“Tích tắc! …Tích tắc! ... Tích tắc!...” ba giây cuối cùng của một ngày lại thứ thế chậm rãi mà trôi qua. Tưởng chừng như một giấc mơ, thế nhưng lại chẳng phải là giấc mơ, tôi đã lẩm nhẩm trong đầu không biết bao nhiêu là cái ba giây, thế nhưng lại chẳng thể chìm vào giấc ngủ. Người ta đếm cừu để chìm vào cơn mơ, còn kẻ mẫn cảm với thanh âm như tôi thì lại đếm tiếng kim đồng hồ, “con quỷ” ấy vẫn cứ đeo bám tôi kể cả khi tôi nhắm mắt, “phải làm sao thì nó mới chịu buông tha cho tôi nhỉ?” Tôi đã luôn tự hỏi chính mình như vậy.
Bạn có bao giờ tự suy tư như tôi không, chứng mất ngủ về đêm khiến tôi đăm chiêu khá nhiều câu chuyện thú vị của cuộc đời mà tôi cá rằng bạn chẳng bao giờ để ý, rằng tại sao bạn lại thích những giai điệu của âm nhạc mà lại chán ghét những tạp âm ngoài đường phố: tiếng karaoke của ông chú hàng xóm bụng bia, tiếng xe bóp còi tin tin, tiếng trẻ con nô đùa trước sân nhà bạn,... Trong khi chính bạn cũng phải nhận định rằng, dù cho có bao nhiêu thứ âm thanh đi chăng nữa, nó cũng chỉ được tạo ra bằng bảy nốt nhạc, vậy tại sao bạn lại thích thú và say mê với thứ âm nhạc ngày càng đổi mới mà lại vô cùng bực dọc với thứ âm thanh đường phố bạn đã nghe mòn cả tai hơn chục năm? Điều này thực sự đã khiến cho tôi thức trắng cả đêm để nghĩ đấy. Đó chỉ là một trong hàng ngàn những suy tư về đêm của tôi, thật đáng buồn cười rằng thời gian động não tôi dành cho việc học còn chẳng bằng một phần quỹ thời gian suy tư của tôi. Nhưng chẳng trách được, vì đó là cách duy nhất tôi chống chọi với căn bệnh trầm cảm.
“Không thuốc, không khám, không điều trị” là những thứ bạn không nên có khi đối mặt với căn bệnh trầm cảm. Thế mà tôi lại có đủ, tôi nghĩ khi tôi viết ra những dòng này, nhiều độc giả cũng sẽ đồng cảm với tôi. “Kẻ ngu nào mà lại bỏ ra một khoản phí trị liệu tinh thần với giá ngang với chữa bệnh ung thư chứ”, đó là suy nghĩ của tôi trước khi tôi mắc phải căn bệnh này. Quả báo có vẻ đến sớm hơn tôi dự đoán, nên giờ đây, bất kể ngày hay đêm nó vẫn giày vò tôi đến sức cùng lực kiệt.
Ba mẹ tôi đúng chuẩn là phụ huynh Châu Á kiểu mẫu, không bao giờ có khái niệm về bệnh tâm lý, thế nên tôi cũng chẳng buồn bày tỏ cảm xúc của mình với họ. “Không bày tỏ cảm xúc” ý tôi không phải là giữ một khuôn mặt lạnh lùng, không cảm xúc với bố mẹ, mà là trái ngược lại, tôi luôn cười tươi mỗi khi nói chuyện với họ, vẫn chuyện trò vui vẻ, tôi cố gắng kiếm một, hai câu chuyện học trò để có mà kể cho họ nghe, thế nhưng trong nội tâm mình, chỉ tôi biết rõ bản thân mình không thực sự vui vẻ một cách chân thành. Như ngày hôm nay cũng vậy, tôi trò chuyện với họ về kỳ nghỉ Tết năm nay, gia đình tôi sẽ về quê ăn tết, lần đầu tiên sau 14 năm tôi được về quê vào dịp tết, đa phần tôi chỉ về vào hè. Về quê cũng chẳng vui vẻ gì cho kham, chẳng có anh chị em để chơi bời, vì mẹ tôi sinh con muộn nên anh chị em họ đa phần đều đi làm cả rồi, chỉ phần ít là còn đi học, vậy nên đối với tôi về quê chỉ đơn giản là chuyển chỗ ngủ. Thế nhưng năm nay khác với mọi năm, Tết ta năm nay bà ngoại tôi bắt tất cả con cháu đều phải về quê ăn tết đoàn viên. Chuyện là người già hay nghĩ lo xa, mặc dù ông bà ngoại tôi khá minh mẫn nhưng vẫn sợ ngày gần đất xa trời đã gần chạm tới, nên ra tuyên bố hùng hồn như vậy, con cháu bên ngoại tôi cũng coi như là có hiếu, đều đặt chuyến tàu từ sớm, cũng hóng tết đoàn viên ôn lại kỷ niệm thời thơ ấu. Nếu như là mọi năm, tôi vẫn giữ cho mình một cảm xúc nhất định khi đối diện với những loại chuyện bất ngờ kiểu này, nhưng không hiểu sao năm nay tôi lại có cho mình một cảm giác nhen nhóm:”Có thể chuyến về quê này có thể giúp mình tự chữa lành được căn bệnh chó má này, có thể nó sẽ vực dậy được niềm vui thực sự mà mình đã đánh mất bấy lâu nay, có thể mình sẽ lại có ý chí hơn, động lực hơn, có thể…”. Hàng loạt ý nghĩ “có thể” tràn ngập vào suy tư của tôi.
