua những quán tính thông thường trong tư duy của nhân loại khi ấy. Viết về sự đơn độc trong hành trình sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du trong một “xã hội quằn quại đau khổ trong nhiều biến động và bế tắc không tìm được lối ra”, Chế Lan Viên đã bày tỏ sự kính trọng sâu sắc:
- Anh sinh vào thế kỷ nhiều tà huy mưa bụi
Quờ tay ra không người đồng điệu nằm bên
Nỗi đau Anh trùng với nỗi đau nhân loại
Mượn câu Kiều hóa thạch cuộc đời riêng...
(Nghĩ thêm về Nguyễn)
hay trong thơ Hồ Xuân Hương, thơ Hàn Mặc Tử, cũng như các tác phẩm nước ngoài như “Trăm năm cô đơn” (Gabriel Garcia Marquez),… cũng là những minh chứng cho sự cô đơn tạo nên giá trị bền bỉ của tác phẩm. Không thể phủ nhận rằng, những sự cô đơn vĩ đại ấy làm cho những áng văn chương vượt qua sự sàng lọc nghiệt ngã của dòng chảy thời gian, vượt qua cả cái chết. “Nếu không có sự cô độc lớn lao, không một tác phẩm tử tế nào có thể sinh ra”, Picasso đã nói.
Nhận định đã cho thật đúng đắn không chỉ bởi vì nó xuất phát từ những chiêm nghiệm sâu sắc trong cuộc đời thăng trầm của nữ văn sĩ Marguerite Duras mà nó còn xuất phát từ bản chất của văn học. Một quy luật bất biến của văn chương chính là nhà văn phải ở tận cùng nỗi cô đơn, sự bơ vơ, những ẩn ức chưa thể sẻ chia với ai. Trong bầu khí quyển của sự cô độc, nhà văn mới có thể lộn trái mình, bộc lộ những trăn trở sâu kín và tình cảm chân thật nhất, thấu tỏ ý nghĩa của cuộc sống, viết nên câu trả lời cho những vấn đề phức tạp nhất của thế cuộc. Không chỉ vậy, cô đơn còn là điều tất yếu trong quá trình nhà văn đi tìm bản thể độc đáo, riêng biệt của mình, Nhà văn cảm bằng trái tim của riêng mình, nghĩ bằng khối óc của mình mới có thể viết nên những trang sách đặc sắc mang đậm dấu ấn cá nhân. Sự cô đơn của mỗi người nghệ sĩ sẽ mang đến những trải nghiệm khác nhau, góp phần làm phong phú diện mạo của văn học.
Nhà văn “giải thoát” khỏi nỗi cô đơn bằng cách viết, chuyển hóa sự cô đơn ấy vào tư tưởng, cảm xúc trong tác phẩm. Hàn Mặc Tử là một nhà thơ cô độc bậc nhất, phải chịu cả hai nỗi cô đơn nhân đôi: tự mình sáng tạo và tự mình đối mặt với cái chết. Người ta thấy trong cái tôi Hàn những tiếng nói ráo riết tìm bản ngã, những tra vấn khôn nguôi về chân giá, mệnh giá cá nhân. Hàn thi sĩ truy tìm sâu mãi vào những miền khuất trong cõi tinh thần với trạng thái nhòe mờ của vô thức, trạng thái bấn loạn của tâm linh, trạng thái thăng hoa của bản năng, trạng thái xung động của cái phi lý, siêu lý thuộc bản thể người… :
“Tôi đang còn đây hay ở đâu ?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu?
Sao bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu”
( Những giọt châu)
Người ta cũng thấy những đau thương cùng cực đã giáng xuống thi sĩ nỗi cô đơn quá tải, đồng thời phá vỡ cái tôi nguyên phiến, đơn ngã thành cái tôi phân li đa ngã :
Hồn là ai ? Là ai ! tôi không hay
Dẫn hồn đi ròng rã một đêm nay
Hồn mệt lả còn tôi thì chết giấc…
Ôi ngông cuồng! Ôi rồ dại, rồ dại
Ta cắm thuyền chính giữa vũng hồn ta …
Đào sâu vào nỗi cô đơn bản thể là khát khao mà cũng là lưu đày của Hàn Mặc Tử khi mang thân phận thơ bất hạnh này. Nhưng đó lại là phần trọng yếu làm nên mệnh giá của thơ Hàn, đưa ra chân lý sống sâu sắc đã được chiêm nghiệm: chỉ cần được sống đã là hạnh phúc. Nỗi cô đơn của người nghệ sĩ thấm đẫm trong những sáng tác khám phá tâm hồn con người rất tinh tế. Trong “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam không đi quá sâu vào miêu tả ngoại hình hay chuỗi hành động của nhân vật Liên, mà phát hiện ra những biến thái tinh vi trong tâm trạng của cô gái trẻ: “Liên ngồi lặng yên bên mấy quả thuốc sơn đen, đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của hồn quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị”. “Bóng tối ngập đầy dần” ẩn dụ cho sự ngưng đọng của nỗi buồn khó nói thành lời, buồn mà “không hiểu tại sao mình buồn”. Đó là nỗi buồn man mác trước giờ khắc