Văn học, bất chấp mọi khoảng cách không gian, tự nó tìm đến với người đọc, qua cầu ngôn ngữ... Văn học phải là vũ khí, là nguồn sức mạnh, là điểm tựa cho con người trong mọi khó khăn, gian nguy.
Độc lập và tự do-khát vọng thiêng liêng đó của dân tộc Việt Nam được thực hiện chủ yếu và trước hết bởi những người lính-từ anh Vệ quốc quân sau năm 1945 đến anh Giải phóng quân sau năm 1960, trong tên chung là anh Bộ đội Cụ Hồ, và gồm cả những nhà văn mặc áo lính cũng là một lực lượng hùng hậu. Từ Trần Đăng, Thôi Hữu, Hoàng Lộc, Quang Dũng, Chính Hữu, Vũ Cao... đến Hồ Phương, Hữu Mai, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Thi, Xuân Thiều, Phan Tứ, Anh Đức, Nguyễn Sáng, Lê Anh Xuân, Thu Bồn, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Anh Ngọc, Vương Trọng, Nguyễn Đức Mậu... thiếu họ sẽ không có một nền văn học “xứng đáng đứng vào hàng ngũ tiên phong của những nền văn học-nghệ thuật chống đế quốc trong thời đại ngày nay”, như sự tôn vinh của Đảng trong Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ IV năm 1976.
30 năm (1945-1975)-hai cuộc chiến, không tính cuộc chiến ở hai đầu biên giới từ năm 1979 đến 1989, đó là một khối thời gian dài, rất dài so với bất cứ cuộc chiến nào trên toàn thế giới trong suốt thế kỷ 20. Thử hỏi có dân tộc nào trên thế giới chịu được một cuộc chiến dài và khốc liệt như thế, ngoài dân tộc Việt Nam? Và, đồng hành với cuộc chiến là sự xuất hiện một nền văn học viết về chiến tranh trong chiến tranh. Khi đại bác gầm thì chim họa mi tắt tiếng, logic đó xem ra không đúng với dân tộc Việt Nam, bởi trong suốt 30 năm, bất cứ lúc nào cũng có sự xuất hiện những tác phẩm văn học-nghệ thuật thấm nhuần chân lý “Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận” và “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” (Hồ Chí Minh).
Những tác phẩm của 3 thế hệ người viết-thế hệ đã thành danh trước năm 1945, thế hệ xuất hiện sau năm 1945 và thế hệ sau năm 1960 gần như không trừ ai, đã tự nguyện xếp vào đội ngũ những người cầm súng hoặc người ra trận, để từ đó mà làm nảy nở một nền văn học viết về nhân dân chiến đấu, ngay trong khói lửa của chiến tranh. Và giá trị của nền văn học đó, trước hết chính là ở sự hiện diện kịp thời này, một sự hiện diện quý giá, nếu không có nó, người viết không thể nào có được căn cứ, chất liệu cần thiết cho việc nêu và trả lời các câu hỏi lớn đặt ra cho dân tộc và cũng là của thời đại: Vì sao dân tộc ta phải thắng? Vì sao ta đến được với Điện Biên Phủ năm 1954 và Đại thắng mùa Xuân 1975?
Giá trị của nền văn học đó đã được xác định ở sự tập trung ngòi bút và ống kính để soi tỏ, nhận diện gương mặt và tầm vóc con người Việt Nam từ tay không hoặc vũ khí thô sơ đã dám đối mặt với những kẻ thù được trang bị bằng cả một bộ máy chiến tranh khổng lồ, với tất cả phương tiện hiện đại. Để chiến thắng kẻ thù đó, con người Việt Nam trước hết phải tự dựa vào sức mình và biết cách nhân sức mình lên. Bên cạnh sức mạnh tinh thần, sức mạnh chính nghĩa, con người đó phải đồng thời biết tạo nên sức mạnh vật chất, sức mạnh kỹ thuật, sức mạnh tổng hợp của thời đại. Và đó là phần giá trị được kết tinh với mức độ đậm nhạt khác nhau trong hàng loạt chân dung con người trên các trang văn thơ trong suốt 30 năm và sau 30 năm. Từ hình ảnh người ra trận hoặc người hậu phương, miền núi hoặc miền xuôi, những anh hùng có tên hoặc quần chúng bình thường... văn học thực sự đã làm một cuộc đồng hành với dân tộc. Và dẫu còn xa mới đạt được niềm mong mỏi, nền văn học đó chưa bao giờ làm một kẻ thờ ơ đứng cạnh hoặc ngừng lại nửa chừng.
