Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Trên Ted education có một clip tên là “Tác phẩm hư cấu có thể thay đổi thực tại như thế nào?”, đã đưa một hình ảnh so sánh thú vị để nói về việc đọc tác phẩm văn học. Khi đọc tác phẩm văn học, ta giống như lên một chiếc thuyền để đến thế giới trong văn bản. Ở trong thế giới ấy, ta bắt gặp rất nhiều dấu chân sẵn có, nhưng ta không lần theo một dấu chân nào mà khám phá thế giới ấy bằng cách “đi vào đôi giày của nhân vật”.

Hình ảnh so sánh này đã diễn tả rất sinh động tính chất đặc biệt của việc đọc tác phẩm văn học. Thứ nhất, đó không phải là quá trình đọc để lấy thông tin đơn thuần, mà đó là quá trình khám phá vào một thế giới hình tượng, một thế giới tồn tại trong trí tưởng tượng của người đọc. Thứ hai, ta khám phá thế giới ấy không phải như kẻ ngoài cuộc, không phải như một người khách tham quan bảo tàng, đến rồi đi, mà ta khám phá thế giới ấy như một người dấn thân, một người trải nghiệm, qua góc nhìn của các nhân vật. (Nên nếu xem tóm tắt truyện, hay đọc lướt chỉ để biết diễn biến câu chuyện, thì chưa phải đọc văn học đâu).

Tính chất đặc biệt của việc đọc tác phẩm văn học cũng nhắc ta cẩn trọng khi làm việc với văn bản văn học. Nếu đã xác định là làm về mảng văn học, thì cần đối xử với văn bản văn học trong đúng tính chất đặc biệt của nó. Nghĩa là không đọc văn học như xem một bộ phim tài liệu, một báo cáo xã hội học, một áp phích tuyên truyền vận động thay đổi xã hội,…

Nếu đọc văn học qua lăng kính giới, thì không phải là chê Tú Xương gia trưởng kém hiểu biết nữ quyền, hay đòi người đàn bà hàng chài của Nguyễn Minh Châu phải thức thời lên và tự cứu lấy mình, mà quan trọng là phải nhìn nhận được các quan niệm về tính nam hay tính nữ đã chi phối việc xây dựng hình tượng như thế nào, các góc nhìn về giới và tiếng nói về giới cất lên trong văn bản ra sao, sau cùng để thấy được những tư tưởng về phái tính sẽ tác động đến người đọc như thế nào.

Nếu đọc văn học qua lăng kính sinh thái, thì không phải biến tác phẩm thành áp phích bảo vệ môi trường, hay slogan tuyên truyền lối sống xanh bảo vệ thiên nhiên, mà trước hết cần thấy được cách xây dựng hình tượng thiên nhiên và con người đã khắc hoạ như thế nào về mối quan hệ của hai đối tượng này, tự nhiên có được tồn tại trong giá trị tự thân của nó hay chỉ là một sự gán ghép các giá trị từ mắt nhìn của con người, … để từ đó xác định tư tưởng triết lí về sinh thái trong tác phẩm.

Nếu đọc tác phẩm qua “văn hoá tâm linh” (mình không chắc đây là một thuật ngữ khoa học), thì không phải liệt kê ai cúng ai, cúng bao nhiêu nén nhang, bói toán thế nào, nhập thánh ra sao, mà quan trọng là phải thấy được từ các chi tiết có tính biểu tượng ấy, văn bản gợi ra ý nghĩa gì, các chi tiết tâm linh hiện ra qua góc nhìn của ai, và từ góc nhìn ấy thì ý nghĩa hình tượng, ý nghĩa thẩm mĩ gợi ra như thế nào.

(Mình không phủ nhận tác dụng của việc đọc văn bản văn học để lấy thông tin lịch sử, xã hội, tâm lí, nhưng mấu chốt ở đây là từ khoá “Xác định làm về văn học”)
Nói tất cả những điều trên, để chúng ta hiểu rằng tác phẩm văn học tồn tại dưới dạng đặc biệt (hiện tượng tinh thần trong trí tưởng tượng của chúng ta), đọc tác phẩm văn học là một cách đọc đặc biệt (khám phá thế giới hình tượng như một cách dấn thân, trải nghiệm). Và sự đặc biệt ấy nhắc ta nhớ: thế giới trong tác phẩm không phải và không minh hoạ cho thế giới thực tại này.

Câu chuyện phân biệt chủ thể trữ tình (nhân vật trữ tình) và tác giả ngoài đời cũng vậy thôi.

Mình hay hình dung mối quan hệ giữa hai đối tượng này giống bộ phim Avatar. Người Trái Đất, do không thể sống được trên môi trường hành tinh Pandora, đã tạo ra những avatar – những “cỗ máy sinh học” mang mọi đặc điểm của người Navi, nhưng do một bản thể người Trái Đất điều khiển. Dưới sự điều khiển của người trái đất, avatar có suy nghĩ, hành động, nói năng, cảm xúc không khác gì bản thể. Nhưng dù giống mấy, người ở trái đất đang điều khiển và cỗ máy avatar trên hành tinh Navi vẫn là hai thực thể khác nhau.

Nhà thơ ngoài đời thật bằng xương bằng thịt không thể tự mình tồn tại trong thế giới tinh thần của tác phẩm, vì vậy cần phải tạo ra một “avatar” để đại diện mình bày tỏ cảm xúc trong thế giới ấy. Chủ thể trữ tình chính là “avatar” của nhà thơ.

Dù chủ thể trữ tình gần với nhà thơ ngoài đời thực cách mấy, dù nhà thơ có tận mắt chứng kiến các câu chuyện ngoài đời mà lấy nguyên mẫu, cảm hứng sáng tác thơ, thì chủ thể trữ tình vẫn không bao giờ là một với nhà thơ bằng xương, bằng thịt.

Thông qua chủ thể trữ tình, ta hiểu điều nhà thơ gửi gắm và cảm nhận được một phần mảnh tâm hồn nhà thơ, nhưng chẳng ai trên đời đủ thực tế mà lại tuyên bố, chỉ cần hiểu chủ thể trữ tình là đã hiểu hết tất cả mọi ngóc ngách tắm tối sâu kín của con người bằng xương, bằng thịt tạo ra nó.

Việc phân định chủ thể trữ tình – nhà thơ bằng xương bằng thị là quan trọng, bởi nó liên quan đến việc hình thành tư duy đọc văn học theo đúng bản chất của nó.
Trước đây, ta chỉ giảng văn, học sinh thuộc lời ta giảng rồi làm bài thi để tái hiện lại, việc nhập nhằng hai khái niệm này không ảnh hưởng gì đến chuyện thi cử.
Nhưng giờ đây, học sinh của chúng ta cần khái niệm công cụ để tự đọc hiểu văn bản văn học, việc nhầm lẫm này sẽ gây ra hai sự rất đáng tiếc.

Đáng tiếc thứ nhất là một thế giới hình tượng đầy phong phú, hấp dẫn sẽ không được khám phá, cảm thụ đúng cách. Đáng tiếc thứ hai là những người đọc văn nhưng không được trang bị tư duy và công cụ để khám phá thế giới hình tượng trong trang văn.
----------
Nguồn T. L. D
Thêm
581
3
0
Văn chương chân chính luôn làm sống dậy những nghịch lí, những bối rối của con người trong những khoảnh khắc đời thường. Những giây phút phân vân, ngập ngừng ấy đôi khi mới là bản chất muôn thuở của của con người. Văn chương không tạo dựng những nhân vật hoàn hảo, những nhân vật chỉ sống đơn thuần theo lí trí và lúc nào cũng có thể hành động một cách đúng đắn, dễ dàng. Văn chương tạo dựng những nhân vật biết sai, biết loay hoay khi đứng trước các lựa chọn, biết đau đớn khi chẳng may làm điều tội lỗi, những nhân vật mà chẳng thể đóng khung, vo tròn trong một khuôn khổ nhất định. Chính điều đó mới khiến nhân vật còn thật hơn cả ngoài đời thật. Bạn đọc ngắm nhìn những thân phận trên trang sách như được nhìn thấy chính mình ở ngoài đời.

Vì sao “Truyện Kiều” trở thành sáng tạo có một không hai của Nguyễn Du mặc dù cốt truyện được lấy từ cuốn tiểu thuyết “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân. Đó là bởi vì nếu Thúy Kiều của Trung Hoa chỉ được miêu tả trên phương diện hành động thì Thúy Kiều của ta lại được khắc họa trên phương diện tâm lí. Nếu Thúy Kiều của Trung Hoa làm việc gì cũng rạch ròi, quyết đoán thì Thúy Kiều của ta đôi lúc lại dùng dằng giữa lí trí và tình cảm. Trong Kim Vân Kiều truyện, Thúy Kiều “trao duyên” cho em là xong; thế nhưng Thúy Kiều của Nguyễn Du lại rơi vào giằng xé nội tâm: kỉ vật đã trao nhưng tình yêu thì chẳng thể dứt, duyên đã đứt nhưng lòng thì không thể quên: “Chiếc vành với bức tờ mây/ Duyên này thì giữ vật này của chung”. Đó dường như là những tình thế của đời sống mà con người bắt buộc phải đứng trước những nghịch lí, những trạng huống mà sự lựa chọn nào cũng không vẹn tròn.

Con người của Kiều cũng thay đổi theo từng giai đoạn của cuộc đời nàng. Cuộc đời có lắm bước ngoặt đã cho thấy những giới hạn khác nhau của chiều kích tâm hồn. Với Kim Trọng, Kiều thỏa mãn những rung động tinh thần bên người tình đồng điệu. Với Thúc Sinh, Kiều hưởng những ngày tháng hạnh phúc trần thế của đôi vợ chồng trẻ. Với Từ Hải, Kiều được sống với khát vọng làm chủ vận mệnh, có cơ hội báo đền ân oán. Tình cảm ngày một mới, ước vọng ngày càng cao. Giáo sư Trần Đình Sử đã bày tỏ quan điểm mà mình cảm thấy vô cùng ấn tượng: “Chả trách ngày tái hợp Kim Kiều đối với nàng chỉ là tình “cầm cờ”, vì vết thương lòng của Kiều còn đó, mà Kim Trọng trước sau cũng chỉ là người tình “cũ” với những ham mê buổi đầu! Chàng Kim thua xa nàng Kiều về trải nghiệm nhân sinh”. Có thể nói, phải đến Nguyễn Du, những phương diện cá nhân nhất, riêng tư nhất của con người mới được bộc lộ. Quân tâm đến cá nhân tức là quan tâm đến những suy nghĩ, những phần sâu kín của nội tâm mà không thể diễn giải thành lời.
Con người trong văn chương không thể vo tròn trong một khuôn khổ nhất định, và người đọc văn chương cũng thế. Chính bởi sự bí ẩn, khó nói của tâm hồn con người mà chúng ta mới cần đến những tác phẩm văn học để có thêm những công cụ để lắng nghe chính mình. Và mình vẫn luôn tin rằng, việc đọc những áng văn, áng thơ thực thụ khiến ta thêm rộng lớn về đời sống tinh thần, một sự rộng lớn đáng kinh ngạc và bất ngờ.