ngày tàn, trước nhịp đời quẩn quanh, là quá trình xâm lấn của ngoại cảnh vào nội tâm, đó cũng chính là dòng chảy lặng thầm trong tâm hồn mới lớn nhạy cảm, thiết tha yêu sống của nhân vật Liên. Lao động sáng tạo là lao động trong nỗi cô đơn khổ hạnh cũng như lao động trên lĩnh vực tinh thần. Văn chương là gì nếu không là những tiếng nói cá nhân, những xúc cảm chân thật của con người? Văn chương là gì nếu nó giấu đi nỗi đau và những ai oán của kiếp người? Trong bài thơ “Đàn ghi-ta của Lorca”, nỗi cô độc trong hành trình sáng tạo được hiện lên một cách thê thảm qua những vần thơ siêu hình đầy sức gợi:
“đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn”
Ba câu thơ liền nhau đều có sự song hành của sự đơn độc và vận động, gợi nên bức tranh dáng hình Lorca lẻ loi trên khắp các nẻo đường Tây Ban Nha. Nhưng “miền đơn độc” là không gian vô định chưa người nào đặt chân đến, đầy rẫy những hiểm họa, gắn với “vầng trăng chếnh choáng” gợi sự xô lệch, dập dềnh, không vững vàng, nhưng cũng tượng trưng cho khoảnh khắc xuất thần trong sáng tạo thi ca… Tất cả hình ảnh thơ thể hiện sự cô đơn trong cuộc đấu tranh của Lorca vì nền tự do dân chủ, sự cô đơn trong cách tân nghệ thuật và cũng là sự cô đơn trong hành trình sáng tạo cái đẹp. Chặng đường ấy dẫu “mòn mỏi”, phải trả giá bằng “tiếng ghita ròng ròng máu chảy” nhưng đã làm nỗi cô đơn vĩ đại của Lorca và khát vọng của ông trở nên bất tử, cũng như hành trình sáng tạo nghệ thuật của thế hệ sau có thể được tiếp nối. Nỗi cô đơn được thể hiện qua tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ thật đáng trân quý.
Nỗi cô đơn của nhà văn khi chuyển hóa vào tác phẩm đã trở thành nỗi cô đơn của nhân loại, Người đọc tìm thấy nỗi cô đơn của mình trong nỗi cô đơn của người nghệ sĩ. Phải chăng, vượt thoát khỏi nỗi cô đơn chính là hành trình người viết kiếm tìm tri âm tri kỷ muôn đời, để làm cho tác phẩm sống mãi với thời gian? Trong câu chuyện cổ tích về chàng Trương Chi, gấp cuốn truyện lại, nhưng tôi vẫn ám ảnh mãi về khoảnh khắc trái tim của Trương Chi hóa thành khối ngọc được đem tạc thành chén, gợi nhắc Mị Nương nhớ lại chuyện xưa, nước mắt nhỏ xuống thì linh hồn chàng cũng tan đi theo mối oan tình. Mị Nương trở thành người đồng điệu, tri âm với cái đẹp, giọt nước mắt của nàng là khóc cho số phận của Trương Chi, khóc cho số phận tiếng hát tuyệt vời, cũng là khóc thương cho cái đẹp dở dang đã chết yểu bởi mình. Bản chất của văn bản văn học là một hệ thống mở chứa đựng rất nhiều những cuộc đối thoại. Mà sự đối thoại tâm hồn chỉ có thể xảy ra dưới sự xúc tác của nỗi cô đơn. Ta có thể thấy những cuộc đối thoại giữa Tố Hữu với Nguyễn Du:
hay cuộc đối thoại giữa Thanh Thảo và Lorca,... Họ đều là những con người sống ở những thời đại khác nhau, sống trong những nền văn hóa khác nhau, độ tuổi cũng cách biệt rất lớn,… nhưng chính khát khao muốn vượt thoát nỗi cô đơn để tìm tri kỷ của tác giả đã xóa nhòe đi rào cản giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, để những tâm hồn đồng điệu được gặp gỡ, được thấu hiểu lẫn nhau.
Cô đơn là trạng thái thôi thúc nhà văn sáng tạo, sự sáng tạo gắn liền với yêu cầu khắt khe: không lặp lại người khác cũng như không lặp lại chính mình. Trong quá trình lao động nghệ thuật đầy tĩnh lặng, sẽ có một cú hích làm bùng nổ tư duy và cảm xúc của người nghệ sĩ, tạo nên những điều chưa từng có trước đó. Tôi thấy điều đó trong bài thơ “Tống biệt hành của nhà thơ Thâm Tâm, thi phẩm đã mở ra một khía cạnh mới của hình ảnh “người ra đi” chưa từng được khai thác trước đó:
“Đưa người, ta không đưa qua sông,
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt,
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Đưa người ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình, một dửng dưng...
- Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ,
Chí nhớn chưa về bàn tay không,
Thì không bao giờ nói trở lại!
Ba năm mẹ già cũng đừng mong!”
