Mạng xã hội Văn học trẻ

Bảo Ninh là bút danh - ngoài ra còn rất nhiều bút danh khác như Nhật Giang, Mã Pí Lèng…. Ông sinh ngày 18 tháng 10 năm 1952 tại Nghệ An, tên thật là Hoàng Ấu Phương, là nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang lớn, trong đó thành công nhất là Nỗi buồn chiến tranh. Cùng VHT đọc bài viết sau đây để hiểu thêm về Bảo Ninh và Nỗi buồn chiến tranh.


Bao-Ninh-vhsg3.jpg

Ảnh sưu tầm


Đã hơn 30 năm từ ngày tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (tên ban đầu là Thân phận của tình yêu) của nhà văn Bảo Ninh (tên thật là Hoàng Ấu Phương, quê Bảo Ninh, Quảng Bình) ra đời và nổi tiếng khắp thế giới. Nó được xem là “cuốn tiểu thuyết xúc động nhất về chiến tranh Việt Nam”, “cuốn sách chạm vào mẫu số chung của nhân loại”, “thành tựu lớn nhất của văn học Đổi mới”… Tiểu thuyết đã được dịch ra 15 thứ tiếng, và có những thứ tiếng có 2 phiên bản, giới thiệu ở 18 nước trên thế giới. Trên tờ quảng cáo bản dịch tiếng Trung ghi rõ “Bốn lần được đề cử giải Nobel”. Nhiều người đã đem Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đặt cùng hàng với Phía Tây không có gì lạ của Remarque, Người đọc của Bernhard Schlink (Đức), Người đua diều của Khaled Hosseini (Ba Tư). Đã có rất nhiều bài phê bình và cả những luận văn, luận án về tác phẩm này, hầu như không còn gì để viết nữa.

Dẫu vậy, số phận Nỗi buồn chiến tranh vẫn chưa xong xuôi, vẫn còn những ý kiến trái chiều. Tác phẩm sau khi xuất bản đã nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991, rồi bị cấm từ năm 1993 đến 2005, đến 2006 lại được phép xuất bản trở lại. Sau năm 1991 đã có nhiều nhà văn có tên tuổi viết bài phê bình Bảo Ninh. Tôi nhớ tại Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 8, 2010, tại Hà Nội, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã tiến ra giữa hội trường xin lỗi nhà văn Bảo Ninh vì đã viết bài phê phán ông. Năm 2011 sách được Giải thưởng châu Á của Nhật Bản (Nikkei Asia Prize). Nhưng ở Việt Nam cho đến nay tác phẩm vẫn chưa lọt vào Giải thưởng Nhà nước, mặc dù theo tôi, nó đã xứng đáng từ lâu, vì nó đứng vào hàng kinh điển thế giới. Một số trường đại học ở Mĩ đưa Nỗi buồn chiến tranh vào loại sách bắt buộc phải đọc. Nhà văn Diêm Liên Khoa (Trung Quốc) cũng liệt vào sách phải đọc đối với học viên lớp sáng tác mà ông phụ trách.

Bảo Ninh là nhà văn cựu chiến binh, quê Quảng Bình, sinh năm 1952 tại Nghệ An, trong một gia đình nhiều đời nho gia, bố là nhà ngữ học nổi tiếng Hoàng Tuệ, từng làm Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, nghiên cứu về chuẩn tiếng Việt và nhiều vấn đề liên quan đến chính sách ngôn ngữ của Nhà nước. Sau năm 1975, Hoàng Ấu Phương được giải ngũ, học Trường viết văn Nguyễn Du khóa III, bắt đầu viết văn từ năm 1987. Thời đi bộ đội, Phương từng đọc tiểu thuyết Phía Tây không có gì lạ của nhà văn Erich Maria Remarque (1898 - 1970) viết về Thế chiến thứ nhất. Hòa bình, thân phụ nhà văn sau chuyến đi Pháp có mang về tập tiểu thuyết Cuộc đời và số phận của Grossman (1905 - 1964), viết về cuộc sống người dân Xô-viết trong chiến tranh chống phát xít. Cả hai cuốn sách có tính phản tư về lịch sử đều có ảnh hưởng đến tư tưởng và nghệ thuật của Bảo Ninh. Khi viết Nỗi buồn chiến tranh theo kiểu phản tư, không phải Bảo Ninh không biết trước những hiểm nguy đang chờ đợi ông. Nghệ thuật của ông có tính chất dấn thân và suốt thời gian hơn 30 năm, trước bao dư luận, ông vẫn giữ thái độ im lặng bình thản. Từ đây ta thấy ý thức nghệ thuật và tinh thần dũng cảm của nhà văn Bảo Ninh.

Nỗi buồn chiến tranh thuộc loại tiểu thuyết chỉ có một nhân vật chính xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Các nhân vật khác đều là phụ, xuất hiện thấp thoáng trong các tình tiết. Kiên là nhân vật chính mang ba vai. Là người chiến sĩ sống sót sau chiến tranh của một đơn vị, không thể tự giải thoát khỏi các hồi tưởng về cuộc chiến tranh vừa qua và về các đồng đội đã mất như một chứng bệnh trầm cảm. Là người đánh mất mối tình đẹp đẽ của mình. Là người viết tiểu thuyết với ý thức sứ mệnh. Với ba vai đó, tiểu thuyết thể hiện ba nội dung cơ bản: cuộc chiến tranh khốc liệt với vô vàn chết chóc; chiến tranh và sự hủy diệt hạnh phúc đời thường; ý thức về chuyện viết văn về đề tài chiến tranh, muốn vượt qua truyền thống cũ.

Vấn đề đầu tiên đối với nhà văn là viết về chiến tranh như thế nào. Khi bắt đầu tiểu thuyết Kiên đã tự nêu câu hỏi: “Vì sao anh lại chọn chiến tranh và vì sao nhất thiết phải là nó?” (Bảo Ninh, Nỗi buồn chiến tranh, Nxb Trẻ, 2011, các trích dẫn về sau đều lấy từ nguồn này). Anh chọn nó chính là để thay đổi nó. Vấn đề chính là ở cách nhìn về chiến tranh. Cuốn sách đã đi ngược lại với truyền thống thể hiện chiến tranh đã thành công thức. Một số người cho rằng, viết như thế là “xúc phạm” người đã khuất, vì không viết họ như những anh hùng. Nhưng chiến tranh là một đề tài rộng lớn, mà các hành động anh hùng trong chiến đấu chỉ là một phương diện. Chiến tranh còn là chết chóc, là hủy diệt, là mất mát đau thương... - những điều không thể không viết. Đất nước ta ở vào một vị trí địa chính trị thế nào đó mà thường phải đương đầu với chiến tranh và buộc phải sống còn. Sau tất cả, hòa bình thật quý giá. Đó cũng là tư tưởng của Hồ Chí Minh khi ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, 19/12/1946. Từ cuộc kháng chiến chống Pháp, sang cuộc kháng chiến chống Mĩ, tiểu thuyết về chiến tranh ở Việt Nam ra đời trong nhu cầu giáo dục truyền thống anh hùng. Trần Đăng, Nguyễn Đình Thi, Nguyên Ngọc, Hồ Phương, Nguyễn Văn Bổng, Võ Huy Tâm, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Nguyễn Thi, Nguyễn Trọng Oánh, Chu Lai, Nam Hà… và biết bao nhà văn Việt Nam khác đã sáng tác tiểu thuyết về chiến tranh như thế. Trước đó đã có biết bao tác phẩm phản ánh chiến tranh vệ quốc của Liên Xô, Trung Quốc cũng nhằm giáo dục truyền thống anh hùng. Các tiểu thuyết chiến tranh, do yêu cầu tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu và chiến thắng, đều thể hiện nhất loạt ta thắng địch thua, ta chính nghĩa địch phi nghĩa, ta dũng cảm địch hèn nhát, ta là người địch là thú vật, ta chính nghĩa thì hi sinh là chuyện lương tâm và tất yếu... Đó là công thức chung.

Là nhà văn, Bảo Ninh nghĩ: “Nghề văn là nghề chuyên nghiệp về sự ngẫm nghĩ. Nhà văn tự xem mình là kẻ có khả năng, có trách nhiệm và có ham thú đúc kết nhân tình thế thái đặng tìm ra cho bản thân mình và bạn đọc của mình những giá trị, những ý nghĩa vừa cố định vừa đổi thay không ngừng của đời sống con người, một đời sống tuy ngắn ngủi và khá là ảm đạm, nhiều buồn đau và bất hạnh, song lại cũng hàm chứa vô cùng tận những lẽ đời đáng sống, những giá trị cao quý, những vẻ đẹp tuyệt vời, hạnh phúc và niềm vui.” Cái khó ở đây là ở chỗ, đối với “những giá trị, những ý nghĩa vừa cố định vừa đổi thay không ngừng”, nhiều người chỉ thấy mặt cố định, mà không thấy sự đổi thay của chúng.

Là người lính đi qua chiến tranh, nhà văn Bảo Ninh, sau khi chiến tranh kết thúc, đã nói lên một tiếng nói khác, có phần ngược lại: “Nỗi buồn chiến tranh”. Là nhân chứng của chiến tranh, là người đã chứng kiến biết bao chiến sĩ của ta đã hi sinh, ông đã thấy những giá trị đổi thay. Nỗi buồn chiến tranh là tiểu thuyết đã vượt lên chiến tranh. Ở đây chiến tranh chỉ là bối cảnh, còn nội dung tiểu thuyết là nỗi buồn đau triền miên mà chiến tranh để lại. Đó là nỗi buồn của chết chóc hủy diệt, nỗi buồn của tuổi trẻ phôi pha, nỗi đau của tình yêu tan vỡ. Viết về chiến tranh là viết về thể nghiệm đời sống đau đớn của những người trải qua chiến tranh, đó là quan điểm nhân văn. “Dằng dặc trôi qua trong hồi ức của Kiên vô vàn những hồn ma thân thiết, lẳng lặng âm thầm kéo lê mãi trong đời anh nỗi đau buồn chiến tranh.” Nhà văn Kiên “thâm tâm luôn muốn viết về chiến tranh sao cho khác trước”. Bảo Ninh không miêu tả, kể chuyện về cuộc chiến, không kể lại bất cứ trận đánh nào, mà kể về suy nghĩ, cách ứng xử về cuộc chiến. Hiện lên trước mắt ta là nhân vật Kiên, người lính trinh sát năm xưa nay đi tìm và quy tập hài cốt các đồng đội đã hi sinh, với vô vàn hồi tưởng về những đồng đội và những cái chết, những biến thái tâm lí, những cơn điên dại, hồi tưởng về người yêu và tình yêu đã mất, với khát vọng viết lại “nội dung của lời trăng trối” của người lính chống Mĩ. Ông từ chối chi tiết điển hình trong quá trình phát triển của lịch sử, để viết theo dòng chảy của hồi ức và tâm trạng. Chi tiết hiện thực của ông rất nhiều, nhưng không sắp xếp theo thứ tự lí tính. Truyện của ông không có cốt truyện, không có trật tự thời gian tuyến tính, không có kết cục rõ ràng. Nhân vật của ông không sống với thời đại mới sau chiến thắng chấn động địa cầu, mà sống với quá khứ. “Không phải là cuộc sống mới, thời đại mới, không phải là những hi vọng về tương lai tốt đẹp đã cứu giúp tôi, mà trái lại, những tấm thảm kịch của quá khứ đã nâng đỡ tâm hồn tôi...” Người kể chuyện trong tiểu thuyết của ông không điều khiển được cái viết: “Không phải là anh, mà là một cái gì đấy đối lập, thậm chí thù nghịch với anh đang viết, đang không ngừng vi phạm, không ngừng lật ngược tất cả những giáo điều cùng tất cả những tín niệm văn chương và nhân sinh sâu bền nhất của anh. Và hoàn toàn không cưỡng nổi, mỗi ngày Kiên một dấn mình thêm vào vòng xoáy của nghịch lí hiểm nghèo ấy của bút pháp.” “Trong từng chương một, Kiên viết về chiến tranh một cách rất tùy ý như thể ấy là một cuộc chiến tranh chưa từng được biết tới, như thể cuộc chiến của riêng anh.” “Ngấm ngầm anh tin mình tồn tại ở đời với một thiên mệnh vô danh, thiêng liêng và cao cả, song tuyệt đối bí ẩn.” Kiên là một trường hợp điển hình của chứng PTSD (chứng rối loạn tâm lí hậu chấn thương), và nhờ hồi tưởng, nhờ viết tiểu thuyết mà vượt qua cơn bệnh. Nhưng Kiên vẫn không phải là người đã hoàn thành cuốn tiểu thuyết, mà phải là một người khác tỉnh táo hơn, bởi Kiên không thoát khỏi nhân vật để thành tác giả. Khi được hỏi mối quan hệ giữa nhân vật Kiên và Bảo Ninh như thế nào, thì tác giả Nỗi buồn chiến tranh trả lời: “Kiên là nhân vật hư cấu, hoàn toàn không phải tôi, đời sống và chiến đấu của anh ta cực kì khác tôi, nhưng Kiên cũng chính là tôi.” Kiên là nhân vật hư cấu, nhưng Kiên cũng chính là Bảo Ninh. Bảo Ninh đã thay đổi cách viết về chiến tranh. Những ai đã đọc Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh sẽ không thể nào viết lại chiến tranh theo kiểu cũ được nữa.

