Baivanhay Việc Rèn Luyện Kỹ Năng Sống Cũng Cần Thiết Như Việc Tích Lũy Kiến Thức

Baivanhay Việc Rèn Luyện Kỹ Năng Sống Cũng Cần Thiết Như Việc Tích Lũy Kiến Thức

Trong xã hội ngày càng hiện đại, việc cân bằng giữa tri thức và kỹ năng càng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, sự phát triển của mỗi cá nhân phụ thuộc vào những yếu tố mang tính sống còn bao gồm cả lý thuyết và mức độ vận dụng kiến thức trong thực tế đời sống xã hội.


BẢNG VÀNG HELLOVĂN (11).png


Đề: Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 600 chữ) về sức mạnh của ý chí con người trong cuộc sống việc có ý kiến cho rằng: “Việc rèn luyện kỹ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức”

Đoạn Văn Mẫu 1

Thành công chỉ thực sự đến với những người biết thích nghi để làm chủ hoàn cảnh và có khả năng chinh phục hoàn cảnh. Sự thích nghi ấy không có cái gì khác ngoài những kỹ năng sống phù hợp và đúng đắn. Đánh giá cao vai trò của kĩ năng sống, có nhận định cho rằng “Việc rèn luyện kĩ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức”. Kĩ năng sống là khả năng thích nghi, ứng phó và giải quyết các tình huống thực tiễn. Kiến thức là những hiểu biết có được từ sách vở và đời sống thông qua quá trình học tập và trải nghiệm. Ý kiến trên đã khẳng định việc rèn luyện kĩ năng sống và tích lũy kiến thức đều cần thiết. Điều đầu tiên chúng ta cần khẳng định việc tích lũy kiến thức giúp con người tăng vốn hiểu biết để khám phá thế giới, khẳng định bản thân. Thế nhưng, chỉ tích lũy kiến thức là không đủ để chuẩn bị cho tương lai. Nhà tâm lí học Ba Lan Krytyna Skarzyska đã khẳng định: “Sự thành công của mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kĩ thuật chuyên ngành, còn 85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người đó”. Xã hội hiện đại có những thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội và lối sống. Một mặt, sự phát triển của xã hội hiện đại làm cho chất lượng cuộc sống của con người ngày càng tốt hơn, nhưng mặt khác, làm nảy sinh những vấn đề mới mà trước đây con người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa biết cách đương đầu. Đồng thời, mức độ phức tạp, khó khăn của những vấn đề cũ đã gặp trước đây cũng có xu hướng tăng lên. Như vậy trong xã hội hiện đại con người càng cần có kĩ năng sống để thích nghi tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống, thích ứng và hòa nhập với môi trường một cách tốt nhất. Tại Mĩ, từ những năm 1916, người ta đã nhận ra rằng tri thức nhân loại là rất lớn nhưng để thực hành thành thạo và áp dụng, ứng dụng vào cuộc sống thì thường không như mong muốn. Cho nên mỗi người dân lao động tại Mĩ phải đảm bảo thực hành và phải được các tổ chức công nhận là đã qua 13 kĩ năng bắt buộc. Đó là một quá trình học tập, tích lũy và rèn luyện của chính bản thân mỗi người. Mỗi người cũng có thể tự trang bị kĩ năng sống bằng cách quan sát, học hỏi những điều hay, điều tốt từ những người xung quanh mình, tự trải nghiệm cuộc sống với những hoạt động như đi du lịch, tham gia các chương trình, hoạt động đoàn thể, cộng đồng. Vì vậy,chúng ta cần phê phán những lối suy nghĩ một chiều, chỉ chú trọng vào những kiến thức sách vở mà quên đi việc rèn luyện những kĩ năng sống, từ đó khi đối mặt với khó khăn sẽ không có kinh nghiệm giải quyết những vấn đề thực tiễn. Hơn thế, giáo dục kĩ năng sống cần cả một quá trình giáo dục từ gia đình đến nhà trường và cả xã hội. Trong đó có thể nói giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo là một trong nhiều con đường hình thành kĩ năng sống ở mỗi người, nhưng giáo dục kĩ năng sống theo con đường giáo dục nhà trường sẽ đảm bảo vai trò chủ đạo của giáo dục và có thể đem lại hiệu quả cao hơn nhờ tính khoa học và tính chuyên nghiệp của nó. Lewis L. Dunmington từng nói: “Ý nghĩa của cuộc sống không phải ở chỗ nó đem đến cho ta điều gì mà ở chỗ ta có thái độ đối với nó ra sao, không phải ở chỗ điều gì xảy ra với ta, mà ở chỗ ta phản ứng với những điều đó như thế nào”. Nhìn lại ý kiến trên, chúng ta có thể khẳng định việc cân bằng giữa kiến thức và kĩ năng sống giúp cuộc sống con người không chỉ thuận lợi hơn mà còn có thể tạo ra nhiều giá trị thực sự trong cuộc sống. Chính vì vậy mà việc nhận thức được tầm quan trọng và biết kết hợp hài hòa, linh hoạt giữa rèn kĩ năng sống với tích lũy kiến thức sẽ giúp mỗi người hoàn thiện bản thân và giúp cuộc sống chúng ta tốt đẹp hơn.