Những câu thơ gợi nên sự mơ hồ khó hiểu trong không gian ảm đạm, không có dòng sông nào nhưng lại có “sóng ở trong lòng”, câu hỏi tu từ gợi lên những cung bậc cảm xúc trào dâng trong lòng người đi và kẻ ở, những vấn vương, tiếc nuối. Những từ "không" được lặp lại kết hợp với những từ chỉ màu sắc "thắm","vàng vọt" nhấn mạnh sự một phôi pha, nhạt nhoà. Hoàng hôn là không gian nghệ thuật gợi nỗi buồn man mác, kết hợp câu hỏi tu từ càng xoáy sâu vào lòng người ra đi và người đưa tiễn. Lời của nhân vật trữ tình thể hiện ý thức của ly khách: một mặt, ly khách biết được rất rõ mình sẽ phải đi trên “con đường nhỏ” ( ẩn dụ cho những khó khăn, gập ghềnh, một tương lai vô định, bất trắc); mặt khác, người ra đi vẫn xác định rất rõ phải từ bỏ thực tại đang có để sống với “chí nhớn”, quyết tâm của bản thân mình dù vẫn xót người thân quê nhà. Nếu thơ cổ vốn chỉ khai thác những con người ra đi vì chí lớn như một tượng đài không có sự sống bên trong, thì bài thơ của Thâm Tâm đã mở ra một trạng thái tinh thần mới mà thời đại ấy ít ai nói tới: cái tôi của con người vừa dám sống cho nó, dám sống cho khát vọng, lựa chọn dấn thân vào tương lai vô thường, nhưng vẫn mang trong mình những day dứt đạo đức, sự giằng xé trong tâm can. Không chỉ trong tác phẩm “ Tống biệt hành”, nhiều tác phẩm cũng khai thác đời sống và con người trên những phương diện mới mẻ của thời đại. Trong thời đại mang tinh thần sử thi, tác phẩm “Tây Tiến” (Quang Dũng) đã khai thác hình tượng người lính thật hào hùng nhưng cũng thật xót xa đau lòng, ông cho rằng những người lính không phải là những cỗ máy chiến tranh, họ cũng là những con người bình thường, có thể nhớ nhung, buồn đau, có thể chết… Trong “Màu tím hoa sim”(Hữu Loan) cũng vậy, nỗi đau:
“Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh”
của người lính là nỗi đau có tính quảng đại, nó không chỉ là nỗi đau của chiến tranh, nó còn là nỗi đau của một người chồng, một người cha trên khắp đất nước thời đại ấy... Phải chăng, trong nỗi cô đơn, người nghệ sĩ đã trở thành “người mở đường” để mở ra những chân trời mới, giúp người đọc có một cái nhìn mới lạ về cuộc sống quen thuộc thường ngày, nuôi dưỡng tình yêu cuộc đời cho con người?
Cô đơn là hành trình tìm kiếm bản thân, ghi lại dấu ấn cá nhân, góp phần hình thành phong cách nhà văn, có thể cùng một chủ đề nhưng mỗi nhà văn lại có cái nhìn riêng biệt: Nguyễn Tuân nhìn con người trên bình diện nghệ thuật, Thạch Lam lại chú trọng đi sâu vào con người nội tâm với những biến thái tinh vi; Vũ Trọng Phụng đả kích dữ dội một xã hội méo mó không còn hình hài, thì Nam Cao lại thể hiện lòng tin ở tình người và tính người trong con người. Nỗi cô đơn của mỗi nghệ sĩ lại mang sắc thái khác nhau: có nỗi cô đơn cùng cực gay gắt tuyệt đối, có nỗi cô đơn lại man mác dịu dàng, có nỗi cô đơn lại bị giấu kín và nén chặt lại, để lại khoảng trống cho độc giả thể nghiệm và cảm nhận. Những nhà văn càng lớn càng có nhu cầu cô đơn, họ nghĩ sâu và cảm sâu đến mức không ai nghĩ tới được, họ có linh giác và trí tưởng tượng tuyệt vời. Yếu tố cô đơn cho phép họ có khả năng cảm nhận sự vận động của thế giới, dự báo được những xu hướng triển diễn của hiện thực. Giống như tác phẩm “Rừng Nauy” nhuộm màu sắc của cô đơn, tác giả Haruki Murakami đã xoáy sâu vào những hoang mang, mơ hồ, bi ai và mất mát của những người trẻ tuổi, để dự báo về cái chết tâm hồn của thế hệ trẻ nếu thế giới tinh thần của họ không được nâng đỡ đúng cách. Hay đến với tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy đại dương”, chúng ta thấy chỉ trong nỗi cô đơn, tác giả mới viết ra được những trang văn có dự báo khả năng vô hạn của con người trong tương lai một cách chân thực và sinh động đến thế. Nỗi cô đơn thúc đẩy trí tuệ, khả năng liên tưởng và sáng tạo của nhà văn, đồng thời là chất xúc tác để người sáng tạo đi trước thời đại, tạo tiền đề cho sự phát triển của nhân loại.
