Bắt nạt - Nguyễn Thế Hoàng Linh

Bắt nạt - Nguyễn Thế Hoàng Linh

Văn bản “Bắt nạt” – Nguyễn Thế Hoàng Linh: Bắt nạt không có cái giọng phê phán nghiệt ngã. Ngược lại, bài thơ lắng đọng ở một sự cảm thương kín đáo. Không chỉ nạn nhân của hành vi bắt nạt đáng thương, người bắt nạt cũng cần được giúp đỡ để họ nhận ra cái xấu cái ác và biết cách thoát khỏi sai lầm. Sự giúp đỡ trong bài thơ đến từ thái độ khước từ nhẹ nhàng nhưng không kém phần kiên định của nhân vật “tớ”. Dù thế nào, “tớ” cũng không biến mình thành kẻ bắt nạt. “Vì bắt nạt rất hôi”. Nhờ thế, bài thơ không biến thành bài học đạo đức nặng nề. Nó hài hước, vui vẻ dù viết về một chuyện không vui.

Chúng ta cùng nhau tìm hiểu đôi nét về tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh và Tác phẩm “Bắt nạt”


5763



I. Tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh

- Nguyễn Thế Hoàng Linh sinh năm 1982 tại Hà Nội.

- Anh sáng tác thơ từ năm 12 tuổi, với khoảng hàng ngàn bài thơ.

- Thơ của anh viết cho trẻ em rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh, trong trẻo và tươi vui.

II.. Tác phẩm “Bắt nạt”

1. Xuất xứ bài thơ Bắt nạt:


In trong tập Ra vườn nhặt nắng (NXB Thế giới, Hà Nội, 2017)

2. Thể thơ

Bài thơ Bắt nạt được viết theo thể thơ năm chữ.

3. Bố cục bài thơ Bắt nạt:

Phần 1. Khổ 1: Thái độ về hành vi bắt nạt

Phần 2. Khổ 2, 3 và 4: Gợi ý việc làm tốt thay vì bắt nạt.

Phần 3. Khổ 5, 6: Những đối tượng không nên bắt nạt

Phần 4: Khổ 7, 8: Hành động bảo vệ người bị bắt nạt.

III. Đọc hiểu văn bản Bắt nạt

1. Văn bản “Bắt nạt”

BẮT NẠT


“Bắt nạt là xấu lắm
Đừng bắt nạt, bạn ơi
Bất cứ ai trên đời
Đều không cần bắt nạt

Tại sao không học hát
Nhảy híp-hóp cho hay
Thời gian trong một ngày
Đâu để dành bắt nạt

Sao không ăn mù tạt
Đối diện thử thách đi?
Thử kẻ yếu làm gì
Sao không trêu mù tạt?

Những bạn nào nhút nhát
Thì là giống thỏ non
Trông đáng yêu đấy chứ
Sao không yêu, lại còn…?

Đừng bắt nạt người lớn
Đừng bắt nạt trẻ con
Đừng bắt nạt nước khác
Trên khắp trái đất tròn

Đừng bắt nạt mèo, chó
Đừng bắt nạt trái cây
Đừng bắt nạt ai cả
Vì bắt nạt dễ lây

Bạn nào bắt nạt bạn
Cứ đưa bài thơ này
Bảo nếu cần bắt nạt
Thì đến gặp tớ ngay

Cứ đến bắt nạt tớ
Bị bắt nạt quen rồi
Vẫn không thích bắt nạt
Vì bắt nạt rất hôi!”

(Nguyễn Thế Hoàng Linh, Ra vườn nhặt nắng, NXB Thế Giới, Hà Nội, 2017, tr24-25)

2. Dàn ý phân tích tác phẩm

a. Thái độ về hành vi bắt nạt


- Thẳng thắn phê bình hành vi: Bắt nạt là xấu lắm.

- Đưa ra ý kiến, lời khuyên: Đừng bắt nạt, bạn ơi

- Nguyên nhân: Bất cứ ai trên đời/Đều không cần bắt nạt

b. Gợi ý việc làm tốt thay vì bắt nạt

- Những việc có thể làm thay vì bắt nạt người khác: học hát, nhảy híp-hóp, ăn mù tạt, đối diện với thử thách…

- Sẵn sàng bênh vực những người yếu đuối nhút nhát: giống thỏ con, đáng yêu và cần nhận được sự yêu thương.

c. Những đối tượng không nên bắt nạt

- Con người: người lớn, trẻ con, ai, đất nước

- Sự vật: mèo chó, cái cây

- Lí do: Vì bắt nạt dễ lây.

=> Chúng ta không nên bắt nạt bất kỳ ai, vì đó là hành vi xấu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.

d. Hành động bảo vệ người bị bắt nạt

- Cách bảo vệ: “

“Bạn nào bắt nạt bạn/Cứ đưa bài thơ này”: muốn đánh vào nhận thức qua việc đọc bài thơ.

“Bảo nếu cần bắt nạt/Cứ đến bắt nạt tớ”: sẵn sàng bảo vệ những người bị bắt nạt

- Khẳng định ý kiến của bản thân “Vẫn không thích bắt nạt/Vì bắt nạt rất hôi”: cho thấy hành động bắt nạt vô cùng xấu xa.

=> Bài học Bài thơ “Bắt nạt” muốn gửi gắm đến thông điệp: Cần đối xử tốt với bạn bè, có thái độ hoà đồng và đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ, bênh vực những bạn yếu hơn mình. Qua đó, chúng ta cần có thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt, xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc.
 
Từ khóa
bắt nạt - nguyễn thế hoàng linh bố cục bài thơ bắt nạt tác giả nguyễn thế hoàng linh tác phẩm bắt nạt xuất xứ bài thơ bắt nạt đọc hiểu văn bản bắt nạt
  • Like
Reactions: Trần Ngọc 2021
2K
1
1

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top