Toàn bộ tiểu thuyết được kể bằng ngôi thứ ba với điểm nhìn duy nhất của Kiên, và nhiều khi Kiên gạt bỏ luôn ngôi thứ ba để đứng ra kể chuyện xưng “tôi” theo ngôi thứ nhất, nhất là khi nói về cách viết tiểu thuyết. Chỉ có chương cuối cùng là lời của một người đọc đặc biệt xưng “tôi” biên tập lại bản thảo dang dở và đánh giá đúng bản thảo. Cái “tôi” này cũng chẳng phải ai xa lạ, rất có thể là cái “tôi” đã xuất hiện trong văn bản. Người đọc xưng “tôi” này đã vượt qua các định kiến của những người hàng xóm, coi Kiên là “nhà văn phường”, một kẻ dị biệt, thị dân, tiểu tư sản, cực đoan, bạc nhược, để hiểu được “có chung một Nỗi buồn chiến tranh mênh mang, nỗi buồn cao cả, cao hơn hạnh phúc và vượt trên đau khổ”. Toàn bộ tiểu thuyết được thể hiện bằng những hồi tưởng đứt đoạn của Kiên. Bảo Ninh thích dùng lối tạt lùi (flashback) để nhớ lại một chi tiết ngắn của quá khứ, làm cho cả tiểu thuyết được dệt bằng các đoạn hồi tưởng ngắn và suy ngẫm. Sẽ là ngây thơ nếu ai đó tin vào lời của nhà văn Kiên trong truyện, để tin rằng tiểu thuyết viết lộn xộn, tuỳ tiện vô thức. Chính những tạt lùi ngắn ngủi đã băm vụn cuộc chiến, để không tái hiện hoàn chỉnh nó nữa, vì ai cũng đã biết hết, mà chỉ tái hiện các mảnh vụn, những mảnh ghép làm nên “cuộc chiến của riêng Kiên” và nỗi buồn của anh mà mọi người chưa biết. Điểm nhìn của nhân vật Kiên và của người kể chuyện Kiên không trùng khít, bởi điểm nhìn sau hàm chứa một thái độ phản tư, phân tích những gì đã nhìn thấy và hồi tưởng, một điểm nhìn hậu chiến, điểm nhìn của người đã ra khỏi cuộc chiến và suy tư về nó, vượt lên nó. Nhìn bề ngoài, tất cả các chương của cuốn tiểu thuyết đều song hành trên một mặt bằng thời gian, bất cứ lúc nào Kiên đều có thể trở đi trở lại với những thời điểm quen thuộc với anh trong cuộc chiến, như thể thời gian không trôi qua. Nhưng đọc kĩ, sẽ thấy, cốt truyện chủ yếu là câu chuyện viết tiểu thuyết của Kiên. Từ chuyện đi làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sĩ, Kiên nảy ra ý muốn kể lại lời trăng trối của những người đã mất, rồi tiếp theo là chuyện viết, cách viết, viết thâu đêm, viết rồi bỏ, chuyện vô vàn cái chết, chuyện gia đình của Kiên, chuyện tình tan vỡ của Kiên, chuyện Kiên bất lực với câu chuyện và biến mất, và kết thúc bằng một ai đó biên tập tiểu thuyết và tiểu thuyết đã hoàn thành. Một siêu tiểu thuyết (metafiction), trong tiểu thuyết hàm chứa một tiểu thuyết, tiểu thuyết về ý thức đổi mới cách viết một đề tài. Nỗi buồn chiến tranh của nhà văn Bảo Ninh mang một chủ đề kép. Nó không chỉ nêu một cách nhìn khác về chiến tranh, mà còn đề xuất một cách viết khác về đề tài chiến tranh, đề xuất một đổi thay về phương pháp sáng tác nữa.

Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh còn là một tiểu thuyết xuất sắc về ngôn ngữ văn học. Toàn bộ tác phẩm không phải lời kể chuyện thông thường, mà là lời độc thoại của nhân vật do người kể chuyện mượn để làm điểm tựa, lời của nhân vật Kiên. Vì thế đọc tiểu thuyết như là đọc lời bộc bạch, trữ tình, tâm sự của một tâm hồn. “Giấc mơ lay thức tâm hồn Kiên. Thì ra, anh, Kiên cũng có một thời trai trẻ trung, cái thời mà giờ đây khó lòng mường tượng lại được nữa, cái thời mà toàn bộ con người anh, nhân tính và nhân dạng, còn chưa bị bạo lực của chiến tranh hủy hoại, cái thời anh cũng ngập lòng ham muốn, cũng biết say sưa, si mê, cũng trải những cơn bồng bột, và cũng ngốc nghếch ngẩn ngơ, cũng từng tan nát cả cõi lòng vì tình yêu thương đau khổ, vì ghen tuông tủi hờn và cũng đáng được ưu ái như các bạn anh bây giờ. Chao ôi, chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới thảm sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người!” Câu văn dài với nhiều thành phần phụ, với các từ trùng điệp, lặp lại, ngân nga như thơ, như ru người đọc vào hồi tưởng mà chìm ẩn trong nhịp điệu ấy là nỗi niềm tiếc nuối vô hạn và nỗi buồn sâu thẳm. Nhà văn Diêm Liên Khoa, người đánh giá cao và giới thiệu tiểu thuyết này với độc giả Trung Quốc tỏ ý tiếc là tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh giàu chất trữ tình quá. Theo ông có lẽ phải viết với lời văn giễu nhại. Ý kiến đó theo tôi không hợp. Người ta có thể giễu nhại một cuộc đại nhảy vọt, cuộc cách mạng văn hóa kệch cỡm như chính Diêm Liên Khoa đã làm trong các tiểu thuyết của ông, nhưng khó mà giễu nhại một cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, thống nhất đất nước. Nhưng khúc trữ tình với khúc ai ca tuy gần mà cũng có khác nhau. Nỗi buồn chiến tranh vẫn chỉ là nỗi buồn, nỗi đau, mà chưa phải là thể loại khúc ca, bài ca. Dịch là Chiến tranh ai ca có thể làm giảm nhẹ sức suy nghĩ hàm chứa trong tiểu thuyết. Tất nhiên bản dịch của dịch giả Hạ Lộ là một đóng góp lớn đối với văn học Việt Nam, rất đáng quý.

Mới đây, Hội Văn học nghệ thuật Danube và Nhà xuất bản AB ART của Hungary đã quyết định trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube 2022 cho nhà văn Bảo Ninh, thêm lần nữa củng cố và khẳng định vị trí của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh trên văn đàn thế giới.​
...............................................
Tác giả: Trần Đình Sử
(Triều Anh sưu tầm)
Thêm
“Nỗi buồn chiến tranh”, một cách viết khác về chiến tranh
744
7
3

Thích Văn Học

Sáng tạo nội dung (content)
30/9/21
149
15
18,000
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
954,737
Không phải câu chuyện nào cũng có thể được xướng ngôn. Không phải câu chuyện nào cũng có thể được diễn ngôn. Không phải câu chuyện nào được chứng thính cũng phản ánh được hoàn toàn bản chất thật...
 
Bảo Ninh là một trong những nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Ông là nhà văn quân đội, từng trực tiêp tham gia chiến đấu trên chiến trường miền Nam trước 1975. Để hiểu hơn về Bảo Ninh, cùng VHT tham khảo bài soạn sau đây.

Bảo Ninh.jpg
Ảnh sưu tầm

1. Tác giả

- Bảo Ninh là bút danh - ngoài ra còn rất nhiều bút danh khác như Nhật Giang, Mã Pí Lèng…. Ông sinh ngày 18 tháng 10 năm 1952 tại Nghệ An, tên thật là Hoàng Ấu Phương, là nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang lớn, trong đó thành công nhất là Nỗi buồn chiến tranh.

- Bảo Ninh từng tham gia bộ đội từ năm 1969 đến năm 1975. Năm 1987, ông ra mắt tác phẩm đầu tiên là Trại bảy chú lùn. Năm 1991, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (in lần đầu năm 1987 tên là Thân phận của tình yêu), được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và đã được đón chào nồng nhiệt.

- Phong cách nghệ thuật
+ Thường viết về người lính và cuộc sống của con người trong chiến tranh.
+ Mô tip truyện: mô tip gặp gỡ. Lấy bối cảnh truyện ngắn là thời chiến tranh hoăc Hà Nội.
+ Biệt tài miêu tả: miêu tả chi tiết, tỉ mỉ đến “đau nhói” những vét thương của chiến tranh.
+ Ngôn ngữ phong phú, chọn lọc kĩ càng và chính xác.

2. Tác phẩm tiêu biểu

- Tập truyện ngắn Chuyện xưa kết đi, được chưa? Gồm 14 truyện ngắn.
- Tập truyện ngắn Trại Bảy chú lùn, gồm 5 truyện ngắn.
- Bảo Ninh - những truyện ngắn. Gồm 36 truyện ngắn. Những câu chuyện ở đây được kể bằng một giọng điệu nhẹ nhàng, điềm đạm về kỉ niệm trong quá khứ của nhà văn, đặc biệt kí ức về chiến tranh.
- Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
Cuốn sách được dịch sang tiếng Anh bởi Frank Palmos và Phan Thanh Hảo, xuất bản năm 1994 với nhan đề "The Sorrow of War", được ca tụng rộng rãi và một số nhà phê bình đánh giá là một trong những tiểu thuyết cảm động nhất về chiến tranh. Tác phẩm này cũng đã được chuyển ngữ và giới thiệu ở 18 quốc gia trên thế giới với 15 thứ tiếng. Vào tháng 8 năm 2016, nhà văn Bảo Ninh với tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh vừa được nhận giải thưởng văn học Sim Hun của Hàn Quốc.​

Xem thêm
Các bài soạn, bài văn hay, đề thi Ngữ văn 10 tại đây.
Nỗi buồn chiến tranh -cách viết khác về chiến tranh
Thêm
Giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Bảo Ninh, Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo bài 8
9K
1
0
Tập truyện Bảo Ninh - những truyện ngắn bao gồm 36 truyện ngắn. Những câu chuyện ở đây được kể bằng một giọng văn nhẹ nhàng, điềm đạm về kỉ niệm trong quá khứ của nhà văn. Đó là những câu chuyện về tình người, tình yêu, đau khổ, hạnh phúc. Giang là một truyện ngắn thuộc tập truyện này. VHT mời các em tham khảo bài soạn ngắn gọn chi tiết sau đây.


Bảo Ninh.jpg
Ảnh sưu tầm

1. Trả lời các câu hỏi trong khi đọc, sgk trang 73,74

- Câu 1,2 (theo dõi văn bản)

- Câu 3 sgk trang 73:
Đây chính là hoàn cảnh phù hợp để tình cảm thân mật, yêu mến giữa Giang và “tôi” này nở.
- Câu 4 sgk trang 74:
Lời nói và thái độ của bố Giang khi gặp Hùng lần này thể hiện sự vui mừng, phấn khởi, gần gũi, chân tình khi gặp một người quen ở chiến trường. Lời nói và thái độ này hoàn toàn khác với lần đầu, khi bố Giang chưa biết gì về nhân vật “tôi”.
- Câu 5 sgk trang 74:
Hai đoạn văn cuối bài là lời của nhân vật “tôi” nói với chính mình và người đọc.

2. Trả lời các câu hỏi sau khi đọc, sgk trang 75

* Câu 1: Lời của người kể chuyện, lời của nhân vật, câu chuyện, sự việc


Một số câu văn, đoạn văn có đan xen giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật:
- “Tôi toan lỉnh, song ông trông thấy tôi tức thì. “Kìa, Hùng, Hùng đấy hả Hùng!”. Giọng ông ngạc nhiên, mừng vui. Ông thân thiết xiết chặt tay tôi và không nén được, ông cảm động ôm lấy tôi. “Giang nó cứ nhắc cậu mãi, Hùng ạ. Nó cứ buồn vì không gặp lại được cậu trước khi chúng ta lên đường”. Ông bảo: “Giờ đây Giang nó ở lại ngoài đó có một mình”
- Tôi mở túi phòng hoá đeo bên hông lấy gói bít cốt mẹ dúi cho hồi trưa, và rót chè tưoi trong ấm tích ra bát. Bít cốt chiêu với chè tươi, định thế. Thấy vậy, đang lúi húi xâu lại dép cho tôi, Giang vội kêu lên:
- Ôi em quên. Cóc cơm mà, để em dọn mời anh”

* Câu 2: Những cuộc gặp gỡ và tình người trong chiến tranh

- Giang và nhân vật “tôi”
+ Cô nữ sinh tin yêu và sẵn lòng giúp đỡ anh lính trẻ: con người cởi mở, gần gũi, thân thiện, dễ cảm thông,…
+ Anh tân binh thì hóm hỉnh, nhanh nhẹn kiểu thanh niên.
- Nhân vật “tôi” và bố Giang (ở nhà bố Giang)
+ Người bố: tác phong, điều lệnh quân đội, nghiêm nghị, giữ khoảng các, cảnh giác khi cần.
+ Anh tân binh: nghiêm túc, có chút e ngoại cấp trên.
- Giang, nhân vật “tôi” và bố Giang (ở nhà bố Giang)
Khi đã làm quen, tin cậy, giữa người sĩ quan và anh lính trẻ cũng rất dễ cảm thông; tình cha con người người lính rất ấm áp.
- Nhân vật “tôi” và bố Giang (ở chiến trường Tây Nguyên)
Tình yêu thương con, yêu thương chiến sĩ của người chỉ huy hoà làm một; lòng kính trọng của chiến sĩ đối với người chỉ huy; tình yêu, sự cách trở và niềm tin yêu.
=> Nhận xét chung: Những cuộc gặp gỡ cho thấy con người đối xử với nhau bằng chân tình, nhất là giữa những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh, gặp được nhau càng mừng rỡ hơn bao giờ hết.