Nguồn: Fanpage Tinh Van
Thêm
  • Like
Reactions: Jenny Lục Ngạn
353
1
0
Chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng, nhưng đề tài chiến tranh vẫn được các nhà văn thời hậu chiến dành cho nhiều ưu ái. Họ đã dồn bút lực của mình để dựng lại cho hậu thế bối cảnh của hiện thực cuộc sống, xã hội Việt Nam trong những năm trong và sau chiến tranh cũng như những nỗi thống khổ của con người thời chiến. Số lượng các tác phẩm viết về chiến tranh ngày càng tăng từ sau năm 1986, vì thế mà cuộc đời và con người được soi chiếu dưới những góc nhìn đa dạng, với những cảm hứng mới mẻ.

Dương Hướng là một trong những nhà văn thời hậu chiến có tác phẩm viết về chiến tranh. Ông thuộc thế hệ nhà văn cùng thời với Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải,… khi nền văn học Việt Nam đang có những bước chuyển mình quan trọng. Nhắc tới nhà văn Dương Hướng độc giả sẽ nghĩ ngay tới tác phẩm “Bến không chồng” – tiểu thuyết đã giúp nhà văn Thái Bình gây ấn tượng sâu sắc tới văn đàn lúc bấy giờ.

Tiểu thuyết “Bến không chồng” của nhà văn Dương Hướng là những dòng văn chân thực và thấm đẫm những nỗi thống khổ của kiếp người hậu chiến nhất là người phụ nữ. Có thể nói, “Bến không chồng” là một trong những tác phẩm đã đánh dấu sự thay đổi của nền văn học, từ nền văn học chỉ biết “thuyết trình và minh hoạ” sang một nền văn học với những đào sâu, lia ngòi bút của mình vào từng góc cạnh xù xì của cuộc sống con người.

“Bến không chồng” lấy bối cảnh làng Đông - một làng quê được đặc tả với những nét văn hoá điển hình tại đồng bằng Bắc Bộ. Không gian bao phủ trong lũy tre, mái đình, cây đa, bến nước. Thời gian bao phủ trong những ngày miền Bắc đang hối hả vừa lo xây dựng nông thôn vừa lo chi viện cho chiến trường miền Nam.

Trở về sau chiến thắng Điện Biên Phủ, trước ngực Nguyễn Vạn rung rinh những huân chương cùng những bước chân tập tễnh do hậu quả của chiến tranh. Anh về với quê hương thân thương của mình, nơi mà anh cùng đồng đội đã đánh đổi cả thanh xuân và máu thịt để bảo vệ. Nơi đây vốn có nhiều câu chuyện kỳ lạ, bí ẩn và hoang đường như chuyện: “mắt tiên”, “gò ông Đổng”, “Con ma mặt đỏ chuyên đi hiếp đàn bà góa chồng”,… Ở làng lại có một bến sông với vẻ quyến rũ kỳ lạ mà các cụ gọi đó là Bến không chồng. Chính nơi đây đã xảy ra câu chuyện bi thảm giữa hai dòng họ Nguyễn và họ Vũ: cô con gái rượu của cụ tổ dòng họ Nguyễn bị chàng trai dòng họ Vũ hãm hiếp bên bến không chồng, vì thế mà dòng họ Nguyễn đã khắc một lời thề không đội trời chung với dòng họ Vũ. Éo le thay, những thế hệ sau như Nguyễn Vạn hay Nghĩa là con cháu của dòng họ Nguyễn lại đem lòng yêu thương những người phụ nữ bên dòng họ Vũ.

Người ta vẫn thường nói, muốn đội vương miện phải chịu sức nặng của nó. Mang trên mình chiến công và danh hiệu anh hùng Điện Biên, Vạn phải sống khép mình vào khuôn khổ dưới cái nhìn khắt khe của hàng trăm con mắt. Chính những hủ tục, những lề thói cũ mòn của dòng họ, của làng quê đã bóp nát tình yêu của anh, khiến anh không dám vượt qua rào cản để đến với chị Nhân dù bản năng thôi thúc. Chị Nhân cũng không thể đến với Vạn hay bất kỳ ai bởi chị là vợ và là mẹ liệt sĩ. Chồng hy sinh khi chị Nhân còn quá trẻ, chị ở vậy thờ chồng, nuôi con. Chỉ một lần nghĩ về vạn thôi đã khiến chị day dứt khôn nguôi. Chị sẽ sống ra sao nếu làng xóm biết chuyện? Hai con người đáng thương ấy sống trong sự kìm nén bất hạnh, cả cuộc đời buộc bản thân phải giữ gìn hình ảnh, một đời phải sống trong cô độc. Đã có một thời như thế, những lề thói cổ hủ nghiệt ngã, những suy nghĩ cũ xưa lạc hậu áp đặt lên cuộc sống tinh thần của toàn bộ người dân, khiến họ sống khép kín, khiến họ tồn tại như cái xác không hồn để rồi kẹt vào những bi kịch không lối thoát.

Song song với cuộc đời của Nguyễn Vạn là mối tình, mối nhân duyên đầy éo le của Nghĩa và Hạnh. Cả hai là thanh mai trúc mã, nhưng Nghĩa họ Nguyễn còn Hạnh thì họ Vũ. Mối thù truyền kiếp của hai họ Nguyễn – Vũ đã không thể ngăn cản được hai trái tim trẻ trung đang hừng hực cháy. Họ đến với nhau mặc cho những định kiến, dè bỉu, thậm chí là sự lạnh lùng của cha mẹ. Tình yêu của Nghĩa và Hạnh có thể đánh bại được những ngoại nhân tác động, nhưng lại không thắng nổi nội nhân ham muốn, tính dục, suy nghĩ và sự thay đổi theo thời gian của con người. Sau khi Nghĩa đi bộ đội, tuổi trẻ của Hạnh trôi qua hơn 10 năm trời ròng rã trong sự làm việc cật lực và chăm lo hết sức cho gia đình hai bên. Cô dần dần trở thành trụ cột của cả nhà mẹ đẻ lẫn nhà chồng, khi những người đàn ông gia đình lần lượt ra đi mãi mãi. Đến ngày đoàn tụ, đến khi chiến tranh chấm dứt, Nghĩa trở về với quân hàm thiếu tá, hai vợ chồng hi vọng có một đứa con trai để nối dõi tông đường nhưng vô vọng. Trước áp lực của gia đình nhà chồng cùng dư luận xã hội “Bà thiếu tá phu nhân họ Nguyễn bị điếc”, Hạnh đã quyết định ly hôn. Nghĩa với mẹ lên tỉnh, anh lấy Thuỷ (em gái của một người bạn). Từ đó, Hạnh như một người điên, lúc cười, lúc khóc. Tưởng rằng sẽ được hưởng hạnh phúc viên mãn, ngờ đâu Hạnh cuối cùng là người dứt áo ra đi, bởi cô nhầm tưởng rằng chính mình không thể có con, không thể làm tròn bổn phận của một người phụ nữ, và nhất là không thể giữ được tình yêu của Nghĩa được nữa.

Đọc đến cái kết của “Bến không chồng” có lẽ người đọc thấy buồn hơn cả. Trong những bước ngoặt cùng cực của cuộc đời, Hạnh (con gái chị Nhân) đã bị xô đẩy vào bế tắc cùng với Nguyễn Vạn. Trong ngày gặp gỡ các thương binh và gia đình liệt sĩ, Vạn đã quá chén và khi về đến nhà bất ngờ nghe thấy tiếng hét và cánh cửa mở toang “bóng người đàn bà lao tới giường và ôm ghì lấy Vạn”. Bóng tối, hơi men, cùng thân thể của người đàn bà cộng hưởng vào nhau khiến Vạn đã buông thả cho thân xác tự do gây tội lỗi. Sau đêm đó Vạn luôn sống trong đau khổ và dằn vặt còn Hạnh thì đã bỏ đi. Hạnh đã có thai, và cha đứa bé trong bụng cô không ai khác ngoài Nguyễn Vạn. Sau khi sinh con, Hạnh trở về làng, chính cái tin này đã khiến Nguyễn Vạn – người đàn ông đã sống thoi thóp trong lề thói làng xã bao năm qua phải đau đớn, phải sững sờ rồi tìm đến cái chết để chạy trốn. Còn Nghĩa cuối cùng cũng biết được anh không có khả năng làm bố nên đã li dị với Thuỷ và trở về làng Đông.

Tiểu thuyết “Bến không chồng” là tác phẩm mà trong đó, bi kịch chồng chất bi kịch. Chiến tranh đã cướp đi mưu cầu hạnh phúc của Nguyễn Vạn và chị Nhân, đã cướp khả năng làm cha của Nghĩa, đã cướp Nghĩa khỏi vòng tay Hạnh, đã cướp đi khuôn mặt của Thành, đã cướp đi chồng và hai đứa con trai của chị Nhân,… Cuộc chiến để lại những cuộc tình duyên đắng cay cho những thiếu nữ xinh đẹp như Cúc, như Thắm; một đứa con thụ thai vội vã; một lễ cưới vá víu với người đàn ông tâm thần; hay một anh chàng thợ ảnh hèn hạ, sở khanh bỗng trở nên đắt giá ở làng quê,… Chiến tranh trong chuyện của Dương Hướng chỉ thể hiện qua lời kể của người trở về, qua từng tờ giấy báo tử vô hồn, và hiếm hoi với vài lần máy ném bom bay lượn lờ trên không… ở đấy không có súng đạn đì đùng mà là những mảnh đời đong đầy nước mắt. Cuộc chiến để lại làng quê quạnh quẽ thiếu vắng bóng dáng đàn ông, chỉ còn lại những cuộc tình dang dở, những thiếu nữ lỡ làng, những người phụ nữ mòn mỏi, cứ chiều chiều lại tưởng chừng như hiện hữu bức tranh tố miêu dưới ngòi bút của Picasso, diễn một vở được phác họa là “vọng phu” bên bến nước đầu làng.

Nguồn st
Thêm
  • Like
Reactions: Hoa Phù Sa
205
1
0
Ở đây, tôi đề cập đến hoạt động “Đọc” văn bản của cá nhân người học. Học sinh có cơ hội được tiết xúc trực tiếp với văn bản, trực tiếp cảm nhận được từ ngữ, hình ảnh, chi tiết, biện pháp tu từ, nhân vật, cách ngắt câu ngắt nhịp, cách tác giả tổ chức tác phẩm của mình như thế nào đề từ đó có cơ sở ban đầu đó người đọc hiểu được vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật, nôi dung của tác phẩm, hiểu được thông điệp, giá trị mà nhân sinh mà nhà văn, nhà thơ gửi gắm trong đó.

Trước đây, hoạt động đọc được tổ chức trên lớp: giáo viên dành một lượng thời gian nhất định trong tiết đầu để tổ chức cho các con đọc lần lượt (2-3 học sinh) trên lớp. Giáo viên nhận xét cách đọc: âm lượng, tốc độ, khả năng đọc diễn cảm tác phẩm.