Cô đơn trong quá trình viết không có nghĩa là nhà văn sống cô đơn. Trong sự tĩnh lặng sáng tác, nhà văn sống với vô vàn số phận người trong tâm trí. Không chỉ sống cuộc đời của riêng mình, người nghệ sĩ còn sống cuộc đời của nhân loại, đau cùng đau, khóc cùng khóc, cùng rung động trước những biểu hiện của đời sống như trong câu nói: “Sống đã rồi hãy viết, hòa mình vào cuộc sống của nhân dân” (Nam Cao). hay như Albert Camus nói “Tôi không thấy việc sáng tạo nghệ thuật như là một thú vui trong cô đơn (…) Nghệ thuật không cho phép người nghệ sĩ tự tách mình ra, trái lại người nghệ sĩ phải tự tôi luyện mình trong sự giao lưu không ngừng với kẻ khác”. Nếu không có yếu tố này, tác phẩm văn chương sẽ chết yểu, bị trả về, phong kín như một phế phẩm tinh thần. Cô đơn trong sáng tạo không có nghĩa là nhà văn viết chỉ mình mình biết, mình mình hay, mà còn là để tìm kiếm sự đồng điệu từ độc giả bằng sự kết nối tình cảm chân thành nhất. Người đọc cũng cần phải rèn luyện giác quan sao cho nhạy bén, nâng cao tầm tiếp nhận của bản thân để hiểu được những gì tác giả muốn nói, trở thành người đồng sáng tạo với tác giả. Tôi nghĩ rằng, dù làm gì đi nữa, thì điều mà ta cần làm là lắng nghe và thấu hiểu cho những tâm hồn, chứ không phải là phán xét về sản phẩm tinh thần do người nghệ sĩ đã nỗ lực hết mình trong hành trình cô đơn để tạo ra.
Có thể thấy, cô đơn là yếu tố cốt tử để tạo nên một tác phẩm văn học chân chính, giúp ta nhìn rõ hơn được những chiều sâu trong cuộc sống cũng như trong thế giới con người, thúc đẩy các giác quan, cảm hứng, cảm xúc nội tại và đặc biệt là sự sáng tạo. Tôi thấy được mình trong nỗi cô đơn của những tác giả, thấu hiểu được những khổ đau, xót xa mà nhà văn đã nếm trải trong quá trình tạo ra tác phẩm văn chương. Nỗi cô đơn vĩ đại sẽ làm cho một tác phẩm nghệ thuật có thể khẳng định vị trí của mình trong dòng thời gian đầy khắc nghiệt, đầy vô thường.
Và Patrick Modiano – nhà văn đạt giải Nobel – cũng viết rằng: “Việc viết là hoạt động cô đơn.”
Nhưng Albert Camus lại khẳng định: “Tôi không thấy việc sáng tạo nghệ thuật như là một thú vui trong cô đơn (…) Nghệ thuật không cho phép người nghệ sĩ tự tách mình ra, trái lại người nghệ sĩ phải tự tôi luyện mình trong sự giao lưu không ngừng với kẻ khác”
Từ những ý kiến trên, hãy nêu suy nghĩ về hoạt động sáng tạo của người nghệ sĩ qua các tác phẩm văn học.
Bài làm
“Đó là nỗi cô đơn làm nên những thiên tài
Nỗi cô đơn của một người
và hàng ngàn người khác…”
(“Về nỗi cô đơn của người nghệ sĩ” - Giang Nam)
Hành trình sáng tạo nghệ thuật là công cuộc khám phá thế giới trong sa mạc cô độc. Tuy là người cầm cân nảy mực, chắp bút viết về sự khổ hạnh đau đớn tận cùng của nhân vật, nhưng chính văn nghệ sĩ cũng chơi vơi trong chính nỗi cô đơn của mình. Cô đơn chính là món quà quý giá mà thiên tạo ban tặng để người nghệ sĩ có thể viết nên những tác phẩm mang chiều sâu tư tưởng. Đúng như Marguerite Duras chiêm nghiệm: “Nỗi cô đơn của người viết là nỗi cô đơn mà không có nó sẽ không có tác phẩm”.
Trước hết, ta cùng đi “cắt nghĩa” câu nói của Duras. “Cô đơn” ý rằng “chỉ có một mình”, trống trải, lẻ loi, không có ai để chia sẻ, thường mang lại trạng thái cảm xúc phức tạp và gây ra cảm giác khó chịu, đáp ứng lại với sự cách ly xã hội. Cô đơn thường bao hàm cảm xúc lo lắng về sự thiếu kết nối hay thiếu giao tiếp với những cá nhân khác, cả ở hiện tại cũng như trong tương lai. “Viết” chỉ hành động của nhà văn khi lựa chọn, sắp xếp ngôn từ một cách nghệ thuật để tạo nên những trang văn hoàn hảo. “Tác phẩm” là công trình sáng tạo của nhà văn, sử dụng ngôn từ phong phú và hình tượng nghệ thuật độc đáo để gửi gắm thông điệp về con người và cuộc đời. Như vậy, câu nói được hiểu đơn giản là “Nhà văn luôn rơi vào trạng thái cô đơn khi sáng tác”. Duras đã chỉ ra một đặc trưng quan trọng trong quá trình sáng tác của nhà văn cũng như đem đến yêu cầu tự nhiên của họa động sáng tạo.