Suy nghĩ như vậy không phải là vì bất chợt, đó là vì những ký ức về thời thơ ấu năm sáu tuổi đón tết cùng ông bà trong tôi lại ùa về, có mai, đào, có rất nhiều anh chị em cùng chơi với tôi, tiếng quát mắng của ông ngoại khi chúng tôi quá ư là nghịch ngợm một lần nữa khơi gợi sức sống tiềm ẩn trong tôi, tiếng bà ngoại gọi với tôi về ăn bữa cơm tết khi tôi ham chơi quá độ, tiếng trò chuyện của mợ Tan ôn lại kỷ niệm về những ngày tháng gia đình cậu mợ còn ở thành phố, tiếng bác Chiến kể lại chiến tích ra khơi của bác ở Bắc Ninh, tiếng cười rôm rả của đám con nít bọn tôi khi chơi bầu cua tôm cá. Thế nhưng, cái tôi thực sự nhớ nhất là bàn tay của bà nội.
Trong ký ức của tôi, dáng người bà nội nho nhỏ, miệng nhai trầu, lưng gù gù, giọng nói của nội ngọt ngào, nhẹ nhàng hơn mẹ tôi nhiều, thuở nhỏ, tôi đòi gì bà nội cũng mua cho tôi, vậy nên tôi yêu bà lắm, lòng thầm dặn lớn lên nhất định đứa cháu này sẽ báo hiếu cho bà đầu tiên.
Mỗi dịp tôi về, bà thường nắm tay tôi, dắt tôi đi chào khắp xóm, bà vui đến híp cả mặt, nói mãi một câu:” Cái Hân nó đi cả năm trời, mãi mới được dịp cháu tôi nó về thăm tôi đấy, bà nom nó xinh chưa này”, mỗi lần nhìn bà tự hào khoe cháu như vậy, lòng tôi cũng vui lây, chả trách được, con nít đứa nào mà chẳng thích được khen, huống hồ còn được khen đi khen lại cả chục lần.
Thế mà chuyện chẳng ngờ đã xảy đến, bà nội tôi bị tai biến, chân tay chẳng thể cử động, nằm mãi trên giường chẳng chịu chơi với tôi mỗi dịp hiếm hoi tôi được về quê. Thuở ấy còn nhỏ, chưa nghĩ được nhiều, tôi chỉ nghĩ nội bị bệnh chốc cái rồi sẽ hết như cơn sốt chuyển mùa mà tôi hay mắc phải mỗi khi tết đến, trớ trêu thay là đời người chẳng đơn giản như suy nghĩ của một đứa trẻ lên sáu, bà nội tôi qua đời vào một ngày cuối đông, cận tết, sau ba năm chống chọi với căn bệnh quái ác ấy. Vài năm sau đó, ông nội tôi cũng đi theo bà.
