Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần, do đó không đơn giản mà cũng không thần bí,thiêng liêng… Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần, nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái mà nhỏ nhen, độc hại… (Phương Lựu)
1. Bài thơ anh,anh làm một nửa mà thôi
Còn một nửa cho mùa thu làm lấy
Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá
Nó không là anh nhưng nó là mùa.
(Trích Sổ tay thơ, Chế Lan Viên)
2. “Thi ca là một tôn giáo không kìvọng.” (Jean Cocteau)
3. “Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử.” (Selly)
4. “Thơ là rượu của thế gian.” (Huy Trực)
5. “Trong tâm hồn con người đều có cái van mà chỉ có thơ ca mới mở được.” (Nhêcơraxốp)
6. “Trên đời, có những thứ chỉ giải quyết được bằng thơ.” (Maiacôpxki)
7. “Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường vào cái đẹp, của người biết đi tới tương lai.” (Pautôpxki)
8. Nhà thơ trả chữ với giá cắt cổ
Như khai thác chất hiếm rađium
Lấy một gam phải mất một năm lao lực
Lấy một chữ phải mất một tấn quặng ngôn từ.
(Maiacốpxki)
9. “Nhà thơ, ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời là những nhà tư tưởng.” (Biêlinxki)
10. “Thơ là sự sung mãn của tình cảm mãnh liệt.” (Ban-dắc)
11. “Thơ là chuyện đồng điệu.” (Tố Hữu)
12. “Thơ là tiếng gọi đàn.” (Xuân Diệu)
13. “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp.” (Sóng Hồng)
14. “Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay những giọt nước mắt cay đắng.” (Raxun Gamzatôp)
15. “Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm.” (Voltaire)
16. “Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời.” (Sóng Hồng)
17. “Thơ là thần hứng.” (Platon)
18. “Thơ là ngọn lửa thần.” (Đécgiavin)
19. “Thơ ca là niềm vui cao cả nhất mà loài người đã tạo ra cho mình.” (Các-Mác)
20. “Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật.” (Biêlinxki)
21. “Thơ là cái nhuỵ của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhuỵ ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhuỵ.” (Phạm Văn Đồng)
22. “Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy.” (Tố Hữu)
23. “Làm thơ là cân một phần nghìn miligram quặng chữ.” (Maiacôpxki)
24. “Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi.” (Lưu Trọng Lư)
25. “Thơ là một bức hoạ để cảm nhận thay vì để ngắm.” (Leonar DeVinci)
26. “Ðể trong lòng là chí, ngụ ra ý là thơ. Người có sâu, cạn cho nên thơ có mờ có tỏ, rộng hẹp khác nhau… Người làm thơ không ngoài lấy trung hậu làm gốc,ý nghĩa phải hàm súc, lời thơ phải giản dị.” (Nguyễn Cư Trinh)
27. “Giống như ngọn lửa thần bốc lên từ trong cành khô, tài năng bắt nguồn từ những tình cảm mạnh mẽ nhất của con người.” (Raxun Gamzatốp)
28. “Thơ là người thư kí chân thành của trái tim.” (Đuy Blây)
29. “An-đéc-xen đã lượm lặt những hạt trơ trên luống đất của những người dân cày, ấp ủ chúng nơi trái tim ông rồi gieo vào những túp lều, từ đó lớn lên và nảy nở những đoá hoa thơ đẹp, chúng an ủi trái tim của những người cùng khổ.” (Pautôpxki)
30. “Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần, do đó không đơn giản mà cũng không thần bí,thiêng liêng… Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần, nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái mà nhỏ nhen, độc hại…” (Phương Lựu)
31. “Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi. Hãy nhặt lấy chữ của đời mà góp nên trang.” (Chế Lan Viên)
32. “Tôi thu thập hình tượng cũng như con ong hút mật vậy. Một con ong phải bay một đoạn đường bằng sáu lần xích đạo trong một năm ba tháng và đậu lên bảy triệu bông hoa để làm nên một gam mật.” (Pô-len-kô)
33. “Những câu thơ lấp lánh như những tấm huy chương.” (Pon-Valeri)
34. “Thơ là bà chúa của nghệ thuật.” (Xuân Diệu)
