Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Bức tranh của em gái tôi là tác phẩm được chấp bút bởi nhà văn Tạ Duy Anh, một trong những ngòi bút viết truyện ngắn xuất sắc của nền văn học Việt Nam thời kỳ hiện đại. Tác phẩm là bức tranh phản ánh chân thực diễn biến nội tâm nhân vật “tôi”, người anh với suy nghĩ nhỏ nhen, hẹp hòi và luôn ghen tị với người em gái có năng khiếu về hội họa, Kiều Phương.

Văn phong Tạ Duy Anh vốn gai góc và sắc bén nhưng khi người nghệ sĩ ấy viết truyện cho thiếu nhi thì văn phong của ông lại trong trẻo, giàu tính nhân văn và dễ dàng thâm nhập vào tâm trí bạn đọc. Bức tranh em gái tôi là một trong những tác phẩm mang đậm phong cách văn chương trong trẻo ấy của nhà văn Tạ Duy Anh, đối tượng được ông hướng tới trong truyện là những người bạn nhỏ tuổi.

Thuộc thể loại truyện ngắn, Bức tranh của em gái tôi gây ấn tượng với nhiều độc giả qua cách xây dựng tình huống cao trào và đậm tính hiện thực của nhà văn Tạ Duy Anh.

Mọi việc bắt đầu khi người anh cảm thấy ghen tị với tài năng hội họa bẩm sinh của em gái, tình huống truyện kết thúc bằng việc nhân vật “tôi” tự nhận thức về phần hạn chế trong tâm hồn chính mình.

Những thay đổi trong cảm xúc cũng như suy nghĩ một đứa trẻ từ lúc biết mình sai tới khi nhận sai đã được nhà văn Tạ Duy Anh tập trung khai thác, khắc họa một cách tinh tế.

Bức tranh của em gái tôi là bài học hay về biết nhận sai và yêu thương trong gia đình.jpg

(Bức tranh của em gái tôi là bài học hay về biết nhận sai và yêu thương trong gia đình)

Bức tranh của em gái tôi mở đầu là lời giới thiệu đơn giản của nhân vật “tôi” về cô em gái ruột Kiều Phương với tính cách nghịch ngợm, hay lục lọi đồ đạc trong nhà.​

“Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn. Nó vui vẻ chấp nhận cái tên tôi tặng cho và hơn thế, nó còn dùng để xưng hô với bạn bè. Mèo rất hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú đến khó chịu.”

Lúc đầu, khi tài năng hội họa của Mèo chưa được phát hiện mà mới được bộc lộ dưới thói quen “hay lục lọi các đồ vật trong nhà” thì nhân vật người anh lúc này cũng chỉ là một đứa trẻ vô tư và thoải mái.

Hành động đặt biệt danh cho em gái Kiều Phương là Mèo vì thấy mặt em lúc nào cũng bị bôi bẩn đã thể hiện rõ thái độ vô tư, hồn nhiên của nhân vật “tôi”.

Người anh bắt đầu có sự thay đổi trong tâm trạng khi cô em Kiều Phương được chú Tiến Lê, bạn thân của bố làm nghề họa sĩ phát hiện ra tài năng hội họa thiên bẩm.

Đối với nhân vật “tôi”, ngày hôm đó chính là một ngày định mệnh. Trong lúc mọi người sung sướng vì có một niềm vui to lớn bất ngờ xảy ra thì tâm trạng cậu hoàn toàn ngược lại.

Lúc phát hiện ra tài năng của Mèo, khuôn mặt chú Tiến Lê “rạng rỡ”, bố ngây người “không tin vào mắt mình” và mẹ “cũng không kìm được xúc động” thì người anh lại bắt đầu cảm thấy mặc cảm về bản thân mình.

“Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi nhưng tôi luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi trên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc.”

Trong nội tâm nhân vật “tôi”, những trận chiến đến từ sự dằn vặt không đáng có về bản thân cứ thế diễn ra, dày vò và khiến cậu trở thành một tâm hồn nhạy cảm với lời nói tự bao giờ.

Nhân vật này cảm thấy rằng trong cuộc đua giữa hai anh em, mình là người thua cuộc và bị bỏ rơi, cô em gái lại trở thành trung tâm được mọi người xung quanh chú ý.

Chính sự mặc cảm, tự ti đã khiến nhân vật “tôi” tạo ra một ám ảnh chỉ có trong tưởng tượng mà chính cậu cũng không thể hiểu nổi rằng “không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa”.

Thứ tổn thương không dấu vết này tuy với nhân vật anh trai rất sâu sắc nhưng khi xem xét dưới nhiều góc độ, nó đơn giản chỉ là cảm xúc ngây thơ của một đứa trẻ.

Ý nghĩ “tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì” đã thể hiện rõ nét sự ngây thơ ấy.

“Tôi quyết định làm một việc mà tôi vẫn coi khinh: xem trộm những bức tranh của Mèo. Dường như mọi thứ có trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó đưa và tranh. Mặc dù nó vẽ bằng những nét to tướng, nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn, sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh. Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.”

Tài năng hội họa của Kiều Phương thổi hồn vào từng sự vật quen thuộc, khiến nó trở nên “ngộ nghĩnh” và “vô cùng dễ mến”. Cậu bé ấy lúc này hoàn toàn bị thuyết phục trước em mình.

Tuy nhiên, tâm lý mặc cảm và tự ti vẫn còn đọng lại trong suy nghĩ của nhân vật “tôi” nên khi gấp lại những bức tranh của bé Mèo, cậu chỉ “lén trút ra một tiếng thở dài” khe khẽ.

Người anh cảm thấy xấu hổ khi đứng trước bức tranh đoạt giải​


Khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái, nếu xét theo mạch cảm xúc trước đó thì người anh sẽ thấy buồn và mặc cảm nhưng dưới ngòi bút Tạ Duy Anh, tình huống và chi tiết mới xuất hiện khiến mạch truyện bị “bẻ lái”.

“Nếu tình huống tạo ra bước ngoặt của tác phẩm thì chi tiết nghệ thuật lại là cái bánh lái bẻ nên đường cua tuyệt diệu ấy” – Leonit Leonop

Hóa ra bức tranh đoạt giải nhất trong cuộc thi quốc tế của Kiều Phương là bức chân dung khắc họa nhân vật “tôi” lúc đang ngắm nhìn bầu trời qua khung cửa sổ, toát lên “thứ ánh sáng rất lạ”.
“Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.”

Từ khi đứng trước bức tranh vẽ người anh trai của Kiều Phương, tâm lý nhân vật “tôi” thay đổi theo hướng mà chính cậu cũng như nhiều độc giả không thể lường trước được.

Lòng ghen tị với bé Mèo hoàn toàn biến mất mà thay vào đó là sự ngạc nhiên, bối rối và cảm phục. “Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…”

Sự xấu hổ của nhân vật “tôi” một phần đến từ việc cảm thấy mình không xứng đáng khi trở thành một hình tượng hoàn hảo “dưới mắt em tôi”, đồng thời cũng bắt nguồn từ sự tự nhận thức về phần khuyết thiếu trong tâm hồn.

Tuy nhiên, ngỡ ngàng, hãnh diện hay xấu hổ đều là cảm xúc có thể gọi tên thành lời, điểm đặc biệt khiến cho nhiều độc giả có thể chia sẻ và cảm thông với người anh ở đây lại chính là tiếng lặng “…”, vốn không thể nói ra.

Dấu lặng ấy đã thể hiện sự tự trách về lỗi sai của chính bản thân nhưng cũng là tiếng thở dài, giải tỏa hoàn toàn suy nghĩ và dằn vặt như cái gai trong tâm trí cậu trước đó.

