Nước ta, thể thơ lục bát đã gắn liền từ ngày còn nằm nôi nghe lời hát ru êm dịu của mẹ, mang cái ý, cái tình, cái dân dã được đúc kết qua ngàn đời, từ sâu trong tâm thức người Việt.
Lục bát là một thể thơ của Việt Nam, đúng như tên gọi, một cặp câu thơ cơ bản gồm một câu sáu âm tiết và một câu tám âm tiết, phối vần với nhau. Một bài thơ lục bát gồm nhiều câu tạo thành không hạn chế số câu.
Dân gian ta ngày xưa có câu:
“Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta.”
Thể thơ lục bát có số âm tiết ở mỗi dòng không thay đổi (câu lục: 6 âm tiết, câu bát: 8 âm tiết).
“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.”
Nhịp phổ biến trong lục bát là nhịp chẵn 2/4 (hoặc 2/2/2, 4/2), 4/4 (hoặc 2/2/4, 4/2/2, 2/2/2/2).
Nhịp chẵn:
“Trời mưa ướt bụi,/ ướt bờ
Ướt cây,/ ướt lá,/ ai ngờ ướt em.”
“Bây giờ/ mận mới/ hỏi đào,
Vườn hồng/ đã có/ ai vào/ hay chưa?
Mận hỏi/ thì đào/ xin thưa,
Vườn hồng/ có lối/ nhưng chưa/ ai vào.”
Bên cạnh nhịp chẵn, còn có phổ nhịp lẻ nhằm diễn đạt những trắc trở, đột ngột hoặc cảm xúc khác thường, tâm trạng bất định:
“Sông cách sông,/ thuỷ cách thuỷ
Em se sợi chỉ em bắc cây cầu
Để cho anh sang mà giảm mối sầu tương tư.”
Ở các câu thơ lục bát, có những vị trí gieo vần cố định, ví như âm tiết cuối của câu lục hiệp với âm sáu của câu bát, âm tiết thứ tám của câu bát hiệp với âm tiết thứ sáu của câu lục tiếp theo.
Vần bằng: Tiếng thứ 6 của câu lục, tiếng thứ 6 và 8 của câu bát (các tiếng thứ 4,6,8 nhất thiết phải theo trắc bằng cố định, riêng tiếng thứ 2 có thể linh động)
“Đường xa thì thật là xa
Mượn người làm mối cho ta một người
Một người mười chín đôi mươi
Một người vừa đẹp vừa tươi như mình”
Vần trắc:
“Tò vò mà nuôi con nhện
Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi.”
Ở đây, “nhện” và “quện” gieo vần với nhau.
Vần lưng:
“Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.”
“Ơi” và “trời” gieo vần với nhau.
Thể thơ lục bát diễn đạt hiệu quả cảm xúc vốn rất phong phú của con người. Vì vậy mà lục bát ca dao, dân ca trong những câu hò, câu hát ru khiến trái tim ta thổn thức nhớ về những ngày đã cũ, những tâm hồn hướng thiện cùng tấm lòng ấp ủ mà con người dân gian xưa đã góp nhặt lại, truyền đến muôn đời sau. Trong kí ức mỗi người, những ngày nắng hè, gió nhẹ thoảng bên hiên, vang lên câu ca:
“Gió mùa thu, mẹ ru con ngủ
Năm canh chầy thức đủ vừa năm.”
Tài liệu tham khảo:
Nguyễn Xuân Kính (2004), "Thi pháp ca dao", NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
Lục bát là một thể thơ của Việt Nam, đúng như tên gọi, một cặp câu thơ cơ bản gồm một câu sáu âm tiết và một câu tám âm tiết, phối vần với nhau. Một bài thơ lục bát gồm nhiều câu tạo thành không hạn chế số câu.
Dân gian ta ngày xưa có câu:
“Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta.”
Thể thơ lục bát có số âm tiết ở mỗi dòng không thay đổi (câu lục: 6 âm tiết, câu bát: 8 âm tiết).
“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.”
Nhịp phổ biến trong lục bát là nhịp chẵn 2/4 (hoặc 2/2/2, 4/2), 4/4 (hoặc 2/2/4, 4/2/2, 2/2/2/2).
Nhịp chẵn:
“Trời mưa ướt bụi,/ ướt bờ
Ướt cây,/ ướt lá,/ ai ngờ ướt em.”
“Bây giờ/ mận mới/ hỏi đào,
Vườn hồng/ đã có/ ai vào/ hay chưa?
Mận hỏi/ thì đào/ xin thưa,
Vườn hồng/ có lối/ nhưng chưa/ ai vào.”
Bên cạnh nhịp chẵn, còn có phổ nhịp lẻ nhằm diễn đạt những trắc trở, đột ngột hoặc cảm xúc khác thường, tâm trạng bất định:
“Sông cách sông,/ thuỷ cách thuỷ
Em se sợi chỉ em bắc cây cầu
Để cho anh sang mà giảm mối sầu tương tư.”
Ở các câu thơ lục bát, có những vị trí gieo vần cố định, ví như âm tiết cuối của câu lục hiệp với âm sáu của câu bát, âm tiết thứ tám của câu bát hiệp với âm tiết thứ sáu của câu lục tiếp theo.
Vần bằng: Tiếng thứ 6 của câu lục, tiếng thứ 6 và 8 của câu bát (các tiếng thứ 4,6,8 nhất thiết phải theo trắc bằng cố định, riêng tiếng thứ 2 có thể linh động)
“Đường xa thì thật là xa
Mượn người làm mối cho ta một người
Một người mười chín đôi mươi
Một người vừa đẹp vừa tươi như mình”
Vần trắc:
“Tò vò mà nuôi con nhện
Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi.”
Ở đây, “nhện” và “quện” gieo vần với nhau.
Vần lưng:
“Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.”
“Ơi” và “trời” gieo vần với nhau.
Thể thơ lục bát diễn đạt hiệu quả cảm xúc vốn rất phong phú của con người. Vì vậy mà lục bát ca dao, dân ca trong những câu hò, câu hát ru khiến trái tim ta thổn thức nhớ về những ngày đã cũ, những tâm hồn hướng thiện cùng tấm lòng ấp ủ mà con người dân gian xưa đã góp nhặt lại, truyền đến muôn đời sau. Trong kí ức mỗi người, những ngày nắng hè, gió nhẹ thoảng bên hiên, vang lên câu ca:
“Gió mùa thu, mẹ ru con ngủ
Năm canh chầy thức đủ vừa năm.”
Tài liệu tham khảo:
Nguyễn Xuân Kính (2004), "Thi pháp ca dao", NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.