Tổng hợp tất tần tât các câu hỏi về bài thơ "Đồng chí"

Tổng hợp tất tần tât các câu hỏi về bài thơ "Đồng chí"

Các bạn học sinh sau khi tìm hiểu về bài thơ “Đồng chí” trong Ngữ Văn 9, tập 1 đã có rất nhiều câu hỏi gửi đến vanhoctre. Vì thế, bài viết này sẽ tổng hợp tất tần tật các câu hỏi cùng với câu trả lời để các bạn có thể hiểu và yêu thích bài thơ “Đồng chí” nhé!

TỔNG HỢP TẤT TẦN TẬT CÁC CÂU HỎI
VỀ BÀI THƠ “ĐỒNG CHÍ” – CHÍNH HỮU

Câu 1. Tác giả bài thơ "Đồng chí" là ai?

Câu 2. Bài thơ “Đồng chí” được viết theo thể thơ nào?

Câu 3. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đồng chí”?

Câu 4. Nội dung và nghệ thuật chính trong bài thơ “Đồng chí”

Câu 5 Tại sao tác giả đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là “Đồng chí”?

Câu 6. Hai câu thơ: Quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 7. Nêu một thành ngữ có trong bài thơ “Đồng chí” trên. Giải thích nghĩa của thành ngữ đó.

Câu 8. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”, nêu tác dụng của biện pháp đó.

Câu 9. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

Câu 10. Cấu trúc trong đoạn thơ: "Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh.../Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" có gì đặc biệt. Nêu hiệu quả của chúng trong việc thể hiện tình đồng chí giữa những người lính?

Câu 11. Trong câu thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, vì sao Chính Hữu lại dùng từ “chờ” mà không dùng từ “đợi”?

Câu 12. Viết một đoạn văn (khoảng 12 câu, theo cách quy nạp) nói rõ vẻ đẹp của hình tượng thơ ở ba câu thơ cuối bài “Đồng chí”.
 
Từ khóa
chính hữu hoàn cảnh sáng tác bài thơ đồng chí tình đồng đội của những người lính đồng chí
1K
2
6

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
TỔNG HỢP TẤT TẦN TẬT CÁC CÂU HỎI
VỀ BÀI THƠ “ĐỒNG CHÍ” – CHÍNH HỮU

ĐÁP ÁN

Câu 10.

- Cấu trúc trong đoạn thơ: "Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh.../Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" có cấu trúc song hành.
- Hiệu quả của việc sử dụng cấu trúc đó là: cấu trúc thể hiện những biểu hiện của tình đồng chí khi người lính chia sẻ với nhau những thiếu thốn.

Câu 11

Trong câu thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, Chính Hữu lại dùng từ “chờ” mà không dùng từ “đợi” vì: Đối diện cảnh núi rừng lạnh lẽo và hoang vu và hoàn cảnh chiến đấu nguy hiểm, những người lính cùng sát cánh bên cạnh nhau, đối mặt với hiểm nguy trong gang tấc cũng chính nơi đó sự sống cái chết cách nhau trong gang tấc. Họ luôn ở sẵn trong tâm thế chủ động, sẵn sàng “chờ giặc tới” thật hào hùng: những người lính sát cánh bên nhau vững chãi làm mờ đi khó khăn, nguy hiểm trực chờ phía trước của cuộc kháng chiến gian khổ.

Câu 12. https://forum.vanhoctre.com/threads/ve-dep-hinh-tuong-nguoi-linh-o-ba-cau-tho-cuoi-dong-chi.7498/
 

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
TỔNG HỢP TẤT TẦN TẬT CÁC CÂU HỎI
VỀ BÀI THƠ “ĐỒNG CHÍ” – CHÍNH HỮU

ĐÁP ÁN

Câu 8.

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu” là biện pháp điệp ngữ “súng” và “đầu”
Tác dụng: Gợi lên sự khắc nghiệt, nguy hiểm của chiến tranh (hình ảnh súng sẵn sàng chiến đấu) đồng thời thể hiện sự chung sức, cùng nhau đoàn kết chiến đấu.

Câu 9
- Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” sử dụng biện pháp tu từ: Hoán dụ kết hợp với nhân hóa.
- Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” tác giả dùng biện pháp tu từ nhân hóa (“giếng nước gốc đa” biết “nhớ người ra lính”. Cũng có thể xem đây là một hoán dụ, “giếng nước gốc đa” chỉ quê hương và những người thân nơi hậu phương. Cách nói tế nhị mà sâu sắc, vừa gợi được nỗi nhớ của hậu phương với người ra trận, vừa nói được nỗi nhớ của người lính với quê hương.
 

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
TỔNG HỢP TẤT TẦN TẬT CÁC CÂU HỎI
VỀ BÀI THƠ “ĐỒNG CHÍ” – CHÍNH HỮU

ĐÁP ÁN

Câu 6.

- Hai câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nói quá.
- Tác dụng của biện pháp tu từ: Hai hình ảnh “nước mặn đồng chùa”, “đất cày lên sỏi đá” đều chỉ những vùng đất xấu, khó canh tác. Vì thế, cuộc sống của những người nông dân cũng muôn phần nhọc nhằn, vất vả. Với cách nói quá ấy, tác giả đã nhấn mạnh cảnh ngộ xuất thân nghèo khó của người lính và chính sự đồng cảnh ngộ ấy khiến họ xích lại gần nhau, dễ dàng tìm được tiếng nói chung.

Câu 7.
Thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên:
- “Nước mặn đồng chua”: Vùng đất nghèo ven biển nhiễm phèn, nhiễm mặn khó làm ăn.
- “Đất cày lên sỏi đá”: Nơi đồi núi, trung du, đất đá bị ong hóa, khó canh tác.
Hai thành ngữ này để nhằm chỉ sự tương đồng về cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó là cơ sở để hình thành tình đồng chí.
 

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
TỔNG HỢP TẤT TẦN TẬT CÁC CÂU HỎI
VỀ BÀI THƠ “ĐỒNG CHÍ” – CHÍNH HỮU

ĐÁP ÁN

Câu 4. Nội dung và nghệ thuật chính trong bài thơ “Đồng chí”:
https://forum.vanhoctre.com/threads/on-tap-tac-pham-dong-chi-cua-chinh-huu-moi-nhat.5382/

Câu 5. Tác giả đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là “Đồng chí” vì:
-
Đây là tên một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến.
- Là cách xưng hô phổ biến của những người lính, công nhân, cán bộ từ những năm sau cách mạng.
- Là biểu tượng của tình cảm cách mạng, của con người trong thời đại mới.
 
  • Like
Reactions: Vanhoctre

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
TỔNG HỢP TẤT TẦN TẬT CÁC CÂU HỎI
VỀ BÀI THƠ “ĐỒNG CHÍ” – CHÍNH HỮU
ĐÁP ÁN

Câu 1.
Chính Hữu là tác giả của bài thơ Đồng chí.

Câu 2. Bài thơ “Đồng chí” được viết theo thể thơ tự do.

Câu 3. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đồng chí”:

- Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào đầu năm 1948, thời kì kháng chiến chống Pháp. (Cụ thể: sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) của quân và dân ta đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc.)

- Bài thơ “Đồng chí” là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 -1954), thể hiện sâu sắc những tình cảm tha thiết, sâu sắc của tác giả với những người đồng chí, đồng đội của mình.
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top