Không phải là chuyện khó trong việc vạch ra những mặt còn non yếu của một nền văn học sinh ra trên các dấu vết nóng bỏng của thời sự. Một nền văn học lấy việc chạy đuổi, nắm bắt, cắm cho được những cái mốc lớn của hiện thực làm mục tiêu chính. Những cái mốc đó, với văn học mà nói, chính là gương mặt, là tầm vóc, là phẩm chất con người được bộc lộ và định hình lại được trong muôn hoàn cảnh cực kỳ gay go, khốc liệt. Dễ hiểu thành tựu ghi được về phương diện này trong văn học 30 năm có được độ đậm đặc và kết tinh trong nhiều tác phẩm, nhưng thuộc con số những bài, những cuốn xuất sắc lại là không ít các sáng tác vẫn giữ nguyên tên người thật, hoặc dựa vào người thật như Núp trong "Đất nước đứng lên" hoặc chị Út Tịch trong "Người mẹ cầm súng". Ở nơi mà sự thật quá lớn, quá kỳ vĩ, sự tưởng tượng của con người chưa theo kịp, thì tốt nhất hãy cứ tìm đến sự sao chép trung thành với đời thật. Hãy có được những bằng chứng. Rồi còn việc sáng tạo-đó là công việc cần có thời gian. Sự chưng cất, nhào nặn, đó là việc hãy chờ sau. Người viết nào lại không nung nấu một sáng tạo nghệ thuật là sản phẩm của chính tay mình. Nhưng nếu việc ấy mình chưa làm được, người khác sẽ làm, nếu thế hệ này chưa làm được, thế hệ sau sẽ làm tiếp.
Có phải đó là một sự chấp nhận tự nguyện có hàm nghĩa hy sinh, cũng là điều tâm nguyện của không phải chỉ một, hai, hoặc ba thế hệ người viết chúng ta?
Hãy thử dừng lại để soi vào cách sống, cách làm việc của số lớn người viết, trên số lớn trang viết chúng ta trong 30 năm đó. Đó không phải chủ yếu là cái bàn với lọ hoa, với những chuyến nghỉ ngơi để tìm sự yên tĩnh, thư giãn trong thiên nhiên, hoặc sự thay đổi không khí ở một vùng đất khác, trong nước hoặc nước ngoài...
Nếu động tác cơ bản của số đông người viết chúng ta trong 30 năm đó là vừa cầm súng vừa cầm bút, thì hoàn cảnh cơ bản để họ hành nghề là diễn ra trên đường hành quân, bên bếp lửa rừng, giữa hai loạt bom, giữa hai tầm đại bác, phút im lặng giữa hai trận đánh, và lắm lúc cả trong cái đói cồn cào ở chiến trường... Tôi muốn nói sự ra đời của số lớn tác phẩm chúng ta là ở tình huống đó, không ai không trải qua, trong phần lớn hoặc toàn bộ đời viết của mình, từ Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, Trần Đăng, Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng... đến Nguyễn Thi, Giang Nam, Nguyên Ngọc, Anh Đức, Phan Tứ, Lê Anh Xuân, Thu Bồn... Rồi Nguyễn Khải, Hồ Phương, Nguyễn Minh Châu, Hữu Mai, Vũ Cao, Nguyễn Trọng Oánh, Xuân Thiều... Cố nhiên, cuộc sống, ngay cả trong chiến đấu, không phải không có những lúc tĩnh lặng, bình yên. Nhưng có phải ở tất cả người viết, chính những giây phút không bình yên của chiến tranh lại dồn chứa biết bao cảm hứng, rung động và sự thôi thúc cho ra đời những quyển, những bài, những trang thật đáng giá. Phải chăng, đó lại là sự bù đắp, sự cân bằng trở lại cho tất cả thiệt thòi và hy sinh mà những người viết văn trong chiến tranh phải chịu đựng.