Trong chương trình GDPT 2018, việc tổ chức hoạt động “ đọc tác phẩm” cho người học cần được GV nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của nó trong việc đọc -hiểu tìm ra ý nghĩa của tác phẩm. Giáo viên cần đầu tư thời gian tâm sức để tổ chức việc “đọc” tác phẩm cho học sinh một cách hiệu quả.. Vì sao lại như vậy? bởi vì việc “ tự đọc” tác phẩm sẽ là tiền đề, là cơ sở, là cái nền móng để học sinh tự cảm nhận, hiểu sâu nội dung, ý nghĩa, thông điệp trong tác phẩm một cách chủ động mà không phụ thuộc vào cách hiểu của giáo viên.

Mỗi thể loại văn học có những kỹ thuật đọc phù hợp . Do vậy, giáo viên cần nắm chắc đặc điểm, đặc trưng của từng thể loại để từ đó lựa chọn một số kỹ thuật đọc phù hợp với thể loại của văn bản để vạch ra một chiến lược đọc hiệu quả khi dạy từng văn bản.

Ví dụ: dạy văn bản thơ, truyện, truyện khoa học viễn tưởng:

+Kỹ thuật đọc suy luận

+Kỹ thuật đọc hình dung tưởng tượng

Với văn bản thông tin, văn bản nghị luận:

+Kỹ thuật đọc theo dõi

+Kỹ thuật đọc suy luận

Các kỹ thuật đọc là phương tiện để đi sâu, xâm nhập vào thế giới bên trong của tác phẩm. Giáo viên cần “TRANG BỊ” cho học sinh các KỸ THUẬT ĐỌC để các con tự mình đi khám phá vẻ đẹp về hình thức và nội dung của tác phẩm.

MỘT SỐ KỸ THUẬT ĐỌC CƠ BẢN THƯỜNG SỬ DỤNG

*Đọc lướt: đọc nhanh qua một số trang để bước đầu nắm bắt thông tin chính của văn bản

*Đọc quét: đọc kỹ một vài chỗ để tìm lại những từ, cụm từ, thông tin quan trong , cụ thể trong văn bản. Tác dụng để nhanh chóng tìm ra thông tin muốn tìm.

*Đọc tưởng tượng: hình dung trong đầu về những gì đang đọc (sự kiện, nhân vật, bối cảnh…). Tác dụng: hiểu, nhớ và cảm nhận rõ hơn về thế giới hình ảnh trong văn bản, giú văn bản trở nên sống động, hấp dẫn và thú vị hơn

*Đọc Suy luận: Rút ra những kết luận hợp lý dựa trên việc kết hợp những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết…được trình bày trực tiếp trong văn bản với hiểu biết của bản thân. Từ đó hiểu hơn được thông điệp mà tác giả không thể hiện trực tiếp ở văn bản; hiểu sâu hơn về cuộc sống của bản thân; phát triển tư duy logic.

*Đọc rút ra kết luận: kết nối các thông tin và chi tiết trong văn bản với kiến thức nền của người học, từ đó rút ra một kết luận có tình khái quát. Hoạt động này giống như ghép các mảnh thành một bức tranh hoàn chỉnh

*Đọc đánh giá: nhận xét về những gì đã đọc: nhân vật, câu chuyện, ý tưởng, chi tiết, cách tác giả thể hiện nội dung và hình thức của văn bản, dựa trên những bằng chứng cụ thể (chi tiết, sự kiện…). Để từ đó nhìn nhận mặt đúng, sai, hay, dở, tốt, xấu của những gì đã đọc, từ đó rút ra các bài học hữu ích từ văn bản

….

Giáo viên cần có KẾ HOẠCH rõ ràng cụ thể để trang bị lần lượt tất cả các kĩ thuật đọc cho học sinh qua các bài theo lộ trình nhất định, đảm bảo các con làm chủ các kĩ thuật đọc đề không chỉ biết đọc đọc hiểu sâu các văn bản văn học mà trên hết là phát triển năng lực đọc tài liệu, đọc các văn bản thông tin khác tron các tình huống thực tế để phục vụ việc học tập, phục vụ cuộc sống hàng ngày.



CÁCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐỌC VĂN BẢN

Đọc văn bản là quá trình bản thân học sinh được làm việc trực tiếp với văn bản khác với việc dạy văn trước đây học sinh chỉ tiếp xúc “gián tiếp” với văn bản qua sự cảm nhận, phân tích của giáo viên

*Cách 1: (áp dụng cho việc dạy văn bản 1 để trang bị kỹ thuật đọc)

Bước 1: Giáo viên lựa chon kỹ thuật đọc và đọc mẫu –

Bước 2: Hướng dẫn đọc

Bước 3: Gọi 1 vài học sinh thực hành đọc

*Cách 2: (áp dụng cho việc dạy văn bản 2,3, 4 cho học sinh thực hành các kỹ thuật đọc ở nhà)

-Bước 1: Đọc diễn cảm -> thu âm trong audio hoặc quay video ở nhà

Bước 2: Nộp audio hoặc vi deo cho giáo viên

Bước 3: Trên lớp kiểm tra kết quả đọc ở nhà của học sinh, cho xem video, nghe audio

Bước 4: Đánh giá, nhận xét

*Cách 3:

Bước 1:Giáo viên chiếu văn bản + phát nhạc nền + hình nền minh hoạ

Bước 2: Cho học sinh đọc trên nền nhạc

Bước 3: Nhận xét, đánh giá việc đọc

Chúc các thầy cô có thêm một ý tưởng cho việc tổ chức hoạt động ĐỌC VĂN BẢN trong giờ đọc hiểu văn bản khi thực hiện chương trình GDPT mới 2018
Thêm
  • Like
Reactions: VHT and Vanhoctre
351
2
1
1. Khái niệm trần thuật

Trần thuật là biện pháp nghệ thuật cơ bản nhất để tạo thành văn bản văn học. Về bản chất, trần thuật là hành vi ngôn ngữ nhằm kể, thuật, miêu tả, cung cấp thông tin về sự kiện, nhân vật, theo một thứ tự nhất định trong không gian, thời gian và về ý nghĩa. Trần thuật có nhiệm vụ cho người đọc biết ai, xuất hiện ở đâu, khi nào, làm việc gì, trong tình huống nào...

Trần thuật có thể được thực hiện bằng các phương tiện phi ngôn ngữ như diễn viên biểu diễn trên sân khấu, phim ảnh dùng hình ảnh, âm nhạc dùng âm thanh, hội hoạ dùng đường nét... Vì thế, miêu tả cũng có ý nghĩa trần thuật. Ở đây đang nói về trần thuật trong văn học. Trần thuật không đồng nhất với tự sự, vì thế không nên nghĩ rằng chỉ trong truyện mới có trần thuật, trong thơ trữ tình cũng sử dụng trần thuật. Trần thuật có thể tìm thấy trong các bài thơ Kinh Thi, trong ca dao. Các nhà thơ trung đại Việt Nam gọi các bài thơ trữ tình là “thuật hoài”, “tự tình” (kể nỗi lòng). Hãy đọc một vài câu thơ:​
Bước tới Đèo Ngang hóng xế tà
Cỏ cây chen lá đá chen hoa...​
(Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan)​
Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng chợ thời xa...​
(Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến)​
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.​
(Ngắm trăng - Hồ Chí Minh)
Trần thuật được sử dụng rất phổ biến trong thơ. Ví dụ như Thạch Hào lại, Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, Chinh phụ ngâm, Hầu trời, Tương tư, Xa cách, Vội vàng, Nắng mới, Lượm, Theo chân Bác, Đêm nay Bác không ngủ... Tuy vậy, trần thuật thể hiện sự đa dạng và phong phú nhất trong tác phẩm tự sự.

Trần thuật đòi hỏi phải có người kể, người thổ lộ. Chủ thể của lời kể trong thơ trữ tình là nhân vật trữ tình, người kể trong truyện là người kể chuyện. Trần thuật phải xử lí mối quan hệ giữa chuỗi lời kể với chuỗi sự kiện và nhân vật. Như vậy có hai nhân tố quy định trần thuật: người kể và chuỗi ngôn từ. Từ người kể chuyện ta có ngôi trần thuật, lời trần thuật, điểm nhìn trần thuật. Lời trần thuật chính là văn bản tự sự, sản phẩm của hoạt động trần thuật của người kể chuyện. Văn bản tự sự gồm hai thành phần: lời trần thuật của người kể chuyện và lời của nhân vật. Lời nhân vật do người kể giới thiệu, do đó là bộ phận của lời trần thuật. Xét riêng lời trần thuật ta có thể kể đến các yếu tố: lược thuật; dựng cảnh; hồi thuật, dự báo, gây đợi chờ (huyền niệm); phân tích bình luận; giọng điệu.
2. Người kể chuyện, ngôi trần thuật, vai trần thuật và điểm nhìn

Người kể chuyện (người trần thuật) là yếu tố thuộc thế giới miêu tả. Đó là một vai do nhà văn tạo ra để thay mình thực hiện hành vi trần thuật. Khác với người kể chuyện trực tiếp lộ diện như trong diễn xướng dân gian, có thể sử dụng các yếu tố phi ngôn từ như điệu bộ, ánh mắt..., người kể chuyện trong văn bản viết ẩn mình sau dòng chữ. Người kể chuyện ấy có thể được kể bằng “ngôi thứ ba”, ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. Và chỉ có thể kể được khi nào họ cảm thấy như người trong cuộc, người chứng kiến hay người biết trước sự việc xảy ra bằng tất cả giác quan, sự hiểu biết của mình. Do đó về căn bản, mọi người kể chuyện đều kể theo ngôi thứ nhất. Cái gọi là kể theo “ngôi thứ ba” thực chất là hình thức kể khi người kể chưa được ý thức (như trong truyện thần thoại, truyện cổ tích...) hoặc là đã được ý thức nhưng cố ý giấu mình (như trong truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại). Ví dụ, đoạn mở đầu Chí Phèo, Nam Cao viết: “Hắn vừa đi vừa chửi, bao giờ cũng vậy, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời...”. Thực chất câu trần thuật này là: (Tôi thấy) “Hắn vừa đi vừa chửi...”, nhưng nhà văn giấu vai trò mình thấy đi, cho nên gọi là ngôi thứ nhất giấu mình. Thực ra ngôi thứ ba không kể được bởi vì “họ” “chúng nó”, “người ta” là đối tượng được nói đến, không phải là chủ thể trong giao tiếp.

Nhà nghiên cứu Pháp Paul Ricoeur nói hai ngôi đó không có gì khác, đều là cái tôi của người kể chuyện. Tuy nhiên ở đây sự phân biệt ước lệ về ngôi kể vẫn có ý nghĩa nghệ thuật, bởi vì mỗi ngôi kể có một trường nhìn khác nhau được quy ước, đem lại những cái nhìn khác nhau.