Cảm động trước tâm hồn trong sáng của bé Mèo, người anh không thể trả lời câu hỏi của mẹ vì “tôi muốn khóc quá”. Những giọt nước mắt ấy sẽ là thứ gột rửa vết nhọ còn sót lại trong tâm hồn cậu bé tuổi mới lớn.

“- Con nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.

Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu được nói với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.”

Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi đã kết thúc trọn vẹn, những vướng mắc trong tâm lý nhân vật “tôi” được gỡ bỏ hoàn toàn, nổi bật lên là tấm lòng vô tư và tình yêu thương của người em gái Kiều Phương.

Qua đó, nhiều độc giả nhận ra nhân cách tốt đẹp của nhân vật “tôi” khi người anh trai ấy tự nhận thức phần khuyết thiếu trong tâm hồn, sửa chữa nó với thái độ chân thành.

Kiều Phương là cô bé tài năng với tấm lòng vô tư và nhân hậu​

Người em gái Kiều Phương với biệt danh Mèo tuy không phải là nhân vật trung tâm nhưng có sức ảnh hưởng to lớn với người anh và mạch diễn biến trong tác phẩm.

Ở phần đầu Bức tranh của em gái tôi, khi bị anh trai trách mắng vì suốt ngày lục lọi đồ vật, Kiều Phương không hề cãi lại mà chỉ hóm hỉnh giải thích về hành vi của mình rằng “Mèo mà lại! Em không phá là được…”.

Rồi tới khi tài năng hội họa được phát hiện, bé Mèo vẫn không chút thay đổi, mặt lúc nào cũng lem nhem và luôn “xịu xuống, miệng dẩu ra” những lúc anh trai mắng mỏ vô cớ.

Tuy còn nhỏ tuổi nhưng cô bé Kiều Phương rất có tài quan sát. Trong bức tranh, những thứ không hoàn thiện như cái bát múc cám lợn bị sứt một miếng, con mèo to bằng con hổ và ngay cả người anh cũng được khắc họa thật đẹp đẽ.

Kiều Phương là cô em gái có tài vẽ tranh và tấm lòng nhân hậu​

Thậm chí, nhân vật “tôi” có cảm tưởng rằng bé Mèo thật sự là người nghệ sĩ tài ba, biết chắt lọc những gì đẹp đẽ nhất trong từng sự vật vì “có cảm tưởng nó biết mọi việc chúng tôi làm và lơ đi vì không chấp trẻ con”.

Đặc biệt, tới khi hình ảnh người anh đi vào thế giới nghệ thuật đầy ngây thơ của em gái, những vết nhỏ đã bị gạt bỏ và chỉ còn lại bức chân dung về một chàng trai ngắm nhìn bầu trời qua cửa sổ đầy ánh sáng.

Qua bức tranh về người anh trai và tâm hồn đẹp đẽ của nhân vật Kiều Phương, nhà văn Tạ Duy Anh đã lặng lẽ gửi gắm quan niệm của mình vào tác phẩm. Với tác giả, văn học và nghệ thuật phản ánh đời sống theo quy luật của cái đẹp nhưng cái đẹp tồn tại trong văn chương không đồng nhất với vẻ đẹp của khoa học, mỹ thuật hay đời sống thực tế.

Bởi lẽ, nếu xét theo góc độ xã hội học, “thằng Chí” của Nam Cao hẳn là một gã tồi khi làm nghề “đòi nợ thuê” cho Bá Kiến cùng những lần “rạch mặt ăn vạ” khiến dân làng ghét bỏ.

Tuy nhiên, khi đến với Chí Phèo, độc giả không chú ý tới vẻ bề ngoài, những vết rạch ngang dọc mà chỉ quan tâm đến số phận đáng thương của một con người khi “muốn làm người lương thiện” nhưng xã hội không cho phép.

Trong Bức tranh của em gái tôi, người anh trai ấy tuy có mặt đen tối trong tâm hồn nhưng tất cả đều trở nên đẹp đẽ dưới cái nhìn của người nghệ sĩ Kiều Phương.

Đó không phải là “ánh trăng lừa dối” trong nghệ thuật mà chính là sự nhân văn và sức ảnh hưởng của cái đẹp. Đặc biệt, để làm ra những tác phẩm nghệ thuật như vậy, người nghệ sĩ cũng phải sở hữu một tâm hồn trong sáng.

“Những cái tinh túy, cốt thiết thì vô hình đối với 2 con mắt, người ta chỉ có thể nhìn thấy bằng trái tim.” – Saint Exupery

Với tấm lòng yêu quý anh trai, Kiều Phương đã lấp đầy khoảng thiếu hụt trong tâm hồn nhân vật “tôi” không chỉ bằng tài năng nghệ thuật mà còn đến từ sự vô tư, nhân hậu của chính mình
Thêm
Bức tranh của em gái tôi là bài học hay về biết nhận sai và yêu thương trong gia đình
  • Like
Reactions: QuangNhat
545
1
1

QuangNhat

Thành Viên
15/7/22
175
217
43,000
Xu
1,103,427
Một review rất xuất sắc. Quá tốt cho những ai không có khả năng tiếp cận tác phẩm hoặc không có thời gian đọc. Cảm ơn bạn.
 
Các bạn nhỏ thường đặt ra câu hỏi: "Cái gì sinh ra trước nhất?" Cùng soạn bài "Chuyện cổ tích về loại người" của nhà thơ Xuân Quỳnh để hiểu nội dung chính của bài và tìm ra câu trả lời cho câu hỏi vừa rồi nhé!


* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):


- Một số truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam hoặc văn học nước ngoài là:

+ Giê-hô-va sáng tạo ra con người (châu Âu)
+ Thần Pờ-rô-mê-tê sáng tạo ra con người (Hy Lạp)
+ Bản Cổ khai thiên lập địa và Nữ Oa sáng tạo con người (phương Đông), …

- Các truyện có điểm kì lạ là đều giải thích nguồn gốc loài người do Trời sinh ra. Đó là cách giải thích mang màu sắc hoang đường, kì ảo.

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Một số bài thơ viết về tình cảm gia đình như:

LÀM ANH (Phan Thị Thanh Nhàn)

Làm anh khó đấy
Phải đâu chuyện đùa
Với em gái bé
Phải “người lớn” cơ.

Khi em bé khóc
Anh phải dỗ dành
Nếu em bé ngã
Anh nâng dịu dàng.

Mẹ cho quà bánh
Chia em phần hơn
Có đồ chơi đẹp
Cũng nhường em luôn.

Làm anh thật khó
Nhưng mà thật vui
Ai yêu em bé
Thì làm được thôi

THƯƠNG ÔNG (Tú Mỡ)

(Trích)


Ông bị đau chân
Nó sưng nó tấy
Đi phải chống gậy
Khập khiễng khập khà
Bước lên thềm nhà
Nhấc chân quá khó
Thấy ông nhăn nhó
Việt chơi ngoài sân
Lon ton lại gần
Âu yếm nhanh nhảu:
- Ông vịn vai cháu
Cháu đỡ ông lên!

Ông bước lên thềm
Trong lòng sung sướng
Quẳng gậy cúi xuống
Quên cả đớn đau
Ôm cháu xoa đầu
- Hoan hô thằng bé
Bé thế mà khỏe
Vì nó thương ông.


* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

1. Theo dõi: Số lượng tiếng trong một dòng thơ.


- Một dòng thơ có 5 tiếng.

2. Hình dung: Hình ảnh trái đất khi trẻ con được sinh ra.

+ Trên trái đất trần trụi
+ Không dáng cây ngọn cỏ
+ Mặt trời cũng chưa có
+ Chỉ toàn là bóng đêm
+ Không khí chỉ màu đen
+ Chưa có màu sắc khác.