<Trích từ đề thi THPT Quốc gia năm 2015>

Các bạn có thể tham khảo các bài viết cùng chủ đề: TẠI ĐÂY
 
Từ khóa
kĩ năng sống kiến thức thái độ thpt quốc gia đoạn văn
1K
2
6

Bich Khoa

Thành Viên Mới
3/9/19
78
74
18,000
33
Xu
177,682
Trải nghiệm và kĩ năng sống rất cần thiết dù chúng ta sống văn hóa hiện đại. Cuộc sống luôn nhiều biến động cần thích nghi. Và cũng có công việc mới, thử thách mới.
 
  • Love
Reactions: Trần Ngọc 2021

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
Đoạn Mẫu 5

Để phát triển một cách toàn diện, bên cạnh việc tích lũy kiến thức, con người cần rèn luyện cho mình những kĩ năng sống tích cực để hòa nhập và khẳng định giá trị của bản thân. Đánh giá cao vai trò của kĩ năng sống, có nhận định cho rằng “Việc rèn luyện kĩ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức”. “Kĩ năng sống” là những năng lực giúp con người giải quyết những vấn đề một cách hiệu quả, phù hợp. Đó cũng là những khả năng của con người dùng để duy trì một trạng thái tích cực của tinh thần, kĩ năng sống được biểu hiện trực tiếp qua những lời nói và hành vi phù hợp khi tương tác với con người và môi trường xung quanh. Nếu tích lũy kiến thức có thể mang đến những tri thức, hiểu biết có ích để con người hiểu hơn về cuộc sống, là nhân tố quan trọng giúp con người thực hiện được những mục tiêu, hoài bão thì việc rèn luyện kĩ năng sống có ý nghĩa quan trọng không kém, đó là năng lực xử lí vấn đề cuộc sống của con người. Cuộc sống hiện đại đòi hỏi con người không chỉ cần có tri thức mà còn cần trang bị cho mình nhưng kĩ năng sống để khẳng định giá trị và hoàn thiện bản thân mình. Khi sở hữu cho mình những kĩ năng sống tích cực, con người có thể xử lí linh hoạt và có hiệu quả những tình huống có vấn đề phát sinh trong cuộc sống. Kĩ năng sống còn giúp con người bình tĩnh, chủ động trong mọi tình huống, khi có những năng lực giải quyết vấn đề, vì vậy mà những khó khăn, thách thức của cuộc sống không thể làm khó họ, người có kĩ năng sống thường dễ thành đạt hơn trong cuộc sống. Kĩ năng sống còn giúp con người gắn kết những mối quan hệ, mang đến thiện cảm trong mắt người đối diện. Mặt khác kĩ năng sống góp phần nâng cao giá trị của bản thân, hoàn thiện cho tính cách và năng lực của con người. Nếu chỉ có tri thức mà không có kĩ năng sống, con người sẽ trở nên thụ động trong những kiến thức mình có mà không thể vận dụng vào trong cuộc sống. Không có kĩ năng sống con người sẽ tự ti, thiếu chủ động trước những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống; Không thể giải quyết những vấn đề của bản thân, của xã hội con người sẽ khó thành công hơn trong cuộc sống, không thể phát huy tận độ những năng lực, sở trường vốn có. Câu nói “Việc rèn luyện kĩ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức” đã khẳng định tầm quan trọng của kĩ năng sống đối với cuộc sống của con người. Do đó khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bên cạnh việc học tập tri thức, làm giàu cho vốn hiểu biết thì mỗi học sinh cần tích cực bồi dưỡng kĩ năng sống, kĩ năng mềm để thêm vững vàng trong cuộc sống hiện đại.
 