* Câu 3: Nhân vật Giang

- Tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh - điểm nhìn "Tôi".
=> Nét tính cách nổi bật: Tin người, trong trẻo, hồn nhiên, sẵn lòng giúp đỡ người khác.
- Tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang - điểm nhìn "Tôi", bố Giang.
=> Nét tính cách nổi bật: Nhanh nhẹn, đảm đang, biết quan tâm nũng nịu, không hề sợ bố.
- Lúc cùng anh tân binh đi đến đơn vị trên xe đạp - điểm nhìn "Tôi".
=> Nét tính cách nổi bật: Hay nói chuyện, có vẻ cô đơn.
- Tại chiến trường qua lời của bố Giang - điểm nhìn Bố Giang.
=> Nét tính cách nổi bật: Luôn nhớ và có tình cảm với anh tân binh.

* Câu 4: Cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm

- Ngôi kể: anh tân binh, tác giả
- Điểm nhìn: anh tân binh, bố Giang, Giang. Trong đó điểm nhìn quan trọng nhất là từ nhân vật "tôi".
=> Cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy giúp tác phẩm trở nên gần gũi với người đọc, giúp họ hình dung rõ những sự kiện mà nhân vật đã trải qua.

* Câu 5: Chủ đề của tác phẩm

Chủ đề: Tình yêu của người lính. Hoặc: Một cuộc gặp gỡ.

* Câu 6: Tư tưởng của tác phẩm

Những kí ức trong thời chiến tranh là những kí ức còn mãi, trở thành nỗi đau âm thầm. Những cuộc gặp gỡ tình cờ, vẩn vơ những sẽ để lại lưu luyến, nhớ mãi không thể xoá nhoà.

Xem thêm
Các bài soạn, bài văn hay, đề thi Ngữ văn 10 tại đây.
Nỗi buồn chiến tranh - cách viết khác về chiến tranh
Thêm
Giang - Bảo Ninh, bài soạn chi tiết ngắn gọn
1K
1
0
Đất rừng phương Nam là tiểu thuyết tiêu biểu của nhà văn Đoàn Giỏi. Tiểu thuyết này được đánh giá là một trong những tác phẩm viết về thiếu nhi hay nhất của Việt Nam. Cùng VHT tìm hiểu thiên nhiên và con người vùng đất Nam Bộ qua đoạn trích Đi lấy mật (chương 9), được trích dạy trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, sách Chân trời sáng tạo, tập 2, trang 62.

nha-van-doan-gioi.jpg
Ảnh sưu tầm

1. Trước khi đọc

* Câu 1 (trang 63): Bạn từng hình dung thế nào về thiên nhiên và cuộc sống con người ở vùng đất Nam Bộ cách đây gần một thế kỉ? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp về điều đó.

Trả lời:
- Thiên nhiên và cuộc sống con người ở vùng đất Nam Bộ cách đây gần một thế kỉ trông rất hoang sơ nhưng cũng rất đẹp và trù phú.
- Đây là một vùng đất mang những đặc sắc riêng biệt, những nét văn hóa độc đáo: nhiều cây ăn trái, rừng ngập mặn, sản vật thiên nhiên - mật ong, cá, tôm, thú rừng...con người chất phác, giàu tình làng nghĩa xóm.

* Câu 2 trang 63: Dựa vào nhan đề Đất rừng phương Nam, bạn suy đoán xem phần văn bản dưới đây sẽ kể với bạn những chuyện gì?

Trả lời:
Văn bản kể về những điều liên quan đến thiên nhiên ở miền đất phương Nam của đất nước.

2. Đọc văn bản

* Câu 1. Theo dõi - Bạn hiểu thế nào là “ăn ong”?

Trả lời:
“Ăn ong” là cách nói của những người làm nghề nuôi ong hoặc nghề lấy mật ong. Ăn ong được hiểu là đi lấy mật ong rừng.

* Câu 2. Theo dõi- Chú ý lời thoại và tính cách của hai nhân vật An và Cò.

Trả lời:
Tính cách của hai nhân vật An và Cò: Tinh tế, hiểu chuyện.

* Câu 3. Suy luận - Việc làm kèo ong được kể lại qua điểm nhìn của ai?

Trả lời:

làm kèo được kể lại qua điểm nhìn của má nuôi An.

* Câu 4. Suy luận - Vì sao tía nuôi khuyên An “không nên giết ong”?

Trả lời:

Tía nuôi khuyên An "không nên giết ong" vì ông có cách để đuổi ong đi. Ông muốn các con ứng xử thân thiện với tự nhiên.

* Câu 5. Suy luận - Việc liên hệ, so sánh những cách nuôi ong, lấy mật khác nhau này có tác dụng gì?

Trả lời:

Việc liên hệ, so sánh những cách nuôi ong, lấy mật khác nhau có tác dụng cho thấy điểm đọc đáo của nghề lấy ong ở U Minh - kiểu tổ ong hình nhánh kèo.

3. Sau khi đọc:

* Câu 1 trang 68 -Tóm tắt câu chuyện được kể trong văn bản trên?

Trả lời:
Văn bản kể về một lần đi lấy mật của An với tía nuôi và thằng Cò. Trên đường đi, An đã cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên: ban mai, bầy ong, đàn chim, v.v... Lúc nghỉ mệt, tía nuôi và thằng Cò đã chỉ đàn ong mật cho An. Sau đó, họ tiếp tục đi lấy mật và thu hoạch được rất nhiều. Chẳng may, thằng Cò bị ong đốt. Tía nuôi An - tía của thằng Cò đã bôi vôi lên trên vết đốt đó và ông chỉ đuổi đàn ong đi để lấy mật. Trước khi ra về, đám người bọn họ đã ăn cơm cho đỡ đói và dự định hôm sau sẽ phải mang gùi to hơn để lấy được nhiều mật hơn. Lúc ăn cơm, An đã suy nghĩ về cách làm tổ nuôi ong và thấy rằng không nơi nào giống cách đặt kèo ở rừng U Minh.

* Câu 2 trang 68 - Quanh câu chuyện "đi lấy mật", cuộc sống của thiên nhiên, con người phương Nam được cảm nhận, tái hiện qua điểm nhìn của những nhân vật nào? Các điểm nhìn này có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau như thế nào? Theo bạn, điểm nhìn của ai là quan trọng nhất? Vì sao?

Trả lời:
- Điểm nhìn của những nhân vật: An, thằng Cò, tía và má nuôi.
- Tác dụng của việc có nhiều điểm nhìn: Các điểm nhìn của thằng Cò, tía và má nuôi bổ trợ cho điểm nhìn của An, giúp người đọc thấy được cuộc sống thiên nhiên và con người phương Nam.
- Điểm nhìn của An là quan trọng nhất. Vì ở đoạn trích này, An là người kể chuyện.

* Câu 3 trang 68 -Trong văn bản trên, lời đối thoại giữa An với các nhân vật (Cò, tía nuôi, má nuôi) có tác dụng gì?

Trả lời:
Tác dụng của lời đối thoại: giúp cho câu chuyện chân thật và gần gũi hơn.

* Câu 4 trang 68 - Phân tích một đoạn trong lời của người kể chuyện có sự kết hợp giữa kể sự việc và miêu tả cảnh vật, thể hiện được phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam.

Trả lời:
“Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh... Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén mò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loại bò sát bốn chân, to hơn ngón chân cái kia, liền quật chiếc đuôi dài chạy tứ tán. Con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây. Con đeo trên tấm lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái.”
* Phân tích:
- Yếu tố tự sự: Kể về hoạt động của các loài vật và hương thơm của hoa tràm lan ra, phảng phất khắp rừng.
- Yếu tố miêu tả: Miêu tả tính chất của tiếng chim của màu sắc da con kì nhông, tính chất trong hành động của con Luốc,.... - Phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam:
+ Thiên nhiên: trù phú, sinh động.
+ Con người: phóng khoáng, tự do
=> Một đoạn trong lời của người kể chuyện có sự kết hợp giữa kể sự việc và miêu tả cảnh vật, thể hiện được nét đặc trưng của thiên nhiên miền đất phương Nam.

* Câu 5 trang 68 - Xác định chủ đề của văn bản và chỉ ra một số căn cứ để xác định chủ đề.

Trả lời:
- Chủ đề của văn bản: Công việc đi lấy mật của con người phương Nam.
- Một số căn cứ để xác định chủ đề: Dựa vào vấn đề cơ bản của văn bản.

* Câu 6 trang 68 - Chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt giữa hai nhân vật Cò và An. Theo bạn, việc làm nổi bật những nét tương đồng và khác biệt ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?

Trả lời:

- Tương đồng: còn nhỏ tuổi, ngây thơ, biết nghe lời tía và má, đối xử tốt với nhau.
- Khác biệt:
+ Cò: thẳng thắn, bộc trực, không để bụng.
+ An: tinh tế, nhạy cảm, sâu sắc.
- Tác dụng: khắc họa tính cách của con người Nam Bộ. Họ là những người tốt tính, thẳng thắn, bộc trực nhưng cũng rất tinh tế, nhạy cảm, sâu sắc.

* Câu 7 trang 68 - Câu chuyện đi lấy mật giúp bạn hiểu thêm điều gì về thiên nhiên, cuộc sống, tính cách con người Nam Bộ?

Trả lời:
- Thiên nhiên: trù phú, hoang sơ.
- Cuộc sống: giản dị, gắn bó và cộng sinh với thiên nhiên.
- Con người: phóng khoáng, thẳng thắn, bộc trực nhưng cũng rất tình cảm, tinh tế, sâu sắc.

Xem thêm
Các bài soạn, bài văn hay, đề thi Ngữ văn 10 tại đây.
Thêm
Đất rừng phương Nam (trích), gợi ý trả lời câu hỏi sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 2, Chân trời sáng tạo
1K
1
0
Người cầm quyền khôi phục uy quyền là đoạn trích xuất sắc được trích từ tiểu thuyết Những người khốn khổ của V. Huy-gô. Đoạn trích miêu tả uy quyền của hai nhân vật: Gia-ve và Giăng Van-giăng. Mỗi nhân vật có cách thể hiện uy quyền riêng của mình. Cùng VHT tham khảo bài soạn sau:

nhung-nguoi-khon-kho-bo-.png

Ảnh sưu tầm

1. Uy quyền của Gia-ve:

Gia-ve là người của nhà nước, một viên thanh tra đang thực thi pháp luật. Bấy lâu, Gia-ve nghi ngờ ông thị trưởng Ma-đơ-len chính là người tù khổ sai Giăng Van-giăng, người mà hắn để cả một đời để tìm kiếm. Giờ đây, sự thật về người tù khổ sai mang tên khác để trốn tránh truy nã đã được làm sáng tỏ. Nắm trong tay sức mạnh của pháp luật, Gia-ve có toàn quyền đối với Giăng-Van-giăng. Ý thức được điều đó, Gia-ve đắc thắng, “túm lấy cổ áo” của Giăng-Van-giăng khiến ông cúi đầu chịu đựng; quát tháo, chửi bới Giăng-Van-giăng một cách thô bỉ; ra lệnh bắt Giăng-Van-giăng phục tùng; nhạo báng lời đề nghị khẩn thiết của Giăng-Van-giăng; sẵn sàng gọi lính vào cùm tay Giăng-Van-giăng để tống vào nhà tù,... Như vậy, giờ đây Gia-ve đang khôi phục uy quyền của mình đối với Giăng-Van-giăng, điều bấy lâu hoàn toàn vô hiệu trước ông thị trưởng Ma-đơ-len.

2. Uy quyền của Giăng-Van-giăng:

Trước khi tình huống truyện xảy ra, ông Ma-đơ-len (chính Giăng-Van-giăng) là người cầm quyền. Ông là một thị trưởng giỏi giang, đáng kính, khiến Gia-ve phải phục tùng. Nhưng lúc bị phát giác, ông trở lại thân phận của kẻ phạm pháp. Mọi quyền lực sẽ bị tước bỏ, buộc phải chấp nhận số kiếp của người tù khổ sai. Tuy nhiên, trong tình huống ở đoạn trích, Giăng-Van-giăng đã làm đảo lộn vị thế giữa ông và Gia-ve: ông cầm thanh sắt để thể hiện sức mạnh nhằm trấn áp kẻ độc ác, lạnh lùng. Giăng-Van-giăng khôi phục uy quyền của mình: uy quyền của một người dám hi sinh bản thân để thực hiện nghĩa vụ của lương tâm. Gia-ve đã phải run sợ trước Giăng-Van-giăng, điều đó chứng tỏ Giăng-Van-giăng mới là người thực sự có uy quyền.