3. Hình dung: Sự thay đổi của trái đất sau khi trẻ con được sinh ra qua miêu tả của nhà thơ.

+ Mặt trời nhô cao.
+ Màu xanh cỏ cây bắt đầu có
+ Cây cao bằng gang tay
+ Có lá cỏ và hoa
+ Hoa có màu đỏ
+ Chim bấy giờ sinh ra
+ Có tiếng hót của chim trong và cao
+ Có gió truyền âm thanh
+ Có sông, có biển
+ Biển sinh ý nghĩ, cá tôm, những cánh buồm
+ Đám mây cho bóng rợp
+ Có đường cho trẻ tập đi

4. Theo dõi: Các nhân vật, sự việc được kể trong bài thơ.

- Các nhân vật: mẹ, bà, bố, thầy giáo

- Các sự việc:

+ Cái bống, cái bang
+ Cái hoa
+ Cánh cò
+ Vị gừng
+ Vết lấm
+ Đầu nguồn cơn mưa
+ Bãi sông cát vắng ,…

5. Hình dung: Sự chăm sóc, yêu thương của mẹ dành cho con.

+ Mẹ cho con tình yêu và lời ru
+ Mẹ bế bồng chăm sóc

6. Hình dung: Hình ảnh bà kể chuyện và thế giới trong những câu chuyện cổ bà kể.

+ Chuyện con cóc nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lý Thông ở ác …

+ Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện.


7. Hình dung: Sự yêu thương, chăm sóc mà bố dành cho con.

+ Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ


8. Hình dung: Khung cảnh mái trường thân yêu.

+ Có lớp, có bàn, có thầy giáo, có cái bảng bằng cái chiếu, cục phấn từ đá,…

* Sau khi đọc

Nội dung chính:


Bài thơ kể lại một cách sinh động về sự ra đời của loài người. Mọi thứ từ mặt trời, mẹ, bố, mặt bể, con đường, trường lớp,… đều sinh ra để phục vụ cho những nhu cầu của trẻ con. Qua đó bài thơ đã bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho tuổi thơ.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):


- Những căn cứ để xác định văn bản “Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ” là:

+ Mặc dù có yếu tố tự sự nhưng “Chuyện cổ tích về loài người” vẫn là một bài thơ vì nhà thơ chỉ mượn phương thức tự sự để bộc lộ cảm xúc, tình cảm yêu thương dành cho trẻ thơ.
+ Về hình thức: mỗi dòng thơ có 5 tiếng, các dòng được sắp xếp theo khổ và không giới hạn số lượng dòng trong một bài.
+ Bài thơ sử dụng vần chân ở hầu hết các dòng thơ, ví dụ:

“Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”


+ Mỗi dòng thơ đều được ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3, tạo âm điệu nhịp nhàng. Ví dụ:

“Trời sinh ra/ trước nhất
Chỉ toàn là/ trẻ con
…..
Màu xanh/ bắt đầu cỏ
Màu xanh/ bắt đầu cây”


Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi sau khi trẻ con ra đời là:

+ Mặt trời nhô cao.
+ Màu xanh cỏ cây bắt đầu có
+ Cây cao bằng gang tay
+ Có lá cỏ và hoa
+ Hoa có màu đỏ
+ Chim bấy giờ sinh ra
+ Có tiếng hót của chim trong và cao
+ Có gió truyền âm thanh
+ Có sông, có biển
+ Biển sinh ý nghĩ, cá tôm, những cánh buồm
+ Đám mây cho bóng rợp
+ Có đường cho trẻ tập đi


→ Theo cảm nhận của nhà thơ, mỗi sự thay đổi trên thế giới đều bắt nguồn từ sự sinh ra của trẻ con. Các sự vật, hiện tượng xuất hiện đều để nâng đỡ, nuôi dưỡng, góp phần giúp trẻ con trưởng thành cả về thể chất và tâm hồn.

Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/forums/soan-van-6.1064/
Thêm
Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh)
856
0
0
Tình bạn là một món quà kì diệu của cuộc sống . Tình bạn sưởi ấm tâm hồn con người và khiến cho thế giới quanh ta trở nên phong phú, đẹp đẽ. Cùng soạn bài "Tôi và các bạn" để tìm hiểu nội dung chính của tác phẩm và xem tình bạn trong câu chuyện này như thế nào nhé!


* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):


- Khi đọc, xem một truyện kể hay một bộ phim nói về một niềm vui hay nỗi buồn mà nhân vật đã trải qua. Em từng có suy nghĩ: xót xa, thương cảm, sẽ động viên, giúp đỡ những ai gặp phải hoàn cảnh khó khăn hoặc có nỗi buồn giống như nhân vật trong truyện, …

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Điều hài lòng về bản thân: Ngoan ngoãn, chăm chỉ, vâng lời ông bà cha mẹ, đoàn kết, yêu thương bạn bè.
- Điều chưa hài lòng về bản thân: Đôi lúc tự kiêu, chủ quan, chưa cẩn thận, …

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

1. Theo dõi: Chú ý các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, hành động của nhân vật Dế Mèn.


+ Chàng dế thanh niên cường tráng
+ Càng mẫm bóng
+ Vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
+ Co cẳng, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ
+ Đôi cánh trước ngắn hủn hoẳn, giờ thành cái áo dài, …
+ Vũ lên… phành phạch, giòn giã.
+ Cả người rung rinh màu nâu bóng mỡ
+ Đầu to ra, nổi từng tảng,
+ Hai cái răng đen nhánh
+ Râu dài, uốn cong
+ Trịnh trọng, khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
+ Đi đứng oai vệ, mỗi bước làm điệu dún dẩy…
+ Tợn lắm, cà khịa bà con trong xóm
+ Ngứa chân, đá ghẹo anh gọng vó.


2. Dự đoán: Em dự đoán như thế nào về sự việc sắp được kể?

- Sự việc sắp tới là một việc dại dột, không hay, khiến Dế Mèn ân hận và ghi nhớ suốt đời.

3. Theo dõi: Chú ý những lời đối thoại giữa Dế Mèn và Dế Choắt.

Những lời đối thoại:

- Dế Mèn:

+ Sao chú mày sống cẩu thả quá như thế! Nhà cửa đâu… thì chú có mà đi đời !
+ Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.
+ Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.
+ Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày… cho chết!


- Dế Choắt:

+ Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. …em mới dám nói…
+ Anh đã nghĩ thương em … em chạy sang…


4. Theo dõi: Lúc rủ Dế Choắt trêu chị Cốc, Dế Mèn có nghĩ đến hậu quả không?

- Dế Mèn không hề nghĩ đến hậu quả.

5. Theo dõi: Điều gì đã xảy ra với Dế Choắt? Dế Mèn đã làm gì khi chứng kiến điều đó?

- Dế Choắt bị chị Cốc tưởng lầm nên đã bị đánh đến trọng thương.
- Dế Mèn núp tận đáy hang, khiếp sợ, nằm im thin thít.

6. Theo dõi: Chú ý những từ ngữ miêu tả cảm xúc của Dế Mèn.

- Cảm xúc của Dế Mèn: vừa hốt hoảng vừa ân hận, hối lỗi.

* Sau khi đọc

Nội dung chính:


Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình.

Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/forums/soan-van-6.1064/
Thêm
Tôi và các bạn
599
0
0
Soạn bài “Mây và sóng” trong bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Ngữ Văn 6), chúng tôi đã biên soạn một cách chi tiết và đầy đủ cho bài học "Mây và sóng". Bố cục của bài soạn đi theo tiến tình trả lời các câu hỏi đi trước khi đọc văn bản, trong khi đọc hiểu văn bản và sau khi đọc văn bản.

6060

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm (Nguồn ảnh: sưu tầm)


Soạn bài "Mây và sóng" - Kết nối tri thức với cuộc sống
I. Soạn bài “Mây và sóng” – Câu hỏi trước khi đọc văn bản

Câu hỏi:
Một lần, em được mẹ cho phép đến nhà bạn chơi. Trò chơi đang vui và em rất muốn chơi tiếp thì đến giờ mẹ dặn phải trở về nhà. Khi ấy em sẽ làm gì?