Công chúng trong chiến tranh cũng là điều không được phép quên. Văn học phải là vũ khí, là nguồn sức mạnh, là điểm tựa cho con người trong mọi khó khăn, gian nguy. Văn học trong 30 năm chiến tranh là văn học viết cho những người mẹ dám tiễn nốt đứa con trai cuối cùng lên đường, cho người vợ đã xa chồng trong 9 năm, lại tiếp tục một cuộc chia ly mới, không hẹn được ngày đoàn tụ. Văn học phải viết về hậu phương sao cho người ở tiền tuyến được yên tâm; và viết về tiền tuyến sao cho người ở lại hậu phương luôn luôn được vững dạ. Trong hàng vạn, hàng chục vạn người hy sinh, lời nhắn nhủ gửi về phía sau phải là lời của người sống, và niềm khát khao của họ là nhằm vào một chữ đợi. Một mối liên hệ gắn nối như thế có thể “duy tâm”, nhưng là rất cần thiết, chính vì có chữ đợi của hậu phương nên sẽ có người sống trở về. "Đợi anh, anh sẽ về" (K.Simonov). Tôn trọng sự thật, người viết không được tô vẽ, không được tuyên truyền một chủ nghĩa lạc quan rẻ giá, nhưng người viết nào cũng phải có trách nhiệm không được làm nản chí tất cả những ai đang trên đường ra trận, đang giáp mặt với kẻ thù và cả những ai đang chờ đợi.
Thật rõ ràng, ở Việt Nam chúng ta, trong 30 năm ấy, số phận cá nhân gắn liền với số phận của dân tộc như hai mặt của một tờ giấy. Người vợ Việt Nam ở lại miền Nam, sau năm 1954, chung thủy với chồng cũng chính là chung thủy với cách mạng. Kẻ thù biết vậy nên trong những chiến dịch tố cộng khốc liệt, chúng đã dồn sức đánh vào sự chung thủy của người vợ chờ chồng. Chỉ cần một chữ “ly khai”! “Hạ” được một phụ nữ trong cuộc chiến này chính là đẩy lùi được lòng tin, là nới lỏng được sự gắn bó giữa nhân dân và cách mạng.
Cuộc chiến thầm lặng mà thật khốc liệt. Và chiến thắng giành được là một chiến thắng không phải chỉ riêng của cá nhân.
Hãy đừng nghĩ về chủ nghĩa nhân đạo một cách chung chung như nhiều nơi khác. Ráng yêu cầu một thiếu nữ đang tuổi đôi mươi đã chờ chồng ở một cuộc chiến tranh, lại tiếp tục chờ thêm một cuộc nữa, sao được gọi là nhân đạo? Nhưng nếu không chấp nhận sự chờ đợi này thì cách mạng phải lùi bước. Chính từ sự nhận thức đơn giản đó mà có hình ảnh người phụ nữ trăn trở “trước tờ giấy trắng”, trước hai chữ “ly khai” ở miền Nam trong thơ Giang Nam đến người phụ nữ “một mình một mâm cơm, ngồi bên nào cũng lệch” ở miền Bắc trong thơ Hữu Thỉnh.
Sự nhận thức ấy đã thành kinh nghiệm, thành bản năng trong mỗi người dân Việt Nam suốt nửa thế kỷ.