35. “Sáng tác thơ là một việc do cá nhân thi sĩ làm, một thứ sản xuất đặc biệt và cá thể. Anh phải đi sâu vào tâm hồn cá biệt của anh để nói cái to tát của xã hội, cái tốt đẹp của chế độ, để tránh cái khô khan, nhạt nhẽo, anh phải có cá tính, anh phải trau dồi cái độc đáo mà công chúng rất đòi hỏi. Nhưng đồng thời anh phải đấu tranh để cái việc sự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa.” (Xuân Diệu)
36. “Thơ là tiếng nói của tri âm.” (Tố Hữu)
37. “Cái đẹp là cuộc sống” (Séc-nư-sép-xki)
38. “Giọng ca buồn là thích hợp nhất cho thơ ca.” (Etga Pô)
39. “Thơ ca phải say mới thích.” (Tố Hữu)
40. “Bạn ơi hay suy nghĩ bằng trái tim. Và hãy đọc cảm xúc bằng lí trí.” (Phôntan)
41. “Hãy đập vào tim anh, thiên tài là nơi đó.” (A. De Muýt-xê)
42. “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần.” (Ngô Thì Nhậm)
43. “Thơ chính là tâm hồn của con người.” (M. Go-rơ-ki)
44. “Văn chương phải là thế trận đuổi nghìn quân giặc.” (Trần Thái Tông)
45. “Do tình sinh ý, do ý sinh chữ, bởi cái này mà có cái kia cũng là thế cả.” (Bùi Dương Lịch)
46. Nền đất ẩm, chiếu manh, trang giấy trắng
Anh khi sinh bao nhiêu vật cho đời
Nên anh chết như chuyến đi dài hạn
Bởi họ sống thay anh có mặt giữa muôn đời.
(Đào Cảng)
47. “Thơ là thơ, đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng” (Sóng Hồng)
48. “Có những đêm không ngủ, mắt rực cháy và thổn thức, lòng tràn ngập nhớ nhung… Khi đó tôi viết.” (Léc-môn-tốp)
49. “Kiến trúc có thể được gọi là “vũ khúc của đá”, vũ đạo có thể gọi là “âm nhạc của cơ thể”, âm nhạc được coi là “kiến trúc của âm thanh”, hội hoạ là “khúc biến tấu của màu sắc”…” (Phương Lựu)
50. “Nếu những nỗi đau khổ từ lâu bị kiềm chế, nay sôi sục dâng lên trong lòng thì tôi viết.” (Nê-krát-xtốp)
51. “Mỗi khi có gì chất chứa trong lòng, không nói ra, không chịu được thì lại cần thấy làm thơ.” (Tố Hữu)
52. “Thi sĩ không phải là người, nó là người mơ, người say, người điên. Nó là tiên, là ma, là quỷ…” (Chế Lan Viên)
53. “Thơ là tiếng lòng.” (Diệp Tiếp)
54. “Thơ ca, nếu không có người tôi đã mồ côi.” (Raxun Gamzatốp)
55. “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy khiến ai đọc cũng thấm thía ngậm ngùi.” (Mộng Liên Đường chủ nhân)
56. “Nhịp điệu của câu thơ là nhịp điệu của sóng gió và cũng là nhịp điệu náo nức xôn xao và biết bao sung sướng êm ái trong lòng người trở về quê cũ, nơi đã nuôi mình.” (Tố Hữu)
57. “Đối tượng mà anh muốn nói đến dù là cái gì cũng chỉ có một từ để biểu hiện nó.” (Mô-pat-xăng – Pháp)
58. “Trong ba bài thơ, bài này mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái cao. Mang cái thần của cảnh mùa thu. Cái hồn, cái thần của cảnh mùa thu là nằm ở trong bầu trời, ở trên trời thu.” (Nhận xét về Thu vịnh, Xuân Diệu)
59. “Bài thơ Thu vịnh có thần hơn hết nhưng ta vẫn phải công nhận bài Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam.” (Xuân Diệu)
60. “Con hãy lắng nghe nỗi buồn của cành cây héo khô, của chim muông què quặt, của hành tinh lạnh ngắt. Nhưng trước hết con hãy lắng nghe nỗi buồn của con người.” (Na-dimHít-mét)
61. “Không có gì nghệ thuật hơn bản thân lòng yêu quý con người.” (Van-gốc)
62. “Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ.” (Lâm Ngữ Đường)
63. “Cuộc bể dâu mà con người nhìn thấy trong văn thơ dân tộc là máu trong trái tim của người nghệ sĩ.” (Tố Hữu)
64. “Nếu “Truyện Kiều” là một dòng sông thì thơ chữ Hán là những con suối nhỏ, tất cả đều đổ vào đại dương mênh mông là chủ nghĩa nhân đạo của nhà thơ.” (Nguyễn Đăng Mạnh)
65. “Cuộc sống là cánh đồng màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi.” (Pu-skin)
66. Người giai nhân: bến đợi dưới cây già
Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt.