Gợi ý:
Em sẽ nghe theo lời mẹ, trở về nhà. Sau đó có thể xin mẹ được đến nhà bạn chơi vào sáng hôm sau.

II. Soạn bài “Mây và sóng” – Câu hỏi trong khi đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

1. Hình dung:
Cảnh em bé trò chuyện với những người “trên mây” và “trong sóng”.

- Em bé trò chuyện với những người trên mây:
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà
Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.

+ Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được”
+ Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”.
+ Con bảo: “Mẹ mình đang đợi ở nhà”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”
+ Họ: Mỉm cười bay đi.


- Em bé trò chuyện với những người trong sóng:
“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn
Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết dừng đến nơi nao”.

+ Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được”
+ Họ đáp: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.
+ Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được”.
+ Họ: Mỉm cười, nhảy múa lướt qua.


2. Hình dung: Niềm vui của em bé trong trò chơi với mẹ

- Con là mây và mẹ sẽ là trăng
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.

- Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.


III. Soạn bài “Mây và sóng” – Câu hỏi sau khi đọc văn bản

Các câu hỏi sau khi đọc văn bản


1. Đọc bài thơ Mây và sóng, ta như được nghe kể một câu chuyện. Theo em, ai đang kể chuyện với ai và kể về điều gì?

2. Qua lời trò chuyện của những người "trên mây" và "trong sóng", em thấy thế giới của họ hiện lên như thế nào?

3. Câu hỏi "Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?", "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được" thể hiện tâm trạng gì của em bé.

4. Vì sao em bé từ chố lời mời gọi của những người "trên mây" và "trong sóng"?

5. Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi gì? Em cảm nhận được gì về tình cảm của mẹ con được thể hiện qua những trò chơi ấy?

6. Văn bản Mây và sóng có hình thức khác với văn bản Chuyện cổ tích về loài người (Số tiếng trong các dòng không bằng nhau, không vần). Vì sao nó vẫn được coi là văn bản thơ?

Gợi ý trả lời

1. Đọc bài thơ Mây và sóng, ta như được nghe kể một câu chuyện. Theo em, giọng kể của câu chuyện là người con đang kể chuyện với người mẹ.

2. Qua lời trò chuyện của những người "trên mây" và "trong sóng", em thấy thế giới của họ hiện lên hấp dẫn, thú vị. Những người "trên mây" và "trong sóng" họ nhảy múa, ca hát, vui vẻ, hồn nhiên và yêu đời. Thế giới tràn ngập niềm hạnh phúc.

3. Câu hỏi "Nhưng làm thế nào mình lên đó được?", "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được" của em bé thể hiện sự ngây thơ, nhưng đó cũng là điều dễ hiểu, vì dù sao em bé vẫn chỉ là một em bé mà thôi. Đó là sự thắc mắc, muốn tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh mình. Thiên nhiên bao la, rộng lớn đang mở ra trước mắt em bé. Được chơi với mây, với vầng trăng bạc, ngao du nơi này nơi nọ đối với em bé là cả một niềm vui thích, rồi được chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Hẳn rằng em bé sẽ không bỏ lỡ nhữngcơ hội đó qua đi và hỏi "Nhưng làm thế nào mình lên đó được?", "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được".

4. Em bé đã từ chố lời mời gọi của những người "trên mây" và "trong sóng". Bởi em là một đứa bé ngoan, lời từ chối của em thật ngây thơ, trong sáng đến mức khiến cho họ phải mỉm cười, nhảy múa rồi lướt qua. Chính mẹ em bé, tình yêu thương của mẹ dành cho em đã trở thành sợi dây vô hình buộc chặt em bé ở lại, buộc chặt tâm trí em với lòng mẹ. Cũng chính vì điều đó mà những trò chơi sáng tạo của em bé thú vị chẳng kém trò chơi của những người sống trên mây và sóng.

5. Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi:

"Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm."

"Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ."

Mây, trăng, sóng, bờ biển đều đã thể hiện lên trò chơi của em nhưng trong đó lại có cả mẹ. Ở đây, thiên nhiên rộng lớn, kì ảo, thơ mộng vẫn hiện lên. Nó còn hiện lên đậm nét hơn nữa qua tình cảm của em bé với mẹ. Em sẽ lấy đôi tay choàng lên người mẹ. Rồi sẽ lăn, lăn, lăn mãi cùng tiếng cười vỡ tan vào lòng mẹ. Tình cảm ấy thật sâu đậm, thật thiết tha. Và chắc chắn rằng nó sẽ kéo dài từ bình minh đến tối.

Nổi bật hẳn lên trong phần hai cũng như là một điểm nhấn cho toàn bộ tác phẩm chính là câu thơ và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào. Tại sao em bé lại nói như vậy, đó là bởi em tin chắc rằng tình cảm giữa em và người mẹ sẽ ở khắp mọi nơi, mọi chốn. Tình cảm ấy sâu sắc đến mức không ai có thể hiểu hết được. Tình mẫu tử là thiêng liêng, bất diệt, hòa cả vào trong thiên nhiên bao la, thơ mộng.

6. Văn bản Mây và sóng có hình thức khác với văn bản Chuyện cổ tích về loài người (Số tiếng trong các dòng không bằng nhau, không vần). Nhưng nó vẫn được coi là văn bản thơ. Bởi tác phẩm có ngôn ngữ cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng biện pháp tu từ so sánh ..."Mây và sóng" đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc đồng thời thể hiện triết lý giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc của cuộc đời: hạnh phúc đến từ những điều giản dị gần ngay bên chúng ta.

Trên đây là phần soạn bài “Mây và sóng” – Kết nối tri thức với cuộc sống (Ngữ văn 6), hy vọng bài soạn này đem lại nhiều kiến thức cho độc giả.

Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/threads/soan-bai-bat-nat-ngan-nhat.2850/
Thêm
Soạn bài “Mây và sóng” hay nhất – Kết nối tri thức (Ngữ văn 6)
  • Like
Reactions: Trần Ngọc 2021
653
1
1

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
Soạn bài "Mây và sóng" (Ta-go):
"Mây và sóng" đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc đồng thời thể hiện triết lý giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc của cuộc đời: hạnh phúc đến từ những điều...
 
“Chuyện cổ tích về loài người” – Xuân Quỳnh: Tác giả muốn gửi gắm ý nghĩa bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người là” mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất (Ngữ văn 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống).

Chúng ta cùng nhau soạn bài “Chuyện cổ tích về loài người” nhé!


5910

Hình ảnh bà kể chuyện và thế giới trong những câu chuyện cổ bà kể
(Nguồn ảnh: sưu tầm)​


I. Các câu hỏi trước khi đọc “Chuyện cổ tích về loài người”

Câu 1


Nêu tên một truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam hoặc văn học nước ngoài mà em biết. Trong truyện kể đó, sự ra đời của loài người có gì kì lạ.

Gợi ý trả lời

- Truyện kể về nguồn gốc loài người: Con Rồng cháu Tiên, Câu chuyện quả bầu mẹ của người Khơ mú, Câu chuyện về trăm trứng của người Mường, Thần thoại Nữ Oa của Trung Quốc…

- Trong các truyện kể đó, sự ra đời của con người có nét kì lạ là:

Con Rồng cháu Tiên: người Việt Nam được sinh ra từ học trăm trứng, có cha mẹ là hai vị thần.

Câu chuyện quả bầu mẹ: con người được sinh ra từ một quả bầu lớn, tất cả đều là anh em của nhau.

Câu chuyện về trăm trứng: con người được ấp ra từ trăm quả trứng do hai chú chim sống trong hang Hào sinh ra.