Tôi không gần gũi với ông nội như bà nội, trong tuổi thơ tôi, ông nội rất ít nói, đa phần thời gian tôi bắt gặp, tôi đều thấy ông đăm chiêu nhìn vào xa xăm, cùng với đó là điếu thuốc lào lúc nào cũng vắt vảnh trên tay. Ông không biểu lộ nhiều cảm xúc, nhưng tôi vẫn cảm nhận được sự ấm áp mà ông dành cho tôi. Vậy nên từ sau khi ông bà nội mất, nhà tôi cũng hiếm khi về lại quê vào dịp tết, tôi cũng dần quên mất hình bóng của ông bà nội. Cho đến ngày hôm nay, khi nghe tin nhà tôi sẽ về quê ăn tết, lòng tôi lại rạo rực như thuở nhỏ, tôi nhớ sao mùi hương của sự trong lành mà chỉ khi về quê tôi mới ngửi thấy được, em tôi và tôi vẫn hay đùa rằng: “Ở thành phố toàn mùi bụi, mùi không khí ở quê trong lành và yên bình hơn nhiều mẹ ạ”, tôi cũng nhớ cả vườn quất sai quả nhà ông ngoại, nhớ cánh đồng lúa khi đi từ nhà ngoại sang nhà nội, nhớ tiếng quan họ từ đài nhà ai đó, khác với tiếng ca vọng cổ tôi vẫn thường nghe ở trong Nam, nhớ cả cái tiết trời se lạnh chỉ muốn co rúm trong chăn của tết Bắc. Mọi thứ cứ từ từ mở ra trước mắt tôi, nhớ cảnh gói bánh chưng cùng gia đình, tay chân tôi vụng về, chẳng gói được nhiều nhưng tôi vẫn hăng hái xung phong gói mãi.
Tôi cũng nhớ cả ông bà nội, có lẽ ông bà vẫn luôn dõi theo tôi ở một góc nào đó của mùi hương ngày tết, ai đó đã từng nói:”Con người ta chỉ mất đi khi thế gian không còn ai nhớ về họ”, và bất cứ ai trong chúng ta, khi trải qua sự mất mát, cũng hay mãi nhớ đến câu nói này, để coi như một sự an ủi, và có lẽ trong cái tết đoàn viên sắp tới, tôi cũng sẽ đón tết cùng ông bà nội thôi, vì trong lòng tôi ông bà mãi là một phần ký ức tuổi thơ tươi đẹp mà tôi chẳng thể nào xóa nhòa.
Vậy nên, ai còn cha mẹ, còn ông bà, những dịp tết hãy về thăm họ, ăn bữa tết đoàn viên, vì ta còn trẻ, ta còn nhiều mối quan hệ, nhiều sự lựa chọn. Nhưng bạn tôi ơi, họ chỉ còn mỗi bạn thôi. Đôi khi hãy dừng lại một chút để suy tư:”Liệu năm sau, bạn có còn được đón tết cùng cha, cùng mẹ, cùng ông bà như thuở mới lớn được nữa không?” Còn tôi, mong rằng sau chuyến về quê đón tết lần này, tôi sẽ lại được quay về là một cô gái lạc quan, yêu đời hơn là một kẻ suy tư vẩn vơ vào lúc nửa đêm, nhỉ?
Bạn có bao giờ tự suy tư như tôi không, chứng mất ngủ về đêm khiến tôi đăm chiêu khá nhiều câu chuyện thú vị của cuộc đời mà tôi cá rằng bạn chẳng bao giờ để ý, rằng tại sao bạn lại thích những giai điệu của âm nhạc mà lại chán ghét những tạp âm ngoài đường phố: tiếng karaoke của ông chú hàng xóm bụng bia, tiếng xe bóp còi tin tin, tiếng trẻ con nô đùa trước sân nhà bạn,... Trong khi chính bạn cũng phải nhận định rằng, dù cho có bao nhiêu thứ âm thanh đi chăng nữa, nó cũng chỉ được tạo ra bằng bảy nốt nhạc, vậy tại sao bạn lại thích thú và say mê với thứ âm nhạc ngày càng đổi mới mà lại vô cùng bực dọc với thứ âm thanh đường phố bạn đã nghe mòn cả tai hơn chục năm? Điều này thực sự đã khiến cho tôi thức trắng cả đêm để nghĩ đấy. Đó chỉ là một trong hàng ngàn những suy tư về đêm của tôi, thật đáng buồn cười rằng thời gian động não tôi dành cho việc học còn chẳng bằng một phần quỹ thời gian suy tư của tôi. Nhưng chẳng trách được, vì đó là cách duy nhất tôi chống chọi với căn bệnh trầm cảm.
“Không thuốc, không khám, không điều trị” là những thứ bạn không nên có khi đối mặt với căn bệnh trầm cảm. Thế mà tôi lại có đủ, tôi nghĩ khi tôi viết ra những dòng này, nhiều độc giả cũng sẽ đồng cảm với tôi. “Kẻ ngu nào mà lại bỏ ra một khoản phí trị liệu tinh thần với giá ngang với chữa bệnh ung thư chứ”, đó là suy nghĩ của tôi trước khi tôi mắc phải căn bệnh này. Quả báo có vẻ đến sớm hơn tôi dự đoán, nên giờ đây, bất kể ngày hay đêm nó vẫn giày vò tôi đến sức cùng lực kiệt.