Dẫu vậy, “nỗi cô đơn của người viết” lại là yếu tố không thể thiếu trong quá trình lao động nghệ thuật. Bởi sáng tác văn học là hoạt động đặc thù mang tính đơn lẻ, cá thể hóa cao độ. “Người viết” ở trong không gian đặc thù của sáng tạo - không gian cô đơn, họ “lạc” trong nội tâm của chính mình để hình thành ý đồ, trăn trở suy tư…là người chịu trách nhiệm duy nhất từ khi phác thảo ý tưởng, sửa chữa bản thảo đến khi trao tay bạn đọc. Tác phẩm văn học là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hiện thực bằng hình tượng nghệ thuật thông qua chất liệu ngôn từ nhằm gửi gắm thông điệp của người sáng tạo. Để làm cho tư tưởng, tình cảm trong những trang viết của mình trở nên lớn lao và có sức truyền cảm, nhà văn trong hành trình sáng tạo ra tác phẩm luôn gắn liền với trạng thái cô đơn tuyệt đối, những giằng xé “lắm khi chảy máu”, những trăn trở xót xa,... Nhận định của Duras lặp lại hai chữ “không” nhấn mạnh vào điều trên, từ đó khẳng định bản chất của lao động sáng tạo là lao động cá thể, và yêu cầu khắt khe được đặt ra trong quá trình sáng tạo chính là lao động trong sự cô đơn cùng cực.
Vì sao “Nỗi cô đơn của người viết là nỗi cô đơn mà không có nó sẽ không có tác phẩm”? Sáng tác văn học là hoạt động đặc thù mang tính đơn lẻ, cá thể hóa nhất trong mọi hoạt động. Nếu ví tác phẩm văn học như một ngôi nhà, thì nhà văn vừa là người thai nghén ý tưởng, vừa là người thiết kế, vừa là người xây dựng, sửa chữa để trực tiếp hoàn thành công trình. Đây là hoạt động lao động đơn nhất, không ai có thể đảm nhiệm thay vì nhà văn là người trực tiếp chịu trách nhiệm với độc giả về đứa con tinh thần của mình. Những người nghệ sĩ lớn thường đơn độc trong hiện thực, phải tự đối diện với sự khắc nghiệt của dư luận lúc bấy giờ vì mang tư tưởng vượt tầm thời cuộc, vượt qua những quán tính thông thường trong tư duy của nhân loại khi ấy. Viết về sự đơn độc trong hành trình sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du trong một “xã hội quằn quại đau khổ trong nhiều biến động và bế tắc không tìm được lối ra”, Chế Lan Viên đã bày tỏ sự kính trọng sâu sắc:
- Anh sinh vào thế kỷ nhiều tà huy mưa bụi
Quờ tay ra không người đồng điệu nằm bên
Nỗi đau Anh trùng với nỗi đau nhân loại
Mượn câu Kiều hóa thạch cuộc đời riêng...
(Nghĩ thêm về Nguyễn)
hay trong thơ Hồ Xuân Hương, thơ Hàn Mặc Tử, cũng như các tác phẩm nước ngoài như “Trăm năm cô đơn” (Gabriel Garcia Marquez),… cũng là những minh chứng cho sự cô đơn tạo nên giá trị bền bỉ của tác phẩm. Không thể phủ nhận rằng, những sự cô đơn vĩ đại ấy làm cho những áng văn chương vượt qua sự sàng lọc nghiệt ngã của dòng chảy thời gian, vượt qua cả cái chết. “Nếu không có sự cô độc lớn lao, không một tác phẩm tử tế nào có thể sinh ra”, Picasso đã nói.
Nhận định đã cho thật đúng đắn không chỉ bởi vì nó xuất phát từ những chiêm nghiệm sâu sắc trong cuộc đời thăng trầm của nữ văn sĩ Marguerite Duras mà nó còn xuất phát từ bản chất của văn học. Một quy luật bất biến của văn chương chính là nhà văn phải ở tận cùng nỗi cô đơn, sự bơ vơ, những ẩn ức chưa thể sẻ chia với ai. Trong bầu khí quyển của sự cô độc, nhà văn mới có thể lộn trái mình, bộc lộ những trăn trở sâu kín và tình cảm chân thật nhất, thấu tỏ ý nghĩa của cuộc sống, viết nên câu trả lời cho những vấn đề phức tạp nhất của thế cuộc. Không chỉ vậy, cô đơn còn là điều tất yếu trong quá trình nhà văn đi tìm bản thể độc đáo, riêng biệt của mình, Nhà văn cảm bằng trái tim của riêng mình, nghĩ bằng khối óc của mình mới có thể viết nên những trang sách đặc sắc mang đậm dấu ấn cá nhân. Sự cô đơn của mỗi người nghệ sĩ sẽ mang đến những trải nghiệm khác nhau, góp phần làm phong phú diện mạo của văn học.