3. Nhận xét

Uy quyền của con người có thể được tạo nên bởi vị thế xã hội (chẳng hạn chức thị trưởng), hoặc bởi vai trò của người thực thi pháp luật (ví dụ viên thanh tra). Tuy nhiên, ở đây, những uy quyền được tạo nên bằng vị thế xã hội đã không hề được thể hiện. Giăng-Van-giăng không còn là ông thị trưởng khiến Gia-ve tuân phục như trước đây; ở chiều ngược lại, viên thanh tra Gia-ve cũng không khiến Giăng-Van-giăng sợ hãi dù ông đang ở vị trí kẻ phạm pháp lẩn trốn bấy lâu giờ đây sắp bị bắt. Khi Giăng-Van-giăng khiến Gia-ve run sợ, ấy là lúc ông đã khôi phục uy quyền của mình. Quyền uy ấy của Giăng-Van-giăng được tạo nên bởi sức mạnh của tình thương, sức mạnh của lương tâm, của đức hi sinh vì người khác.​

Xem thêm
Các bài soạn, bài văn hay, đề thi tại đây.
Thêm
Uy quyền thuộc về Giăng-Van-giăng hay Gia-ve? (Người cầm quyền khôi phục uy quyền, trích Những người khốn khổ của V. Huy-gô)
1K
0
0
Ngoài thành công trong việc xây dựng nhân vật Giăng-Van-giăng, V. Huy-gô cũng đã xây dựng hình tượng nhân vật Gia-ve, biểu trưng cho giai cấp thống trị tàn bạo trong tiểu thuyết Những người khốn khổ. Để hiểu rõ về Gia-ve, VHT mời các em tham khảo bài soạn sau:

gia ve.jpg
Ảnh sưu tầm

* Ngoại hình:

- Bộ mặt gớm ghiếc, đáng sợ.
- Giọng nói hách dịch, “man rợ, điên cuồng”.
-Thái độ đắc thắng khi cảm thấy cuộc săn đuổi Giăn -Van-giăng – một đối thủ xứng tầm – đã kết thúc (“Phá lên cười; Ở đây làm gì còn có ông thị trưởng nữa!”).
- Cái nhìn lạnh lùng, độc ác “như có móc, móc vào người”, như “đi thấu vào đến tận xương tuỷ” của đối thủ.
- Hành động trịch thượng (“túm cổ áo Giăng Van-giăng”), muốn đối thủ khuất phục trước quyền uy của mình (“Gọi ta là ông thanh tra”).
- Muốn thể hiện ta đây làm việc minh bạch, không khuất tất (“Nói to, nói to lên! Ai nói gì với ta thì phải nói to!”).
- Với sự vô cảm, vô tình, Gia-ve đã gián tiếp gây ra cái chết của Phăng-tin (qua kết luận đanh thép của Giăng-Van-giăng).
- Sợ hãi trước thái độ cứng rắn của Giăng Van-giăng (“Sự thật Gia-ve run sợ”).

* Thái độ và cách ứng xử:

- Đối với Phăng-tin:

+ Quát tháo làm náo loạn cả phòng bệnh
+ Dùng lời lẽ thô bỉ, tàn nhẫn, mạt sát Phăng-tin
+ Tàn nhẫn chà đạp lên niềm hi vọng tìm gặp con của Phăng- tin
+ Trước cái chết của Phăng- tin: tiếp tục quát tháo giục Giăng-Van-giăng
=> Lạnh lùng, độc ác, tàn nhẫn trước nỗi đau khổ của con người.

- Đối với Giăng-Van-giăng:

+ Trước sự chứng kiến của Phăng-tin: Đe dọa, uy hiếp, hống hách
+ Trước hành động của Giăng- Van giăng khi Phăng-tin chết: Bị áp đảo thì run sợ, hèn nhát

* Nhận xét

Gia-ve đã bộc lộ bản chất của một tên hung thần, một con thú dữ, một con chó nhà trung thành của XH tư bản tàn bạo sẵn sàng bóp chết một cách tàn nhẫn niềm hi vọng, nguyện vọng nhỏ bé nhất, nhân đạo nhất, thậm chí cả mạng sống đã mong manh như chiếc lá rụng của con người khốn cùng. Tuy nhiên hắn cũng tỏ ra hết sức hèn nhát và hoàn toàn bất lực trước cái uy thế áp đảo, cái lớn lao, cái cao cả và những hành động vô cùng nhân đạo và cao thượng của Giăng- Van-giăng.
+ Như vậy, dưới ngòi bút của V. Huy-gô, Gia-ve hiện lên như một kẻ không tim. Đó là một “cỗ máy”, một thứ công cụ phi nhân tính, chỉ biết thực thi phận sự một cách tàn nhẫn, lạnh lùng, không có tình người.
+ Khi nói về Gia-ve, người kể chuyện không giấu giếm thái độ căm ghét. Qua lời kể hoặc qua cách nhìn của nhân vật khác trong tác phẩm, con người Gia-ve được định danh bằng những cụm từ như: “bộ mặt gớm ghiếc”, “tên chó săn Gia-ve”; “không phải là tiếng người nói mà là tiếng ác thú gầm”… Toàn bộ con người Gia-ve toát lên vẻ độc ác, tàn nhẫn, lạnh lùng. Ấn tượng đó được tạo nên bởi cách tái hiện nhân vật của người kể chuyện.​

Xem thêm
Các bài soạn, bài văn hay, đề thi Ngữ văn 10 tại đây.
Thêm
Nhân vật Gia-ve, Người cầm quyền khôi phục uy quyền, trích Những người khốn khổ của V. Huy-gô
1K
0
0
Gia-ve là nhân vật phản diện tiêu biểu cho giai cấp thống trị trong tiểu thuyết Những người khốn khổ của V. Huy-gô. Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền được đánh giá là một trong những đoạn trích đặc sắc nhất của tiểu thuyết Những người khốn khổ. Trong đó phải kể đến tài năng xây dựng nhân vật phản diện của V. Huy- gô. Cùng VHT tìm hiểu nhân vật phản diện này qua bài soạn sau đây:

gia ve.jpg

Ảnh sưu tầm

* Ngoại hình:

- Bộ mặt gớm ghiếc, đáng sợ.
- Giọng nói hách dịch, “man rợ, điên cuồng”.
-Thái độ đắc thắng khi cảm thấy cuộc săn đuổi Giăng Van-giăng – một đối thủ xứng tầm – đã kết thúc (“Phá lên cười; Ở đây làm gì còn có ông thị trưởng nữa!”).
- Cái nhìn lạnh lùng, độc ác “như có móc, móc vào người”, như “đi thấu vào đến tận xương tuỷ” của đối thủ.
- Hành động trịch thượng (“túm cổ áo Giăng Van-giăng”), muốn đối thủ khuất phục trước quyền uy của mình (“Gọi ta là ông thanh tra”).
- Muốn thể hiện ta đây làm việc minh bạch, không khuất tất (“Nói to, nói to lên! Ai nói gì với ta thì phải nói to!”).
- Với sự vô cảm, vô tình, Gia-ve đã gián tiếp gây ra cái chết của Phăng-tin (qua kết luận đanh thép của Giăng Van-giăng).
- Sợ hãi trước thái độ cứng rắn của Giăng Van-giăng (“Sự thật Gia-ve run sợ”).

* Thái độ và cách ứng xử:

- Đối với Phăng- tin:

+ Quát tháo làm náo loạn cả phòng bệnh
+ Dùng lời lẽ thô bỉ, tàn nhẫn, mạt sát Phăng- tin
+ Tàn nhẫn chà đạp lên niềm hi vọng tìm gặp con của Phăng- tin
+ Trước cái chết của Phăng- tin: tiếp tục quát tháo giục Giăng-Van- giăng
=> Lạnh lùng, độc ác, tàn nhẫn trước nỗi đau khổ của con người.

- Đối với Giăng- Van- giăng:

+ Trước sự chứng kiến của Phăng- tin: Đe dọa, uy hiếp, hống hách
+ Trước hành động của Giăng-Van - giăng khi Phăng-tin chết: Bị áp đảo thì run sợ, hèn nhát.

* Nhận xét:

Gia- ve đã bộc lộ bản chất của một tên hung thần, một con thú dữ, một con chó nhà trung thành của XH tư bản tàn bạo sẵn sàng bóp chết một cách tàn nhẫn niềm hi vọng, nguyện vọng nhỏ bé nhất, nhân đạo nhất, thậm chí cả mạng sống đã mong manh như chiếc lá rụng của con người khốn cùng. Tuy nhiên hắn cũng tỏ ra hết sức hèn nhát và hoàn toàn bất lực trước cái uy thế áp đảo, cái lớn lao, cái cao cả và những hành động vô cùng nhân đạo và cao thượng cuả Giăng Van-giăng.

+ Như vậy, dưới ngòi bút của V. Huy-gô, Gia-ve hiện lên như một kẻ không tim. Đó là một “cỗ máy”, một thứ công cụ phi nhân tính, chỉ biết thực thi phận sự một cách tàn nhẫn, lạnh lùng, không có tình người.

+ Khi nói về Gia-ve, người kể chuyện không giấu giếm thái độ căm ghét. Qua lời kể hoặc qua cách nhìn của nhân vật khác trong tác phẩm, con người Gia-ve được định danh bằng những cụm từ như: “bộ mặt gớm ghiếc”, “tên chó săn Gia-ve”; “không phải là tiếng người nói mà là tiếng ác thú gầm”… Toàn bộ con người Gia-ve toát lên vẻ độc ác, tàn nhẫn, lạnh lùng. Ấn tượng đó được tạo nên bởi cách tái hiện nhân vật của người kể chuyện.​

Xem thêm
Các bài soạn, bài văn hay, đề thi Ngữ văn 10 tại đây.
Thêm
Nhân vật Gia-ve, Người cầm quyền khôi phục uy quyền, trích Những người khốn khổ của V. Huy-gô
5
0
0
"Người cầm quyền khôi phục uy quyền” được trích trong tiểu thuyết lãng mạn nổi tiếng “Những người khốn khổ" của nhà thơ, nhà tiểu thuyết người Pháp V. Huy-gô. Cùng VHT tham khảo bài soạn ngắn gọn về xuất xứ, tóm tắt đoạn trích, bố cục, nhân vật, nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản sau đây.

nhung-nguoi-khon-kho.png

Ảnh sưu tầm


1. Xuất xứ:

Người cầm quyền khôi phục uy quyền” được trích trong tiểu thuyết lãng mạn nổi tiếng “Những người khốn khổ”.

2. Tóm tắt đoạn trích:

- Gia- ve đến bắt Giăng- Van- giăng.
- Phăng- tin đang ốm nặng chứng kiến cảnh người bảo trợ của mình bị bắt sự hãi đến chết.
Giăng- Van- giăng vốn là thị trưởng thì giờ đây lại là tù khổ sai. Gia- ve trước đây vốn dưới quyền Giăng Van- giăng giờ đây ra oai hách dịch.

3. Bố cục: 2 phần

- Phần đầu: từ câu “Từ ngày ông Ma-đơ-len (Madeleine) gỡ cho Phăng-tin thoát khỏi bàn tay Gia-ve, chị không gặp lại hắn lần nào nữa” đến câu “Phăng-tin đã tắt thở”.
→ nghe những lời lẽ của Gia-ve nói về “ông thị trưởng Ma-đơ-len” đồng thời chứng kiến hành động đầy quyền uy của hắn, Phăng-tin hoảng sợ, ngã đập đầu vào thành giường và tắt thở.
- Phần còn lại: Giăng Van-giăng thể hiện thái độ quyết liệt khiến Gia-ve phải sợ hãi, nhờ đó, ông ngồi xuống thì thầm bên tai Phăng-tin những lời cuối cùng và sửa soạn cho người đã chết.

=> Hai phần có quan hệ nhân quả. Chính thái độ, lời lẽ và hành động của Gia-ve đã gây ra cái chết của Phăng-tin, đúng như Giăng Van-giăng khẳng định: “Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó”. Và cũng chính sự hung hăng, sắt đá của Gia-ve (quyết bắt Giăng Van-giăng) đã buộc ông phải giật một thanh sắt từ cái giường, lăm lăm trong tay, ngăn sự quấy rầy của Gia-ve để thực hiện bổn phận lương tâm đối với Phăng-tin.​

4. Nhân vật Gia- ve

- Nói những lời cộc lốc, thô bỉ.
- Lời nói chưa sự man rợ, điên cuồng như “thú gầm”.
- Cặp mắt nhìn như cái móc sắt.
- Cái cười ghê tởm, phô ra cả hai hàm răng.
→ Phóng đại giúp ta nhìn thấu tỏ nét điển hình của tên ác thú.

5. Nhân vật Giăng-Van-giăng

- Nhẹ nhàng điềm tĩnh, khi thì hạ giọng.
- Là một vị cứu tinh trong mắt Phăng-tin.
=> Nhân vật mang vẻ đẹp lãng mạn và lí tưởng, biểu trưng cho sức mạnh tình thương và công lí.

6. Nghệ thuật

- Ngôi kể: lời của người kể chuyện ngôi thứ ba – kiểu người kể chuyện có tính chất toàn tri.
Trong đoạn trích, quyền năng có giới hạn của người kể chuyện ngôi thứ ba, biểu hiện rõ nhất là đoạn miêu tả những lời thì thầm của Giăng Van-giăng bên tai Phăng-tin (“Ông nói gì? Con người khốn khổ ấy có thể nói gì với người đã chết?... Kẻ chết có nghe thấy không?”). Hoàn toàn có khả năng tồn tại một cách xử lí nghệ thuật khác: người kể chuyện ngôi thứ ba “nghe” hết và nói lại tường tận cho người đọc biết những lời của Giăng Van-giăng. Nhưng ở đây, Vích-to Huy-gô đã không “cấp” cho người kể chuyện cái quyền năng đặc biệt ấy. Như vậy, trong truyện, quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba được thể hiện đến đâu hoàn toàn phụ thuộc vào dụng ý nghệ thuật của tác giả.
- Kết hợp bút pháp hiện thực và lãng mạn.
- Kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật: so sánh, phóng đại, ẩn dụ, miêu tả trực tiếp, gián tiếp, trữ tình ngoại đề .
- Xây dựng nhân vật: đối lập, tương phản.