Thần thoại Nữ Oa: con người do thần Nữ Oa nặn ra từ đất bùn, rồi thổi hơi vào tạo nên sự sống.

Câu 2

Đọc một đoạn thơ hoặc bài thơ về tình cảm gia đình mà em biết.

Gợi ý trả lời

HS tham khảo các đoạn thơ sau:

“Mẹ mang tất cả hương đồng
Đựng trong nón lá bão giông đã cời
Thương con nhớ cháu bời bời
Gánh cong nỗi nhớ về phơi phố phường
Phố cao đứng bóng nắng trườn
Cổng im im khoá, ngoài đường bụi bay
Thăm con mắt mẹ cay cay
Giọt thương ướt áo, giọt say ngóng chờ
Giọt gầy không gió bơ vơ
Giọt hao mòn đợi thẫn thờ hàng cây
Giọt quệt tay áo trắng mây
Giọt rơi hụt hẫng rớt đầy hoàng hôn…”
(trích Thăm con - Nguyễn Tấn On)

“Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.”
(trích Bầm ơi - Tố Hữu)

“Bà ơi cháu rất yêu bà
Đi đâu bà cũng mua quà về cho
Hôm qua có chiếc bánh bò
Bà chia cho cháu phần to nhất nhà
Mỗi lần cháu chạy chơi xa
Hễ mẹ cháu đánh thì bà lại can
Cháu không nói bậy, nói càn
Bà xoa đầu cháu, khen: ngoan nhất đời…”
(trích Làm nũng bà - Trần Trung Phương)

II. Đọc hiểu "Chuyện cổ tích về loài người"

Câu 1. Theo dõi:
Số lượng tiếng trong một dòng thơ.

- Một dòng thơ có 5 tiếng.

Câu 2. Hình dung: Hình ảnh trái đất khi trẻ con được sinh ra.

+ Trên trái đất trần trụi
+ Không dáng cây ngọn cỏ
+ Mặt trời cũng chưa có
+ Chỉ toàn là bóng đêm
+ Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác.


Câu 3. Hình dung: Sự thay đổi của trái đất sau khi trẻ con được sinh ra qua miêu tả của nhà thơ:

+ mặt trời nhô cao.
+ màu xanh cỏ cây bắt đầu có
+ cây cao bằng gang tay
+ có lá cỏ và hoa
+ hoa có màu đỏ
+ chim bấy giờ sinh ra
+ có tiếng hót của chim trong và cao
+ có gió truyền âm thanh
+ có sông, có biển
+ biển sinh ý nghĩ, cá tôm, những cánh buồm
+ đám mây cho bóng rợp
+ có đường cho trẻ tập đi

Câu 4. Theo dõi: Các nhân vật, sự việc được kể trong bài thơ.

- Các nhân vật: mẹ, bà, bố, thầy giáo
- Các sự việc:
+ cái bống, cái bang
+ cái hoa
+ cánh cò
+ vị gừng
+ vết lấm
+ đầu nguồn cơn mưa
+ bãi sông cát vắng ,…

Câu 5. Hình dung: Sự chăm sóc, yêu thương của mẹ dành cho con.

+ Mẹ cho con tình yêu và lời ru
+ Mẹ bế bồng chăm sóc

Câu 6. Hình dung: Hình ảnh bà kể chuyện và thế giới trong những câu chuyện cổ bà kể

+ "Chuyện con cóc nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lý Thông ở ác … "

+ "Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện."

Câu 7. Hình dung: Sự yêu thương, chăm sóc mà bố dành cho con:

"Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ "

Câu 8. Hình dung: Khung cảnh mái trường thân yêu.

+ Có lớp, có bàn, có thầy giáo, có cái bảng bằng cái chiếu, cục phấn từ đá …

Thông qua soạn bài “Chuyện cổ tích về loài người”: Bài thơ kể lại một cách sinh động về sự ra đời của loài người. Mọi thứ từ mặt trời, mẹ, bố, mặt bể, con đường, trường lớp … đều sinh ra để phục vụ cho những nhu cầu của trẻ con. Qua đó bài thơ đã bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho tuổi thơ.

Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/threads/soan-bai-bat-nat-ngan-nhat.2850/
Thêm
Soạn bài “Chuyện cổ tích về loài người”
550
0
0
Bài thơ Bắt nạt nêu lên vấn đề ức hiếp kẻ yếu trong đời sống. Tác giả lên quan điểm phê bình cái xấu, đứng về phía những người bị bắt nạt, khuyên nhủ mọi người không nên bắt nạt người khác. Bài thơ nói chuyện bắt nạt nhưng vẫn ẩn chứa ý vị hài hước.

Soạn bài Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh) chi tiết nhất. Hi vọng bài viết này sẽ giúp cho các em học sinh tiếp cận với văn bản một cách tốt nhất.

5699

Soạn bài Bắt nạt, ngắn nhất​

Câu 1.

Nhân vật “tớ” trong bài thơ thể hiện thái độ như thế nào với các bạn bắt nạt và các bạn bị bắt nạt?

Gợi ý trả lời

Nhân vật "tớ" trong bài thể hiện thái độ:

Với các bạn bắt nạt: Nhân vật đưa ra những câu đừng bắt nạt tất cả mọi thứ như: đừng bắt nạt người lớn, trẻ con, đừng bắt nạt chó mèo, cái cây. Vì bắt nạt là người rất xấu, rất hôi. Dù bị bắt nạt quen rồi nhưng vẫn không thích bị bắt nạt. Sau cùng, nhân vật bày tỏ thái độ nếu đi bắt nạt người khác thì hãy đọc bài thơ này và đến gặp nhân vật ngay.

Với các bạn bị bắt nạt: Nhân vật so sánh những bạn bị bắt nạt là những bạn nhút nhát, giống "thỏ non".

Câu 2:

Cụm từ "đừng bắt nạt" xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Theo em, việc lặp lại cụm từ này có tác dụng gì?

Gợi ý trả lời

Cụm từ "bắt nạt" xuất hiện 17 lần trong bài thơ. Tác dụng của việc lặp lại rất nhiều lần cụm từ này là nhắc nhở các bạn nhỏ không được bắt nạt kẻ yếu hơn mình, nếu bắt nạt người khác thì đó chính là người xấu. Đồng thời khuyên nhủ các bạn nên làm những việc có ý, tích cực tạo nên sự vui vẻ, yêu đời hơn.

Câu 3:

Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước. Hãy chỉ ra biểu hiện của ý vị hài hước đó?

Gợi ý trả lời

Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước. Ẩn chứa của ý vị hài hước đó là: Nhân vật thử thách những ai bắt nạt người khác đọc bài thơ này và đến gặp mình. Thể hiện thái độ, tính cách mạnh mẽ, muốn giúp đỡ, bảo vệ bạn bị nạt của nhân vật. Đồng thời, nhân vật cũng đưa ra tình huống đã bị bắt nạt nhiều lần rồi nhưng vẫn không thích bị bắt nạt một cách vui vẻ, hài hước. So sánh việc bị bắt nạt là "rất hôi", càng làm rõ thêm việc bắt nạt người khác là xấu xa, không đẹp đẽ.

Câu 4:

Mỗi chúng ta có thể từng bị bắt nạt hoặc từng bắt nạt người khác. Hãy cho biết em đã làm gì khi ở một trong các tình huống trên. Bài thơ có thể khiến em thay đổi cách ứng xử chuyện bắt nạt thế nào.

Gợi ý trả lời

Mỗi chúng ta có thể từng bị bắt nạt hoặc từng bắt nạt người khác. Thái độ và cách xử lý của em trong các tình huống đó là:

Bị bắt nạt: Em nói với ông bà, bố mẹ hoặc thầy cô giáo để người lớn nói chuyện, tìm cách giải quyết, giúp đỡ cho em

Bắt nạt người khác: Em đã được bố mẹ giải thích, khuyên nhủ và góp ý để em sửa sai lần sau không lặp lại tính xấu đó nữa.