Tôi được đọc ở một tờ báo nước ngoài nhân kỷ niệm 30 năm chiến thắng chủ nghĩa phát xít chuyện một bà mẹ Nga ở Cuban có 9 người con lần lượt hy sinh. Ngày chiến thắng về làng, bà mẹ đã ngã sấp xuống vườn nhà, hai cánh tay già run rẩy vục vào nền đất ẩm và rên lên: “Sao số phận lại đày đọa tôi đến như vậy!”. Và trang bên là hình ảnh ngôi nhà cũ của bà mẹ đã được xây dựng thành nhà bảo tàng của địa phương; trước sân nhà là 3 dãy bia mộ của đủ 9 người con.
40 năm sau Đại thắng mùa Xuân 1975, trên đất Quảng Nam, chúng ta được chiêm ngưỡng bức tượng đài hoành tráng Bà mẹ Việt Nam anh hùng-Mẹ Nguyễn Thị Thứ, người đã hiến dâng cho Tổ quốc 9 người con, cùng với người chồng.
Nhà bảo tàng, cùng tượng đài và bia mộ cho nhân dân, cho thời gian.
Có cách biết ơn của người làm bảo tàng và tượng đài. Lại có cách biết ơn của người làm văn, ghi vào chữ nghĩa. Bảo tàng hoặc tượng đài có sức tác động mạnh, nhưng có giới hạn: Mỗi người phải đến với nó. Có độ gần, dễ đến. Nhưng có độ xa, rất nhiều người không ai đến được. Còn văn học, bất chấp mọi khoảng cách không gian, tự nó tìm đến với người đọc, qua cầu ngôn ngữ. Sao cho những mất mát được bù đắp và đừng có sự bạc bẽo hoặc vô ơn nào tìm được nơi ẩn nấp! Để kết thúc cho những trang tản mạn này, tôi thấy vẫn không thể nào tránh được cái ý đã quen thuộc: Sự thật thì lớn lao mà trang giấy thì bé quá. Nhưng lại cũng đến lúc, mỗi người viết hôm nay, không còn đường nào khác, phải có cách sao cho trang giấy-mãi mãi vẫn chỉ nhỏ bé như vậy, nói được, ôm được, chung đúc được mọi sự thật lớn lao của cuộc đời.
Như tất cả những trang, những quyển, những tên người viết và những nền văn học lớn đã làm được./.
-----------
Nguồn: QĐND
Độc lập và tự do-khát vọng thiêng liêng đó của dân tộc Việt Nam được thực hiện chủ yếu và trước hết bởi những người lính-từ anh Vệ quốc quân sau năm 1945 đến anh Giải phóng quân sau năm 1960, trong tên chung là anh Bộ đội Cụ Hồ, và gồm cả những nhà văn mặc áo lính cũng là một lực lượng hùng hậu. Từ Trần Đăng, Thôi Hữu, Hoàng Lộc, Quang Dũng, Chính Hữu, Vũ Cao... đến Hồ Phương, Hữu Mai, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Thi, Xuân Thiều, Phan Tứ, Anh Đức, Nguyễn Sáng, Lê Anh Xuân, Thu Bồn, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Anh Ngọc, Vương Trọng, Nguyễn Đức Mậu... thiếu họ sẽ không có một nền văn học “xứng đáng đứng vào hàng ngũ tiên phong của những nền văn học-nghệ thuật chống đế quốc trong thời đại ngày nay”, như sự tôn vinh của Đảng trong Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ IV năm 1976.
30 năm (1945-1975)-hai cuộc chiến, không tính cuộc chiến ở hai đầu biên giới từ năm 1979 đến 1989, đó là một khối thời gian dài, rất dài so với bất cứ cuộc chiến nào trên toàn thế giới trong suốt thế kỷ 20. Thử hỏi có dân tộc nào trên thế giới chịu được một cuộc chiến dài và khốc liệt như thế, ngoài dân tộc Việt Nam? Và, đồng hành với cuộc chiến là sự xuất hiện một nền văn học viết về chiến tranh trong chiến tranh. Khi đại bác gầm thì chim họa mi tắt tiếng, logic đó xem ra không đúng với dân tộc Việt Nam, bởi trong suốt 30 năm, bất cứ lúc nào cũng có sự xuất hiện những tác phẩm văn học-nghệ thuật thấm nhuần chân lý “Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận” và “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” (Hồ Chí Minh).