7. Ý nghĩa văn bản

Tô đậm, ca ngợi con người phi thường với trái tim tràn ngập yêu thương.​

Xem thêm
Các bài soạn Ngữ văn 10 tại đây.
Thêm
Người cầm quyền khôi phục uy quyền, ngắn gọn
  • Like
Reactions: QuangNhat
537
1
0
Giăng-Van-giăng là nhân vật chính của tiểu thuyết Những người khốn khổ, để hiểu hơn về nhân vật này, VHT mời các em học sinh cùng tìm hiểu về nhân vật qua đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, SGK Kết nối tri thức 10, bài 7.

nhung-nguoi-khon-kho-bo-.png
Ảnh sưu tầm

a. Thái độ của Giăng- Van- giăng với Phăng-tin

* Hoàn cảnh và tâm trạng:


- Không muốn sông giả dối, giàu sang mà lương tâm day dứt (không muốn một người vô tội vì mình mà bị kết án oan) nên quyết định Tự thú.
- Nhưng ông lại không có điều kiện để cứu mẹ con Phăng- tin khi ông tự thú, nộp mình cho cảnh sát.
=> Giăng-Van- giăng bị đẩy vào tình cảnh ngặt nghèo Đấu tranh giữa cái cao cả >< cái thấp hèn, giữa tội lỗi>< lòng nhân ái. Cuối cùng Giăng Van-giăng chấp nhận tự thú và nài nỉ Gia- ve cho 3 ngày để lo việc cho Phăng- tin.

* Thái độ đối với Phăng-tin:

- Trước nỗi sợ hãi của Phăng- tin khi Gia- ve xuất hiện:
Nhẹ nhàng điềm tĩnh, trìu mến, làm yên lòng Phăng- tin, trấn an....,=> Làm chỗ dựa tinh thần cho Phăng- tin.
=> Nhận xét: Giăng Van-giăng thấu hiểu, xót thương vô hạn trước nỗi đau và sự bất hạnh của Phăng-tin. Trong tình huống đối mặt với Gia-ve, dù sắp bị bắt nhưng ông hoàn toàn không bận tâm số phận của bản thân, chỉ dành trọn sự quan tâm, lo lắng cho Phăng-tin. Phăng-tin chết đau đớn trước khi gặp lại đứa con gái tội nghiệp khiến Giăng Van-giăng tự thấy mình có phần trách nhiệm.

- Hành động nói với người đã khuất:
Giăng Van-giăng đã nói những gì với Phăng-tin? Khó có thể trả lời dứt khoát câu hỏi đó. Chính người kể chuyện ngôi thứ ba (kiểu người kể chuyện toàn tri) mà vẫn không thể biết hết mọi điều: “Ông nói gì? Con người khổ sở ấy có thể nói gì với người đã chết? Những lời ấy là lời gì vậy? [...] Kẻ đã chết có nghe thấy không?”. Ta biết rằng, mối quan tâm cuối cùng của Phăng-tin không phải là sự sống chết của bản thân, mà là số phận của đứa con gái tội nghiệp. Khi nghe Giăng Van-giăng xin Gia-ve ba ngày để đi tìm Cô-dét (Cossette), Phăng-tin đã run lên bần bật vì biết con gái mình chưa có mặt ở đây như lời người ta đã nói. Phăng-tin chết khi chưa được gặp con đã khiến Giăng Van-giăng cảm thấy hết sức ân hận, khổ sở.
=> Có thể suy đoán rằng, những lời thì thầm cuối cùng của ông bên tai Phăng-tin là lời hứa bảo vệ Cô-dét. Chỉ những lời như thế mới có thể tác động một cách kì lạ, khiến Phăng-tin – một người đã chết – vẫn mỉm cười và gương mặt “sáng rỡ lên một cách lạ thường”.

b. Thái độ và hành động của Giăng-Van-giăng đối với Gia- ve:

* Trước sự hùng hổ hung hãn của Gia- ve:

+ Cử chỉ điềm tĩnh, nhẫn nhịn, tránh xung đột, cầu xin.
+ Thái độ không hề tỏ ra khiếp sợ trước Gia- ve, trước uy quyền.
=> Nhún nhường vì Phăng- tin Tấm lòng cao đẹp của tình thương.
- Trước thái độ tàn bạo của Gia- ve làm Phăng- tin sợ hãi đến chết:( D/c)
+ Cử chỉ dứt khoát, lời lẽ từ có sức mạnh lên án tố cáo mạnh mẽ quyết liệt như một lời kết án của quan tòa.
+ Thái độ phẫn nộ nhưng hết sức kiềm chế với lời lẽ nghiêm khắc, bình tĩnh, chủ động làm Gia - ve khiếp sợ.
=> Lương tri, đạo đức con người đã mang lại cho Giăng- Van- giăng sức mạnh vô song. Vì lẽ đó một nghịch lí xuất hiện: Tuy là kẻ cầm quyền nhưng Gia- ve không phải là kẻ mạnh, kẻ mạnh là Giăng- van- giăng, không phải sức mạnh từ bàn tay mà là sức mạnh từ tâm hồn. Uy quyền thuộc về Giăng- Van- giăng. Cái thiện giành được uy quyền, sức mạnh đẩy lùi cái ác.

* Thái độ với Gia-ve
- Ban đầu, Giăng Van-giăng nói năng bình tĩnh, không chút sợ hãi, mặc dù ông biết mình đã rơi vào tay Gia-ve: “Tôi biết là anh muốn gì rồi”.
- Khi Gia-ve cầm cổ áo ông (hành động khiến Phăng-tin “tưởng như cả thế giới đang tan biến”), Giăng Van-giăng không gỡ tay hắn ra, mà chỉ gọi trần trụi, đích danh “Gia-ve...” với tất cả sự coi thường.
- Nhưng rồi, vì muốn được đi tìm con gái cho Phăng-tin, Giăng Van-giăng sẵn sàng hạ mình trước kẻ mà ông khinh bỉ: “Thưa ông, tôi muốn nói riêng với ông câu này”, “Tôi cầu xin ông có một điều...”.
- Trước sự việc đau thương xảy ra ngoài ý muốn: Phăng-tin ngã đập đầu vào thành giường vì tuyệt vọng, Giăng Van-giăng đã kết tội Gia-ve một cách đanh thép: “Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó”.
- Muốn có không khí tĩnh lặng để thì thầm những lời cuối cùng với linh hồn Phăng-tin và sửa soạn cho chị, ông không ngần ngại thể hiện thái độ cứng rắn trước Gia-ve: cầm thanh sắt và nói một câu tưởng nhẹ nhàng mà chứa đầy sức mạnh của một người có thể làm bất cứ điều gì khi cần thiết: “Tôi khuyên anh đừng có quấy rầy tôi lúc này”. Chính câu nói đó đã khiến Gia-ve phải run sợ.
- Mọi việc xong xuôi, Giăng Van-giăng đã chấp nhận tình thế một cách chủ động, bình tĩnh: “Giờ anh muốn làm gì thì làm”. Ấy là câu nói của một người sẵn sàng đi vào cuộc tuẫn nạn.
=> Như vậy, ngôn ngữ và thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve thay đổi liên tục, gồm đủ sắc thái, cung bậc, nhưng rất phù hợp, bởi đó là hệ quả sự tác động của tình huống, nhất là từ cách hành xử tàn nhẫn của chính Gia-ve.
Xem thêm
Các bài Ngữ văn 10 tại đây.
Thêm
Nhân vật Giăng-Van-giăng, Người cầm quyền khôi phục uy quyền, Kết nối tri thức 10, bài 7
696
0
0
V.Huy-gô là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch tài năng người Pháp. Tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới và được chuyển thành nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Để học tốt văn bản Người cầm quyền khôi phục Uy quyền, sách giáo khoa Kết nối tri thức 10, VHT giới thiệu với các em học sinh bài soạn tìm hiểu vài nét về tác giả V. Huy-gô và tác phẩm của ông.

nhung-nguoi-khon-kho.png

Ảnh sưu tầm

1. Vich-to Huygô

- Vich-to Huygô (1802- 1885) là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn nổi tiếng của nước Pháp TK XIX.
- Ông sinh ra trong một gia đình phức tạp về tư tưởng, trong một thời đại nước Pháp bão tố rối ren về chính trị.
- Tư tưởng có sự chuyển biến từ tư tưởng quân chủ sang tư tưởng dân chủ đứng về phía nhân dân, mang một niềm khát khao tự do và trái tim tràn đầy yêu thương
- Là nhà văn được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới 9/1985.

2. Sự nghiệp

- Vich-to Huygô là một trong những nhà văn, nhà thơ lãng mạn tiêu biểu ở Pháp ở thế kỉ XIX. Ông hướng ngòi bút vào những người khốn khổ, phát hiện những mâu thuẫn của xã hội và giải quyết trên nguyên tắc tình thương.
+ Ông được đánh giá là “thần đồng thơ ca”, “người khổng lồ” và “một thiên tài sáng tạo”.
+ Phong cách sáng tác: hướng ngòi bút vào những người khốn khổ, phát hiện những mâu thuẫn của xã hội và giải quyết trên nguyên tắc tình thương.
=> V. Huy-gô chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Pháp. Các tác phẩm của ông đa dạng về thể loại và trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

- Tác phẩm tiêu biểu: (SGK)
+ Nhà thờ Đức Bà Pa-ri (tiểu thuyết,1831)
+ Những người khốn khổ (tiểu thuyết, 1862)
+ Lao động biển cả (tiểu thuyết, 1866)
+ Thằng cười (tiểu thuyết, 1869)
+ Chín mươi ba(tiểu thuyết,1874)
+ Lá thu (tập thơ, 1831)
+ Trầm tư (tập thơ, 1856)
+ Truyền kì các thế kỉ (tập thơ, 1859)
+ Éc-na-ni (Hernani, kịch, 1830)

2. Tiểu thuyết “Những người khốn khổ”

Những người khốn khổ là tiểu thuyết nổi tiếng của Vich-to Huy-gô. Bối cảnh của tác phẩm là nước Pháp những năm đầu thế kỉ XIX. Nhân vật trung tâm của cuốn tiểu thuyết là Giăng Van-giăng.

a. Hoàn cảnh sáng tác

Ngay từ 1829, V.Huy-gô đã có ý định viết một cuốn tiểu thuyết về người tù khổ sai. Sau năm 1830 Huy-gô đặc biệt chú ý đến các vấn đề xã hội (phong trào đấu tranh của nhân dân lao động, những bất công xã hội, sự sa đoạ của con người). Huy-gô bắt tay vào việc sưu tầm tài liệu và bắt đầu viết bộ tiểu thuyết này vào năm 1840, lúc đầu gọi là “Những cảnh cùng khổ” và hoàn thành vào năm 1861, được xuất bản năm 1862.

b. Tóm tắt tác phẩm

Giăng Van-giăng nuôi một đàn cháu nhỏ, vì nghèo mà một hôm phải đánh cắp bánh mì. Anh bị bắt và bị kết án năm năm tù. Bốn lần vượt ngục không thoát, anh bị giam mười bốn năm. Sau bao thăng trầm của cuộc sông, Giăng Van-giăng cũng có được một chút địa vị trong xã hội, nhưng không phải là với cái tên Giăng Van-giăng ngày xưa. Lúc này anh có tên là Ma-đơ-len, thị trưởng của một thành phố nhỏ, được mọi người yêu mến, kính trọng. Trong nhà máy của Ma-đơ-len, cô thợ Phăng-tin, vì có một đứa con hoang nên bị giám thị ghét bỏ và đuổi đi mà Giăng Van-giăng không biết. Lúc cô gần chết, ông Ma-đơ-len mới biết nỗĩ oan ức của cô, ông hứa sẽ chăm sóc Cô-dét.

Vừa lúc ấy, để cứu một người khác bị tội oan, Giăng Van-giăng ra thú nhận trước tòa về chân tướng của mình. Một lần nữa ông bị tù, và lần này ông đã vượt ngục. Đến cuộc cách mạng 1832, ông chiến đấu ngoài chiến lũy bên cạnh các chiến sĩ cộng hòa. Sau khi cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, Giăng Van-giãng còn gặp nhiều nỗi oan khổ. Lúc ấy Cô-dét trở thành một thiếu nữ xinh đẹp. Cô gặp Ma- ri-uýt, nhờ có sự hi sinh của Giăng Van-giăng, họ lấy được nhau.

Nhân vật thứ hai là Phăng-tin, người mẹ tuy bị xã hội chà đạp nhưng vẫn là tấm gương về tình mẫu tử, đức hi sinh và lòng nhân ái. Phăng-tin đã hi sinh cả đời mình để lo cho con gái. Còn Gia-vơ-rốt tuy là đứa trẻ bị vứt trên hè phố Pa-ri nhưng vẫn tràn đầy lòng thơ ngây, yêu đời, dũng cảm và nghĩa hiệp.