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
Đoạn Mẫu 4

Ngày nay, việc trang bị và rèn luyện kĩ năng sống đối với mỗi học sinh là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết như việc tích lũy và trau dồi tri thức. Nhưng đa số học sinh lại chưa hiểu đúng tầm quan trọng của nó. Từ đó xem thường, lờ là nhiệm vụ ấy. Ngay cả nhà trường cũng hiếm có những bài giảng về kĩ năng sống. Chương trình giáo dục hiện nay chỉ đặt nặng nhiệm vụ giáo dục tri thức căn bản. Sự yếu kém trong việc trang bị kĩ năng sống cho học sinh sẽ gây nhiều khó khăn, bất lợi trong cuộc sống. Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân cần có để tương tác với những người khác một cách hiệu quả hoặc ứng phó với những vấn đề hay những thách thức của cuộc sống hàng ngày. Kĩ năng sống của học sinh chính là những kỹ năng xử lí các tình huống xảy ra trong học tập và trong đời sống. Đó là kỹ năng ứng xử, kỹ năng vượt qua khó khăn, kỹ năng nhận thức, kỹ năng hoạch định kế hoạch, kỹ năng phát biểu, kỹ năng hòa nhập,… Kỹ năng sống cũng được xác định rõ ràng trong bộ những kỹ năng cần có của tuổi trẻ trong thế kỷ 21. Rèn luyện kỹ năng sống sẽ giúp học sinh nhanh chóng hoà nhập và khẳng định vị trí của mình trong tập thể. Nếu thiếu những kỹ năng sống cần thiết, học sinh sẽ bị cô lập, đơn độc, tách biệt với thế giới xung quanh. Khi đó, học sinh cảm thấy khó khăn trong học tập và trong cuộc sống. Có kỹ năng sống, học sinh sẽ được an toàn và tự tin hòa nhập với cuộc sống xung quanh mình. Học sinh sẽ tự biết phải làm gì khi có sự cố xảy ra và tích cực tìm kiếm sự trợ giúp từ người khác. Việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là yếu tố quyết định đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của học sinh. Rèn luyện kỹ năng sống sẽ giúp học sinh sớm có ý thức làm chủ bản thân, làm chủ năng lực của mình. Kỹ năng sống hình thành đức tính tự lập, giúp sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội. Sự lỗi thời của tư duy, sự trì trệ của nền kinh tế, sự xâm nhập mạnh mẽ của các luồng văn hóa thế giới tạo áp lực nặng nề đối với mỗi học sinh. Trong môi trường không ngừng biến động, học sinh luôn đối diện với những đổi thay đến chóng mặt. Hình thành những kỹ năng sống phù hợp và bền vững là điều rất cần thiết. Nếu thiếu kỹ năng sống, học sinh dễ chán nản trước cuộc sống hay hành động tiêu cực, nông nổi. Kỹ năng sống tốt cũng thúc đẩy thay đổi cách nhìn nhận bản thân và thế giới, tạo dựng niềm tin, lòng tự trọng, thái độ tích cực và động lực cho bản thân, tự mình quyết định số phận của mình. Nó giúp học sinh giải phóng bản thân và vận dụng năng lực tiềm tàng của mình để hoàn thiện bản thân. Học sinh không còn suy nghĩ theo lối mòn và hành động theo thói quen trên hành trình biến ước mơ thành hiện thực. Chính vì thế, có được những kỹ năng sống học sinh sẽ trở nên bản lĩnh hơn trong học tập và trong cuộc sống sau này. Trước hết là giáo dục tri thức vững chắc cho học sinh. Tri thức ấy phải cần thiết đối với mỗi cá nhân. Những gì đã cũ kĩ, lạc hậu nên dũng cảm bỏ đi. Những gì tiến bộ, hữu ích nên tích cực cung cấp cho học sinh. Bên cạnh nhiệm vụ thay đổi chương trình và phương pháp giáo dục cũng cần mở rộng các sân chơi rèn luyện và củng cố kỹ năng sống cho học sinh. Phải đảm bảo rằng, bất kỳ một học sinh nào cũng có cơ hội tham gia, trải nghiệm và rèn luyện mình. Giáo dục tinh thần tự lập cho mỗi học sinh là một điều hết sức cần thiết. Chỉ khi biết tự lập trong học tập và đời sống, học sinh mới tự tin khám phá thế giới xung quanh theo cách mình muốn. Hãy tạo điều kiện để học sinh có cơ hội gieo những kiến thức vào thực tế đời sống để gặt hái những hành động cụ thể và biến hành động thành thói quen, rồi lại gieo những thói quen tích cực để tạo ra số phận cho mình. Mục đích cuối cùng của mọi hành động là tiềm kiếm thành quả cho cuộc sống của chính mình. Rèn luyện kỹ năng sống là một quá trình lâu dài xuyên suốt đời người. Không nên vì nóng vội mà áp đặt giáo dục kỹ năng sống trong chương trình dạy học. Điều cần thiết là làm cho mọi người ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống và lồng nó vào các môn học. Những người đã đi làm thì cần bổ sung một vài chuyên đề cần thiết mà bản thân còn yếu để nâng cao năng lực và hiệu quả công việc. Không ai sinh ra đã là thiên tài. Mỗi sự thành công trong cuộc đời này đều được đánh đổi bởi rất nhiều trí tuệ và công sức. Lý thuyết luôn có một khoảng cách nhất định so với thực tế. Không nhất thiết bạn phải là một người tài giỏi hay giàu có. Không phải bạn có bao nhiêu niềm tin. Cũng không phải bạn có bao nhiêu nghị lực. Điều quan trọng nhất quyết định mọi thành công đó là bạn sẽ chiến thắng nghịch cảnh bằng giải pháp nào.
 