Ba mẹ tôi đúng chuẩn là phụ huynh Châu Á kiểu mẫu, không bao giờ có khái niệm về bệnh tâm lý, thế nên tôi cũng chẳng buồn bày tỏ cảm xúc của mình với họ. “Không bày tỏ cảm xúc” ý tôi không phải là giữ một khuôn mặt lạnh lùng, không cảm xúc với bố mẹ, mà là trái ngược lại, tôi luôn cười tươi mỗi khi nói chuyện với họ, vẫn chuyện trò vui vẻ, tôi cố gắng kiếm một, hai câu chuyện học trò để có mà kể cho họ nghe, thế nhưng trong nội tâm mình, chỉ tôi biết rõ bản thân mình không thực sự vui vẻ một cách chân thành. Như ngày hôm nay cũng vậy, tôi trò chuyện với họ về kỳ nghỉ Tết năm nay, gia đình tôi sẽ về quê ăn tết, lần đầu tiên sau 14 năm tôi được về quê vào dịp tết, đa phần tôi chỉ về vào hè. Về quê cũng chẳng vui vẻ gì cho kham, chẳng có anh chị em để chơi bời, vì mẹ tôi sinh con muộn nên anh chị em họ đa phần đều đi làm cả rồi, chỉ phần ít là còn đi học, vậy nên đối với tôi về quê chỉ đơn giản là chuyển chỗ ngủ. Thế nhưng năm nay khác với mọi năm, Tết ta năm nay bà ngoại tôi bắt tất cả con cháu đều phải về quê ăn tết đoàn viên. Chuyện là người già hay nghĩ lo xa, mặc dù ông bà ngoại tôi khá minh mẫn nhưng vẫn sợ ngày gần đất xa trời đã gần chạm tới, nên ra tuyên bố hùng hồn như vậy, con cháu bên ngoại tôi cũng coi như là có hiếu, đều đặt chuyến tàu từ sớm, cũng hóng tết đoàn viên ôn lại kỷ niệm thời thơ ấu. Nếu như là mọi năm, tôi vẫn giữ cho mình một cảm xúc nhất định khi đối diện với những loại chuyện bất ngờ kiểu này, nhưng không hiểu sao năm nay tôi lại có cho mình một cảm giác nhen nhóm:”Có thể chuyến về quê này có thể giúp mình tự chữa lành được căn bệnh chó má này, có thể nó sẽ vực dậy được niềm vui thực sự mà mình đã đánh mất bấy lâu nay, có thể mình sẽ lại có ý chí hơn, động lực hơn, có thể…”. Hàng loạt ý nghĩ “có thể” tràn ngập vào suy tư của tôi.
Suy nghĩ như vậy không phải là vì bất chợt, đó là vì những ký ức về thời thơ ấu năm sáu tuổi đón tết cùng ông bà trong tôi lại ùa về, có mai, đào, có rất nhiều anh chị em cùng chơi với tôi, tiếng quát mắng của ông ngoại khi chúng tôi quá ư là nghịch ngợm một lần nữa khơi gợi sức sống tiềm ẩn trong tôi, tiếng bà ngoại gọi với tôi về ăn bữa cơm tết khi tôi ham chơi quá độ, tiếng trò chuyện của mợ Tan ôn lại kỷ niệm về những ngày tháng gia đình cậu mợ còn ở thành phố, tiếng bác Chiến kể lại chiến tích ra khơi của bác ở Bắc Ninh, tiếng cười rôm rả của đám con nít bọn tôi khi chơi bầu cua tôm cá. Thế nhưng, cái tôi thực sự nhớ nhất là bàn tay của bà nội.
Trong ký ức của tôi, dáng người bà nội nho nhỏ, miệng nhai trầu, lưng gù gù, giọng nói của nội ngọt ngào, nhẹ nhàng hơn mẹ tôi nhiều, thuở nhỏ, tôi đòi gì bà nội cũng mua cho tôi, vậy nên tôi yêu bà lắm, lòng thầm dặn lớn lên nhất định đứa cháu này sẽ báo hiếu cho bà đầu tiên.
Mỗi dịp tôi về, bà thường nắm tay tôi, dắt tôi đi chào khắp xóm, bà vui đến híp cả mặt, nói mãi một câu:” Cái Hân nó đi cả năm trời, mãi mới được dịp cháu tôi nó về thăm tôi đấy, bà nom nó xinh chưa này”, mỗi lần nhìn bà tự hào khoe cháu như vậy, lòng tôi cũng vui lây, chả trách được, con nít đứa nào mà chẳng thích được khen, huống hồ còn được khen đi khen lại cả chục lần.