Những tác phẩm của 3 thế hệ người viết-thế hệ đã thành danh trước năm 1945, thế hệ xuất hiện sau năm 1945 và thế hệ sau năm 1960 gần như không trừ ai, đã tự nguyện xếp vào đội ngũ những người cầm súng hoặc người ra trận, để từ đó mà làm nảy nở một nền văn học viết về nhân dân chiến đấu, ngay trong khói lửa của chiến tranh. Và giá trị của nền văn học đó, trước hết chính là ở sự hiện diện kịp thời này, một sự hiện diện quý giá, nếu không có nó, người viết không thể nào có được căn cứ, chất liệu cần thiết cho việc nêu và trả lời các câu hỏi lớn đặt ra cho dân tộc và cũng là của thời đại: Vì sao dân tộc ta phải thắng? Vì sao ta đến được với Điện Biên Phủ năm 1954 và Đại thắng mùa Xuân 1975?
Giá trị của nền văn học đó đã được xác định ở sự tập trung ngòi bút và ống kính để soi tỏ, nhận diện gương mặt và tầm vóc con người Việt Nam từ tay không hoặc vũ khí thô sơ đã dám đối mặt với những kẻ thù được trang bị bằng cả một bộ máy chiến tranh khổng lồ, với tất cả phương tiện hiện đại. Để chiến thắng kẻ thù đó, con người Việt Nam trước hết phải tự dựa vào sức mình và biết cách nhân sức mình lên. Bên cạnh sức mạnh tinh thần, sức mạnh chính nghĩa, con người đó phải đồng thời biết tạo nên sức mạnh vật chất, sức mạnh kỹ thuật, sức mạnh tổng hợp của thời đại. Và đó là phần giá trị được kết tinh với mức độ đậm nhạt khác nhau trong hàng loạt chân dung con người trên các trang văn thơ trong suốt 30 năm và sau 30 năm. Từ hình ảnh người ra trận hoặc người hậu phương, miền núi hoặc miền xuôi, những anh hùng có tên hoặc quần chúng bình thường... văn học thực sự đã làm một cuộc đồng hành với dân tộc. Và dẫu còn xa mới đạt được niềm mong mỏi, nền văn học đó chưa bao giờ làm một kẻ thờ ơ đứng cạnh hoặc ngừng lại nửa chừng.
Không phải là chuyện khó trong việc vạch ra những mặt còn non yếu của một nền văn học sinh ra trên các dấu vết nóng bỏng của thời sự. Một nền văn học lấy việc chạy đuổi, nắm bắt, cắm cho được những cái mốc lớn của hiện thực làm mục tiêu chính. Những cái mốc đó, với văn học mà nói, chính là gương mặt, là tầm vóc, là phẩm chất con người được bộc lộ và định hình lại được trong muôn hoàn cảnh cực kỳ gay go, khốc liệt. Dễ hiểu thành tựu ghi được về phương diện này trong văn học 30 năm có được độ đậm đặc và kết tinh trong nhiều tác phẩm, nhưng thuộc con số những bài, những cuốn xuất sắc lại là không ít các sáng tác vẫn giữ nguyên tên người thật, hoặc dựa vào người thật như Núp trong "Đất nước đứng lên" hoặc chị Út Tịch trong "Người mẹ cầm súng". Ở nơi mà sự thật quá lớn, quá kỳ vĩ, sự tưởng tượng của con người chưa theo kịp, thì tốt nhất hãy cứ tìm đến sự sao chép trung thành với đời thật. Hãy có được những bằng chứng. Rồi còn việc sáng tạo-đó là công việc cần có thời gian. Sự chưng cất, nhào nặn, đó là việc hãy chờ sau. Người viết nào lại không nung nấu một sáng tạo nghệ thuật là sản phẩm của chính tay mình. Nhưng nếu việc ấy mình chưa làm được, người khác sẽ làm, nếu thế hệ này chưa làm được, thế hệ sau sẽ làm tiếp.