(Xuân Diệu)
67. “Ta là ai?” Như ngọn gió siêu hình
Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt
“Ta vì ai?” Khẽ xoay chiều ngọn bấc
Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh.
(Chế Lan Viên)
68. “Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh. Để đạt được một lúc ba điều ấy đối với các thi sĩ vẫn còn là điều bí mật.” (Trần Đăng Khoa)
69. “Cốt lõi của lòng nhân đạo là lòng yêu thương. Bản chất của nó là chữ tâm đối với con người.” (Hoài Chân)
70. Nhà văn phải: “đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy mọi vang động của cuộc đời”. (Nam Cao)
71. “Tất cả trong con người! Tất cả vì con người! Con người! Tiếng ấy thật kì diệu! Tiếng ấy vang lên kiêu hãnh và hùng tráng xiết bao!” (M. Go-rơ-ki)
72. “Làm người thì không có cái tôi… nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi.” (Viên Mai)
73. “Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật ngọt.” (Pô-len-kô)
74. Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật
Một giọt mật thành, đòi vạn chuyến ong bay
Nay rừng nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc
Ngọt mật ở đồng bằng mà hút nhị tận miền Tây.
(Chế Lan Viên)
75. “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần.” (Ngô Thì Nhậm)
76. “Khi tình cảm tự tìm cho nó một hình thức để bộc lộ ra ngoài, chúng ta có thơ.” (Ta-go)
77. “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa.” (Xuân Diệu)
78. “Hãy hát lên khi mỗi mảnh hồn anh là một sợi dây đàn.” (Platông)
79. “Câu thơ hay là câu thơ có khả năng đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người.” (Chu Văn Sơn)
80. “Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa từ từ ngữ.” (Lời Tựa tập thơ Trung Hoa Cổ kim hoàn ca tập)
81. “Mỗi chữ phải là hạt ngọc buông xuống trang bản thảo. Hạt ngọc mới nhấy của mình tìm được do phong cách riêng của mình mà có.” (Tô Hoài)
82. “Thơ là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, của nhịp thở con tim. Xưa nay thơ vẫn là cuộc đời, là lương tri, là tiếng gọi con người hãy quay về bản chất thực của mình để vươn lên cái chân, thiện, mĩ, tới tầm cao của khát vọng sống, tới tầm cao của giá trị sống.” (Hoài Thanh)
83. “Thơ ca đồng thời song hành với con người chức năng thức tỉnh lương tri đang ngủ.” (Ép-tu-sen-kô)
84. “Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong.” (Ta-go)
85. “Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta nghĩ, và có tình để rung động trái tim.” (Chế Lan Viên)
86. “Nhạc là cỗ xe chở hồn thi phẩm.” (Hoàng Cầm)
87. “Thơ không chấp nhận trạng thái bàng quan.” (Gaxia Lor-ca, Tây Ban Nha)
88. “Sự truyền đạt lại một trạng thái thơ đòi hỏi phải dựa vào dây toàn bộ cảm xúc là điều khác với sự truyền đạt lại một tư tưởng.” (P.Valéri, Pháp)
89. “Thơ là từ trái tim đi rồi trở về với trái tim.” (Ngô Giang Tiệp, đời Thanh Trung Quốc)
90. “Thơ hay là thơ giản dị, xúc động, ám ảnh. Để đạt được một lúc ba điều ấy đối với các thi sĩ vẫn là điều bí mật.” (Trần Đăng Khoa)
91. “Thế nào là thơ? Đó không chỉ là nghệ thuật, đó còn là sự giải thoát của lòng tôi.” (La-mác-tin, Pháp)
92. “Tình cảm nổi lên, bất giác tay múa, chân giậm; lời nói tiếng hát bất giác cất lên tạo thành thi ca.” (Kinh Thi)
93. “Thơ đối với cuộc sống như người phụ nữ đối với gia đình. Cái để người ta làm quen ban đầu là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh.” (Xuân Quỳnh)
94. “Thơ khởi sự từ tâm hồn, vượt lên bằng tầm nhìn, và đọng lại nhờ tấm lòng người viết.” (Hoàng Minh Châu)
95. “Thơ là đôi cánh nâng tôi bay
Thơ là vũ khí trong trận đánh.”
