Trong bài nghị luận văn học, mảng truyện ngắn, kịch kí, tùy bút thì chúng ta vẫn hoàn toàn đưa ra thơ ca để liên kết văn bản, kết nối chúng trên cơ sở tương đồng hoặc khác biệt. So với nhận định, thơ ca có phần dễ thuộc, dễ nhớ hơn, giúp bài viết bay bổng hơn nên việc đưa thơ ca mở rộng vào bài văn nghị luận văn học sẽ giúp bài viết được bay bổng, sâu sắc…
1. Dẫn chứng thơ trong sự tương đồng với đề tài
Ví dụ với Vợ chồng A Phủ, Tiếng hát con tàu, Người lái đò sông Đà, với đề tài về cuộc sống con người Tây Bắc, Việt Bắc thì chúng ta có thể chọn thơ ca viết về các vùng đất này để liên hệ luôn.
Một số đoạn như sau:
Ta lại về những nẻo đường quen thuộc
Vẫn như xưa mà đã khác hơn xưa
Việt Bắc ơi, bồn chồn chân bước
Ta nhớ mình như đất hạn nhớ mưa.
(Gửi Việt Bắc – Hoàng Trung Thông)
Bên này vực thắm phủ đầy mù sương
Tiếng reo róc rách bên đường
Tiếng con suối nhỏ như đương hát chào
Đường lên Tây Bắc vui sao
Đường lên Tây Bắc – Phạm Đình Nhân)
2. Dẫn chứng thơ trong sự tương đồng về hình ảnh, chi tiết
Trong truyện hay có những chi tiết mà ở đó người nghệ sĩ rất “dụng công” miêu tả và gửi gắm ý đồ nghệ thuật. Các bạn hoàn toàn có thể liên hệ mở rộng chúng lại với nhau.Ví dụ khi viết về giọt nước mắt của bà cụ Tứ, các bạn có thể liên hệ với những vần thơ sau:
Tuổi già hạt lệ như sương
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan.
(Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến)
Buổi chiều ấy, Mẹ đùa vui
Hàm răng đen lánh mẹ cười thản nhiên
Tích bao đau yếu ưu phiền
Tích bao cay đắng làm nên điệu cười…
Giá như Mẹ khóc Mẹ ơi
Nỗi con xa xót nhẹ vơi một phần…
(Giá như mẹ khóc – Nguyễn Trung Thu)
3. Dẫn chứng thơ hướng tới mục đích về nhà văn, chức năng văn chương
Sử dụng những quan niệm lý luận văn học được viết bằng thơ vì nó rất dễ nhớ dễ thuộc. Sáng tác văn chương không chỉ đơn giản là công việc “cố lấy hồn tôi để hiểu hồn người” mà còn là một sự “cứu rỗi”. Cứu cho kiếp nhân sinh bị đẩy đến “cùng đường tuyệt lộ”, thức tỉnh con người trên hành trình đi đến chân – thiện – mỹ. Mà có rất nhiều thơ ca viết về điều này , chỉ cần linh hoạt chút là có thể linh hoạt được:
Người dưới vực sâu cứu kẻ trên bờ
Nếu dưới vực sâu còn dũng khí
Tôi trong đau vẫn làm viên muối bể
Để mặn lòng cho kẻ muốn vô tư.
(Chế Lan Viên – Ánh sáng và phù sa)
Cõi đời hôn lên hồn tôi nỗi đau thương
Và đòi hỏi tôi đáp lại bằng lời ca tiếng hát.
(Tagore)
Anh đã sống hết mình, cái chết chịu thua anh
Anh vĩ đại và tận cùng trung thực
Vạch cái xấu và vun cái tốt, phân minh.
(Raxun Gamgator)
4. Dẫn chứng thơ trong sự tương đồng về nhà thơ hiện đại
Các tác phẩm trong cùng một thời kì (dù là thơ hay truyện, kí) thì ít nhiều cũng sẽ phản ánh nhịp sống, hiện thực thời đại. Nên là ví như khi phân tích cuộc sống của những con người trong thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa trong tùy bút Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân, mọi người có thể liên hệ với những vẫn thơ của Tố Hữu:
Yêu biết mấy, những con đường đi tới
Hai cánh tay như hai cánh bay lên
Ngực dóm đón những phong ba dữ dội
Chân đạp bùn không sợ các loài sên!
(Mùa thu tới – Tố Hữu)
Hoặc với Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, mọi người có thể liên hệ với thơ ca cùng thời kì sau 1975, nhìn nhận lại sự thực, phản ánh những biến động phức tạp của con người và cuộc đời:
Đời đâu phải thị trường nhân phẩm
Gian ác mang mặt nạ thánh hiền
Tình nghĩa cũng theo thời lạnh ấm
Bạc vàng đo giá trị, sang hèn?