Nhà văn “giải thoát” khỏi nỗi cô đơn bằng cách viết, chuyển hóa sự cô đơn ấy vào tư tưởng, cảm xúc trong tác phẩm. Hàn Mặc Tử là một nhà thơ cô độc bậc nhất, phải chịu cả hai nỗi cô đơn nhân đôi: tự mình sáng tạo và tự mình đối mặt với cái chết. Người ta thấy trong cái tôi Hàn những tiếng nói ráo riết tìm bản ngã, những tra vấn khôn nguôi về chân giá, mệnh giá cá nhân. Hàn thi sĩ truy tìm sâu mãi vào những miền khuất trong cõi tinh thần với trạng thái nhòe mờ của vô thức, trạng thái bấn loạn của tâm linh, trạng thái thăng hoa của bản năng, trạng thái xung động của cái phi lý, siêu lý thuộc bản thể người… :
“Tôi đang còn đây hay ở đâu ?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu?
Sao bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu”
( Những giọt châu)
Người ta cũng thấy những đau thương cùng cực đã giáng xuống thi sĩ nỗi cô đơn quá tải, đồng thời phá vỡ cái tôi nguyên phiến, đơn ngã thành cái tôi phân li đa ngã :
Hồn là ai ? Là ai ! tôi không hay
Dẫn hồn đi ròng rã một đêm nay
Hồn mệt lả còn tôi thì chết giấc…
Ôi ngông cuồng! Ôi rồ dại, rồ dại
Ta cắm thuyền chính giữa vũng hồn ta …
Đào sâu vào nỗi cô đơn bản thể là khát khao mà cũng là lưu đày của Hàn Mặc Tử khi mang thân phận thơ bất hạnh này. Nhưng đó lại là phần trọng yếu làm nên mệnh giá của thơ Hàn, đưa ra chân lý sống sâu sắc đã được chiêm nghiệm: chỉ cần được sống đã là hạnh phúc. Nỗi cô đơn của người nghệ sĩ thấm đẫm trong những sáng tác khám phá tâm hồn con người rất tinh tế. Trong “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam không đi quá sâu vào miêu tả ngoại hình hay chuỗi hành động của nhân vật Liên, mà phát hiện ra những biến thái tinh vi trong tâm trạng của cô gái trẻ: “Liên ngồi lặng yên bên mấy quả thuốc sơn đen, đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của hồn quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị”. “Bóng tối ngập đầy dần” ẩn dụ cho sự ngưng đọng của nỗi buồn khó nói thành lời, buồn mà “không hiểu tại sao mình buồn”. Đó là nỗi buồn man mác trước giờ khắc ngày tàn, trước nhịp đời quẩn quanh, là quá trình xâm lấn của ngoại cảnh vào nội tâm, đó cũng chính là dòng chảy lặng thầm trong tâm hồn mới lớn nhạy cảm, thiết tha yêu sống của nhân vật Liên. Lao động sáng tạo là lao động trong nỗi cô đơn khổ hạnh cũng như lao động trên lĩnh vực tinh thần. Văn chương là gì nếu không là những tiếng nói cá nhân, những xúc cảm chân thật của con người? Văn chương là gì nếu nó giấu đi nỗi đau và những ai oán của kiếp người? Trong bài thơ “Đàn ghi-ta của Lorca”, nỗi cô độc trong hành trình sáng tạo được hiện lên một cách thê thảm qua những vần thơ siêu hình đầy sức gợi:
“đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn”
Ba câu thơ liền nhau đều có sự song hành của sự đơn độc và vận động, gợi nên bức tranh dáng hình Lorca lẻ loi trên khắp các nẻo đường Tây Ban Nha. Nhưng “miền đơn độc” là không gian vô định chưa người nào đặt chân đến, đầy rẫy những hiểm họa, gắn với “vầng trăng chếnh choáng” gợi sự xô lệch, dập dềnh, không vững vàng, nhưng cũng tượng trưng cho khoảnh khắc xuất thần trong sáng tạo thi ca… Tất cả hình ảnh thơ thể hiện sự cô đơn trong cuộc đấu tranh của Lorca vì nền tự do dân chủ, sự cô đơn trong cách tân nghệ thuật và cũng là sự cô đơn trong hành trình sáng tạo cái đẹp. Chặng đường ấy dẫu “mòn mỏi”, phải trả giá bằng “tiếng ghita ròng ròng máu chảy” nhưng đã làm nỗi cô đơn vĩ đại của Lorca và khát vọng của ông trở nên bất tử, cũng như hành trình sáng tạo nghệ thuật của thế hệ sau có thể được tiếp nối. Nỗi cô đơn được thể hiện qua tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ thật đáng trân quý.