Người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng tôi “là một nhân vật” trong truyện, chứng kiến các sự kiện đứng ra kể. Nội dung kể không ra ngoài phạm vi hiểu biết của một người, thường gắn với quan điểm đánh giá riêng của nhân vật ấy. Chẳng hạn, ông giáo kể chuyện lão Hạc trong truyện Lão Hạc của Nam Cao. Kể theo ngôi thứ nhất là hình thức nghệ thuật xuất hiện rất muộn, khi người ta đã ý thức được ý nghĩa của “cái tôi.” Vì thế mãi đến đầu thế kỉ XIX mới xuất hiện ở châu Âu và thịnh hành dần cho đến ngày nay. Ngự trị trong văn học cổ và văn học trung đại là hình thức ngôi thứ ba. Ngôi thứ ba cho phép người kể có thể kể tất cả những gì có ở trên đời, kể cả những bí mật trong tâm hồn kẻ khác, những thế giới xa lạ, chưa có dấu chân con người hoặc những miền mà về nguyên tắc, người kể không thể biết. Đây là ngôi kể tự do nhất. Còn ngôi thứ nhất thì chỉ kể được những gì mà khả năng của một người cụ thể có thể biết được, như vậy mới tạo được cảm giác chân thực. Ngôi thứ hai (xưng “anh”) như trong tiểu thuyết Đổi thay của Michel Butor, Linh Sơn của Cao Hành Kiện cũng mang cái tôi của người kể, song với ngôi thứ hai, nó tạo ra một không gian gián cách: một cái tôi khác, một cái tôi được kể ra, chứ không phải là tự kể như ngôi thứ nhất, mặc dù khi đọc, người đọc nhanh chóng “phiên dịch” cái “anh” ấy ra cái “tôi”.

Người kể là một vai mang nội dung. Trong truyện Lão Hạc, người kể xưng “tôi”, nhưng cái “tôi” ấy là một ông giáo thì có một ý nghĩa đặc biệt về mối quan hệ giữa người trí thức nghèo với người nông dân nghèo, ông giáo kể thì khác người đầy tớ kể như trong tiểu thuyết Bợm nghịch. Nhiều tác giả nam kể chuyện bằng vai nữ, và ngược lại không ít nhà văn nữ kể chuyện bằng vai nam. Điều này có khi thể hiện ý thức về giới tính trong sáng tác, có khi chỉ là tìm một giọng có âm hưởng mạnh mẽ trong lòng người.

Trong thơ trữ tình, tuy không có người kể chuyện nhưng có nhân vật trữ tình, biểu hiện tư tưởng, cảm xúc qua ngôi thứ nhất xưng “tôi”. Trong thơ cũng có nhân vật trữ tình nhập vai. Hiện tượng này không hiếm, ví dụ như trong Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, hai tác giả nam giới là Đặng Trần Côn và Nguyễn Gia Thiều đều nhập vai người phụ nữ - người chinh phụ và người cung nữ.

Trong bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu, chủ thể trữ tình là một anh bộ đội, vai trữ tình này có ý nghĩa khác hẳn với cái tôi của nhà thơ. Vẫn biết rằng ý thức nhà thơ đã nhập vào vai anh bộ đội, nhưng lời anh bộ đội có một giá trị khác mà nhà thơ không thay được.

Trong một văn bản trần thuật không nhất thiết chỉ có một người trần thuật. Các văn bản phức tạp có thể có hai người trần thuật trở lên, tạo thành một kết cấu có tầng bậc hay ghép nối. Chẳng hạn, trong truyện Số phận con người của M. Sholokhov, người kể chuyện lúc đầu là một người xưng tôi, sau chuyển cho nhân vật Socolov tự kể chuyện mình. Trong truyện Rừng xà nu lúc đầu do người kể ngôi thứ ba trần thuật, sau chuyển sang lời kể của cụ Mết về sự tích chiến đấu của Tnú. Đó là cấu trúc truyện trong truyện.

Ngôi và vai có ý nghĩa trong việc tạo thành giọng điệu của văn bản, bởi vì giọng điệu bao giờ cũng là giọng của một ai đó, được thể hiện bằng những phương tiện ngôn từ nhất định. Người kể chỉ có thể kể được những điều họ cảm thấy, nghe thấy, nhìn thấy trong không gian, thời gian, trong trạng thái cảm xúc, trình độ văn hoá, tuổi tác, quan điểm tư tưởng, giá trị. Vì thế, điểm nhìn thể hiện vị trí người kể dựa vào để quan sát, cảm nhận, trần thuật, đánh giá các nhân vật và sự kiện. Ở đây có nhiều loại điểm nhìn. Điểm nhìn bên ngoài: người kể trần thuật, miêu tả sự vật từ phía bên ngoài nhân vật, kể những điều nhân vật không biết. Ngược lại, điểm nhìn bên trong kể xuyên qua cảm nhận của nhân vật. Điểm nhìn không gian: nhìn xa, nhìn cận cảnh. Điểm nhìn di động: từ đối tượng này chuyển sang đối tượng khác. Điểm nhìn thời gian: nhìn từ thời điểm hiện tại như sự việc đang diễn ra, hay nhìn lại quá khứ, qua màn sương của kí ức. Điểm nhìn tâm lí: nhìn theo con mắt người từng trải hay kẻ mới bước vào đời, giới tính nam hay nữ, tuổi tác già hay trễ. Ngoài điểm nhìn của người kể chuyện còn có điểm nhìn của nhân vật được kể.

Theo M. Bakhtin, điểm nhìn còn mang nội dung tư tưởng, ý thức hệ. Lại có điểm nhìn tư tưởng và ý thức hệ, tuyên bố quan điểm đánh giá một chiều mà không cần giải thích. Chẳng hạn, trong Kinh Thánh cựu ước phần Sách của Gióp mở đầu giới thiệu Gióp như sau: “Tại trong xứ út xơ có một người tên là Gióp; người ấy vốn trọn vẹn và ngay thẳng, kính sợ Đức Chúa Trời, và lánh khỏi điều ác.”. Sau khi kể chuyện Satan mê hoặc Thượng Đế và những tổn thất cùng nỗi buồn đau đầu tiên của Gióp, người kể kết thúc đoạn ấy như sau: “Trong mọi sự ấy, Gióp không phạm tội, và chẳng nói phạm thượng cùng Đức Chúa Trời”. Vì sao Gióp không phạm tội, vì sao biết Gióp không xúc phạm chúa Trời, điều đó chỉ Chúa Trời mới biết được mà thôi. Điểm nhìn tưởng có thể là đối thoại, nghĩa là hai điểm nhìn trái ngược nhau cùng tồn tại trong một tác phẩm. Đây là điều chúng tôi đã đề cập khi phân tích Truyện Kiều. Chẳng hạn, đối với nhân vật Từ Hải, có quan điểm gọi Từ là giặc, có quan điểm gọi Từ là đấng anh hùng. Đối với chữ “trinh” cũng có hai quan điểm. Khi thì nói: Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu, khi lại nói: Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường. Hiện tượng điểm nhìn nhiều chiều giải phóng người đọc khỏi cái nhìn một chiều. Điểm nhìn trần thuật gắn bó mật thiết với ngôi kể, nhưng rộng hơn ngôi kể. Bởi vì nhiều khi truyện kể theo ngôi thứ ba, nhưng có khi ngôi thứ ba kết hợp với điểm nhìn của nhân Vật. Ví dụ đoạn Thuý Kiều chia tay Thúc Sinh, điểm nhìn thể hiện trong từ ngữ và cảnh sắc:​

Người lên ngựa kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.​
(Điểm nhìn bên ngoài, ngôi kể thứ ba xen điểm nhìn nhân vật)​
Dặm hồng bụi cuốn chinh an,
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.​
(Điểm nhìn người tiễn là Thuý Kiều)​
Người về chiếc bóng năm canh,
Kẻ di muôn dặm một mình xa xôi.​
(Điểm nhìn ngôi thứ ba xen điểm nhìn nhân vật)​
Vừng trăng ai xẻ làm đôi?
Nửa in gối chiếc nửa soi dăm trường.​
(Điểm nhìn của nhân vật Thuý Kiều)

“Người”, “kẻ” là điểm nhìn bên ngoài. “Trông vời”, “muôn dặm một mình”, “in gối chiếc”, “soi dặm trường” là điểm nhìn bên trong của Thuý Kiều.

Một ví dụ khác về sự đan xen điểm nhìn người kể và nhân vật trong truyện Chí Phèo ở đoạn Chí ăn cháo hành: “Hắn càng ăn, mồ hôi lại càng ra nhiều. Thị Nở nhìn hắn, lắc đầu, thương hại (điểm nhìn thị Nở). Hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muôn làm nũng với thị như với mẹ (điểm nhìn Chí Phèo). Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người?” (điểm nhìn thị Nở). Sự luân phiên điểm nhìn làm người đọc vừa trông thấy theo trường nhìn bên ngoài, vừa nhìn thấu vào tâm can nhân vật; khi thì theo con mắt nhân vật này, khi thì theo mắt nhìn của nhân vật kia, tham gia vào cuộc đối thoại ngầm với văn bản.

Trong văn bản trần thuật nhiều khi cần phân biệt điểm nhìn người trần thuật (gần với tác giả) với điểm nhìn nhân vật. Nhân vật chỉ quan tâm đến cuộc sống của chính nó, còn tác giả quan tâm phân tích nhân vật cho nên có định hướng riêng. Ví dụ trong Chí Phèo, sau khi kể việc Chí Phèo chửi đổng, người kể nêu câu hởi: “Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết.” Hoặc trong cuộc đối thoại nội tâm của hai nhân vật, bỗng vang lên lời phân tích theo quan điểm tác giả: “Đó là cái bản tính của hắn, ngày thường bị lấp đi, hay trận ốm thay đổi hắn về sinh lí cũng thay đổi cả tâm lí nữa?”. Đây là sự khác biệt giữa điểm nhìn được trần thuật và điểm nhìn trần thuật, không thể lẫn lộn. Qua ví dụ trên, ta cũng thấy được điểm nhìn trần thuật thường di động, dịch chuyển từ vị trí này sang vị trí khác, lúc tới gần, lúc lùi xa, luôn thay đổi góc độ quan sát.

Một khía cạnh khác của điểm nhìn là điểm rơi của cái nhìn, thể hiện ở hệ thống các chi tiết, đồ vật, phong cảnh, màu sắc, âm thanh, động tác... Phân tích phương diện này giúp khám phá cả cái nhìn của tác phẩm.
3. Lời trần thuật
3.1. Lược thuật


Lược thuật là phần trình bày, giới thiệu về nhân vật, bối cảnh, tình huống... cung cấp những thông tin bước đầu về nhân vật, chuẩn bị cho các biến cố hoặc thông tin dự báo trong quá trình hoạt động của nhân vật, nhưng không đi sâu vào chi tiết, không dừng lại miêu tả. Ví dụ những đoạn giới thiệu lai lịch nhần vật trong Truyện Kiều, đoạn giới thiệu về Vôtơranh trong tiểu thuyết Lão Gôriô...Ví dụ đoạn lược thuật về Hoạn Thư:​
Vốn dòng họ Hoạn danh gia,
Con quan Lại bộ tên là Hoạn Thư.
Duyên Đằng thuận nẻo gió đưa,
Cùng chàng kết tóc xe tơ những ngày.
Ở ăn thì nết cũng hay,
Nói điều ràng buộc thì tay cũng già.​
(Truyện Kiều — Nguyễn Du)

Ở đây không có biến cố, hành động, sự giới thiệu rất khái quát nhưng có tác dụng dự báo các xung đột gay gắt về sau. Lược thuật tuy quan trọng nhưng chỉ chiếm phần nhỏ trong văn bản. Nếu gia tăng lược thuật thì truyện thơ sẽ thành vè còn truyện ngắn sẽ biến thành bản “1í lịch trích ngang’’, làm giảm sút tính nghệ thuật.