Lời khuyên: Khi đọc xong bài thơ, em thấy mình cần phải mạnh dạn hơn nữa để bảo vệ các bạn bị bắt nạt, nói chuyện với người lớn để được giúp đỡ. Cần học tập, vui chơi tích cực để tránh xa những thói hư, tật xấu.
Thêm
Soạn bài Bắt nạt, ngắn nhất
  • Like
Reactions: Tiến 2021
567
1
1

Tiến 2021

Thành Viên
27/5/21
94
41
18,000
32
Xu
0
Soạn bài Bắt nạt

Chúng ta cùng nhau đọc bài thơ "Bắt nạt" nhé!

Văn bản “Bắt nạt”

BẮT NẠT


“Bắt nạt là xấu lắm
Đừng bắt nạt, bạn ơi
Bất cứ ai trên đời
Đều không cần bắt nạt

Tại sao...
 
Sau khi hoàng tử bé trên tay cầm bông hồng duy nhất rời đi, cáo quay trở về nhìn những cánh đồng lúa mì vàng óng. Nó ngồi lặng im. Hướng con mắt ra xa tận chân trời. Nó tưởng tượng một cậu bé có mái tóc vàng óng đã cảm hóa được mình. Cứ thế, cáo và hoàng tử bé ngồi xích lại gần nhau. Nó mong một ngày gặp lại cậu và rồi nó sẽ lại tặng cho hoàng tử bé một món quà bì mật. (Tóm tắt Nếu cậu có một người bạn)

Soạn bài Nếu cậu muốn có một người bạn (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống).

5678

Soạn bài Nếu cậu có một người bạn


Phần 1. Những câu hỏi trước khi đọc văn bản Nếu cậu có một người bạn

Câu 1: Hãy ghi lại một số từ miêu tả cảm xúc của em khi nghĩ về một người bạn thân. Điều gì khiến các em trở thành đôi bạn thân?

Gợi ý trả lời


- Một số từ miêu tả cảm xúc khi nghĩ về một người bạn thân: vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc, vui tươi, xúc động, thích thú, tự hào, bồi hồi…

- Điều khiến chúng em trở thành đôi bạn thân là:

Có chung sở thích (đọc sách, chơi đá bóng, bơi lội…) hoặc có chung thần tượng, mục tiêu trong tương lai

Gia đình sống gần nhau, chơi với nhau từ nhỏ đến lớn

Học cùng nhau và được ngồi cùng một bàn

Thường xuyên quan tâm, giúp đỡ, an ủi, động viên nhau những khó khăn trong học tập, cuộc sống

Đối xử với nhau bằng tình cảm chân thành, trong sáng…

Câu 2. Em và người bạn thân ấy đã làm quen với nhau như thế nào?

Gợi ý trả lời

- Em và người bạn thân làm quen nhau như sau:

Là hàng xóm ở gần nhà nhau, thường xuyên qua lại, vui chơi cùng nhau nên trở nên thân thiết.

Ở lớp, được cô giáo xếp ngồi cùng bàn, trải qua những giờ học vui vẻ, hoạt động chung thú vị đã dần trở nên thân thiết.

Cả hai có chung sở thích là bóng đá, cùng tham gia đội bóng của trường, thường xuyên chơi chung nên trở nên thân thiết.

Bạn thân đã từng giúp em đẩy xe đạp về nhà khi xe bị hỏng lốp, sau đó chúng em thường xuyên đi chơi với nhau, nhờ sự tốt bụng và nhiệt tình mà chúng em trở nên thân thiết với nhau.

Phần 2. Đọc hiểu văn bản Nếu cậu có một người bạn

Câu 1: Cáo đã chỉ cho hoàng tử bé cách “cảm hóa” mình như thế nào?

Gợi ý trả lời


Cáo đã chỉ cho hoàng tử bé cách cảm hóa mình đó là: Cần phải thật kiên nhẫn. Đầu tiên, hoàng tử bé phải ngồi xa cáo một chút, ở trên bãi cỏ. Và hoàng tử bé không được nói gì vì lời nói là nguồn gốc của mọi sự hiểu nhầm. Rồi mỗi ngày, hoàng tử bé có thể ngồi xích lại gần cáo hơn. Cứ như thế, hoàng tử bé sẽ cảm hóa được cáo.

Câu 2 Điều gì đã khiến cho những bông hồng trên Trái Đất và bông hồng của hoàng tử bé khác hẳn nhau?

Gợi ý trả lời

Điều khiến cho những bông hồng trên Trái Đất khác hẳn bông hồng của hoàng tử bé là: những bông hồng trên Trái Đất không được ai cảm hóa, và chúng không cảm hóa được ai.

Câu 3: Hoàng tử bé đã nhắc lại lời nói nào của cáo?

Gợi ý trả lời


Hoàng tử bé đã nhắc lại lời nói “Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần” của con cáo

Hoàng tử bé đến từ một hành tinh khác tới. Hoàng tử bé đã phiêu lưu tới nhiều hành tinh khác nhau, phát hiện nhiều điều thú vị và nếm trải cả những thất vọng, đau khổ. Cuối cùng, cậu quyết định quay trở về hành tinh của mình với một bông hồng duy nhất. Hoàng tử bé gặp cáo trong hoàn cảnh cậu đang trên đường đi tìm con người. (Nội dung văn bản Nếu cậu có một người bạn)
Thêm
Soạn bài Nếu cậu muốn có một người bạn
766
0
1

Tiến 2021

Thành Viên
27/5/21
94
41
18,000
32
Xu
0
Soạn văn Nếu cậu có một người bạn (Ngữ Văn 6 Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) chi tiết nhất: Những câu hỏi trước khi đọc văn bản và phần đọc hiểu văn bản Nếu cậu có một người bạn.
 
Dế Mèn là một chú dế cường tráng bởi biết ăn uống điều độ. Tuy nhiên, cậu chàng lại có tính kiêu căng, luôn nghĩ mình “có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Dế Mèn luôn coi thường những người xung quanh, đặc biệt là Dế Choắt - người bạn hàng xóm gầy gò và yếu ớt. Một lần, Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc khiến cho Dế Choắt phải chịu oan. Choắt bị chị Cốc mổ đến kiệt sức. Trước khi chết, Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói kiêu căng của mình. Dế Mèn vô cùng ân hận và nhận ra bài học đường đời đầu tiên của mình. (Tóm tắt Bài học đường đời đầu tiên)

Chúng ta cùng nhau soạn văn Bài học đường đời đầu tiên Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.

5649

Soạn văn Bài học đường đời đầu tiên


Câu 1. Em dự đoán thế nào về sự việc sắp được kể?

Trả lời

Em dự đoán về sự việc sắp được kể: Dế Choắt có tính hung hăng, hống hách, kiêu căng, tự phụ, luôn nghĩ mình "là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ" và coi thường những kẻ yếu hơn mình nên sẽ bắt bạt và trêu chọc mọi người.

Câu 2. Lúc rủ Dế Choắt trêu chị Cốc, Dế Mèn có nghĩ đến hậu quả không?

Trả lời

Lúc rủ Dế Choắt trêu chị Cốc, Dế Mèn đã không nghĩ đến hậu quả của sự việc. Dế Mèn chỉ nghĩ rằng với sức mạnh của mình, sẽ làm chị Cốc tức giận và mình sẽ hả hê.