(Raxun Gamzatốp)
96. “Nhà thơ như người thợ lặn đang sục tìm những vực sâu kín nhất của tâm thức mình những vật liệu cao quý sẽ kết tinh lại khi bàn tay anh mang chúng ra ánh sáng.” (Reverdy)
97. “Từ bao giờ đến bây giờ, từ Hô-me-rơ đến Kinh Thi, đến ca dao Việt Nam, thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người, và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế.” (Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh)
98. “Thơ là ảnh, là nhân ảnh, thơ cũng ở loại cụ thể hữu hình. Nhưng nó khác với cái cụ thể của văn. Cùng mọc lên từ cái đống tài liệu thực tế, nhưng từ một cái hữu hình nó thức dậy được những vô hình bao la, từ một điểm nhất định mà nó mở được ra một cái diện không gian thời gian, trong đó nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp.” (Nguyễn Tuân)
99. “Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, toả ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy.” (Nguyễn Đình Thi)
100. “Thơ phát khởi trong lòng người ta.” (Lê Quý Đôn)
—————————————
Chúc các bạn ôn thi tốt !
1. Bài thơ anh,anh làm một nửa mà thôi
Còn một nửa cho mùa thu làm lấy
Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá
Nó không là anh nhưng nó là mùa.
(Trích Sổ tay thơ, Chế Lan Viên)
2. “Thi ca là một tôn giáo không kìvọng.” (Jean Cocteau)
3. “Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử.” (Selly)
4. “Thơ là rượu của thế gian.” (Huy Trực)
5. “Trong tâm hồn con người đều có cái van mà chỉ có thơ ca mới mở được.” (Nhêcơraxốp)
6. “Trên đời, có những thứ chỉ giải quyết được bằng thơ.” (Maiacôpxki)
7. “Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường vào cái đẹp, của người biết đi tới tương lai.” (Pautôpxki)
8. Nhà thơ trả chữ với giá cắt cổ
Như khai thác chất hiếm rađium
Lấy một gam phải mất một năm lao lực
Lấy một chữ phải mất một tấn quặng ngôn từ.