3.2. Dựng cảnh và miêu tả chân dung

Dựng cảnh và miêu tả chân dung là phần tái hiện trực tiếp chân dung, hành động, biến cố, đối thoại của các nhân vật. Miêu tả cảnh tượng có tác dụng tái hiện sự vật, hiện tượng trong không gian, thời gian cụ thể, với những biểu hiện, đặc điểm cụ thể. Thường ở những đoạn miêu tả cảnh tượng thì thời gian ngừng trôi. Dựng cảnh không chỉ là chuẩn bị môi trường cho nhân vật hoạt động mà còn gián tiếp miêu tả tâm lí, cung cấp thông tin về những đổi thay, tạo không khí, dự báo biến cố mới. Cảnh Kiều tiễn Thúc Sinh, Kiều ồ lầu Ngưng Bích trong Truyện Kiều, cảnh chiều hôm và đếm tối nơi phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, cảnh mở đầu trong Tắt đèn đều là như thế. Cảnh ở đây còn là cảnh đối thoại, những lời đối đáp chiếm một lượng thời gian bằng lượng thời gian trong thực tế, cảnh hành động, âu yếm... Vì thế, cảnh cũng là một bộ phận không thể thiếu của truyện.

3.3. Phân tích, bình luận

Yếu tố phân tích, bình luận không hiếm trong văn học. Nghị luận trong thơ người ta đã biết từ xưa. Thơ thiền Lý Trần, thơ Nguyễn Trãi, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đều có nhiều yếu tố nghị luận. Ví dụ, “Thớt có tanh tao ruồi đổ đến, Gang không mật mỡ kiến bò chi”. Hoặc: “Còn bạc còn tiền, còn đệ tử, Hết cơm hết rượu, hết ông tôi”... Nhưng nghị luận trong thơ cũng như trong văn đều phải thấm đượm tình cảm, cảm xúc. Trong trần thuật, nghị luận phân tích góp phần thúc đẩy nhân vật hành động. Ví dụ, đoạn phân tích tâm lí Chí Phèo khi vào nhà Bá Kiến: “Cái sợ cố hữu trong lòng thức dậy, cái sợ xa xôi của ngày xưa, hắn thấy quả là táo bạo. Không táo bạo mà dám gây sự với cha con Bá Kiến, bốn đời làm tổng lí. Và nghĩ thế, hắn thấy hắn cũng oai. Hắn làm cái ông gì ở làng này? Không vây cánh, không họ hàng thân thích, anh em không có, đến bố mẹ cũng không... Ờ, thế mà dám độc lực chọi nhau với lí trưởng, chánh tổng, bá hộ, tiên chỉ làng Vũ Đại, Chánh Hội đồng kì hào, Bắc kì nhân dân đại biểu, khét tiếng đến cả trong hàng huyện. Thử hỏi đã có mặt nào trong cái làng hơn hai nghìn xuất đinh này làm được thế? Kể làm rồi có chết cũng là cam tâm. Vậy mà không: cái cụ Bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn, mời hắn vào nhà xơi nước...”. Cả đoạn phân tích này diễn giải quá trình diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật.

3.4. Giọng điệu

Giọng diệu trong văn bản thể hiện cái giọng điệu riêng mang thái độ, tình cảm và đánh giá của tác giả. Giọng điệu là yếu tố tạo thành tính chỉnh thể của văn bản văn học. Giọng điệu khác khái niệm ngữ điệu trong ngữ học. Ngữ điệu thuộc về câu trong ngôn ngữ nói thành tiếng, gồm các loại như ngữ điệu thức tỉnh, trần thuật, nghi vấn, cảm thán, mệnh lệnh. Giọng điệu văn học thuộc giọng điệu phát ngôn, khác giọng điệu của câu hay của từ trong tình huống giao tiếp trực tiếp. Vấn đề số lượng và phân loại giọng điệu phát ngôn đến nay ngữ học vẫn chưa giải quyết. Tuy nhiên, giọng điệu phát ngôn phong phú hơn giọng điệu ngữ pháp rất nhiều. Có thể kể: giọng chào hỏi, chia tay, hỏi thăm, ra lệnh, mời mọc, cho phép, hoà hoãn, đấu dịu, vỗ về, yêu cầu, đòi hỏi, đe doạ, cầu xin, khen ngợi, nguyền rủa, thoá mạ, lăng nhục, cảm ơn, suồng sã, mỉa mai, châm chọc, tố cáo, khinh khỉnh, khinh bạc... Là một hiện tượng nghệ thuật, giọng điệu văn học là giọng điệu của ngôn từ bên trong, nội tại, không cần đọc thành tiếng vẫn có sự khu biệt rõ ràng. Cũng không nên đồng nhất nó với giọng điệu bẩm sinh của tác giả vốn có ngoài đời.

Trong thơ ca, giọng điệu thơ thuộc về chủ thể trữ tình, gần gũi với tác giả, phản ánh cái tôi thứ hai của tác giả. Trong truyện, giọng điệu phức tạp hơn, chủ yếu gồm hai giọng cơ bản: giọng nhân vật đối với thế giới và giọng của người kể chuyện đối với nhân vật. Tuỳ theo đặc điểm tính cách, số phận nhân vật, người kể và các mối quan hệ đa dạng của chúng mà ta có giọng điệu đa dạng. Người kể có thể là nhân vật (xưng tôi) hay người kể vô hình nhưng cũng thể hiện kín đáo cái tôi thứ hai của tác giả. Cả hai giọng điệu này đều khúc xạ giọng điệu tác giả. Chức năng của giọng điệu là liên kết văn bản thành một thể thống nhất ngữ điệu — nhịp điệu trên cơ sở sự phân tách của ngữ điệu của dòng ngôn từ. Chức năng quan trọng nhất, theo M. Bakhtin là biểu hiện, thể hiện ở âm hưởng ngữ điệu trong hình thức nội tại, là yếu tố của “sự kiện” đời sống. Giọng điệu còn là yếu tố liên kết văn bản với ngữ cảnh ngoài văn bản, với không khí xã hội, thời đại, thể hiện sự đánh giá, ý chí, xức cảm của nhà văn.

Giọng điệu thể hiện ở cách xưng hô, cách dùng từ ngữ nhằm biểu hiện tình cảm thành kính, thân mật hay xa lạ, khinh bỉ, châm biếm, giễu nhại. Một tiếng “chàng”, “nàng’’ trong văn hay một tiếng xưng hô “hắn”, “thị”' trong truyện đã tạo ra cả một trường từ vựng tương ứng và đặt người đọc vào cái không khí đặc trưng do tác giả tạo ra. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, nổi bật lên giọng cảm thương, than oán, đau xót. Nổi bật trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan là giọng trào lộng, hài hước. Nổi bật trong truyện Thạch Lam là giọng đồng cảm, trữ tình...

Giọng điệu thể hiện ở giọng, điểm nhấn (lặp lại), sự cách quãng, nhịp điệu. Giọng điệu còn phối hợp với chi tiết, tình tiết, môtíp, động tác... làm thành cái không khí riêng của từng tác phẩm.

Trong tác phẩm cận hiện đại xuất hiện tác phẩm nhiều giọng điệu. M. Bakhtin nói tới hiện tượng phức điệu, đa thanh trong giọng điệu. Nhà nghiên cứu Nga G.N. Pospelov dựa vào đặc điểm này chủ trương một tác phẩm có thể có nhiều phong cách. Bakhtin thì giải thích hiện tượng đó bằng lí thuyết đối thoại. Ông đã chứng minh cho thấy trong tiểu thuyết của Dostoevski lời trần thuật, ngoài giọng điệu người trần thuật còn mang giọng điệu nhân vật; lời có giọng điệu của nhân vật này lại mang giọng điệu của nhân vật mà nó đối thoại. Lời thơ cũng có thể có hai giọng. Chẳng hạn trong bài Thương vợ của Tú Xương, có thể nhận thấy giọng bà Tú ẩn trong giọng thơ của tác giả qua câu thơ sau “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không”. Lời thơ là của ông Tú mà giọng chửi là của bà Tú. Nhà thơ đã lồng cái tiếng chửi mà lương tâm ông nghe được vào câu thơ trào phúng của mình.

Các yếu tố của cốt truyện, truyện, trần thuật nói trên làm thành cái biểu đạt của văn bản. Từ những yếu tố biểu đạt ấy mà ta hiểu về nhân vật, đề tài, chủ đề của tác phẩm. Xem nhẹ, bỏ sót các yếu tố ấy sẽ có nguy cơ hiểu lệch, hiểu không trọn vẹn, đầy đủ sự phong phú trong tác phẩm văn học.​
(Sưu tầm tổng hợp)
Thêm
2K
3
1
Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã gắn bó với Tây Nguyên hơn nửa cuộc đời. Thậm chí nhiều người còn lầm tưởng ông là người con sinh ra và lớn lên giữa núi rừng đại ngàn. Nhà văn đã dành cho con người và văn hóa nơi đây tình cảm trân quý, kính trọng, một tâm thức hiện sinh luôn cựa quậy trong ông.

14138A41-C0DF-442A-938E-1CBF6D6E8FCD.jpeg
Ảnh: Nhà văn Nguyễn Trung Thành (sưu tầm)

Xem thêm:
Bài soạn Rừng xà nu
Cuộc đời, sự nghiệp và phong cách sáng tác của nhà văn Nguyễn Trung Thành
8 nhận định hay về nhà văn Nguyễn Trung Thành
Nguyễn Trung Thành - sinh ra để dành cho Tây Nguyên
Cảm nhận về truyện ngắn Rừng xà nu

1. Nguyễn Trung Thành - gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên như máu thịt

- Từ tuổi thanh xuân đến lúc đầu bạc, chưa bao giờ Nguyễn Trung Thành ngừng suy nghĩ, tìm hiểu, sống sâu với văn hóa Tây Nguyên. Qua các sáng tác của mình, ông đã giúp cho nét đẹp núi rừng nơi đây hiện lên một cách sinh động, hấp dẫn, phong phú và có hồn. Sở dĩ tác giả có thể xây dựng những anh hùng, những bản làng thành công đến thế, là bởi ông đã có thời gian dài sinh sống với nó, hòa mình với nó. Với tài văn của mình, Nguyễn Trung Thành viết nên các tác phẩm về con người và vùng đất Tây Nguyên với lòng mến yêu trân quý nhất. Trong cuốn bút ký Các bạn tôi trên ấy xuất bản năm 2013, ông đã bộc bạch: “Tôi bước chân lên Tây Nguyên lần đầu cách đây đúng 57 năm”. Những người bạn nơi đây đã trở thành người anh em ruột thịt để chia sẻ đắng cay ngọt bùi trong tháng ngày gian khổ của kháng chiến.