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
Đoạn Mẫu 3

Trong cuộc sống, chúng ta luôn luôn phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ, thách thức tiềm ẩn. Những khó khăn, thử thách ấy là môi trường để rèn luyện chúng ta. Để có thể rèn luyện được trong môi trường ấy, chúng ta cần rèn luyện các kĩ năng sống. Việc này cũng quan trọng như việc tích lũy kiến thức của chúng ta vậy. Trước hết, chúng ta cần phải biết được rằng kĩ năng sống là những công cụ mà chúng ta tự trang bị để có thể giải quyết vấn đề khó khăn, những tình huống hàng ngày như: kĩ năng sơ cứu vết thương, kĩ năng sinh tồn, kĩ năng làm việc tập thể,… Việc rèn luyện kĩ năng sống đòi hỏi một quá trình tích lũy kinh nghiệm sống, vốn sống. Chúng ta có được kinh nghiệm sống nhờ vào những trải nghiệm thực tế. Còn kiến thức là những tri thức, vốn hiểu biết của con người tích lũy được trong quá trình học tập và rèn luyện. Để sở hữu vốn kiến thức phong phú, không phải ngày một ngày hai mà có thể có được mà chúng ta phải tích nhặt, trau dồi hàng ngày thông qua sách vở cũng như cuộc sống. Nói việc rèn luyện kĩ năng sống cũng như việc trau dồi, tích lũy kiến thức từc là khẳng định rằng trong cuộc sống, chúng ta đều cần phải rèn luyện, tích lũy kiến thức và kĩ năng sống, tránh lối sống lệch lạc, chỉ tích lũy kiến thức mà không trau dồi kĩ năng sống của mình. Cũng như việc học đi đôi với việc hành, kiến thức gắn liền mật thiết với kĩ năng sống. Vậy tại sao chúng ta lại khẳng định rằng việc rèn luyện kĩ năng sống có vai trò quan trọng như việc tích lũy kiến thức? Có lẽ ai cũng mong muốn mình đạt được thành công trong cuộc sống. Để có thể thành công, việc chắt nhặt, tích lũy kiến thức là điều không thể thiếu. Có vốn kiến thức phong phú, chúng ta sẽ biết cách giải quyết tình huống khó khăn để đặt chân trên con đường thành công. Tuy nhiên, đó mới chỉ là cách giải quyết vấn đề, nếu chúng ta muốn biến nó thành ứng dụng thực tế thì không gì hơn bằng việc thực hành và rèn luyện kĩ năng sống. Kết hợp vốn hiểu biết và vống sống, chúng ta đều có thể ứng phó được những “vạn biến” của cuộc sống. Trang bị cho mình kĩ năng sống thiết thực, chúng ta sẽ luôn tự tin, luôn trong tâm thế chủ động, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn, thách thức. Chẳng hạn như việc bạn đang du ngoạn trên đại dương mênh mông nhưng chẳng may thuyền của bạn bị hỏng và trôi dạt đến đảo hoang. Vậy làm thế nào chúng ta có thể tồn tại được. Kết hợp với kiến thức hiểu biết về thiên nhiên cùng các kĩ năng sinh tồn sẽ giúp chúng ta có thể sống được trên đó trong một khoảng thời gian nhất định. Hay như việc thuyết trình trước đám đông. Làm cách nào để có thể thuyết phục được mọi người tin tưởng vào bài nói của mình? Để làm được điều đó chúng ta cần có vốn hiểu biết rộng cùng những kinh nghiệm sống mà chúng ta tích lũy được. Như vậy, ta có thể thấy, trong mọi tình huống của cuộc sống, chúng ta đều cần đến vốn hiểu biết và kĩ năng sống. Tuy nhiên, trong thời đại xã hội ngày nay, không phải ai cũng nhận thức đầy đủ được điều này. Có những người chỉ chăm lo tích lũy kiến thức mà không trau dồi kĩ năng sống cho mình. Đến khi gặp phải khó khăn, họ lúng túng, chưa tự tin trong việc giải quyết vấn đề. Đặc biệt là các bạn học sinh ngày nay, dù có trong mình một vốn kiến thức phong phú nhưng lại thiếu thực tiễn, không chịu rèn luyện kĩ năng sống dẫn đến việc khó khăn trong giải quyết vấn đề. Vì vậy, bên cạnh việc tích lũy, học hỏi để trau dồi kiến thức, chúng ta cần phải rèn luyện kĩ năng sống. Hãy mạnh dạn hơn, bước ra môi trường bên ngoài, giao lưu và học hỏi để xây dựng kĩ năng sống cần thiết. Chúng ta có thể học hỏi được những điều có ích từ việc quan sát mọi thứ xung quanh mình. Không chỉ “năng nhặt” kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống mà chúng tà còn phải bồi dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách bản thân. Đồng thời, chúng ta cần phê phán lối sống lệch lạc, chỉ chăm lo việc học, trau dồi kiến thức mà không rèn luyện bản thân, thiếu kĩ năng sống. Tóm lại, nói rèn luyện kỹ năng sống cũng quan trọng như tích lũy kiến thức là điều vô cùng xác đáng bởi lẽ trong thời đại nào, con người muốn thành công được thì đều cần rèn luyện kỹ năng sống và tích lũy kiến thức.
 