3. Đánh giá

Những người khốn khổ là cuốn tiểu thuyết được xây dựng từ nhiều sự kiện và con người có thật trong đời sống xã hội thời Vich -to Huy -gô. Không chỉ mang giá trị hiện thực, quyển tiểu thuyết còn mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Tác giả đã phê phán sắc sảo sự bất công của xã hội tư sản thể hiện qua hệ thống luật pháp và nhà tù đồng thời thể hiện niềm cảm thông sâu sắc với những con người cùng khổ.​

Xem thêm
Các bài soạn Ngữ văn 10 tại đây.



Thêm
Vài nét về Vich-to Huy-gô và tiểu thuyết Những người khốn khổ, Kết nối tri thức 10 bài 7
2K
0
0
Nhằm giúp học sinh nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện: người kể chuyện ngôi thứ ba và người kể chuyện ngôi thứ nhất, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật, VHT giới thiệu đến học sinh Tri thức Ngữ văn bài 7 sách kết nối tri thức 10. Qua bài học này, học sinh được trang bị nhiều kĩ năng đọc thể loại truyện, tiểu thuyết.
nguoi-ke-chuyen-quoc-bao-1.jpg

Ảnh: Sưu tầm

1. Người kể chuyện ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

- Người kể chuyện ngôi thứ nhất là người kể xưng “tôi” hoặc dùng một hình thức tự xưng tương đương. Tuỳ theo mức độ tham gia vào mạch vận động của cốt truyện, người kể chuyện ngôi thứ nhất có thể là nhân vật chính, nhân vật phụ, người chứng kiến, người kể lại câu chuyện được nghe từ người khác hay xuất hiện với vai trò tác giả “lộ diện”. Người kể chuyện ngôi thứ nhất thường là người kể hạn tri (không biết hết mọi việc), trừ trường hợp là tác giả “lộ diện” vận dụng quyền năng “biết hết” của mình”.

- Người kể chuyện ngôi thứ ba là người kể chuyện ẩn danh, không trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm, không tham gia vào các sự việc, chỉ được nhận biết qua lời kể. Người kể chuyện ngôi thứ ba có khả năng nắm bắt tất cả những gì diễn ra trong câu chuyện, kể cả những biểu hiện sâu kín trong nội tâm nhân vật, do vậy có khả năng trở thành người kể chuyện toàn trị (biết hết mọi chuyện), song người kể chuyện ngôi thứ ba có sử dụng quyền năng toàn tri hay không còn tuỳ thuộc vào nguyên tắc tổ chức truyện kể của từng tác phẩm.

- Lời người kể chuyện là lời kể, tả, bình luận của người kể chuyện, có chức năng khắc hoạ bối cảnh, thời gian, không gian, miêu tả sự việc, nhân vật, thể hiện cách nhìn nhận, thái độ đánh giá đối với sự việc, nhân vật.
Lời của người kể chuyện phân biệt với lời của nhân vật, thuật ngữ chỉ lời nói gắn với ý thức và các thể hiện hiện của nhân vật bằng hình thức lời nói trực tiếp hay gián tiếp.

- Quyền năng của người kể chuyện thể hiện ở phạm vi miêu tả, phân tích, lí giải và mức độ định hướng đọc trong việc cắt nghĩa, đánh giá sự kiện, nhân vật được khắc hoạ trong tác phẩm văn học.

2. Cảm hứng chủ đạo của một tác phẩm văn học
Cảm hứng chủ đạo là tình cảm, thái độ được thể hiện xuyên suốt tác phẩm đối với những vấn đề cuộc sống được nêu ra. Cảm hứng chủ đạo chi phối hình thức thể hiên, toát lên toàn bộ tác phẩm và có khả năng tác động mạnh vào cảm xúc của người tiếp nhận.​
.........................................................
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 10 tại đây.
Thêm
Người kể chuyện và cảm hứng chủ đạo - Tri thức Ngữ văn bài 7, SGK trang 37, Kết nối tri thức 10
678
0
0
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”

Vâng, quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương đất nước luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước là một khái niệm, phạm trù rộng lớn và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tình yêu quê hương đất nước trước hết xuất phát từ tình cảm yêu gia đình, nhà cửa, xóm làng. Nói như Ê-ren-bua: lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu tổ quốc. Chính xuất phát từ những điều giản dị, bình dị ấy, lòng yêu nước của ta càng được bồi đắp hơn. Tình yêu quê hương từ thuở xa xưa, trong những câu ca dao như tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc là tinh thần tự hào, tự tôn về vẻ đẹp và cảnh trí non sông. Đến thơ ca trung đại tình yêu nước gắn liền với quan niệm trung quân ái quốc, vậy nên trong các bài thơ việc nói chỉ tỏ lòng của bậc tao nhân mặc khách với mong muốn xoay trục đất, kinh bang tế thế cũng chính là biểu hiện cao nhất của con người đạo nghĩa lúc bấy giờ. Đến thời hiện đại, văn học lãng mạn thì yêu nước là yêu lý tưởng, yêu cách mạng, yêu Đảng. Niềm vui tươi, phấn khởi của người chiến sĩ cách mạng khi được giác ngộ ánh sáng cách mạng đảng trong “Từ ấy” chính là minh chứng sâu sắc cho điều ấy:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

Tình yêu nước, yêu quê hương là cội nguồn, gốc rễ bền chặt cho sự phát triển bền vững của ta. Nếu chỉ sống bằng những giá trị tức thời, những ham muốn của bản thân mà không khắc cốt ghi tâm cội nguồn, đạo lý truyền thống dân tộc thì sớm muộn sự phát triển của ta cũng sẽ như cây cao bị trơ rễ, bật gốc dù chỉ là một cơn gió nhẹ. Lòng yêu quê hương, đất nước làm nên bản sắc trong đời sống tình cảm của cá nhân, giúp ta không trở nên ích kỉ vì biết gắn liền với cộng đồng, biết hòa nhập và đắm mình với những đạo lý truyền thống ngàn đời của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước nói cách khác chính là lòng căm thù giặc khi đất nước bị xâm lăng, khi tổ quốc gặp gian nguy. Trong “Hịch tướng sĩ’, Trần Quốc Tuấn từng bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc khi chứng kiến đất nước bị giày xéo dưới gót giày quân thù: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.” Đủ để thấy, tình yêu quê hương đất nước từ ngàn xưa đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại, là đợt sóng ngầm nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước. Tình yêu nước cũng chính là lòng tự hào, tự tôn dân tộc trước cảnh trí non sông, trước vẻ đẹp của núi sông, cũng chính là khát vọng muốn giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc.

Thật đáng buồn khi ngày nay, nhiều người sống một cách vô nghĩa lý khi đảo lộn những chân giá trị dân tộc. Họ quên đi cội nguồn, thay vì sống theo đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, ăn cây táo rào cây sung. Những cá nhân như thế sớm muộn cũng sẽ bị đào thải, cô đơn lạc lõng giữa tình đồng loại, giữa nhân quần rộng lớn.

Trong thời buổi đất nước đang phát triển, hướng đến xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và hạnh phúc thì với tư cách là những người trẻ, chúng ta cần chuẩn bị hành trang vững chắc và rèn luyện bản lĩnh cho cá nhân để đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của dân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện kín đáo và sâu sắc của lòng yêu nước.
#suutam

1667303586747.png
Thêm
Nghị luận về tình yêu quê hương đất nước
779
0
1
"Nếu ví sự tự tin giống như sống lưng thì trên đời này có hai loại người :một loại người không bao giờ đứng thẳng vì không có sống lưng và loại người thứ hai luôn tự đứng vững bằng chính đôi chân của mình" có lẽ sự tự tin là một trong những yếu tố quan trọng giúp con người đi đến thành công. Vậy tự tin là gì? Đó là sự tin tưởng vào khả năng của mình, không hoang mang dao động trước thất bại và dám thể hiện tài năng, cá tính của bản thân. Sự tự tin giúp con người đạt được thành công trong cuộc sống nếu thiếu đi chúng thì cũng đồng nghĩa với việc ta chẳng thể nào bước đi vững vàng trên con đường đời được nữa. Nếu ngày ấy Columbus không tự tin vào phán đoán của mình thì có lẽ sẽ rất lâu sau đó ta mới tìm ra châu Mỹ. Nếu Washington và những đồng chí của ông không tự tin thì có lẽ nước Mỹ ngày nay vẫn nằm trong dòng cai trị của một hòn đảo nhỏ bé. Tự tin giúp ta tìm ra được hướng đi đến thành công và trở thành một phiên bản hoàn thiện của chính mình. Trên đời này chẳng có ai thành công mà thiếu đi sự tự tin cả, trong cuộc sống đâu đó vẫn có những con người thiếu đi sự tin tưởng đối với chính mình, họ có thể là những con người tài năng nhưng do thiếu sự tự tin mà chẳng thể nào tỏa sáng được. Còn đối với riêng tôi- là một người chuẩn bị bước chân vào đời tôi thấy rằng mình phải học hỏi nhiều hơn từ những người xung quanh và phải tin tưởng vào năng lực của bản thân mình. Hơn hết tự tin luôn phải đi cùng với lòng khiêm tốn và tinh thần ham học hỏi có thế ta mới trở thành một đóa hoa quý giữa cuộc đời. Tự tin là nền tảng để cho đến thành công nó giúp con người rèn luyện bản thân, nhân cách và nắm bắt kịp thời các cơ hội mà cuộc sống mang đến. Hãy dùng sự tự tin của chính mình để củng cố sức mạnh nội tại của bạn và của cả những người xung quanh Ban
Thêm
Bàn về sự tự tin
716
0
2
Đề: Viết đoạn văn 200 chữ nêu suy nghĩ của anh/chị về tư tưởng của Yevtushenko trong đoạn thơ sau:

“Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời
Mỗi số phận chứa một phần lịch sử
Mỗi số phận rất riêng, dù rất nhỏ
Chắc hành tinh nào đã sánh nổi đâu”.​

bàn luận từ đoạn thơ.jpg

Bàn luận từ đoạn thơ. Ảnh mạng.
Cách làm:
B1: Tìm ra nội dung đoạn thơ đang hướng đến

=> Nội dung bàn luận: Giá trị của mỗi con người

B2: Viết bài
2.1: Mở đoạn (1 câu chủ đề )

- Trên đời này không ai là tẻ nhạt, mỗi con người sinh ra đều là những cá thể mang trong mình những điều kì diệu.

2.2 Thân đoạn:
a, Giải thích đoạn thơ:

- Đoạn thơ thể hiện tư tưởng đề cao vị thế và vai trò của mỗi con người trên cuộc đời này.

b. Phân tích:
- Vì có tâm hồn , trí tuệ, có đời sống nội tâm nên chẳng con người nào là tẻ nhạt.
- Bất kể con người nào cũng có tình yêu, có khả năng rung động trước mọi vẻ đẹp của cuộc sống và có cả những khát khao chiếm lĩnh sự sáng tạo, được tận hưởng cuộc sống.
- Những tố chất ấy như những hạt mầm quý giá chờ người săn sóc để đến ngày nảy mầm, tô điểm cho khu vườn trần thế.
- Mỗi cá nhân đều là một giá trị, không gì có thể thay thế, là một phần tất yếu của nhân loại.

c. Dẫn chứng:
Quả thật, lịch sử nhân loại không chỉ được tạo nên bởi những người ưu tú mà còn là sự đóng góp của những người bình thường khác. Bởi lẽ, tâm hồn của mỗi cá nhân đều chứa đựng những vui buồn của cuộc sống. Soi vào số phận mỗi con người ta bắt gặp sự thật của thời đại là cách những nhà văn nhà thơ hiện thực như Nam Cao, Huy Cận, Vũ Trọng Phụng dệt nên những thi phẩm bất tử.

d. Bàn luận cao:
- Cho nên, thật có lí khi nói “Mỗi số phận chứa một phần lịch sử”. Vậy vì sao không hành tinh nào có thể sánh với con người? Đó là bởi lẽ mỗi hành tinh , dù có bí ẩn, kì vĩ đến đâu cũng là vật vô tri, không thể sánh với sự linh diệu của con người – những thực thể có tư duy, có tâm hồn và khát vọng sống.

e. Khẳng định tư tưởng:
- Tư tưởng của Yevtushenko mang tính nhân văn cao đẹp. Nó thể hiện niềm tin của ông về giá trị và vị thế của con người. Từ đó ta có thêm cái nhìn đúng đắn về con người, giúp ta tự tin hơn vào chính bản thân mình. Có thể ta không có khả năng phát minh sáng tạo như những vĩ nhân nhưng ta có thể sống đầy đủ ý nghĩa, có thể trở thành một người hữu ích với cộng đồng.

B3. Kết đoạn:
Với nhận thức “Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời”, mỗi người có thể đánh thức tiềm năng của bản thân để có thể làm nên những điều kì diệu.
Thêm
NLXH: Bàn luận từ đoạn thơ
3K
0
1
Lòng quyết tâm là một đức tính tốt của con người. Nhắc đến quyết tâm ta lại nghĩ đến bao ý nghĩa tốt đẹp của nó với cá nhân và cả xã hội. Vậy theo bạn, lòng quyết tâm có ý nghĩa như nào?

Lòng quyết tâm.jpg

Lòng quyết tâm. Ảnh mạng.

Đề: Viết đoạn văn 200 chữ bàn về ý nghĩa của lòng quyết tâm.