- Không chỉ gắn bó với con người Tây Nguyên, ông còn gắn bó với cả một vùng văn hóa huyền thoại đầy kỳ bí với cái nhìn của một nhà văn hóa thực thụ, “nếu phải hiểu để mà có thể yêu, thì lại phải yêu để mà có thể hiểu.” Với Nguyễn Trung Thành, rừng Tây Nguyên thực sự là giá trị văn hóa luôn ám ảnh ông, quyến rũ mời gọi tìm hiểu và khám phá. Đó là một người mẹ vĩ đại, bao dung, cung cấp cho đứa con đồng bằng của mình sự sống mà sinh sôi, nảy nở.

Một nét văn hóa quan trọng khác ở nơi đây là nhà rông, ông cho rằng nhà rông của mỗi làng đều có diện mạo riêng, dáng điệu, tâm hồn riêng. Đây là linh hồn của làng, người ta gọi một ngôi làng không có nhà rông là “làng đàn bà”. Nhà văn hóa Tây Nguyên Nguyễn Trung Thành còn quan tâm đến một di sản vật thể khác là “tượng gỗ rừng già”. Việc đẽo tượng trong quan niệm của họ là sự giao cảm và tương thông giữa con người với thần linh, một điều hoàn toàn kỳ thú và bí ẩn. Trong tâm thức nhà văn của núi rừng ấy, văn hóa Tây Nguyên là những giá trị huyền thoại cần phải bảo tồn và phát triển, giúp cho chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn, đầy đủ hơn về miền đất huyền ảo này.​

2. Nguyễn Trung Thành - người viết tiếp sử thi Tây Nguyên

Với tư cách người đầu tiên đưa vùng đất Tây Nguyên vào văn chương, Nguyễn Trung Thành đã khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong nền văn học hiện đại. Cũng như nhiều nhà văn khác, trải qua hai cuộc chiến, ông là nhà văn – chiến sĩ đúng với cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Nếu nói Nguyễn Tuân suốt đời săn tìm cái đẹp thì cũng có thể nói, Nguyễn Trung Thành suốt đời săn tìm tính cách anh hùng, sự tích anh hùng. Đối với ông đây không chỉ là câu chuyện văn chương mà còn là lẽ sống, tôn vinh những con người đẹp như ánh mặt trời.

Người anh hùng Núp là sự tổng hòa của tính cách ngoan cường, kiên định trong con người Tây Nguyên, tài năng và sự thông minh của anh đã dần cảm hóa dân làng, tạo nên sức mạnh kháng chiến của toàn thể đồng bào. “Núp con người tốt, biết làm ăn, thanh niên trong làng làm rẫy không ai bằng Núp. Lũ làng có ai đau, Núp trước tiên đi vô rừng hái cái lá tốt về cho uống mau lành; lũ làng có ai chết, Núp trước tiên đi vô núi tìm cái cây to về làm hòm. Con người có cái tay giỏi, đan cái gùi cũng được. Già làng nói biết nghe lời, tốt lắm!” – trích Đất nước đứng lên. Câu chuyện trở thành huyền thoại về cuộc đời của một con người, một cộng đồng hết sức bình dị mà sâu sắc, kiên định mà nhân ái. Qua tác phẩm, Nguyễn Trung Thành đã mang lại làn gió mới, luồng sinh khí mới để tiếp thêm sức mạnh chiến đấu cho cả dân tộc Việt Nam.

Trang sách cuộc đời về người anh hùng Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu cũng là biểu tượng cho số phận người dân Tây Nguyên, điển hình là buôn làng Xô Man. Phẩm chất của anh mang tầm vóc sử thi tráng lệ, một lòng sắt son với lá cờ Cách mạng của Đảng. Vẻ đẹp sử thi của Tnú được biểu hiện rõ nét nhất qua hình tượng đôi bàn tay đều cụt mất một đốt, minh chứng cho những dấu vết đau thương. Lửa ở đầu ngón tay đang cháy và chính trong tâm can anh cũng hừng hực một ý chí chiến đấu quật cường. “Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc…Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy ở trong lồng ngực. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi…” – trích Rừng xà nu. Đó là những con người có khả năng phát sáng mọi lúc, mọi nơi, đẹp trên từng hành động, đặc biệt họ không đơn thương độc mã giống các anh hùng trong sử thi như Đăm Săn, Xing Nhã mà được nâng đỡ bởi tập thể, bởi dân làng Kông Hoa, dân làng Xô Man.

Thế giới anh hùng sử thi qua ngòi bút Nguyễn Trung Thành còn được xen kẽ bởi vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa, gợi cảm nhưng cũng không kém phần dũng cảm. Họ hiện lên với một nét gì đó vừa hoang dã, cổ xưa, vừa lớn lao, huyền thoại. Thào Mỹ, cô gái có sức quyến rũ kỳ lạ đã vào tận sào huyệt của tướng phỉ để đưa thư dụ hàng của quân đội Cách mạng. Sùng Chóa Vàng, một chiến sĩ thiện chiến bậc nhất, có mặt trong những trận đánh khó khăn ác liệt nhất, yêu vợ nhất và cũng là người “ve gái” tài nhất. "Tôi ngồi một mình cạnh Thào Mỹ, cách có vài gang tay, nhưng giữa chúng tôi là 30 năm dâu bể. Vậy mà người đàn bà ấy vẫn đẹp một cách lạ lùng. Tôi chưa thấy người đàn bà nào có thể đi qua 30 năm dằng dặc đau khổ trầm luân tưởng chừng nhẹ tênh đến vậy. Vẫn đôi mắt xanh nâu đắm đuối ấy, có bình tĩnh và chín chắn hơn, đương nhiên, nhưng ngọn lửa khát khao chừng không thể, không hề tắt.” – Trở lại Mèo Vạc. Một nét khá hấp dẫn ở tuyến các nhân vật của Nguyễn Trung Thành là sắc thái “người rừng”. Đặc điểm này khiến cho chất miền núi của nhân vật nổi đậm và phát lộ chỉ qua vài nét, khí chất mạnh mẽ hoang dã khiến con người trở nên dữ dội, phi thường hơn.

Hình tượng anh hùng sử thi trong các trang viết của nhà văn gắn bó với Tây Nguyên hơn nửa đời người còn được thể hiện qua cảnh vật thiên nhiên. Ngoài cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, anh Quyết thì hình tượng cây xà nu cũng được tác giả khắc họa như một dũng sĩ oai hùng. “Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, nhưng vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã. Cứ thế hai, ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng.” – trích Rừng xà nu. Gần hai mươi lần, nhà văn nói đến rừng xà nu, đồi xà nu, cây xà nu, cành xà nu, nhựa xà nu. Mỗi lần cây xà nu lại xuất hiện với một dáng vẻ kỳ lạ, tất cả đều mang ý nghĩa tượng cho phách mãnh liệt của dân làng Xô Man, của núi rừng Tây Nguyên cường bất khuất.

Tây Nguyên còn hiện lên thật đẹp với con suối Thi-om ngày đêm tuôn chảy dạt dào, đỉnh núi Ch-lây cao vời vợi, chân núi Ch-pông sản sinh ra người con Gia-rai đẹp như ánh mặt trời, đỉnh Ngọc Linh cao chót vót treo cái làng Mờng Hon.

Ưu điểm trong văn chương Nguyễn Trung Thành là ông có một phong cách rất riêng, nhà văn Anton Pavlovich Chekhov từng nói: “Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả. Nếu anh không có giọng riêng, anh khó trở thành nhà văn thực thụ.” Ông không đưa ra những nhận xét hay ý nghĩa khôn ngoan như Nguyễn Khải, cũng chẳng có những phát hiện tinh quái đời thường như Tô Hoài ông đưa ra những trải nghiệm khác thường, dữ dội, luôn gây ấn tượng mạnh. Nguyễn Trung Thành là một người lãng mạn, yêu ghét phân minh, không dễ thay đổi và thậm chí cố chấp. Vậy nên ông cuốn hút người ta bởi thứ ngôn ngữ hết sức hồn nhiên, ngây thơ, vô tư thẳng thắn như chính con người của miền núi rừng Tây Nguyên. Ngôn từ văn chương của Nguyễn Trung Thành, nhất là ở truyện ngắn đều rất chú ý đến lối dùng từ phái sinh (hình thành từ mới dựa trên các từ có sẵn) để tạo hương vị riêng cho chỉnh thể nghệ thuật của mình. Có thể cảm nhận được một thứ văn chương có nhung, có tuyết, có vị ngọt cuốn hút và hấp dẫn người đọc. Tài năng văn chương của ông được các nhà văn cùng thời đánh giá rất cao. Những nhà nghiên cứu phê bình như Phong Lê, Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức, Trần Đăng Khoa đều khẳng định ông là nhà văn tiêu biểu của Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975.

Cây bút của núi rừng Tây Nguyên ấy viết văn bằng hồn mình và cái hồn ấy thuộc về Cách mạng. Tác phẩm của ông bám sát những vấn đề lớn về chính trị, có sự kết hợp nhuần nhị giữa hiện thực và lãng mạn, cuộc sống và lý tưởng, số phận con người và lịch sử. Văn phong Nguyễn Trung Thành như có ma lực, giản dị, chắt lọc và trong veo, in đậm chân dung một nhân cách trong đời sống xã hội, một văn cách trong đời sống văn học, chân thành, vô tư, luôn sẵn sàng chấp nhận và ủng hộ những tài năng hoàn toàn khác mình. Sự nghiệp của ông tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi cùng cảm hứng lãng mạn, con người cũng như cảnh vật được chiếu sáng dưới ngọn lửa thiêng liêng thần kỳ, giúp người đọc được sống lại một thời lịch sử vô cùng đau thương và oanh liệt

Có thể thấy rằng các sáng tác của Nguyễn Trung Thành mang âm hưởng sử thi cùng cảm hứng lãng mạn, ở đó chất thơ hòa quyện với núi rừng thiên nhiên hùng vĩ, nổi bật lên vẻ đẹp của những người anh hùng Cách mạng bất khuất, kiên trung với quê hương, Tổ quốc.​
..............................
Sưu tầm và biên tập
Thêm
Nguyễn Trung Thành - sinh ra để dành cho Tây Nguyên
622
2
0
Quá trình tiếp nhận văn học được diễn ra theo một cơ chế nhất định, kinh qua hệ thống tín hiệu thứ hai trong đại não, bạn đọc đã chuyển hoá được những kí hiệu của văn bản tác phẩm thành những ý tưởng, từ đó thể nghiệm được những tình cảm tư tưởng trong tác phẩm, có tác dụng gây xúc động và nâng cao tâm hồn của chính mình. Như thế, quá trình này, về đại thể cũng trải qua ba bước: khởi đầu, diễn biến và kết thúc với những hiệu quả nhất định. Cùng Triều Anh tham khảo chia sẻ sau:
C228BDEA-935F-430F-8FA6-D2F327E46B22.jpeg

Ảnh sưu tầm

1. Tầm đón nhận

Với tư cách là chủ thể tiếp nhận đối với bất cứ loại tác phẩm văn học nào, người đọc không bao giờ là một tờ giấy trắng thụ động, mà vốn có một “tầm đón nhận” được hình thành một cách tổng hợp bởi nhiều yếu tố. Trước hết là do thực tiễn sống và sự giáo dưỡng văn hoá, đã hình thành nên ở người đọc từ thế giới quan đến nhân sinh quan, từ thái độ chính trị đến khuynh hướng tình cảm và hứng thú thẩm mĩ. Nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính... cũng góp phần tác động đến tâm hồn người đọc. Nói chung, nữ giới thích những câu chuyện tình cảm tinh tế, còn nam giới lại thích những câu chuyện phấn đấu thành công trong lập nghiệp. Tuổi trẻ thường thích những câu chuyện kì ảo, thanh niên say mê những câu chuyện yêu đương, về già muốn được xem những chuyện nhân tình thế thái... Và cũng như trong sáng tác, vai trò của cá tính cũng rất to lớn trong việc hình thành tầm đón nhận của người đọc. Đó cũng là những sở thích, hứng thú riêng và đúng như Lưu Hiệp đã nhận xét: “Những người khảng khái thấy âm thanh hùng tráng thì liền vỗ tay. Những người hàm súc thấy những lời chặt chẽ tinh mật thì khoái trá. Những người trí tuệ nông cạn thấy câu văn đẹp thì đã sướng mê. Những người thích cái mới lạ đối với những việc kì quái thì nghe sốt sắng” (Văn tâm điêu long: “Tri âm”).