Có phải đó là một sự chấp nhận tự nguyện có hàm nghĩa hy sinh, cũng là điều tâm nguyện của không phải chỉ một, hai, hoặc ba thế hệ người viết chúng ta?
Hãy thử dừng lại để soi vào cách sống, cách làm việc của số lớn người viết, trên số lớn trang viết chúng ta trong 30 năm đó. Đó không phải chủ yếu là cái bàn với lọ hoa, với những chuyến nghỉ ngơi để tìm sự yên tĩnh, thư giãn trong thiên nhiên, hoặc sự thay đổi không khí ở một vùng đất khác, trong nước hoặc nước ngoài...
Nếu động tác cơ bản của số đông người viết chúng ta trong 30 năm đó là vừa cầm súng vừa cầm bút, thì hoàn cảnh cơ bản để họ hành nghề là diễn ra trên đường hành quân, bên bếp lửa rừng, giữa hai loạt bom, giữa hai tầm đại bác, phút im lặng giữa hai trận đánh, và lắm lúc cả trong cái đói cồn cào ở chiến trường... Tôi muốn nói sự ra đời của số lớn tác phẩm chúng ta là ở tình huống đó, không ai không trải qua, trong phần lớn hoặc toàn bộ đời viết của mình, từ Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, Trần Đăng, Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng... đến Nguyễn Thi, Giang Nam, Nguyên Ngọc, Anh Đức, Phan Tứ, Lê Anh Xuân, Thu Bồn... Rồi Nguyễn Khải, Hồ Phương, Nguyễn Minh Châu, Hữu Mai, Vũ Cao, Nguyễn Trọng Oánh, Xuân Thiều... Cố nhiên, cuộc sống, ngay cả trong chiến đấu, không phải không có những lúc tĩnh lặng, bình yên. Nhưng có phải ở tất cả người viết, chính những giây phút không bình yên của chiến tranh lại dồn chứa biết bao cảm hứng, rung động và sự thôi thúc cho ra đời những quyển, những bài, những trang thật đáng giá. Phải chăng, đó lại là sự bù đắp, sự cân bằng trở lại cho tất cả thiệt thòi và hy sinh mà những người viết văn trong chiến tranh phải chịu đựng.
Công chúng trong chiến tranh cũng là điều không được phép quên. Văn học phải là vũ khí, là nguồn sức mạnh, là điểm tựa cho con người trong mọi khó khăn, gian nguy. Văn học trong 30 năm chiến tranh là văn học viết cho những người mẹ dám tiễn nốt đứa con trai cuối cùng lên đường, cho người vợ đã xa chồng trong 9 năm, lại tiếp tục một cuộc chia ly mới, không hẹn được ngày đoàn tụ. Văn học phải viết về hậu phương sao cho người ở tiền tuyến được yên tâm; và viết về tiền tuyến sao cho người ở lại hậu phương luôn luôn được vững dạ. Trong hàng vạn, hàng chục vạn người hy sinh, lời nhắn nhủ gửi về phía sau phải là lời của người sống, và niềm khát khao của họ là nhằm vào một chữ đợi. Một mối liên hệ gắn nối như thế có thể “duy tâm”, nhưng là rất cần thiết, chính vì có chữ đợi của hậu phương nên sẽ có người sống trở về. "Đợi anh, anh sẽ về" (K.Simonov). Tôn trọng sự thật, người viết không được tô vẽ, không được tuyên truyền một chủ nghĩa lạc quan rẻ giá, nhưng người viết nào cũng phải có trách nhiệm không được làm nản chí tất cả những ai đang trên đường ra trận, đang giáp mặt với kẻ thù và cả những ai đang chờ đợi.