Bài làm:
Lòng quyết tâm là nấc thang tiến đến đỉnh vinh quang. “Quyết tâm” là sự nỗ lực, cố gắng, phấn đấu không ngừng nghỉ để đạt được mục đích cuối cùng. Lòng quyết tâm cũng như ý chí, nghị lực luôn giúp ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Quyết tâm dạy ta không được dễ nản lòng, chùn bước. Lòng quyết tâm là động lực thôi thúc chúng ta hành động, hướng đến mục tiêu đã chọn bằng tất cả khát vọng cao cả. Quyết tâm là "thần dược" giúp ta khắc phục những hạn chế của bản thân. Nói đến đây ta chợt nhớ đên Quán quân cuộc thi "So you think you can dance" - Lâm Vinh Hải. Để có được thành công như hiện tại, Lâm Vinh Hải phải chiến đấu với căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Chính nhờ sự quyết tâm mạnh mẽ, anh đã có thể tự hào vươn tới đỉnh vinh quang. Như vậy, có quyết tâm con người như được chắp thêm đôi cánh, như nối dài sự dẻo dai, biến khó khăn thành thuận lợi. Ngược lại, nếu thiếu đi sự quyết tâm bạn sẽ chỉ thấy toàn là màn đêm u tối, chán nản, thất vọng. Vậy nên đừng ngần ngại mà hãy rèn luyện cho mình lòng quyết tâm bắt đầu từ việc đặt cho mình những mục tiêu nhỏ và hết mình thực hiện nó. Không có quyết tâm, con người chỉ như những con thuyền vô định ngoài khơi xa.
Thêm
NLXH: Ý nghĩa lòng quyết tâm
  • Love
Reactions: QuangNhat
845
1
3
1. " Đam mê và thành công luôn đi cùng nhau " ( Bill Gates)
2. " Sống là cho không chỉ nhận riêng mình " ( Tố Hữu)
3. " Chỉ động lực không là không đủ . Nếu bạn có một kẻ ngu và bạn truyền động lực cho hắn , giờ bạn có một kẻ ngu hăng hái " ( Jim Rohn)
4. " Hạnh phúc sinh trưởng bên lò sưởi của chúng ta , chứ không phải hái được trong vườn nhà người khác " ( Douglas Jerrold)
5. " Giáo dục là vũ khí mạnh nhất để chúng ta thay đổi thế giới" (Nelson Mandela)
Thêm
Các trích dẫn hay cho bài NLXH
2K
3
6

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
606
440
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
Trích dẫn số 1 thường hay cho thành đề nghị luận xã hội, câu 2 điểm của đề thi tốt nghiệp, kiểm tra giữa kỳ cuối kì
 
Nếu Nguyễn Tuân “viết tùy bút như một công trình khoa học” (theo Phan Ngọc), thì ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường là những thi phẩm văn xuôi với nhiều cung bậc của cảm xúc và lý trí hoà quyện. Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường, văn chương của mỗi người có phong cách riêng, đã góp phần quan trọng khẳng định ký là một thể loại đặc sắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt có ý nghĩa trong tiến trình làm giàu và làm đẹp tiếng Việt.

Phong cách ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường.png

(Phong cách ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường )​

Hoàng Phủ Ngọc Tường “đã chọn bút ký là thể loại văn xuôi tiêu biểu… (là) duy nhất và không thể thay thế được”, như ông tâm sự về nghề văn. Đó là một lựa chọn có nền tảng – nền tảng của học vấn, của chiêm nghiệm và hơn nữa là nền tảng của tâm hồn.

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một tác giả biết chắt chiu, nuôi dưỡng và sử dụng ký ức hiệu quả. Trong mỗi tác phẩm ký của ông, ký ức thực sự là nhân tố gắn kết vững chắc các yếu tố hình thành nên tác phẩm. Hoàng Phủ Ngọc Tường tâm sự: “Những ý niệm hình thành trong tuổi thơ của tôi chiếm một vai trò quan trọng trong vốn liếng văn hoá của đời người (…) Qua cát bụi đi hoài mỏi chân, ý niệm kia đã đâm chồi nảy lộc trong tâm thức tôi thành nỗi khát khao về Vĩnh Hằng”, từ đó ông khẳng định “văn hoá là báu vật dành cho con người”, và cho rằng “Người ta hoàn toàn có khả năng tái sinh văn hoá thiên nhiên của Bạch Mã bằng cách bố trí lại ‘cơ cấu cây trồng’ như thường nói”. Không dừng lại ở những kỷ niệm, bằng những chiêm nghiệm và kiến văn sâu rộng, Hoàng Phủ Ngọc Tường dựng nên tác phẩm ký Ngọn núi ảo ảnh đẹp như một bức khảm vỏ trai, vỏ ốc hài hoà và tinh xảo, bất kỳ ở góc nhìn nào cũng đều thấy ánh lên độ sáng vừa thực vừa ảo. Những ký ức xa-gần, xen kẽ, của tác giả về Bạch Mã – một dãy núicách Huế 40 km về phía nam và cách Đà Nẵng 60 km về phía bắc, để lại trong lòng người đọc một ký ức dày dặn về một địa danh không phải bất cứ ai cũng có điều kiện chiêm ngưỡng cảnh đẹp hùng vĩ và hiểu biết nhiều về “thân phận” thăng trầm qua những biến cố tự thân cũng như ngoại lực tác động thường xuyên. Trong cái đẹp toàn thể, bật lên cái đẹp khao khát của tác giả ngẫm về cuộc đổi thay “số phận” của Bạch Mã, mà trước hết trông chờ vào chính sự thay đổi ý thức và tư duy của con người đối với thiên nhiên. Cuối tác phẩm Ngọn núi ảo ảnh, Hoàng Phủ Ngọc Tường hạ một nốt trầm ngân nga: “Bạch Mã như là một thành phố ảo ảnh trong sa mạc, huy hoàng phút chốc rồi tan biến, chỉ còn lại một bóng núi lau mờ…”. Chính nốt trầm này gõ vào lòng trắc ẩn của người đọc, xua đuổi sự thờ ơ, trỗi dậy niềm hy vọng có đủ căn cứ nhân văn.

Hoàng Phủ Ngọc Tường là người kể chuyện bằng thể ký. Bám sát các sự kiện, các nhân vật một cách chân thực, nhưng không lệ thuộc, ông thổi vào đối tượng điệu hồn mang cốt cách của những thực thể, mà tính cá thể ấy vận động trong tổng thể xác định không thể tách rời. Không để lại dấu vết hư cấu, bút pháp ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng không che khuất nghệ thuật cấu trúc truyện cũng như nghệ thuật nhân cách hoá và ẩn dụ của thơ. Chẳng hạn, như trong “Diễm xưa” của tôi, Kon Lai và Kan Sao là hai nhân vật “đậm đà”, trong khi Kon Lai kỳ lạ như “một cây tùng cổ, đã quên già để sống không cần biết tuổi”, thì Kan Sao là người con gái đẹp có “nụ cười hoa ngâu và đôi mắt nai dịu dàng của Huế”. Và, Hoàng Phủ Ngọc Tường trở thành người con của Huế từ khi nào chẳng nhớ, chỉ biết rằng Huế là nhân vật trữ tình kiều diễm nhất trong đời văn của ông. Gắn bó với Huế từ lâu, nhưng Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn “bỗng” nhận ra Huế là một thành phố lạ lùng: “Mơ mộng, lười biếng như nàng công chúa sầu muộn, để chợt nhiên nổi giận, thách thức như một lời hịch tuyên chiến. Hình như trong mỗi người Huế-ham-chơi vẫn tiềm ẩn một ‘cái tôi thứ hai’ sẵn sàng nhày vào lửa” (Hành lang của người và gió…).

Hai “tính cách” ấy của Huế chịu ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài từ dòng Hương giang, không chỉ ở khúc sông chảy trong lòng Huế. Suốt chiều dài từ thượng nguồn ra đến cửa biển, sông Hương bồi đắp cho thành phố bề dày với những nét đẹp vừa lộng lẫy vừa phảng phất, níu kéo biết bao tâm hồn thổn thức, để lại cho đời người câu chuyện huyền thoại về cái tên vừa mỏng của “dòng sông trắng – lá cây xanh” (Tản Đà) vừa sắc lẹm “như kiếm dựng trời xanh” (Cao Bá Quát), rằng: “vì yêu quý con sông xinh đẹp của quê hương, con người ở hai bờ đã nấu nước trăm loài hoa đổ xuống lòng sông, để làn nước thơm tho mãi mãi” (Ai đã đặt tên cho dòng sông). Không dừng lại ở đó, Hoàng Phủ Ngọc Tường nhập vào dòng chảy của con sông “rất nhạy cảm với ánh sáng, nó thay màu nhiều lần trong một ngày như hoa phù dung và đôi khi màu nước không biết từ đâu mà có, không giống với màu của trời”, để từ đó nhận ra “Cuối Hè, Huế thường có những buổi chiều tím, tím cầu, tím áo, cả ly rượu đang uống trên môi cũng chuyển thành màu tím; và sông Hương trở thành dòng sông tím sẫm hoang đường như trong tranh siêu thực” – màu tím Huế trở thành “dấu hiệu của một nội tâm trong sáng, giàu có nhưng gìn giữ để không bộc lộ nhiều ra bên ngoài, vì thế với người phụ nữ Huế, màu tím ấy vừa là màu áo, vừa là đức hạnh” (Sử thi buồn).

Một trong những ấn tượng nổi trội ở các tác phẩm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường là tình yêu thiên nhiên, một tình yêu luôn luôn là bà đỡ để ông cảm thụ và đem lòng yêu từng chi tiết của mỗi mảnh đất cụ thể. Ông viết: “Nhiều lần thức giấc trong mùi hương rạo rực của ban đêm, tôi chợt phát hiện ra rằng Huế là một thành phố được dành cho cỏ”, và “Thật vậy, không nơi nào trên thế giới mà những công trình kiến trúc của con người lại mọc lên giữa cỏ hoang như ở Huế” (Miền cỏ thơm). Phải có hiểu biết và chiêm nghiệm sâu sắc mới có thể biểu tả thành cảm xúc như thế. Trong Hoa trái quanh tôi, Hoàng Phủ Ngọc Tường có nhiều đúc kết tinh tế về Huế, rằng: “Có lẽ thiên nhiên đã giữ một vai trò nào đó, thực quan trọng, trong sự tổng hợp nên cái mà người ta có thể gọi là ‘bản sắc Huế’. Bởi vì thiên nhiên bao giờ cũng biểu hiện một cách nhất quán giữa cái hằng cửu và cái biến dịch, giữa cái biến động và cái tĩnh tại”. Điều đó phù hợp với bản chất thống nhất và phân hoá trong mối quan hệ hữu cơ giữa con người và thiên nhiên: tính đặc thù ở mỗi cảnh quan tự nhiên (vị trí địa lý, đất đai, khí hậu…) là điều kiện cần thiết để con người xác lập cho xứ sở của mình một cảnh quan văn hoá riêng. Và, ở đoạn văn tiếp sau, Hoàng Phủ Ngọc Tường nhận xét rất nhân bản, rằng: “Hình như khi xây dựng nên đô thị của mình, người Huế không bộc lộ cái ham muốn chế ngự thiên nhiên theo cách người Hy Lạp và La Mã, mà chỉ tìm cách tổ chức thiên nhiên trở thành một kẻ có văn hoá để có thể tham dự một cách hài hoà vào cuộc sống của con người, cả bên ngoài và bên trong”. Nhìn rộng ra, cách “tổ chức thiên nhiên trở thành một kẻ có văn hoá” là đặc điểm căn bản của người Việt trong tiến trình xây dựng và khẳng định bản sắc văn hoá trên phạm vi lãnh thổ cư trú của mình qua lịch sử nhiều biến động. Tính cách ấy người Huế thể hiện có phần khu biệt qua quan sát của Hoàng Phủ Ngọc Tường: “sẽ là vô ích nếu người ta định tìm kiếm ở Huế những khu vườn cao sản kiểu vựa trái của miền Đông Nam Bộ, và nếu người ta quên không nhìn đến diện mạo văn hoá của cái thế giới thực vật nho nhỏ kia”, bởi “Người Huế lập vườn, trước hết như là nơi cư ngụ của tâm hồn mình giữa thế gian, ước mong sẽ là chút di sản tinh thần để đời cho con cháu”. Khó có ai yêu và thấu hiểu Huế một cách ngọn ngành, căn cơ sánh bằng Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tình yêu ấy thúc giục cái ký ức tổng thể trong ông trỗi dậy, nhẩn nha điểm xuyết tất cả những gì lắng đọng trong tâm hồn ông phát lộ thành ngôn ngữ văn chương, phảng phất mà chắc nịch, hối hả mà trầm tư: “Tôi nhận ra ở mỗi con người quanh tôi, trĩu nặng một nỗi lòng thương cây nhớ cội, và nét điềm tĩnh của mảnh đất mà họ đã cày cuốc và gieo hạt”.