Tất nhiên, nên phân biệt giữa tầm đón nhận cá nhân với tầm đón nhận tập thể. Tầm đón nhận tập thể tiêu biểu cho một lớp người, một thế hệ, một lực lượng xã hội. Nó phản ánh và tổng hợp những nét chung nhất trong những tầm đón nhận của những cá thể trong từng phạm vi ấy. Nó cũng có thể biểu hiện tập trung ở tầm đón nhận của các nhà phê bình kiệt xuất, thái độ công minh chính trực, kiến thức uyên bác, năng lực thẩm văn sâu sắc mà tinh tế. Trở lại tầm đón nhận cụ thể, có thể thấy biểu hiện ở các mặt sau:

- Tầm đón chờ ý nghĩa: Bất cứ bạn đọc nào với bất kì tác phẩm văn học nào cũng mong muốn nó vừa biểu hiện, vừa củng cố và nâng cao tư tưởng, tình cảm, những hứng thú và sở thích phù hợp với lí tưởng của mình. Cũng có thể đó là sự khẳng định trực tiếp những cái chính diện, cũng có thể là gián tiếp qua sự phủ định những cái ngược lại. Đây là tầm đón bao trùm nhất, có tác dụng chi phối một cách vô tình hay hữu ý đối với các tầm đón cụ thể khác.

- Tầm đón chờ ý tưởng: Khi tiếp xúc với một hình ảnh trong văn bản tác phẩm, người đọc bao giờ cũng liên tưởng từ những kinh nghiệm và thể nghiệm vốn có của mình, để định hướng sự lí giải nội dung bên trong của nó. Đọc những hình ảnh trong thơ cổ như “thanh tùng”, “hàn mai”, “bạch liên”... người đọc có thể liên tưởng đến những nhân cách thanh tao, cương nghị... Một nét hình ảnh của Maxlôva đã được L. Tônxtôi miêu tả như sau: “Nàng chít khăn trên đầu, và rõ ràng là có ý để lộ một vài mớ tóc mỏng xoà trên trán... Đôi mắt đen, hơi mọng lên, nhưng vẫn lấp lánh sáng” (Sống lại). Lướt qua mấy dòng này, với sự từng trải, rất có thể một số người đọc sẽ liên tưởng đến một phụ nữ với cuộc đời bi đát nhưng không chịu khuất phục trước số phận...

- Tầm đón nhận văn loại: Dựa vào kinh nghiệm thưởng thức thể loại vốn có, đứng trước một cuốn tiểu thuyết, bạn đọc rất có thể liên tưởng đến một cốt truyện với nhiều tình tiết phong phú và hấp dấn, và một hệ thống nhân vật với những tính cách phức tạp mà sống động. Và khi mới tiếp xúc với một bài thơ trữ tình, người đọc liền chuẩn bị được thưởng thức những sắc thái trữ tình nồng thắm, cách sử dụng giàu hình ảnh và nhạc điệu...
Thật ra, câu chuyện về tầm đón, dựa trên kinh nghiệm và thể nghiệm vốn có này, còn biểu hiện ở nhiều lĩnh vực cụ thể và tế vi khác như về một phong cách, một bút danh, một tiêu đề, một lời đề từ, thậm chí cả việc trang hoàng ngoài bìa... Tất cả những thứ vô tình hay hữu dạng này, có khi rất bâng quơ, nhưng ít nhiều cũng góp phần làm nên cuộc “đối thoại” giữa những suy tưởng ban đầu của bạn đọc với nội dung được triển khai theo hình tuyến của văn bản tác phẩm.

2. Động cơ tiếp nhận

Không tách rời mà còn giao thoa với tầm đón nhận là động cơ tiếp nhận. Cuộc sống phong phú, văn học lại đa dạng, động cơ tiếp nhận của bạn đọc vốn đã không giống nhau, nhất là khi đứng trước tác phẩm cụ thể, lại càng khác biệt. Tuy vậy, có thể khái quát vào các mặt sau, mặc dù vẫn biết rằng không có chuyện thuần tuý ở đây.

Muốn được hưởng thụ và bồi đắp những tình cảm thẩm mĩ: Đây là động cơ toàn diện và phổ biến nhất. Đến với tác phẩm văn học, con người muốn được qua cách nhìn cao đẹp trong tâm hồn, của nhà văn, giúp mở rộng và nâng cao tâm hồn của mình, hướng về những cái cao đẹp hoàn thiện, biết rung động trước chân lí của thời đại, vận mệnh của đất nước, số phận của con người. Trong niềm xúc động và hưởng thụ đó, có sự thưởng ngoạn đối với cái đẹp của văn bản tác phẩm. Đó là sự chọn lựa và cấu trúc khéo léo những hình ảnh sinh động, những ngôn từ giàu sắc thái tình cảm và nhạc điệu...

Muốn được mở mang trí tuệ: Không ít người, nhất là trong những trường hợp nhất định, muốn qua tác phẩm văn học để hiểu biết thêm quy luật của lịch sử, bản chất của xã hội, các trạng thái đời sống của nhân loại cùng tri thức trong nhiều lĩnh vực khác. Mác, Ăngghen, Lênin... không phải chỉ, nhưng thường chú ý những nội dung văn học liên quan đến đời sống chính trị, nhất là với công cuộc đấu tranh cách mạng. Cũng có nhiều bạn đọc, vi nghề nghiệp chuyên môn của mình, nhất là các nhà khoa học, muốn qua tác phẩm văn học để tìm hiểu thêm về điển chương chế độ, phong tục tập quán, đặc sắc văn hoá của các quốc gia dân tộc trong những thời kì khác nhau...

Muốn được bồi dưỡng thêm về tư tưởng, đạo đức, lí tưởng: Trong cuộc sống, nhất là thời trai trẻ, con người luôn luôn băn khoăn muốn xây dựng một lẽ sống, một thái độ nhân sinh để mà kiên định suốt cuộc đời, hoặc là trong những va động lớn lao và phức tạp của xã hội, con người giằng xé trong nội tâm, như muốn tìm ra một lối thoát... Những lúc như vậy, con người thường muốn đến với tác phẩm văn học, nhất là những kiệt tác để tìm một lời giải đáp từ triết lí nhân sinh đến đạo đức đời thường...

Muốn học hỏi kinh nghiệm: Điều này thường thấy ở chính các nhà văn, nhất là những nhà văn trẻ, khi mới bước vào nghề, họ thường có ý thức học hỏi các bậc đàn anh, nhất là những nhà văn với những kiệt tác đã trở thành thần tượng một thời. Nhưng ngay những nhà văn đã có quá trình và thành tựu, thì bao giờ cũng thường nghĩ rằng, tác phẩm hay nhất của đời mình vẫn chưa được viết ra. Trong sự theo đuổi trọn đời đó, mặc dù ít nhiều không tránh khỏi cái thói “Văn mình vợ người”, nhưng trong thực tế, không những họ chú ý học tập các kiệt tác, mà còn quan tâm đến từng mặt thành công của các bạn đồng nghiệp, thậm chí còn không quên rút kinh nghiệm cả những mặt thất bại nữa. Không xa lạ với mục đích của những bạn đọc thông thường, nhưng các nhà văn thường có những mục đích nghề nghiệp riêng như vậy.

Đọc để phân tích, nhận xét, đánh giá: Đây là mục đích đọc của các nhà nghiên cứu phê bình. Mặc dù không có gì cản trở những động cơ của người đọc bình thường ở họ, nhưng do nhiệm vụ chuyên nghiệp, họ đến với tác phẩm, trên cơ sở cảm thụ, thưởng thức, sẽ mổ xẻ phân tích cấu trúc về hai mặt nội dung và hình thức của nó, sẽ liên hệ với hiện thực và ý thức của thời đại cùng những truyền thống của dân tộc và nhân loại, rồi nhận xét, đúc rút ra giá trị xã hội và thẩm mĩ, nhân sinh và văn hoá cùng vị trí của nó trong dòng chảy của văn học đương thời, cũng như trong cả lịch sử văn học dân tộc.

Thật ra các loại động cơ đọc nói trên không phải hoàn toàn biệt lập nhau, mà chỉ là những trọng điểm chú ý khác nhau mà thôi. Dù sao, với những trọng điểm khác nhau như vậy, người đọc sẽ tìm đến với những loại tác phẩm không hoàn toàn giống nhau, hoặc ngay đối với cùng một tác phẩm cũng sẽ tiếp cận với những phương diện có phần khác nhau. Tuy nhiên, những tác phẩm ưu tú, nhất là những kiệt tác, đều có thể thoả mãn tất cả những loại động cơ khai thác đó.

3. Tâm thế tiếp nhận

Ngoài tầm đón, động cơ ra, khi bắt đầu tiếp xúc với tác phẩm, còn có vẫn đề tâm thế nữa. Sống trên đời hàng ngày hàng giờ, con người thường trải qua những tâm trạng khái nhau, lúc vui, lúc buồn, khi hào hứng, khi lo âu, sảng khoái có, dằn vặt có... và chỉ nói riêng trong trường hợp đọc tác phẩm văn học mà thôi, thì tâm trạng ấy cũng muôn màu muôn vẻ, không phải chỉ lúc phấn khởi mới tiếp xúc với văn học. Có khi ngược lại, thấy quá chán chường cuộc đời, người ta lại tìm về với văn học. Tâm thế đọc, do đó rất phức tạp, tuy vậy có thể khái quát vào ba trạng thái chính yếu nhất: hân hoan, ức chế và tĩnh tâm. Hân hoan là trạng thái tinh thần phấn chấn, còn ức chế là chỉ tâm trạng buồn bực, ưu tư. Hiển nhiên là hai loại tâm thế này còn kéo dài trong suốt quá trình đọc hay không là chuyện khác. Siêu thoát cả hai tâm thế nói trên, tĩnh tâm là tâm thế thư thái, tự nhiên trong lòng, phù hợp một cách tối ưu với hành động đọc.

