1. Đề bài: Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, khi Mị bị A Sử trói vào cột, Tô Hoài viết:
“Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”.
(Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)
Từ đoạn văn trên, anh/ chị hãy làm rõ hình ảnh nhân vật Mị và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn.
2. Hướng dẫn:
a.Mở bài
– Năm 1952 Tô Hoài đi cùng với bộ đội vào giải phóng Tây Bắc . Trong chuyến đi này nhà văn đã có dịp sống găn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số (Thái, Mường, Mông, Dao..)nên đã để lại nhiều kỉ niệm, hiểu biết về cuộc sống con người miền núi thôi thúc Tô Hoài viết “Truyện Tây Bắc” trong đó có “Vợ chồng A Phủ”.
-“Vợ chồng A Phủ” (1952) in trong tập truyện “Tây Bắc”. Truyện được giải nhất Truyện và kí VN năm 1954- 1955. Tác phẩm gồm hai phần, đoạn trích trên đây thuộc phần một của tác phẩm.
b. Thân bài
b.1: Khái quát về nhân vật:
-Mị trước đó vốn là một người con gái đẹp. Mị có nhan sắc, và có khả năng âm nhạc, cô giỏi sáo và giỏi, uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo”. Cô còn một tâm hồn tràn đầy khát khao cuộc sống, khát khao yêu đương. Quả thế, Mị đã được yêu, và đã khát khao yêu, trái tim từng đã bao nhiêu lần hồi hộp trước trước âm thanh hò hẹn của người yêu.
-Nhưng người con gái tài hoa miền sơn cước đó phải chịu một cuộc đời không may mắn. Để trả món nợ cho cha, cuối cùng cô đã chịu bán mình, chịu sống cảnh làm người con dâu gạt nợ trong nhà thống lí.
b.2: Phân tích:
*.Hình ảnh nhân vật Mị
- Thời gian: Đem tối
-Không gian: Trong buồng tối
-Hoàn cảnh: Bị A Sử trói vào cột nhà
-Tâm trạng: Hai tâm trạng trái ngược nhau:
+ Tiếng sáo - ước mơ - sức sống của Mị
. “Mị vùng bước đi” như một kẻ mộng du, như không biết mình đang bị trói. Làm sao Mị có thể vùng bước đi khi đã bị trói bằng cả một thúng sợi đay. Nhưng Mị đang sống với ước mơ, bằng ước mơ. Mị đang sống với tiếng sáo của những đêm tình mùa xuân ngày trước, đang muốn tìm lại tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc của mình.
. Tiếng sáo đã gọi Mị vùng bước đi, về với cuộc sống thật của mình đã bị cướp đi trong địa ngục trần gian này. Sức sống của cô tiềm tàng, mãnh liệt. Sức sống ấy khiến cô quên đi tất cả hiện thực xung quanh, không thấy, không nghe Asử nói, không biết cả mình đang bị trói, chỉ còn sống với tiếng sáo, mê man, chập chờn trong tiếng sáo.
. Tiếng sáo đã thành một biểu trưng sâu sắc và gợi cảm cho ước mơ, sức sống của Mị.
+ Tiếng chân ngựa: hiện thực - số phận của Mị.
. “Mị vùng bước đi” nhưng tay chân đau không cựa được. Tiếng sáo tắt ngay, ước mơ tan biến và hiện thực phũ phàng hiện ra: chỉ cònnghe tiếng chân ngựa đạp vào vách.
. Mị đã tỉnh hẳn khi dây trói thít lại, đau nhức và nhận ra số phận của mình không bằng con ngựa.
. Tiếng chân ngựa mới thực sự xoáy sâu vào nỗi đau tinh thần của Mị, thân phận con người không bằng thân trâu ngựa.
. Tiếng chân ngựa trở thành biểu trưng cho hiện thực và số phận của Mị.
->Mị được hồi sinh vào tình huống bi kịch: Khát vọng sống vừa trỗi dậy bị hiện thực phũ phàng lấn át.
B.2: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn
– Nhà văn như đã nhập thân vào nhân vật Mị và miêu tả diễn biến tâm lí theo một trình tự hợp lí:
+ Để đánh thức sức sống đang tiềm tàng trong Mị, nhà văn trả lại cho Mị kí ức đẹp.
+ Đang sống trong quá khứ mà quên cả hiện tại đang bị trói nên Mị vùng bước đi.
+ Khi nỗi đau thể xác ập đến, thế giới mông tưởng bị dập tắt, Mị không nghe tiếng sáo nữa mà nghe tiếng chân ngựa.
– Sử dụng yếu tố ngoại cảnh có hiệu quả : hơi rượu, tiếng sáo, bài hát quen thuộc.
-> Tài năng của nhà văn
c.Kết bài:
- Đoạn văn ngắn mà làm nổi bật bức tranh tối - sáng của nhân vật một cách sinh động, gợi cảm, có chiều sâu, khiến ta càng hiểu thêm nhân vật.
- Bút pháp, cùng tấm lòng đồng cảm, yêu thương của nhà văn đối với nhân vật của mình.
- Đó là một trong những đoạn văn hay nhất, in đậm phong cách Tô Hoài trong truyện ngắn này.
“Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”.
(Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)
Từ đoạn văn trên, anh/ chị hãy làm rõ hình ảnh nhân vật Mị và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn.
2. Hướng dẫn:
a.Mở bài
– Năm 1952 Tô Hoài đi cùng với bộ đội vào giải phóng Tây Bắc . Trong chuyến đi này nhà văn đã có dịp sống găn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số (Thái, Mường, Mông, Dao..)nên đã để lại nhiều kỉ niệm, hiểu biết về cuộc sống con người miền núi thôi thúc Tô Hoài viết “Truyện Tây Bắc” trong đó có “Vợ chồng A Phủ”.
-“Vợ chồng A Phủ” (1952) in trong tập truyện “Tây Bắc”. Truyện được giải nhất Truyện và kí VN năm 1954- 1955. Tác phẩm gồm hai phần, đoạn trích trên đây thuộc phần một của tác phẩm.
b. Thân bài
b.1: Khái quát về nhân vật:
-Mị trước đó vốn là một người con gái đẹp. Mị có nhan sắc, và có khả năng âm nhạc, cô giỏi sáo và giỏi, uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo”. Cô còn một tâm hồn tràn đầy khát khao cuộc sống, khát khao yêu đương. Quả thế, Mị đã được yêu, và đã khát khao yêu, trái tim từng đã bao nhiêu lần hồi hộp trước trước âm thanh hò hẹn của người yêu.
-Nhưng người con gái tài hoa miền sơn cước đó phải chịu một cuộc đời không may mắn. Để trả món nợ cho cha, cuối cùng cô đã chịu bán mình, chịu sống cảnh làm người con dâu gạt nợ trong nhà thống lí.
b.2: Phân tích:
*.Hình ảnh nhân vật Mị
- Thời gian: Đem tối
-Không gian: Trong buồng tối
-Hoàn cảnh: Bị A Sử trói vào cột nhà
-Tâm trạng: Hai tâm trạng trái ngược nhau:
+ Tiếng sáo - ước mơ - sức sống của Mị
. “Mị vùng bước đi” như một kẻ mộng du, như không biết mình đang bị trói. Làm sao Mị có thể vùng bước đi khi đã bị trói bằng cả một thúng sợi đay. Nhưng Mị đang sống với ước mơ, bằng ước mơ. Mị đang sống với tiếng sáo của những đêm tình mùa xuân ngày trước, đang muốn tìm lại tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc của mình.
. Tiếng sáo đã gọi Mị vùng bước đi, về với cuộc sống thật của mình đã bị cướp đi trong địa ngục trần gian này. Sức sống của cô tiềm tàng, mãnh liệt. Sức sống ấy khiến cô quên đi tất cả hiện thực xung quanh, không thấy, không nghe Asử nói, không biết cả mình đang bị trói, chỉ còn sống với tiếng sáo, mê man, chập chờn trong tiếng sáo.
. Tiếng sáo đã thành một biểu trưng sâu sắc và gợi cảm cho ước mơ, sức sống của Mị.
+ Tiếng chân ngựa: hiện thực - số phận của Mị.
. “Mị vùng bước đi” nhưng tay chân đau không cựa được. Tiếng sáo tắt ngay, ước mơ tan biến và hiện thực phũ phàng hiện ra: chỉ cònnghe tiếng chân ngựa đạp vào vách.
. Mị đã tỉnh hẳn khi dây trói thít lại, đau nhức và nhận ra số phận của mình không bằng con ngựa.
. Tiếng chân ngựa mới thực sự xoáy sâu vào nỗi đau tinh thần của Mị, thân phận con người không bằng thân trâu ngựa.
. Tiếng chân ngựa trở thành biểu trưng cho hiện thực và số phận của Mị.
->Mị được hồi sinh vào tình huống bi kịch: Khát vọng sống vừa trỗi dậy bị hiện thực phũ phàng lấn át.
B.2: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn
– Nhà văn như đã nhập thân vào nhân vật Mị và miêu tả diễn biến tâm lí theo một trình tự hợp lí:
+ Để đánh thức sức sống đang tiềm tàng trong Mị, nhà văn trả lại cho Mị kí ức đẹp.
+ Đang sống trong quá khứ mà quên cả hiện tại đang bị trói nên Mị vùng bước đi.
+ Khi nỗi đau thể xác ập đến, thế giới mông tưởng bị dập tắt, Mị không nghe tiếng sáo nữa mà nghe tiếng chân ngựa.
– Sử dụng yếu tố ngoại cảnh có hiệu quả : hơi rượu, tiếng sáo, bài hát quen thuộc.
-> Tài năng của nhà văn
c.Kết bài:
- Đoạn văn ngắn mà làm nổi bật bức tranh tối - sáng của nhân vật một cách sinh động, gợi cảm, có chiều sâu, khiến ta càng hiểu thêm nhân vật.
- Bút pháp, cùng tấm lòng đồng cảm, yêu thương của nhà văn đối với nhân vật của mình.
- Đó là một trong những đoạn văn hay nhất, in đậm phong cách Tô Hoài trong truyện ngắn này.