Nỗi cô đơn của nhà văn khi chuyển hóa vào tác phẩm đã trở thành nỗi cô đơn của nhân loại, Người đọc tìm thấy nỗi cô đơn của mình trong nỗi cô đơn của người nghệ sĩ. Phải chăng, vượt thoát khỏi nỗi cô đơn chính là hành trình người viết kiếm tìm tri âm tri kỷ muôn đời, để làm cho tác phẩm sống mãi với thời gian? Trong câu chuyện cổ tích về chàng Trương Chi, gấp cuốn truyện lại, nhưng tôi vẫn ám ảnh mãi về khoảnh khắc trái tim của Trương Chi hóa thành khối ngọc được đem tạc thành chén, gợi nhắc Mị Nương nhớ lại chuyện xưa, nước mắt nhỏ xuống thì linh hồn chàng cũng tan đi theo mối oan tình. Mị Nương trở thành người đồng điệu, tri âm với cái đẹp, giọt nước mắt của nàng là khóc cho số phận của Trương Chi, khóc cho số phận tiếng hát tuyệt vời, cũng là khóc thương cho cái đẹp dở dang đã chết yểu bởi mình. Bản chất của văn bản văn học là một hệ thống mở chứa đựng rất nhiều những cuộc đối thoại. Mà sự đối thoại tâm hồn chỉ có thể xảy ra dưới sự xúc tác của nỗi cô đơn. Ta có thể thấy những cuộc đối thoại giữa Tố Hữu với Nguyễn Du:
“ Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”
( Kính gửi cụ Nguyễn Du)
hay cuộc đối thoại giữa Thanh Thảo và Lorca,... Họ đều là những con người sống ở những thời đại khác nhau, sống trong những nền văn hóa khác nhau, độ tuổi cũng cách biệt rất lớn,… nhưng chính khát khao muốn vượt thoát nỗi cô đơn để tìm tri kỷ của tác giả đã xóa nhòe đi rào cản giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, để những tâm hồn đồng điệu được gặp gỡ, được thấu hiểu lẫn nhau.
Cô đơn là trạng thái thôi thúc nhà văn sáng tạo, sự sáng tạo gắn liền với yêu cầu khắt khe: không lặp lại người khác cũng như không lặp lại chính mình. Trong quá trình lao động nghệ thuật đầy tĩnh lặng, sẽ có một cú hích làm bùng nổ tư duy và cảm xúc của người nghệ sĩ, tạo nên những điều chưa từng có trước đó. Tôi thấy điều đó trong bài thơ “Tống biệt hành của nhà thơ Thâm Tâm, thi phẩm đã mở ra một khía cạnh mới của hình ảnh “người ra đi” chưa từng được khai thác trước đó:
“Đưa người, ta không đưa qua sông,
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt,
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Đưa người ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình, một dửng dưng...
- Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ,
Chí nhớn chưa về bàn tay không,
Thì không bao giờ nói trở lại!
Ba năm mẹ già cũng đừng mong!”
Những câu thơ gợi nên sự mơ hồ khó hiểu trong không gian ảm đạm, không có dòng sông nào nhưng lại có “sóng ở trong lòng”, câu hỏi tu từ gợi lên những cung bậc cảm xúc trào dâng trong lòng người đi và kẻ ở, những vấn vương, tiếc nuối. Những từ "không" được lặp lại kết hợp với những từ chỉ màu sắc "thắm","vàng vọt" nhấn mạnh sự một phôi pha, nhạt nhoà. Hoàng hôn là không gian nghệ thuật gợi nỗi buồn man mác, kết hợp câu hỏi tu từ càng xoáy sâu vào lòng người ra đi và người đưa tiễn. Lời của nhân vật trữ tình thể hiện ý thức của ly khách: một mặt, ly khách biết được rất rõ mình sẽ phải đi trên “con đường nhỏ” ( ẩn dụ cho những khó khăn, gập ghềnh, một tương lai vô định, bất trắc); mặt khác, người ra đi vẫn xác định rất rõ phải từ bỏ thực tại đang có để sống với “chí nhớn”, quyết tâm của bản thân mình dù vẫn xót người thân quê nhà. Nếu thơ cổ vốn chỉ khai thác những con người ra đi vì chí lớn như một tượng đài không có sự sống bên trong, thì bài thơ của Thâm Tâm đã mở ra một trạng thái tinh thần mới mà thời đại ấy ít ai nói tới: cái tôi của con người vừa dám sống cho nó, dám sống cho khát vọng, lựa chọn dấn thân vào tương lai vô thường, nhưng vẫn mang trong mình những day dứt đạo đức, sự giằng xé trong tâm can. Không chỉ trong tác phẩm “ Tống biệt hành”, nhiều tác phẩm cũng khai thác đời sống và con người trên những phương diện mới mẻ của thời đại. Trong thời đại mang tinh thần sử thi, tác phẩm “Tây Tiến” (Quang Dũng) đã khai thác hình tượng người lính thật hào hùng nhưng cũng thật xót xa đau lòng, ông cho rằng những người lính không phải là những cỗ máy chiến tranh, họ cũng là những con người bình thường, có thể nhớ nhung, buồn đau, có thể chết… Trong “Màu tím hoa sim”(Hữu Loan) cũng vậy, nỗi đau:
“Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh”
của người lính là nỗi đau có tính quảng đại, nó không chỉ là nỗi đau của chiến tranh, nó còn là nỗi đau của một người chồng, một người cha trên khắp đất nước thời đại ấy... Phải chăng, trong nỗi cô đơn, người nghệ sĩ đã trở thành “người mở đường” để mở ra những chân trời mới, giúp người đọc có một cái nhìn mới lạ về cuộc sống quen thuộc thường ngày, nuôi dưỡng tình yêu cuộc đời cho con người?