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
Đoạn Mẫu 2

Trong xã hội ngày càng phát triển, chúng ta luôn phải đối mặt với những khó khăn và thách thức từ môi trường học tập và làm việc. Chính môi trường này giúp chúng ta rèn luyện bản thân và để có thể rèn luyện tốt chúng ta cần phải rèn luyện kỹ năng sống. Vì thế mà có ý kiến cho rằng: “Việc rèn luyện kỹ năng sống cũng quan trọng như tích lũy kiến thức”. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu kỹ năng sống là gì? Tích lũy kiến thức là gì? Tại sao việc rèn luyện kỹ năng sống cũng quan trọng như tích lũy kiến thức? Kỹ năng sống là tư trang có thể giúp chúng ta giải quyết khó khăn trong mọi tình huống bất ngờ trong cuộc sống hằng ngày như việc kỹ năng sơ cứu vết thương, kỹ năng làm việc, kỹ năng sinh tồn,… Tích lũy kiến thức là quá trình học tập trên lớp, trong sách vở từ đó có những kiến thức về tự nhiên và xã hội. Việc rèn luyện kỹ năng sống là một quá trình tích lũy kinh nghiệm sống, vốn sống để có những kinh nghiệm trong cuộc sống. Để khi chúng ta gặp bất cứ một vấn đề gì cũng có thể bình tĩnh để tìm ra lối giải quyết. Mà để có được những kinh nghiệm chúng ta phải được trải nghiệm thực tế. Việc rèn luyện kĩ năng sống là rất cần thiết đối với mỗi người bởi kĩ năng sống là những trải nghiệm thực tế giúp chúng ta phát triển cuộc sống một cách nhanh chóng. Việc tích lũy kiến thức cũng quan trọng nhưng không đồng nghĩa một người giỏi kiến thức là người giỏi và thành đạt. Đôi khi những người có kiến thức học tập bình thường nhưng họ có được kĩ năng sống, có được trải nghiệm họ lại thành công hơn. Bởi khi gặp những vấn đề trong thực tế thì người có kĩ năng sống sẽ giải quyết vấn đề nhanh hơn người có nhiều tích lũy kiến thức. Nhưng chúng ta thấy đấy, cuộc sống ngày càng phát triển thì chúng ta càng có nhiều cơ hội học hỏi và thành công. Do đó, việc rèn luyện kĩ năng sống và tích lũy kiến thức là hai yếu tố tạo nên thành công. Chúng không thể tách rời nhau và cùng bổ trợ tạo nên một con người hoàn chỉnh. Từ đây ta hiểu được rằng việc rèn luyện kĩ năng sống cũng quan trọng như tích lũy kiến thức. Có lẽ trong chúng ta ai cũng mong muốn mình có một tương lai tốt đẹp và trở thành người thành đạt trong cuộc sống. Và để làm được việc này chúng ta phải thay đổi bản thân và học hỏi rèn luyện bản thân theo chiều hướng tích cực. Bên cạnh việc cố gắng học tập tốt những kiến thức trong sách vở thì chúng ta cần cố gắng tham gia nhiều hơn các lớp kỹ năng mềm để cải thiện cuộc sống hơn. Tham gia tích cực vào những hoạt động của trường lớp, địa phương để được học hỏi một cách toàn diện hơn. Bởi như vậy chúng ta có thể tự tin hơn trong mọi trường hợp có thể ở