Thật rõ ràng, ở Việt Nam chúng ta, trong 30 năm ấy, số phận cá nhân gắn liền với số phận của dân tộc như hai mặt của một tờ giấy. Người vợ Việt Nam ở lại miền Nam, sau năm 1954, chung thủy với chồng cũng chính là chung thủy với cách mạng. Kẻ thù biết vậy nên trong những chiến dịch tố cộng khốc liệt, chúng đã dồn sức đánh vào sự chung thủy của người vợ chờ chồng. Chỉ cần một chữ “ly khai”! “Hạ” được một phụ nữ trong cuộc chiến này chính là đẩy lùi được lòng tin, là nới lỏng được sự gắn bó giữa nhân dân và cách mạng.
Cuộc chiến thầm lặng mà thật khốc liệt. Và chiến thắng giành được là một chiến thắng không phải chỉ riêng của cá nhân.
Hãy đừng nghĩ về chủ nghĩa nhân đạo một cách chung chung như nhiều nơi khác. Ráng yêu cầu một thiếu nữ đang tuổi đôi mươi đã chờ chồng ở một cuộc chiến tranh, lại tiếp tục chờ thêm một cuộc nữa, sao được gọi là nhân đạo? Nhưng nếu không chấp nhận sự chờ đợi này thì cách mạng phải lùi bước. Chính từ sự nhận thức đơn giản đó mà có hình ảnh người phụ nữ trăn trở “trước tờ giấy trắng”, trước hai chữ “ly khai” ở miền Nam trong thơ Giang Nam đến người phụ nữ “một mình một mâm cơm, ngồi bên nào cũng lệch” ở miền Bắc trong thơ Hữu Thỉnh.
Sự nhận thức ấy đã thành kinh nghiệm, thành bản năng trong mỗi người dân Việt Nam suốt nửa thế kỷ.
Tôi được đọc ở một tờ báo nước ngoài nhân kỷ niệm 30 năm chiến thắng chủ nghĩa phát xít chuyện một bà mẹ Nga ở Cuban có 9 người con lần lượt hy sinh. Ngày chiến thắng về làng, bà mẹ đã ngã sấp xuống vườn nhà, hai cánh tay già run rẩy vục vào nền đất ẩm và rên lên: “Sao số phận lại đày đọa tôi đến như vậy!”. Và trang bên là hình ảnh ngôi nhà cũ của bà mẹ đã được xây dựng thành nhà bảo tàng của địa phương; trước sân nhà là 3 dãy bia mộ của đủ 9 người con.
40 năm sau Đại thắng mùa Xuân 1975, trên đất Quảng Nam, chúng ta được chiêm ngưỡng bức tượng đài hoành tráng Bà mẹ Việt Nam anh hùng-Mẹ Nguyễn Thị Thứ, người đã hiến dâng cho Tổ quốc 9 người con, cùng với người chồng.
Nhà bảo tàng, cùng tượng đài và bia mộ cho nhân dân, cho thời gian.
Có cách biết ơn của người làm bảo tàng và tượng đài. Lại có cách biết ơn của người làm văn, ghi vào chữ nghĩa. Bảo tàng hoặc tượng đài có sức tác động mạnh, nhưng có giới hạn: Mỗi người phải đến với nó. Có độ gần, dễ đến. Nhưng có độ xa, rất nhiều người không ai đến được. Còn văn học, bất chấp mọi khoảng cách không gian, tự nó tìm đến với người đọc, qua cầu ngôn ngữ. Sao cho những mất mát được bù đắp và đừng có sự bạc bẽo hoặc vô ơn nào tìm được nơi ẩn nấp! Để kết thúc cho những trang tản mạn này, tôi thấy vẫn không thể nào tránh được cái ý đã quen thuộc: Sự thật thì lớn lao mà trang giấy thì bé quá. Nhưng lại cũng đến lúc, mỗi người viết hôm nay, không còn đường nào khác, phải có cách sao cho trang giấy-mãi mãi vẫn chỉ nhỏ bé như vậy, nói được, ôm được, chung đúc được mọi sự thật lớn lao của cuộc đời.
Như tất cả những trang, những quyển, những tên người viết và những nền văn học lớn đã làm được./.
-----------
Nguồn: QĐND
- Từ khóa
- dân tộc việt nam người việt tác phẩm văn học