(Chân trời mới)
THƠ CA/ NHẬN ĐỊNH MỞ RỘNG CHO CÁC TÁC PHẨM NGỮ VĂN 12
Thơ ca mở rộng cho tác phẩm Ngữ Văn 12
Thơ ca mở rộng cho tác phẩm Ngữ Văn 12
1. Dẫn chứng thơ trong sự tương đồng với đề tài
Ví dụ với Vợ chồng A Phủ, Tiếng hát con tàu, Người lái đò sông Đà, với đề tài về cuộc sống con người Tây Bắc, Việt Bắc thì chúng ta có thể chọn thơ ca viết về các vùng đất này để liên hệ luôn.
Một số đoạn như sau:
Ta lại về những nẻo đường quen thuộc
Vẫn như xưa mà đã khác hơn xưa
Việt Bắc ơi, bồn chồn chân bước
Ta nhớ mình như đất hạn nhớ mưa.
(Gửi Việt Bắc – Hoàng Trung Thông)
Bên này vực thắm phủ đầy mù sương
Tiếng reo róc rách bên đường
Tiếng con suối nhỏ như đương hát chào
Đường lên Tây Bắc vui sao
Đường lên Tây Bắc – Phạm Đình Nhân)
2. Dẫn chứng thơ trong sự tương đồng về hình ảnh, chi tiết
Trong truyện hay có những chi tiết mà ở đó người nghệ sĩ rất “dụng công” miêu tả và gửi gắm ý đồ nghệ thuật. Các bạn hoàn toàn có thể liên hệ mở rộng chúng lại với nhau.Ví dụ khi viết về giọt nước mắt của bà cụ Tứ, các bạn có thể liên hệ với những vần thơ sau:
Tuổi già hạt lệ như sương
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan.
(Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến)
Buổi chiều ấy, Mẹ đùa vui
Hàm răng đen lánh mẹ cười thản nhiên
Tích bao đau yếu ưu phiền
Tích bao cay đắng làm nên điệu cười…
Giá như Mẹ khóc Mẹ ơi
Nỗi con xa xót nhẹ vơi một phần…
(Giá như mẹ khóc – Nguyễn Trung Thu)
3. Dẫn chứng thơ hướng tới mục đích về nhà văn, chức năng văn chương
Sử dụng những quan niệm lý luận văn học được viết bằng thơ vì nó rất dễ nhớ dễ thuộc. Sáng tác văn chương không chỉ đơn giản là công việc “cố lấy hồn tôi để hiểu hồn người” mà còn là một sự “cứu rỗi”. Cứu cho kiếp nhân sinh bị đẩy đến “cùng đường tuyệt lộ”, thức tỉnh con người trên hành trình đi đến chân – thiện – mỹ. Mà có rất nhiều thơ ca viết về điều này , chỉ cần linh hoạt chút là có thể linh hoạt được:
Người dưới vực sâu cứu kẻ trên bờ
Nếu dưới vực sâu còn dũng khí
Tôi trong đau vẫn làm viên muối bể
Để mặn lòng cho kẻ muốn vô tư.
(Chế Lan Viên – Ánh sáng và phù sa)
Cõi đời hôn lên hồn tôi nỗi đau thương
Và đòi hỏi tôi đáp lại bằng lời ca tiếng hát.
(Tagore)
Anh đã sống hết mình, cái chết chịu thua anh
Anh vĩ đại và tận cùng trung thực
Vạch cái xấu và vun cái tốt, phân minh.
(Raxun Gamgator)
4. Dẫn chứng thơ trong sự tương đồng về nhà thơ hiện đại
Các tác phẩm trong cùng một thời kì (dù là thơ hay truyện, kí) thì ít nhiều cũng sẽ phản ánh nhịp sống, hiện thực thời đại. Nên là ví như khi phân tích cuộc sống của những con người trong thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa trong tùy bút Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân, mọi người có thể liên hệ với những vẫn thơ của Tố Hữu:
Yêu biết mấy, những con đường đi tới
Hai cánh tay như hai cánh bay lên
Ngực dóm đón những phong ba dữ dội
Chân đạp bùn không sợ các loài sên!
(Mùa thu tới – Tố Hữu)
Hoặc với Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, mọi người có thể liên hệ với thơ ca cùng thời kì sau 1975, nhìn nhận lại sự thực, phản ánh những biến động phức tạp của con người và cuộc đời:
Đời đâu phải thị trường nhân phẩm
Gian ác mang mặt nạ thánh hiền
Tình nghĩa cũng theo thời lạnh ấm
Bạc vàng đo giá trị, sang hèn?
(Chân trời mới)
- Từ khóa
- nhận định tác phẩm ngữ văn 12 thơ ca