Thế mà chuyện chẳng ngờ đã xảy đến, bà nội tôi bị tai biến, chân tay chẳng thể cử động, nằm mãi trên giường chẳng chịu chơi với tôi mỗi dịp hiếm hoi tôi được về quê. Thuở ấy còn nhỏ, chưa nghĩ được nhiều, tôi chỉ nghĩ nội bị bệnh chốc cái rồi sẽ hết như cơn sốt chuyển mùa mà tôi hay mắc phải mỗi khi tết đến, trớ trêu thay là đời người chẳng đơn giản như suy nghĩ của một đứa trẻ lên sáu, bà nội tôi qua đời vào một ngày cuối đông, cận tết, sau ba năm chống chọi với căn bệnh quái ác ấy. Vài năm sau đó, ông nội tôi cũng đi theo bà.
Tôi không gần gũi với ông nội như bà nội, trong tuổi thơ tôi, ông nội rất ít nói, đa phần thời gian tôi bắt gặp, tôi đều thấy ông đăm chiêu nhìn vào xa xăm, cùng với đó là điếu thuốc lào lúc nào cũng vắt vảnh trên tay. Ông không biểu lộ nhiều cảm xúc, nhưng tôi vẫn cảm nhận được sự ấm áp mà ông dành cho tôi. Vậy nên từ sau khi ông bà nội mất, nhà tôi cũng hiếm khi về lại quê vào dịp tết, tôi cũng dần quên mất hình bóng của ông bà nội. Cho đến ngày hôm nay, khi nghe tin nhà tôi sẽ về quê ăn tết, lòng tôi lại rạo rực như thuở nhỏ, tôi nhớ sao mùi hương của sự trong lành mà chỉ khi về quê tôi mới ngửi thấy được, em tôi và tôi vẫn hay đùa rằng: “Ở thành phố toàn mùi bụi, mùi không khí ở quê trong lành và yên bình hơn nhiều mẹ ạ”, tôi cũng nhớ cả vườn quất sai quả nhà ông ngoại, nhớ cánh đồng lúa khi đi từ nhà ngoại sang nhà nội, nhớ tiếng quan họ từ đài nhà ai đó, khác với tiếng ca vọng cổ tôi vẫn thường nghe ở trong Nam, nhớ cả cái tiết trời se lạnh chỉ muốn co rúm trong chăn của tết Bắc. Mọi thứ cứ từ từ mở ra trước mắt tôi, nhớ cảnh gói bánh chưng cùng gia đình, tay chân tôi vụng về, chẳng gói được nhiều nhưng tôi vẫn hăng hái xung phong gói mãi.
Tôi cũng nhớ cả ông bà nội, có lẽ ông bà vẫn luôn dõi theo tôi ở một góc nào đó của mùi hương ngày tết, ai đó đã từng nói:”Con người ta chỉ mất đi khi thế gian không còn ai nhớ về họ”, và bất cứ ai trong chúng ta, khi trải qua sự mất mát, cũng hay mãi nhớ đến câu nói này, để coi như một sự an ủi, và có lẽ trong cái tết đoàn viên sắp tới, tôi cũng sẽ đón tết cùng ông bà nội thôi, vì trong lòng tôi ông bà mãi là một phần ký ức tuổi thơ tươi đẹp mà tôi chẳng thể nào xóa nhòa.
Vậy nên, ai còn cha mẹ, còn ông bà, những dịp tết hãy về thăm họ, ăn bữa tết đoàn viên, vì ta còn trẻ, ta còn nhiều mối quan hệ, nhiều sự lựa chọn. Nhưng bạn tôi ơi, họ chỉ còn mỗi bạn thôi. Đôi khi hãy dừng lại một chút để suy tư:”Liệu năm sau, bạn có còn được đón tết cùng cha, cùng mẹ, cùng ông bà như thuở mới lớn được nữa không?” Còn tôi, mong rằng sau chuyến về quê đón tết lần này, tôi sẽ lại được quay về là một cô gái lạc quan, yêu đời hơn là một kẻ suy tư vẩn vơ vào lúc nửa đêm, nhỉ?
Cuộc thi viết "Mùa tết" Văn Học Trẻ 2023
Truyện ngắn - Tết
NNH
Truyện ngắn - Tết
NNH
- Từ khóa
- nnh tết - cảm xúc và hồi ức