Tiểu sử của nhà thơ Nguyễn Khuyến

Tiểu sử của nhà thơ Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến sinh ngày 18 tháng giêng năm Ất Mùi (15/2/1835), hiệu là Quế Sơn, lúc nhỏ tên là Nguyễn Thắng. Ông sinh tại quê ngoại ở làng Văn Khê, tục gọi làng Ngòi, xã Hoàng Xá (nay thuộc xã Yên Trung), huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Nguyễn Khuyến xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, hai bên nội ngoại đều có truyền thống khoa bảng. Cha Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Khởi, thường gọi là Mền Khởi, đỗ ba khoá tú tài và làm nghề dạy học. Mẹ Nguyễn Khuyến là Trần Thị Thoan, con cụ Trần Công Trạc, từng đỗ sinh đồ (tú tài). Cụ bốn đời Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Mại, đỗ tiến sĩ, làm quan đến Hiến sát sự Thanh Hoá.
Năm 1843 (8 tuổi), Nguyễn Khuyến theo gia đình về quê nội ở làng Và (tên chữ là Vị Hạ), xã Yên Đổ (nay thuộc xã Trung Lương), huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

Thuở nhỏ, Nguyễn Khuyến học với cha. năm lên 8 tuổi, ông theo gia đình về sống ở quê nội ở làng Và, xã Yên Đỗ, huyện Bình Lục. Năm 1825, ông đi thi Hương lần thứ nhất cùng cha, song không đỗ. Năm sau, địa phương có dịch thương hàn, ông mắc bệnh suýt chết. Cha và em ruột, bố mẹ vợ chồng cùng nhiều họ hàng thân thuộc đều qua đời vì bạo bệnh. Gia đình ông lâm vào cảnh tiêu đều xơ xác, đời sống ngày càng đói rét. 1852, ông lấy cô Nguyễn Thị Lụa – con gái ông Nguyễn Gia Thung ở cùng làng rồi cùng cha đi thi Hương. Nhà nghèo, không tiền lai kinh, vợ ông phải 175 bán cái yếm được năm quan để chồng đi thi nhưng ông không đậu. Năm sau, cha chết vì thương hàn, ông muốn bỏ học đi dạy học nhưng mẹ ông không đồng ý. Hai người phụ nữ, một người mẹ 60 tuổi và moät người con dâu mới vẫn cặm cụi dệt vải thuê kiếm tiền nuôi con, nuôi chồng ăn học. nhưng trớ trêu thay, lận đận bao lần, đến năm 34tuổi, 7 lần thi chỉ một lần đậu Hương năm 1864. Sau đó, ông đổi tên thành Nguyễn Khuyến để tự khích lệ mình cố gắng dùi mài kinh sự. Sự kiên trì, cần cù, miệt mài ấy cuối cùng cũng được đền bù xứng đáng: Năm 36 tuổi, ông đỗ đầu khoa thi Hội, Đình, Hương, học vị hoàng giáp nên được vua Tự Đức ban cờ biểu và thêm 2 chữ Tam Nguyên. Từ đó người đời gọi ông là Tam Nguyên Yên Đỗ. Cuộc đời ông nằm gọn trong giai đoạn đất nước suy vong, lệ thuộc hoàn toàn và người Pháp. Ngày ông vinh quy, cả làng nao nức, vui mừng đi đón rước linh đình.

Nguyễn Khuyến bắt đầu ra làm quan và lần lượt giữ những chức vụ quan trọng như Đốc học Thanh Hoá, Án sát Quảng Bình, Bố chánh Quảng Nam, Thương biện Hà Nội, Sơn Hưng Tuyên Tổng đốc. Thế nhưng, sống trong một triều đại đã đến thời mục nát, tận mắt chứng kiến cảnh nô lệ, ông sinh lòng chán nản và viện cớ đau mắt nặng, Nguyễn Khuyến cáo quan vào năm 50 tuổi (1885) và về quê đạy học, vui thú điền viên. Đây cũng là một hành động chứng tỏ sự bất hợp tác của nhà thơ đối với triều đình và người Pháp. Ông mất năm 1909, thọ 75 tuổi.

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đặc biệt có tài về thơ Nôm và chính ở đây, thơ ông đặc biệt sắc sảo và sinh động. Con người của ông hiển hiện trong thơ khá chân thật, rõ ràng, nên thơ giữa ông và con người thật của Nguyễn Khuyến không có một sự cách biệt nào. Có thể nói, tên tuổi của ông, hình ảnh của ông đã đi vào lòng dân tộc thật đậm đà thân thương! Vì sao ư?

Nhà thơ là một con người, một tâm hồn thơ tiêu biểu cho bản sắc Việt Nam. Cái đặc tính dịu dàng, kín đáo, không ồn ào nhưng hóm hỉnh, trong sáng và sâu sắc, tế nhị, có lẽ là sản phẩm tinh thần độc đáo của xứ sở đồng bằng trồng lúa nước, xứ sở của những làng quê xanh ngắt với những lũy tre bao bọc xung quanh! Những đặc tính ấy đã từng làm say mê bao nhiêu du khách đến từ những đất nước xa xôi.

Mặc dù đã dự phần “bảng vàng bia đá nghìn thu”, nhưng Nguyễn Khuyến lúc nào cũng giữ nguyên vẹn phong cách của một người con của xứ làng quê ấy, sống chan hòa với những người “chân quê” giữa đồng đất quê hương. Minh chứng là một bức tranh sinh hoạt gần gũi, thấm đậm tình người trong “Bạn đến chơi nhà”, là người dân quê chân chất, tràn đầy sự trìu mến, thân thương, là sự tha thiết bi thương trước cảnh đói rét, nô lệ lầm than của người dân đất Việt, … Dù với hoàn cảnh nào thì thơ ông vẫn trung thành bản sắc Việt Nam. Cái bản sắc ấy hòa quyện vào thiên nhiên thật đặc sắc và hữu tình. Chỉ là cảnh nông thôn nghèo nàn xơ xác cũng sẽ là những tác phẩm Thơ - Họa tuyệt vời, làm rung động lòng người trong cái tình của Nguyễn Khuyến và bằng bút pháp điêu luyện của ông.

Nguồn: Sưu tầm
 
Từ khóa
bỏ học hà nam hóm hỉnh nhà nghèo quế sơn tam nguyên yên đổ thi hương thơ nôm văn khuê điêu luyện đốc học thanh hóa
619
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top