(Maiacốpxki)
9. “Nhà thơ, ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời là những nhà tư tưởng.” (Biêlinxki)
10. “Thơ là sự sung mãn của tình cảm mãnh liệt.” (Ban-dắc)
11. “Thơ là chuyện đồng điệu.” (Tố Hữu)
12. “Thơ là tiếng gọi đàn.” (Xuân Diệu)
13. “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp.” (Sóng Hồng)
14. “Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay những giọt nước mắt cay đắng.” (Raxun Gamzatôp)
15. “Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm.” (Voltaire)
16. “Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời.” (Sóng Hồng)
17. “Thơ là thần hứng.” (Platon)
18. “Thơ là ngọn lửa thần.” (Đécgiavin)
19. “Thơ ca là niềm vui cao cả nhất mà loài người đã tạo ra cho mình.” (Các-Mác)
20. “Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật.” (Biêlinxki)
21. “Thơ là cái nhuỵ của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhuỵ ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhuỵ.” (Phạm Văn Đồng)
22. “Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy.” (Tố Hữu)
23. “Làm thơ là cân một phần nghìn miligram quặng chữ.” (Maiacôpxki)
24. “Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi.” (Lưu Trọng Lư)
25. “Thơ là một bức hoạ để cảm nhận thay vì để ngắm.” (Leonar DeVinci)
26. “Ðể trong lòng là chí, ngụ ra ý là thơ. Người có sâu, cạn cho nên thơ có mờ có tỏ, rộng hẹp khác nhau… Người làm thơ không ngoài lấy trung hậu làm gốc,ý nghĩa phải hàm súc, lời thơ phải giản dị.” (Nguyễn Cư Trinh)
27. “Giống như ngọn lửa thần bốc lên từ trong cành khô, tài năng bắt nguồn từ những tình cảm mạnh mẽ nhất của con người.” (Raxun Gamzatốp)
28. “Thơ là người thư kí chân thành của trái tim.” (Đuy Blây)
29. “An-đéc-xen đã lượm lặt những hạt trơ trên luống đất của những người dân cày, ấp ủ chúng nơi trái tim ông rồi gieo vào những túp lều, từ đó lớn lên và nảy nở những đoá hoa thơ đẹp, chúng an ủi trái tim của những người cùng khổ.” (Pautôpxki)
30. “Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần, do đó không đơn giản mà cũng không thần bí,thiêng liêng… Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần, nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái mà nhỏ nhen, độc hại…” (Phương Lựu)
31. “Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi. Hãy nhặt lấy chữ của đời mà góp nên trang.” (Chế Lan Viên)
32. “Tôi thu thập hình tượng cũng như con ong hút mật vậy. Một con ong phải bay một đoạn đường bằng sáu lần xích đạo trong một năm ba tháng và đậu lên bảy triệu bông hoa để làm nên một gam mật.” (Pô-len-kô)
33. “Những câu thơ lấp lánh như những tấm huy chương.” (Pon-Valeri)
34. “Thơ là bà chúa của nghệ thuật.” (Xuân Diệu)
35. “Sáng tác thơ là một việc do cá nhân thi sĩ làm, một thứ sản xuất đặc biệt và cá thể. Anh phải đi sâu vào tâm hồn cá biệt của anh để nói cái to tát của xã hội, cái tốt đẹp của chế độ, để tránh cái khô khan, nhạt nhẽo, anh phải có cá tính, anh phải trau dồi cái độc đáo mà công chúng rất đòi hỏi. Nhưng đồng thời anh phải đấu tranh để cái việc sự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa.” (Xuân Diệu)
36. “Thơ là tiếng nói của tri âm.” (Tố Hữu)
37. “Cái đẹp là cuộc sống” (Séc-nư-sép-xki)
38. “Giọng ca buồn là thích hợp nhất cho thơ ca.” (Etga Pô)
39. “Thơ ca phải say mới thích.” (Tố Hữu)
40. “Bạn ơi hay suy nghĩ bằng trái tim. Và hãy đọc cảm xúc bằng lí trí.” (Phôntan)
41. “Hãy đập vào tim anh, thiên tài là nơi đó.” (A. De Muýt-xê)
42. “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần.” (Ngô Thì Nhậm)
43. “Thơ chính là tâm hồn của con người.” (M. Go-rơ-ki)
44. “Văn chương phải là thế trận đuổi nghìn quân giặc.” (Trần Thái Tông)
45. “Do tình sinh ý, do ý sinh chữ, bởi cái này mà có cái kia cũng là thế cả.” (Bùi Dương Lịch)
46. Nền đất ẩm, chiếu manh, trang giấy trắng
Anh khi sinh bao nhiêu vật cho đời
Nên anh chết như chuyến đi dài hạn
Bởi họ sống thay anh có mặt giữa muôn đời.