Cô đơn là hành trình tìm kiếm bản thân, ghi lại dấu ấn cá nhân, góp phần hình thành phong cách nhà văn, có thể cùng một chủ đề nhưng mỗi nhà văn lại có cái nhìn riêng biệt: Nguyễn Tuân nhìn con người trên bình diện nghệ thuật, Thạch Lam lại chú trọng đi sâu vào con người nội tâm với những biến thái tinh vi; Vũ Trọng Phụng đả kích dữ dội một xã hội méo mó không còn hình hài, thì Nam Cao lại thể hiện lòng tin ở tình người và tính người trong con người. Nỗi cô đơn của mỗi nghệ sĩ lại mang sắc thái khác nhau: có nỗi cô đơn cùng cực gay gắt tuyệt đối, có nỗi cô đơn lại man mác dịu dàng, có nỗi cô đơn lại bị giấu kín và nén chặt lại, để lại khoảng trống cho độc giả thể nghiệm và cảm nhận. Những nhà văn càng lớn càng có nhu cầu cô đơn, họ nghĩ sâu và cảm sâu đến mức không ai nghĩ tới được, họ có linh giác và trí tưởng tượng tuyệt vời. Yếu tố cô đơn cho phép họ có khả năng cảm nhận sự vận động của thế giới, dự báo được những xu hướng triển diễn của hiện thực. Giống như tác phẩm “Rừng Nauy” nhuộm màu sắc của cô đơn, tác giả Haruki Murakami đã xoáy sâu vào những hoang mang, mơ hồ, bi ai và mất mát của những người trẻ tuổi, để dự báo về cái chết tâm hồn của thế hệ trẻ nếu thế giới tinh thần của họ không được nâng đỡ đúng cách. Hay đến với tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy đại dương”, chúng ta thấy chỉ trong nỗi cô đơn, tác giả mới viết ra được những trang văn có dự báo khả năng vô hạn của con người trong tương lai một cách chân thực và sinh động đến thế. Nỗi cô đơn thúc đẩy trí tuệ, khả năng liên tưởng và sáng tạo của nhà văn, đồng thời là chất xúc tác để người sáng tạo đi trước thời đại, tạo tiền đề cho sự phát triển của nhân loại.
Cô đơn trong quá trình viết không có nghĩa là nhà văn sống cô đơn. Trong sự tĩnh lặng sáng tác, nhà văn sống với vô vàn số phận người trong tâm trí. Không chỉ sống cuộc đời của riêng mình, người nghệ sĩ còn sống cuộc đời của nhân loại, đau cùng đau, khóc cùng khóc, cùng rung động trước những biểu hiện của đời sống như trong câu nói: “Sống đã rồi hãy viết, hòa mình vào cuộc sống của nhân dân” (Nam Cao). hay như Albert Camus nói “Tôi không thấy việc sáng tạo nghệ thuật như là một thú vui trong cô đơn (…) Nghệ thuật không cho phép người nghệ sĩ tự tách mình ra, trái lại người nghệ sĩ phải tự tôi luyện mình trong sự giao lưu không ngừng với kẻ khác”. Nếu không có yếu tố này, tác phẩm văn chương sẽ chết yểu, bị trả về, phong kín như một phế phẩm tinh thần. Cô đơn trong sáng tạo không có nghĩa là nhà văn viết chỉ mình mình biết, mình mình hay, mà còn là để tìm kiếm sự đồng điệu từ độc giả bằng sự kết nối tình cảm chân thành nhất. Người đọc cũng cần phải rèn luyện giác quan sao cho nhạy bén, nâng cao tầm tiếp nhận của bản thân để hiểu được những gì tác giả muốn nói, trở thành người đồng sáng tạo với tác giả. Tôi nghĩ rằng, dù làm gì đi nữa, thì điều mà ta cần làm là lắng nghe và thấu hiểu cho những tâm hồn, chứ không phải là phán xét về sản phẩm tinh thần do người nghệ sĩ đã nỗ lực hết mình trong hành trình cô đơn để tạo ra.
Có thể thấy, cô đơn là yếu tố cốt tử để tạo nên một tác phẩm văn học chân chính, giúp ta nhìn rõ hơn được những chiều sâu trong cuộc sống cũng như trong thế giới con người, thúc đẩy các giác quan, cảm hứng, cảm xúc nội tại và đặc biệt là sự sáng tạo. Tôi thấy được mình trong nỗi cô đơn của những tác giả, thấu hiểu được những khổ đau, xót xa mà nhà văn đã nếm trải trong quá trình tạo ra tác phẩm văn chương. Nỗi cô đơn vĩ đại sẽ làm cho một tác phẩm nghệ thuật có thể khẳng định vị trí của mình trong dòng thời gian đầy khắc nghiệt, đầy vô thường.