Câu 3. Điều gì đã xảy ra với Dế Choắt? Dế Mèn đã làm gì khi chứng kiến điều đó?
Trả lời

Dế Chắt đã chết bởi chính trò đùa tai quái của Dế Mèn. Dế Mèn nằm im thin thít trong hàng cho tới khi chị Cốc đi rồi mới mon men bò lên. Khi thấy Dễ Choặt thoi thóp, Dế Mèn hoảng hốt sợ hãi ăn năn.

Câu 4. Chứng kiến cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có nhũng cảm xúc, suy nghĩ gì? Những cảm xúc, suy nghĩ đó cho thấy sự thay đổi nào ở Dế Mèn?

Trả lời

- Chứng kiến cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn cảm thấy vô cùng hối hận vì hành động ngu dại của mình "Tôi cảm thấy vô cùng hối hận và đau xót lắm. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho anh Dế Choắt phải vạ lây. Tôi giận cái thoi huênh hoang, hống hách của mình".
- Những cảm xúc và suy nghĩ ấy cho thấy Dế Mèn đã biết ăn năn hối lỗi, suy nghĩ chín chắn hơn và rút ra bài học đáng nhớ cho mình.
Thêm
Bài học đường đời đầu tiên
829
0
1

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
Soạn văn Bài học đường đời đầu tiên (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí): nhân vật Dế Mèn, Dế Choắt.... Tóm tắt Bài học đường đời đầu tiên và từ đó rút ra bài học từ đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên
 
Soạn văn lớp 6 Tập 1

Bài 1

Con Rồng cháu Tiên
Bánh Chưng, bánh Giầy
Từ và cấu tạo của từ tiếng việt
Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt

Bài 2

Thánh Gióng
Từ mượn
Tìm hiểu chung về văn tự sự

Bài 3

Sơn Tinh, Thủy Tinh
Nghĩa của từ
Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

Bài 4

Sự tích Hồ Gươm
Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
Viết bài tập làm văn số 1 - Văn kể chuyện

Bài 5

Sọ Dừa
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Lời văn, đoạn văn tự sự

Bài 6

Thạch Sanh
Chữa lỗi dùng từ
Trả bài tập làm văn số 1

Bài 7

Em bé thông minh
Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo)
Luyện nói kể chuyện

Bài 8

Cây bút thần
Danh từ
Ngôi kể trong văn tự sự

Bài 9

Ông lão đánh cá và con cá vàng
Thứ tự kể trong văn tự sự
Viết bài tập làm văn số 2 - Văn kể chuyện

Bài 10

Ếch ngồi đáy giếng
Thầy bói xem voi
Đeo nhạc cho mèo
Danh từ (tiếp theo)
Luyện nói kể chuyện (tiếp theo)

Bài 11

Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Cụm danh từ
Trả bài tập làm văn số 2
Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường

Bài 12

Treo biển
Lợn cưới áo mới
Số từ và lượng từ
Viết bài tập làm văn số 3
Kể chuyện tưởng tượng

Bài 13

Ôn tập truyện dân gian
Chỉ từ
Luyện tập kể chuyện tưởng tượng

Bài 14

Con Hổ có nghĩa
Động từ
Cụm động từ
Trả bài tập làm văn số 3

Bài 15

Mẹ hiền dạy con
Tính từ và cụm tính từ
Bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1

Bài 16

Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt): Rèn luyện chính tả
Hoạt động ngữ văn: Thi kể chuyện

Bài 17

Chương trình địa phương - Phần Văn và Tập làm văn

Mục lục Soạn văn lớp 6 Tập 2
Bài 18

Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài)
Phó từ
Tìm hiểu chung về văn miêu tả

Bài 19

Sông nước Cà Mau (Đoàn Giỏi)
So sánh
Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Bài 20

Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)
Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Bài 21

Vượt thác (Võ Quảng)
So sánh (Tiếp theo)
Phương pháp tả cảnh
Viết bài tập làm văn số 5: Văn tả cảnh

Bài 22

Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê)
Nhân hóa
Phương pháp tả người

Bài 23

Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ)
Ẩn dụ
Luyện nói về văn miêu tả

Bài 24

Lượm (Tố Hữu)
Mưa (Trần Đăng Khoa)
Hoán dụ
Tập làm thơ bốn chữ

Bài 25

Cô Tô (Nguyễn Tuân)
Các thành phần chính của câu
Viết bài tập làm văn số 6 – Văn tả người

Bài 26

Cây tre Việt Nam (Thép Mới)
Câu trần thuật đơn
Hoạt động ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ

Bài 27

Lòng yêu nước (I-li-a Ê-ren-bua)
Lao xao (Duy Khán)
Câu trần thuật đơn có từ LÀ

Bài 28

Ôn tập truyện và kí
Câu trần thuật đơn không có từ LÀ
Ôn tập văn miêu tả
Viết bài tập làm văn số 7 - Văn miêu tả sáng tạo

Bài 29

Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử (Thúy Lan)
Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ
Viết đơn

Bài 30

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (Xi-át-tơn)
Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (tiếp theo)
Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi

Bài 31

Động Phong Nha (Trần Hoàng)
Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)

Bài 32

Tổng kết phần văn
Tổng kết phần tập làm văn
Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy)
Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn)
Ôn tập tổng hợp chuẩn bị cho bài kiểm tra tổng hợp cuối năm
Thêm
613
0
0
Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Tìm hiểu thể loại văn bản
Truyền thuyết là loại truyện dân gian có nhiều yếu tố hoang đường ki ảo kể về các nhân vậi và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ trên cơ sở quan điểm của nhân dân.
Những vấn đề được quan tâm trong truyền thuyết thường mang tầm vủ trụ, nhân loại như những mối quan hệ cộng đồng hay giải thích về nguồn gốc dân tộc.
Truyền thuyết thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dăn đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử được kê] qua đó giáo dục con người về trách nhiệm cộng đồng.
Truyền thuyết là dã sử; là sử trong dân gian chứ không phải là chính sử. Nó bắt nguồn từ lòng kính trọng đối vôi những con người, sự kiện trong truyện. Vì thế, nhân vật của truyền thuyết là những con người được thiêng liêng hóa, thần thánh hóa, hay là những nhăn vật có thật trong lịch sử được gán thêm cho những phẩm chất kì lạ như khả năng hóa phép, sức khỏe phi thường...
Những truyền thuyết tiêu biểu: “Con Rồng cháu Tiên\ “Sơn Tinh, Thủy Tinh\ “Trọng Thủy MỊ Châu”, “Đầm Mực'\ “Ba pho tượng đồng đen” và “'Ngôi chừa Bản Vạc”...

1. Câu hỏi 1 SGK trang 8
a. Hướng dẫn tìm hiểu
Đọc lại đoạn: "Ngày xưa... xinh đẹp tuyệt trần" đồng thòi xem thêm chú thích để hiểu đầy đủ thông tin trong văn bản.
b. Gợi ý trả lời
Trong truyện, Lạc Long Quân và Âu Cơ có nguồn gốc và hình dạng rất cao quí, kì lạ. Lạc Long Quân là một vị thần, thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ; mình rồng, có thể sống được cả dưới nưốc lẫn trên cạn; có sức khỏe vô địch, nhiều phép lạ, diệt trừ được ba con yêu tanh bức hại dân lành. Còn Âu Cơ thuộc dòng dõi Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.
Như vậy, ngay ở đầu truyện, qua cách giới thiệu về dòng dõi cao quí, kì lạ của Lạc Long Quân và Âu Cơ, chúng ta đã có thể nhận thấy thái độ trân trọng, tự hào mà nhân dân gửi gắm vào những hình tượng nhân vật của mình.