(Đào Cảng)
47. “Thơ là thơ, đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng” (Sóng Hồng)
48. “Có những đêm không ngủ, mắt rực cháy và thổn thức, lòng tràn ngập nhớ nhung… Khi đó tôi viết.” (Léc-môn-tốp)
49. “Kiến trúc có thể được gọi là “vũ khúc của đá”, vũ đạo có thể gọi là “âm nhạc của cơ thể”, âm nhạc được coi là “kiến trúc của âm thanh”, hội hoạ là “khúc biến tấu của màu sắc”…” (Phương Lựu)
50. “Nếu những nỗi đau khổ từ lâu bị kiềm chế, nay sôi sục dâng lên trong lòng thì tôi viết.” (Nê-krát-xtốp)
51. “Mỗi khi có gì chất chứa trong lòng, không nói ra, không chịu được thì lại cần thấy làm thơ.” (Tố Hữu)
52. “Thi sĩ không phải là người, nó là người mơ, người say, người điên. Nó là tiên, là ma, là quỷ…” (Chế Lan Viên)
53. “Thơ là tiếng lòng.” (Diệp Tiếp)
54. “Thơ ca, nếu không có người tôi đã mồ côi.” (Raxun Gamzatốp)
55. “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy khiến ai đọc cũng thấm thía ngậm ngùi.” (Mộng Liên Đường chủ nhân)
56. “Nhịp điệu của câu thơ là nhịp điệu của sóng gió và cũng là nhịp điệu náo nức xôn xao và biết bao sung sướng êm ái trong lòng người trở về quê cũ, nơi đã nuôi mình.” (Tố Hữu)
57. “Đối tượng mà anh muốn nói đến dù là cái gì cũng chỉ có một từ để biểu hiện nó.” (Mô-pat-xăng – Pháp)
58. “Trong ba bài thơ, bài này mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái cao. Mang cái thần của cảnh mùa thu. Cái hồn, cái thần của cảnh mùa thu là nằm ở trong bầu trời, ở trên trời thu.” (Nhận xét về Thu vịnh, Xuân Diệu)
59. “Bài thơ Thu vịnh có thần hơn hết nhưng ta vẫn phải công nhận bài Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam.” (Xuân Diệu)
60. “Con hãy lắng nghe nỗi buồn của cành cây héo khô, của chim muông què quặt, của hành tinh lạnh ngắt. Nhưng trước hết con hãy lắng nghe nỗi buồn của con người.” (Na-dimHít-mét)
61. “Không có gì nghệ thuật hơn bản thân lòng yêu quý con người.” (Van-gốc)
62. “Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ.” (Lâm Ngữ Đường)
63. “Cuộc bể dâu mà con người nhìn thấy trong văn thơ dân tộc là máu trong trái tim của người nghệ sĩ.” (Tố Hữu)
64. “Nếu “Truyện Kiều” là một dòng sông thì thơ chữ Hán là những con suối nhỏ, tất cả đều đổ vào đại dương mênh mông là chủ nghĩa nhân đạo của nhà thơ.” (Nguyễn Đăng Mạnh)
65. “Cuộc sống là cánh đồng màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi.” (Pu-skin)
66. Người giai nhân: bến đợi dưới cây già
Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt.
(Xuân Diệu)
67. “Ta là ai?” Như ngọn gió siêu hình
Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt
“Ta vì ai?” Khẽ xoay chiều ngọn bấc
Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh.
(Chế Lan Viên)
68. “Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh. Để đạt được một lúc ba điều ấy đối với các thi sĩ vẫn còn là điều bí mật.” (Trần Đăng Khoa)
69. “Cốt lõi của lòng nhân đạo là lòng yêu thương. Bản chất của nó là chữ tâm đối với con người.” (Hoài Chân)
70. Nhà văn phải: “đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy mọi vang động của cuộc đời”. (Nam Cao)
71. “Tất cả trong con người! Tất cả vì con người! Con người! Tiếng ấy thật kì diệu! Tiếng ấy vang lên kiêu hãnh và hùng tráng xiết bao!” (M. Go-rơ-ki)
72. “Làm người thì không có cái tôi… nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi.” (Viên Mai)
73. “Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật ngọt.” (Pô-len-kô)
74. Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật
Một giọt mật thành, đòi vạn chuyến ong bay
Nay rừng nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc
Ngọt mật ở đồng bằng mà hút nhị tận miền Tây.