Tâm thế, tâm trạng con người, do một tập hợp nguyên nhân từ xã hội, thiên nhiên và cả nhân thân, chớ có quy kết vội nó chỉ là biểu hiện của tư tưởng và đạo đức. Đúng là xã hội có công bằng, sự nghiệp có thành đạt, quan hệ có tốt đẹp, gia đình có hoà thuận hay không, đều quyết định rất lớn đến tâm trạng sống của con người. Nhưng thiên nhiên khắc nghiệt hay mưa gió thuận hoà, ngày xuân ấm áp hay những tháng đông giá buốt, trăng trong gió mát hay sấm chớp bão bùng... đều ảnh hưởng đến tâm thế con người. Và chính con người, già yếu hay trẻ khoẻ, ốm đau mệt mỏi hay khoẻ mạnh tráng cường... dù đã kinh qua sự điều chỉnh của ý chí, vẫn không thể không tác động đến tâm trạng. Nhưng dù là nguyên nhân nào, thì tâm thế, tâm trạng vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến việc đọc tác phẩm.

Đang trong tâm thế hân hoan, đọc một tác phẩm vừa thôi, cũng có thể xúc động phấn chấn. Ngược lại, với tâm thế ức chế, thì dù tác phẩm có hấp dấn bao nhiêu, cũng dễ lạnh nhạt, hững hờ, mà nếu đọc hết, cũng khó mà lĩnh hội hết cái hay, cái đẹp của nó. Tất nhiên, không phải là không có những trường hợp ngược lại, nhất là đối với những tác phẩm bộc lộ một tâm trạng đồng dạng. Người đang tương tư, âu sầu mà đọc Nỗi buồn của chàng Véctơ của Gớt thì sẽ thấm thía lạ thường, có khi còn vơi sâu đi rất nhiều. Ngược lại, một chàng trai đang tràn trề hạnh phúc trong yêu đương, hiển nhiên vẫn có thể muốn đọc tác phẩm này nhưng làm sao mà thông cảm hết cái đau khổ, cõi lòng tan nát của nhân vật. Chính vì những lẽ trên, mà tâm thế tĩnh tâm là điểm xuất phát tối ưu trong việc đọc tác phẩm, để thưởng thức nó gần đúng nhất với cái nó vốn có. Có điều không thể nào có trạng thái tĩnh tâm tuyệt đối được. Tâm thế thay đổi trong quá trình đọc là một điều hiển nhiên không những đối với trạng thái tĩnh tâm, mà cả với trạng thái hân hoan và ức chế, trừ phi đọc phải tác phẩm vô vị, nhạt nhẽo.

Liên quan chặt chẽ với nhau, những điều trình bày trên về tâm thế, động cơ và tầm đón, hẳn là hết sức dung dị, ai cũng thấy được. Nhưng vẫn đề là ở chỗ phải nhấn mạnh chúng để thấy rằng, người đọc không bao giờ là tờ giấy trắng, mà có đầy đủ những tiền đề, để làm nên tính năng động chủ quan của mình. Hiệu quả đọc, do đó, là muôn màu muôn vẻ, càng không thể trùng khớp với ý đồ của tác giả.​
.................................
Tài liệu ôn thi HSG 11
Thêm
Tìm hiểu về khởi điểm của tiếp nhận văn học
579
3
0
Sang thời kì trung đại, văn thơ trào phúng bắt đầu được ghi nhận từ thế kỷ thứ XIII. Nguồn gốc của sự xuất hiện ngày càng nhiều những tác phẩm trào phúng chính là hoàn cảnh xã hội đương thời.

Từ thế kỷ XIII trở về sau, dù các triều đại phong kiến có thời điểm phát triển cực thịnh thế nhưng xã hội còn nhiều nhiễu nhương, bọn quan lại lộng quyền ra sức vơ vét bóc lột nhân dân. Những đấng minh quân thương dân như con đỏ thưa thớt dần. Thay vào đó là những vị vua chúa bất tài, nhu nhược, không quan tâm đến đời sống dân nghèo. Trước thực tế xã hội còn nhiều nhiễu nhương, đời sống văn học xuất hiện nhiều nhà nho chân chính, đứng về phía nhân dân mà nói lên tiếng nói phản kháng như Nguyễn Biểu, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,...Trong sáng tác của mình, các nhà nho đã kín đáo châm biếm những biểu hiện tiêu cực xuất phát từ các đối tượng ông quan, ông vua.

Một trong những tác phẩm thơ trào phúng được ghi nhận sớm nhất có thể kể đến là bài Con mèo (Môn cầm thú) của nhà thơ Nguyễn Trãi, trích trong Quốc âm thi tập: Lọ vằn sinh bởi mãi phương Tây/ Phụng sự Như Lai trộm phép thầy/ Hơn chó được ngồi khi mặt bếp/ Tiếc hùm chẳng bảo chước leo cây/ Đi nào kẻ cấm buồng the kín/ Ăn đợi ai làm bàn soạn đầy/ Khó lẫn sang chăng nỡ phụ/ Nhân chưng giận chuột phải nuôi mày. Nguyễn Trãi đã miêu tả chân thật sinh động về loài mèo. Con mèo này thường có thói quen leo lên bàn thờ phật Như Lai. Chúng có biệt tài leo cây và thường luồn lách mọi ngóc ngách. Mượn hình ảnh con mèo, nhà thơ đã ám dụ đến hình ảnh của những tên quan vô liêm sỉ, cậy thế cậy quyền mà ăn trên ngồi trước, ức hiếp người vô tội.

Cũng mượn hình ảnh loài gặm nhấm để vạch mặt lũ ông quan, trong bài Tăng thử, Nguyễn Bỉnh Khiêm viết: Loài chuột cống kia sao bất nhân đến thế/ Cứ ngấm ngầm ăn vụng ăn trộm/ Ngoài đồng chỉ còn túm rơm khô/ Trong kho cũng chả còn hạt thóc sót/ (...) Tất nhiên rồi thiên hạ sẽ giết mi/ Đem thây phơi xác trong triều ngoài chợ/ Cho loài quạ loài diều mổ rỉa thịt mi. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mượn hình ảnh của loài chuột phá hoại để lên tiếng đả kích bọn tham quan ô lại chuyên sống bằng sự nhũng nhiễu áp bức, vơ vét tài vật của nhân dân lao động. Có thể nói, giống như tiếng cười trong văn học dân gian, thơ trào phúng của văn học viết thường tập trung trào phúng các đối tượng là những ông vua sống xa hoa trụy lạc, những ông quan biến chất, ti tiện.

Bên cạnh đó, thơ trung đại từ nửa đầu thế kỷ XIX trở về trước còn lên án châm biếm, đả kích bọn con buôn, bọn thầy phong thủy và thầy địa lí biến chất, những kẻ có bản chất xấu xa trong xã hội. Một trong những tác phẩm có nội dung trào phúng vừa nêu là bài Kiếp tu hành của Hồ Xuân Hương: Cái kiếp tu hành nặng đá đeo/ Vị gì một chút tẻo tèo teo?/ Thuyền từ cũng muốn về Tây trúc/ Trái gió cho nên phải lộn lèo! Nữ sĩ đã nhìn từ góc nhìn của người bình dân để lên án, tố cáo những kẻ gian manh xảo trá đội lốt tu hành. Chúng vào cửa thiền môn chỉ để kiếm chút danh vị hão huyền “tẻo tèo teo”. Chưa thể thoát khỏi những ham muốn trần tục, vì thế những vị “sư hổ mang” cũng muốn về nơi Phật ngự. Thế nhưng vì “trái gió” nên sư ta “phải lộn lèo” trở về nơi trần tục. Vì thế, có thể khẳng định rằng, dù là nữ lưu nhưng Xuân Hương đã dũng cảm lên tiếng phản ánh gay gắt những trái tai gai mắt trong xã hội. Bà đã không ngần ngại lên án, đả kích hạng người cơ hội. Chúng lợi dụng chốn thiền môn để tư lợi cho riêng mình. Đối với bọn người này, Hồ Xuân Hương đã “đá xéo” bằng các cụm từ “đá đeo”, “trái gió”, “lộn lèo” để hạ bệ chúng không thương tiếc.

Ngoài đối tượng trào phúng là bọn người xấu xa gian ác trong xã hội, thơ trào phúng từ nửa đầu thế kỷ XIX trở về trước của văn học trung đại còn ghi nhận thêm một đối tượng đặc biệt. Đó là thế lực đồng tiền. Nguyễn Công Trứ với chất trào lộng dí dỏm tự nhiên đã tố cáo sức mạnh ma quái của đồng tiền: Đương đồ ai chẳng chuộng gia huynh/ Thù thế phải lấy làm đệ nhất/ Tiếng xủng xẻng đầy trong trời đất/ Thần cũng thông huống nữa là ai/ Long Đồ nghĩ cũng nực cười (Vịnh đồng tiền). Bài hát nói đã tả rất chân thực sức mạnh hô mưa gọi gió, xui ma gọi quỷ của đồng tiền. Chính đồng tiền đã gián tiếp tạo ra nhiều bọn quan tham quan nhũng. Cũng chính đồng tiền đã làm biết bao nhiêu gia đình phải nhà tan cửa nát. Chẳng những thế, Nguyễn Công Trứ đã vạch trần mặt trái của xã hội kim tiền. Các vị “đương đồ” cao thấp trong triều cho đến hương chức làng xã đều chuộng đồng tiền và xem tiền chính là “gia huynh”. Sự biến chất của quan lại cũng từ đồng tiền mà ra. Đến thần thánh “cũng thông” khi có tiền. Cả Bao Thanh Thiên đời Tống cũng có lần dùng tiền để giải quyết công việc cho xuôi. Vì vậy, dù Nguyễn Công Trứ đang tố cáo sức mạnh của đồng tiền thế nhưng người đọc vẫn nhận ra ẩn ý của tác giả khi hướng đối tượng mà đồng tiền sai khiến là tầng lớp quan lại. Nói cách khác, bài hát nói đã đả kích mạnh mẽ vào bản chất tham tiền của bọn quan lại trong thời đại mà ông đang sống.

Có thể khẳng định rằng, từ thực tế xã hội còn nhiều những trái ngang, người dân vô tội luôn là lớp người bị bọn tham quan, bọn có chức có quyền chèn ép sâu mọt, văn học trung đại Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều những tác phẩm thơ trào phúng. Lúc đầu, sắc thái châm biếm còn khá mờ nhạt dần về sau càng thể hiện rõ. Đến giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XIX, thơ trào phúng phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng trở thành một dòng riêng, có vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ tiến trình văn học sử.

...................

Triều Anh
Thêm
Sự hình thành và phát triển của thơ trào phúng Việt Nam thời trung đại
635
2
0
Admin đang tò mò không biết nước mình hiện có bao nhiêu khoa văn tại tất cả các trường CĐ, ĐH. Không phân biệt là sư phạm hay khoa học văn học,...

Bạn đang học khoa văn nào, ở trường CĐ, ĐH nào? Hãy chia sẻ về khoa mình nhé.

Và hãy thử kể về các khoa văn nhiều nhất mà bạn biết ha.

tình ca tháng năm.jpg

Nữ sinh. Ảnh st
Thêm
Nước mình, có bao nhiêu trường ĐH, CĐ có khoa văn?
1K
2
0

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
Top