2. Câu hỏi 2 SGK trăng 8
a. Hướng dẫn tìm hiểu
Tập trung tìm hiểu đoạn: "ít lâu sau... như thần"; "Ta vôn nòi rồng... quên lòi hen" và những chi tiết về việc chia các con về các vùng cai quản.
b. Gợi ý trả lời
Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âư Cơ rất kì lạ và rất đẹp. Dường như đó là mối duyên tròi định, vừa đôi phải lứa. Họ tương xứng về cả dòng dõi (cao quí, kì lạ); phẩm chất (một người thì dũng mãnh, tài giỏi, một người thì xinh đẹp tuyệt trần) và tâm hồn cao quý (Lạc Long Quân rất nhân hậu, yêu thương dân lành, giúp dân diệt trừ yêu quái; Âu Cơ yêu thiên nhiên cây cỏ, tìm đến vùng đất Lac vì nghe nói có nhiều hoa thơm cỏ lạ). Họ lấy nhau vì "đem lòng yêu" và sông bên nhau hạnh phúc.
Sự sinh nở của Âu Cơ còn kì lạ hơn. Nàng không sinh ra con ngay, cũng không sinh một, sinh đôi, sinh ba... mà sinh ra một bọc trăm trứng, từ bọc đó mới nở thành trăm người con trai đẹp đẽ lạ thường, không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, khỏe mạnh như thần.
Tuy nhiên, do Lạc Long Quân và Âu Cơ thuộc hai dòng dõi khác nhau, tính tình, tập quán, môi trường sống khác nhau nên khó mà ăn ở cùng nhau lâu dài được. Đó là lý do họ phải chia 50 con theo mẹ lên rừng, 50 con theo cha xuống biển.
Việc chia con có ý nghĩa giải thích về nguồn gốc các tộc người trên lãnh thổ nước ta. Đặc biệt, truyện còn nhấn mạnh tinh thần anh em đoàn kết giữa các dân tộc (do tồ tiên là cùng một bô mẹ sinh ra) nên dù kẻ miên núi, người miền bic -, khi có khó khăn gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
Theo cách giải thích của “truyện” này thì người Việt Nam ta là con cháu của Lạc Long Quân và Âu Cơ, thuộc nòi giônơ Tiên - Rồng, rất cao quí và đáng tự hào.

3. Câu hỏi 3 SGK trang 8
a. Hướng dẫn tìm hiểu
Trước hết phải hiểu lổng quát về chi tiết tưởng tượng kì ảo. Đọc lại toàn bộ vàn bản để tìm ra những chi tiết ấy. Từ đó suy nghĩ, phân tích để thấy dược vai trò của chúng trong truyện (Nếu không có những chi tiết đó thì truyện sê thay đôi ra sao...).
b. Gợi V trả lời
Chi tiết tưởng tượng kì ảo là những chi tiết miêu tả những hình tượng, sự kiện... lạ lùng, thần kì, không có trong thực tế. Trong truyện này, đó là những chi tiết về nguồn gốc, hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ, và việc Âu Cơ sinh bọc trăm trứng.
Chi tiết tưởng tượng kì ảo có tác dụng làm tăng thêm sức hấp dẫn của truyện. Ngoài ra, nó còn giúp tác giả dân gian thần thánh hóa các nhân vật, sự kiện lịch sử, thể hiện thái độ trân trọng, tự hào của nhân dân đôi với những nhân vật, sự kiện đó mà cụ thê trong truyện này là niềm tự hào về nguồn gốc tố tiên của dân tộc Việt Nam ta.

4. Y nghĩa của truyện “Con Rồng cháu Tiên”'

a. Hướng dẩn tìm hiểu

Xem kĩ phần Ghi nhớ trong SGK. Ý nghĩa của truyện phải rút ra từ toán bộ ván bản. Do vậy, dọc lại văn bán, tự trả lời xem khi học xong truyện này chúng ta tiếp thu thêm được những thông tin gì mới, bố ích?
b. Gợi ý trả lời
Truyện Con Rồng cháu Tiên trước hết là lời giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quí, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, qua chi tiết bọc trăm trứng nở ra trăm người con, chia ra cai quản các vùng, nhãn dân đã thố hiện tinh thần, ý nguyện đoàn kết, bình dáng dán tộc trên mọi miền đất nước.
Ý nghĩa giải thích cua Iruvện là do truyện ỉấy nhân vật thực, gán với những sự kiện thực trong lịch sử. Tuy nhiên, yếu tô" tương tưựng, kì áo đã giúp nhân dân mỏ rộng tấm khái quát, bô sung sắc thái ý nghĩa cho truyền thuyết này, gửi gám dược thái độ, ước vọng của mình.

c. Mở rộng kiến thức
Đại Việt sử ký toàn thư có chép rằng: Lạc Long Quân húy là Sùng Lãm, con trai của Kinh Dương Vương. Lạc Long Quân lấy con gái của Đê Lai là Âu Cơ, sinh ra trăm con trai (tục truyền là sinh ra trăm trứng), là thủy tố của Bách Việt. Một hôm vua bảo Âu Cơ ràng: “Ta là giông rồng, nàng là giông tiên, thủy hỏa khác nhau, khó lòng đoàn tụ. Bèn từ biệt nhau, chia năm mươi con theo mẹ vê núi, năm mươi con theo cha về miền Nam (có bản chép là Nam Hải). Phong con trưởng làm Hùng Vương nối ngôi vua". Như vậy, nếu so với chính sử thì truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên mang nhiều yếu tố kì ảo hoang dường, tuy trên cơ sở là thống nhất về cách giải thích nguồn gốc các dân tộc nhưng ngoài ra còn thê hiện một cách sinh động các nhân vật lịch sử đồng thời bộc lộ niềm tự hào, ngưỡng mộ của nhân dân đối VỚI những nhân vật này.

Trong kho tàng truyện cổ của các dân tộc khác cũng có những truyện tương tự giải thích về nguồn gốc các tộc người như:
Truyện Quả bầu mẹ của người Khơ-mú: "Người mẹ sinh được trái bầu, sau đó từ quả bầu chui ra những người con trai khôi ngô tuấn tú. Người anh đầu tiên chui ra vì dính phải muội than (do đốt bầu) nên rất đen, là người Khơ-mứ; người em út da dẻ trắng trẻo là người Kinh. Do thứ tự ra đòi trước sau như vậy nên địa bàn sinh sống của ng-ưòi Việt Nam từ rừng núi. xuống trung du và đồng bằng...".'

Truyện Kinh và Banci là anh em: "Hai anh em thấy cha say rượu trần truồng. Người em cười bị cha đuối đi. Vợ chồng người em lên mãi miền rừng núi sinh cư lập nghiệp dẻ ra con cháu người Bana; người anh ỏ hu miến đồng bang và là nguồn gốc của người Kinh".

Cá hai truyện này đều khắng định quan hệ huyết thống gắn bó giữa các dàn tộc Việt Nam. Truyện Quá bầu mẹ gần với truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên hơn. Nhưng ở hai truyện này, yếu tô kỳ ảo, tưởng tượng đã giám nhiều, và chủ yếu nhấn mạnh vào giải thích, đề cao tinh thần đoàn kết các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam chứ không đi vào giải thích nguồn gốc cao quí Tiên - Rông. Người mẹ trong Quả bầu mẹ. người cha trong Kinh và Bana là hai anh em đều là những người dân bình thường, không có tên cụ thê, không mang tư cách là một nhãn vật lịch sú vì vậy đó không phải là truyền thuyết mà là truyện cố tích, là sản phẩm sáng tạo của trí tưởng tượng của người xưa hơn là tính chất sứ, dù là dã sử như Con Rồng cháu Tiên

Nhà thơ Nguyền Khoa Điềm có viết trong bài Đất nước:

Thời gian đẳng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước lànơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng...

Như vậy, cho tới tận ngày nay, nguồn gốc Tiên - Rồng vẫn là niềm tự hào cúa dàn tộc chúng ta và truyền thống đoàn kết vẫn là một phẩm chất tốt dẹp trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Thêm
1K
0
0

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
Top