(Chế Lan Viên)
75. “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần.” (Ngô Thì Nhậm)
76. “Khi tình cảm tự tìm cho nó một hình thức để bộc lộ ra ngoài, chúng ta có thơ.” (Ta-go)
77. “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa.” (Xuân Diệu)
78. “Hãy hát lên khi mỗi mảnh hồn anh là một sợi dây đàn.” (Platông)
79. “Câu thơ hay là câu thơ có khả năng đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người.” (Chu Văn Sơn)
80. “Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa từ từ ngữ.” (Lời Tựa tập thơ Trung Hoa Cổ kim hoàn ca tập)
81. “Mỗi chữ phải là hạt ngọc buông xuống trang bản thảo. Hạt ngọc mới nhấy của mình tìm được do phong cách riêng của mình mà có.” (Tô Hoài)
82. “Thơ là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, của nhịp thở con tim. Xưa nay thơ vẫn là cuộc đời, là lương tri, là tiếng gọi con người hãy quay về bản chất thực của mình để vươn lên cái chân, thiện, mĩ, tới tầm cao của khát vọng sống, tới tầm cao của giá trị sống.” (Hoài Thanh)
83. “Thơ ca đồng thời song hành với con người chức năng thức tỉnh lương tri đang ngủ.” (Ép-tu-sen-kô)
84. “Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong.” (Ta-go)
85. “Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta nghĩ, và có tình để rung động trái tim.” (Chế Lan Viên)
86. “Nhạc là cỗ xe chở hồn thi phẩm.” (Hoàng Cầm)
87. “Thơ không chấp nhận trạng thái bàng quan.” (Gaxia Lor-ca, Tây Ban Nha)
88. “Sự truyền đạt lại một trạng thái thơ đòi hỏi phải dựa vào dây toàn bộ cảm xúc là điều khác với sự truyền đạt lại một tư tưởng.” (P.Valéri, Pháp)
89. “Thơ là từ trái tim đi rồi trở về với trái tim.” (Ngô Giang Tiệp, đời Thanh Trung Quốc)
90. “Thơ hay là thơ giản dị, xúc động, ám ảnh. Để đạt được một lúc ba điều ấy đối với các thi sĩ vẫn là điều bí mật.” (Trần Đăng Khoa)
91. “Thế nào là thơ? Đó không chỉ là nghệ thuật, đó còn là sự giải thoát của lòng tôi.” (La-mác-tin, Pháp)
92. “Tình cảm nổi lên, bất giác tay múa, chân giậm; lời nói tiếng hát bất giác cất lên tạo thành thi ca.” (Kinh Thi)
93. “Thơ đối với cuộc sống như người phụ nữ đối với gia đình. Cái để người ta làm quen ban đầu là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh.” (Xuân Quỳnh)
94. “Thơ khởi sự từ tâm hồn, vượt lên bằng tầm nhìn, và đọng lại nhờ tấm lòng người viết.” (Hoàng Minh Châu)
95. “Thơ là đôi cánh nâng tôi bay
Thơ là vũ khí trong trận đánh.”
(Raxun Gamzatốp)
96. “Nhà thơ như người thợ lặn đang sục tìm những vực sâu kín nhất của tâm thức mình những vật liệu cao quý sẽ kết tinh lại khi bàn tay anh mang chúng ra ánh sáng.” (Reverdy)
97. “Từ bao giờ đến bây giờ, từ Hô-me-rơ đến Kinh Thi, đến ca dao Việt Nam, thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người, và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế.” (Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh)
98. “Thơ là ảnh, là nhân ảnh, thơ cũng ở loại cụ thể hữu hình. Nhưng nó khác với cái cụ thể của văn. Cùng mọc lên từ cái đống tài liệu thực tế, nhưng từ một cái hữu hình nó thức dậy được những vô hình bao la, từ một điểm nhất định mà nó mở được ra một cái diện không gian thời gian, trong đó nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp.” (Nguyễn Tuân)
99. “Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, toả ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy.” (Nguyễn Đình Thi)
100. “Thơ phát khởi trong lòng người ta.” (Lê Quý Đôn)
—————————————
- Từ khóa
- nhận định quan niem thơ ca van chuong