tư thế chủ động và chấp nhận vượt qua một cách dễ dàng. Chúng ta cũng thấy kỹ năng thuyết trình giữa đám đông là một kỹ năng vô cùng khó và quan trọng. Những người làm được như vậy đa số là những người thành công. Bởi việc thuyết trình lưu loát, thuyết phục không phải ai cũng có khả năng làm được mà bản thân những người làm được đã phải rèn luyện một quá trình mới có thể làm được như vậy. Chưa kể khi thuyết trình giữa đám đông chúng ta thường bị sang chấn tâm lý nên có thể rất run, đôi khi lại quên mình đang nói cái gì từ đó làm cho bài thuyết trình bị gián đoạn, không thuyết phục người nghe. Như vậy, chúng ta phải cố gắng rèn luyện kỹ năng sống ở mọi nơi và cố gắng học hỏi những người thành công trước. Như vậy, trong mọi tình huống của cuộc sống chúng ta phải có cả vốn kiến thức và kỹ năng sống để bản thân giải quyết vấn đề cuộc sống một cách tốt hơn. Tuy nhiên, đây không phải là việc mà ai cũng có thể làm được bởi có những người chỉ mải rèn luyện mình trên một khía cạnh nhất định như có những người chỉ cố gắng rèn luyện mình về việc tích lũy kiến thức, học kiến thức ngày đêm và không tham gia kỹ năng sống. Một số khác thì quá nhiệt tình trong việc tham gia các kỹ năng sống mà quên rằng kỹ năng học tập kiến thức cũng vô cùng quan trọng. Đặc biệt điều đó được thể hiện trong các bạn học sinh, chỉ chú tâm và kiến thức mà khi đi thực hành thì kĩ năng vận dụng cực kì kém. Khi gặp những vấn đề thực tiễn thì liên hệ rất kém bởi họ không quan tâm vấn đề xã hội và không tìm hiểu các vấn đề trong xã hội thì sẽ không thể liên hệ được. Tuy nhiên, bên cạnh đó có một số bạn liên hệ rất tốt các vấn đề trong xã hội bởi các bạn học sinh này không chỉ học tập những vấn đề trên lớp mà còn trau dồi cho mình kỹ năng sống thực tiễn từ đó giúp các bạn học sinh này học tập rất tốt. Để trở thành một người thành công chúng ta cần phải cố gắng rèn luyện về cả hai mặt là kiến thức và kỹ năng sống để có thể giải quyết tốt hơn những vấn đề xã hội mà chúng ta gặp phải. Từ đó có thể giải quyết khó khăn một cách nhanh nhất và chủ động nhất. Đồng thời chúng ta cần phê phán những người có lối sống lệch lạc, lười biếng không chăm lo việc học tập mà tham gia vào các hoạt động xấu có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chính họ. Như vậy, chúng ta thấy rất rõ được tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng cũng quan trọng như việc tích lũy kiến thức. Để thành công không có con đường nào khác ngoài việc học hỏi và tích lũy kiến thức. Và khi có nhiều kiến thức, có nhiều trải nghiệm thì thành công sẽ đến với chúng ta bất cứ lúc nào.
 
  • Like
Reactions: Bich Khoa

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top