Con người và thiên nhiên trong ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường quấn quýt và nâng đỡ nhau như hình với bóng. Bằng kiến văn của mình, ông chứng minh: trên nền tảng thiên nhiên ấy, trí tuệ và sức vóc con người Huế đã kiến tạo nên một vùng văn hoá Huế, mà thành phố Huế là nhân lõi, chứa đựng nhiều tầng, nhiều lớp đặc trưng của lịch sử hình thành và phát triển, vừa thống nhất với đặc điểm văn hoá dân tộc vừa mang những sắc thái riêng, độc đáo và thi vị. Ký ức của Hoàng Phủ Ngọc Tường mang đầy đủ các yếu tố địa-sử-văn-triết và qua cách biểu cảm ông đã tạo nên những tác phẩm có chiều sâu văn hoá. Trong tư duy sáng tạo nghệ thuật, Hoàng Phủ Ngọc Tường thực sự coi trọng yếu tố địa lý, xem các thành tố của thiên nhiên là những thực thể, đưa chúng vào cùng vận động với sự chuyển biến của tác phẩm, chứ không chỉ “mượn” thiên nhiên nhằm làm “đẹp” tác phẩm như ở khá nhiều người viết khác. Đặc điểm này góp phần cấu thành nên phong cách ký Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường đẹp từ trong tư duy và vì thế đẹp cả trong cách thể hiện, với sự chặt chẽ của cấu trúc và sự trong sáng của ngôn ngữ. Đọc các tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường, tôi học được nhiều điều bổ ích, bởi ông là người thổi hồn vào thể ký.

Theo CAO NGỌC THẮNG - VNQĐ
Thêm
Phong cách ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường
2K
2
2

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
606
440
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
Hoàng Phủ Ngọc Tường viết kí thì khỏi phải bàn. Ông có phong cách viết kí độc đáo. Học sinh 12 đang học Ai đã đặt tên cho dòng sông. Đây là bài bút ký hay, đề thi tốt vẫn thường cho.
 
Vội Vàng chi lắm hỡi người ơi
Thơ Duyên khép lại ở bên đời
Nghìn trùng Xa Cách thương vời vợi
Vì Sao lạc lõng giữa khung trời?

Chiếc Lá trần ai đã lìa cành
Ý Thu vừa đến vội tàn nhanh
Tương Tư Chiều ấy buồn cô quạnh
Thời Gian lắng đọng phủ buông mành.

Tiếng Gió ngoài kia mãi Thở Than
Nguyệt Cầm
thôi vọng những cung Đàn
Phân Vân
người bước về bên ấy
Dấu Nằm muôn kiếp phải ly tan.

Một đời Giục Giã đắm cuồng si
Gặp Gỡ làm chi Hận phân ly
Kỉ Niệm một đời ghi dấu mãi
Vấn Vương lưu luyến tiếc xuân thì...

Ngũ Ánh Tuyên
Ảnh Xuân Diệu (st)

1678499086420.png
Thêm
Nhớ thi nhân
383
2
2
Xin chào mọi người, hôm trước lướt diễn đàn thấy có một bạn hỏi làm thế nào để học tốt Ngữ Văn. Đây chắc hẳn là vấn đề được rất nhiều bạn, đặc biệt là những bạn HS quan tâm. Vì thế, hôm nay mình quyết định viết hẳn bài về những kinh nghiệm hữu ích trong quá trình học Ngữ Văn của mình. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho bạn.
Từ phần này trở đi, mình xin phép được xưng tôi trong bài viết để dễ trao đổi và phù hợp với thói quen khi viết của mình.
Học Ngữ Văn là học những gì? Nên bắt đầu từ đâu?
→ Nói một cách dễ hiểu, môn Ngữ Văn là môn học về ngôn ngữ Tiếng Việt và cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, học tập,...
4 kĩ năng chính cần phải học là: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Hiện nay, việc đánh giá, kiểm tra năng lực môn Ngữ Văn ở các trường học và trong các kỳ thi quan trọng chủ yếu hướng tới 2 kỹ năng ĐỌC và VIẾT.
→ Bạn có thể bắt đầu học Ngữ Văn bằng việc rèn luyện hai kỹ năng ĐỌC và VIẾT.
Việc này giúp bạn có dễ dàng vượt qua việc đánh giá, thi cử đồng thời Đọc và Viết tốt sẽ tạo nền tảng vững chắc giúp bạn phát triển hai kỹ năng còn lại: Nói và Nghe.
MỘT SỐ LỜI KHUYÊN CHO VIỆC ĐỌC
  1. Tôi bắt đầu bằng cách đọc các văn bản trong Sách giáo khoa Ngữ Văn.
Lợi ích:
  1. Đỡ mất thời gian lựa chọn văn bản hoặc sách.
  2. Những văn bản trong sách tương đối phù hợp với lứa tuổi học sinh, dễ tiếp thu.
  3. Giúp ích cho việc học Ngữ Văn trong trường.
Quy trình như sau:
Bước 1. Đọc toàn bộ văn bản với tốc độ vừa phải ( Tiếp xúc với Văn bản)
Mục đích:
  • Nắm toàn bộ nội dung văn bản, có khả năng tóm tắt nội dung.
  • Tránh để tâm lý tò mò chi phối quá trình đọc và suy ngẫm trong giai đoạn sau.
  • Tạm phân loại được văn bản để định hướng phương pháp đọc phù hợp với từng loại văn bản.
Bước 2. Đọc thật chậm văn bản và đi sâu vào việc phân tích, lý giải những chi tiết mấu chốt (Suy ngẫm về Văn bản).
Mục đích:
  • Tìm được ý nghĩa, thông điệp tác giả đặt trong văn bản.
  • Hiểu sâu văn bản.
Cách thực hiện:
- Nếu là Văn bản thông tin, bạn chỉ cần xâu chuỗi, hệ thống lại những nội dung chính của văn bản, chú ý tới những từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần, những câu văn thể hiện quan điểm của người viết... từ đó tìm ra thông điệp được đề cập.
- Nếu là Văn bản văn học, hãy thực hiện một số thao tác sau:
1. Đọc chậm và dừng lại khi gặp:
  • Những từ ngữ xa lạ hoặc những từ ngữ bạn chưa rõ nghĩa: có thể tra cứu từ điển để xem từ ngữ trên có những nét nghĩa nào, đặt từng nét nghĩa vào ngữ cảnh trong văn bản xem phải hiểu theo nghĩa nào là phù hợp nhất. Trong vài trường hợp có thể thử liên hệ với những từ ngữ đồng nghĩa và thử lý giải vì sao tác giả chọn từ này mà không phải từ khác. Việc này vừa giúp bạn tăng vốn hiểu biết về từ vựng, vừa có hiệu quả rất lớn khi đọc văn bản văn học sử dụng nhiều từ cổ, từ Hán Việt.
  • Những biện pháp tu từ: Hầu hết những tác phẩm Văn học, nhất là Thơ đều được tác giả thể hiện tư tưởng, ý đồ nghệ thuật qua biện pháp tu từ. Để nhạy bén và hiểu được nội dung và ý nghĩa của các biện pháp tu từ, bạn nên bắt đầu bằng việc nghiên cứu thật kỹ về lý thuyết, xem các ví dụ phân tích biện pháp tu từ. Cuối cùng, hãy tìm vài bài tập để tự làm trước khi đọc văn bản.
  • Những chi tiết thú vị, những tình huống bạn cho rằng có vấn đề hoặc đi ngược với logic thông thường: Để nhận biết được điều này không còn cách nào khác hơn ngoài việc thật tập trung đọc văn bản, kết hợp liên hệ với thực tế để phát hiện sự “bất thường” có ý đồ mà tác giả đặt trong văn bản.
  • Những hình tượng nghệ thuật: Vấn đề nhận biết hình tượng nghệ thuật rất quan trọng trong việc hiểu văn bản nhưng khó thực hiện. Nếu chưa có nhiều vốn kiến thức văn học, bạn khó có thể nhận ra, hiểu và lý giải các hình tượng nghệ thuật. Có thể bắt đầu từ việc tham khảo các tài liệu phân tích văn bản, kết hợp với việc ghi nhớ và suy ngẫm về nó. Lâu dần bạn sẽ có thói quen chú ý tới hình tượng nghệ thật.
  • 2. Hãy liên tục đặt câu hỏi “Vì sao?” trong quá trình đọc. Vì sao tác giả nói như vậy? Vì sao sử dụng từ ngữ này? Vì sao tác giả dùng những biện pháp tu từ này? Vì sao tác giả không nói thẳng ra mà phải dùng hình ảnh,...? Vì sao có hai chi tiết trái ngược nhau được đưa ra cùng lúc?,... Sau đó nghiền ngẫm và kết nối với vốn sống, tri thức của bạn để tìm cách trả lời. Quá trình này giúp bạn phát triển tư duy đáng kể và hiểu sâu về văn bản.
  • 3. Cuối cùng, hãy kết hợp những điều vừa tìm ra để trả lời câu hỏi: Tác giả đang muốn nói gì qua văn bản?
2. Tôi dành thời gian rảnh để tìm đọc một số văn bản khác ngoài sách giáo khoa (Rèn kỹ năng Đọc)
  • Chọn những văn bản bạn thích để đọc hoặc chọn bất kỳ một văn bản tìm được để bắt đầu làm quen với nó.
  • Dùng những kinh nghiệm đã có để đọc văn bản mới.
  • Có thể không đọc thường xuyên, không đọc nhiều dung lượng trong một ngày nhưng phải đọc sâu và tập trung nghiền ngẫm những gì mình đọc.
Nếu có thể đọc tốt văn bản, tôi tin rằng nội dung Đọc hiểu trong các đề kiểm tra sẽ không thể làm khó bạn!
***********
Trên đây là những gì tôi đúc kết được trong quá trình học cách đọc Văn bản của mình. Hy vọng giúp ích được cho bạn. Hoan nghênh những câu hỏi hoặc ý kiến trao đổi để chúng ta cùng thảo luận. Vì nội dung chia sẻ quá dài, để tránh cho bạn bị ngợp trước thông tin, tôi xin dành phần kinh nghiệm học Viết sang một bài viết khác, sẽ cập nhật khi có thời gian.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc!
Thêm
Những kinh nghiệm hữu ích khi Đọc văn bản.
1K
2
3

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
606
440
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
Bài viết rất hữu ích. Các bạn học sinh nên vào đây để đọc bài viết này. Chắc chắn sẽ nâng cao kĩ năng đọc.
 
Đất rừng Phương Nam là tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Đoàn Giỏi đã được chuyển thể thành phim. Đây cũng là một trong những tác phẩm làm lên tên tuổi của ông. Đến thời điểm hiện tại, Đất rừng phương Nam được đánh giá là một trong những cuốn sách viết về thiếu nhi hay nhất của Việt Nam. Để bổ trợ kiến thức cho bài học Văn bản 1, SGK trang 62, Chân trời sáng tạo, VHT mời các em đọc bài tham khảo về xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.

nha-van-doan-gioi.jpg

Ảnh sưu tầm

1. Thể loại: tiểu thuyết

2. Hoàn cảnh sáng tác

Sau khi tập kết ra Bắc, năm 1957, Đoàn Giỏi sáng tác tác phẩm Đất rừng Phương Nam. Tiểu thuyết được viết theo yêu cầu của của Đài tiếng nói Việt Nam. Năm 1997, Đất rừng phương Nam được chuyển thể thành phim truyền hình và trở thành bộ phim ăn khách lúc bấy giờ.

3. Bố cục

Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam được chia làm 4 phần:

- Phần 1: Từ đầu …" bụi cây": chuẩn bị đi lấy ăn ong.
- Phần 2: Tiếp theo …" im im đi tới": con đường đến chỗ lấy mật.
- Phần 3: "Trên đường lấy mật … trở về": quá trình lấy mật ong.
- Phần 4: Còn lại: trên đường trở về nhà.

4. Vị trí đoạn trích sgk trang 62

Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam gồm 20 chương. Văn bản trong sách giáo khoa được trích từ chương 9 với nhan đề Đi lấy mật ong.

5. Tóm tắt

Đất rừng phương Nam viết về cuộc đời của một cậu bé tên An, bối cảnh được lấy ở các tỉnh Tây Nam Bộ vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại Việt Nam.

Cậu bé An sống cùng với cha mẹ mình ở thành phố. Sau khi thực dân Pháp đổ bộ trở lại Việt Nam và đổ quân vào khu vực Nam Bộ, bé An theo cha mẹ chạy hết vùng này đến vùng khác của khu vực Miền Tây Nam Bộ. Trong một lần mải chơi, giặc đánh đến và An bắt đầu lạc mất gia đình. Từ đây, An bắt đầu trở thành đứa trẻ lang thang. Trên hành trình đi tìm cha mẹ, An gặp được những người đầu tiên cưu mang mình. Dì Tư Béo, đưa An về làm giúp cho quán và thế là từ đó cậu có nơi nương tựa. Tại đây An được tiếp xúc với khá nhiều người, trong đó có vợ chồng Tư Mắn là một trong những bọn Việt gian. Vào một buổi tối An đọc được cuốn sổ của vợ chồng Tư Mắn và biết 2 bọn họ là tay sai vì thế An chạy trốn rời bỏ quán dì Tư và tiếp tục chặng đường gian khổ sau này của mình.

6. Giá trị nội dung

- Phản ánh chân thật và sinh động thiên nhiên và con người ở vùng đất phương Nam.
- Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời rừng U Minh.

7. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và con người đặc sặc.
- Cách dẫn truyện hấp dẫn, dựng cảnh sinh động.
- Thành công trong miêu tả tâm lý nhân vật.
- Ngôn ngữ mang đậm chất Nam Bộ.​

Xem thêm các bài soạn, bài văn hay, đề thi Ngữ văn 10 tại đây.
Thêm
Tìm hiểu về tiểu thuyết Đất rừng phương Nam, Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo
1K
0
3
Top