Dự thi Bí mật của bác bảo vệ

Dự thi Bí mật của bác bảo vệ

Tùng... tùng.... tùng... tiếng trống trường kéo dài. Lũ học sinh không đợi tiếng trống dứt đã vỡ òa ra từng những khung cửa. Mặt ai cũng hào hởi với những niềm vui, hy vọng ngập tràn. Không phải vì chấm dứt năm học mà là tiếng trống cuối năm. lũ học trò háo hức đón cái tết bao nhiêu thì vẻ mặt bác Lâm lại trầm tư bấy nhiêu. Chẳng ai dám hỏi bác ấy bao nhiêu mùa xuân rồi, nhưng những nếp nhăn trên mặt cũng đã xếp dày đếm không xuể. Lúc cười hay lúc tức giận đều chẳng phân biệt nỗi.

Vẫn như mọi hôm, đợi đám học sinh tan hết bác mới đến từng phòng soát xem có còn ai không rồi mới khóa cửa. Tiếng chùm chìa khóa va vào nhau leng keng nhưng thế mà vẫn thui thủi bước trên hành lang đến từng phòng. Sau khi đã đóng cửa các phòng xong bác ấy lại xuống ngồi dưới gốc cây phượng già. Nhìn chùm chìa khóa sắp mòn đi vừa đã ghỉ chỉ còn mỗi màu nâu. Ánh mắt nheo lại chẳng hiểu vì sao khi nhìn người ta lại thấy đau xót.

Cô lao công cũng làm việc ở đây lâu năm rồi, cũng là đồng nghiệp có lẽ vì vậy mà họ thân thiết. Cô Năm tay cầm chổi tay cầm vài vỏ lon nước do lũ học sinh vứt đi ngang qua liền nói: "Năm nay con anh có về ăn tết không?"

Bác Lâm nhìn bà Năm cười cười: "Bọn nó lười về lắm, nghe nói vé máy bay đắt quá, tụi nó cũng chưa lại cái dịch nên không đủ kinh tế để về".
Cô năm nói: "Con tôi chạy xe, chuyến cuối cũng hai tám đó. con ông có về không? Tôi nói giúp cho"
Bác Lâm lắc đầu: "nó say xe, đi về là khỏi ăn cái Tết luôn đó chị nạ. Thôi cũng vài ngày rồi qua thôi, hai vợ chồng cũng cơm ba bữa thế là đủ rồi. có điều lại có thêm lũ hạt dưa cắn cho vui miệng thôi. Sắp nó về lại tốn kém lắm"
Cô Năm cũng gật đầu: " ừ... ừ... cái tết bày vẽ ra tốn kém thôi. Chứ tụi nó muốn về thì về khi nào mà chả được. Thôi, anh để cổng đó tí tôi về khóa hộ cho. Anh Lâm về ăn tết vui vẻ luôn nghen" nói rồi Cô Năm lại đi ra phía sau dọn quét. Bác Lâm nhìn theo đáp: "Ừm, cảm ơn chị Năm. Chị ấy cũng ăn tết vui vẻ luông hen"

Tiếng dép lọt cọt rồi xa dần, Bác Lâm lại ngã người dài lưng xuống chiếc ghế đá, nhìn táng phượng xanh rờn đang mơn mởn những chùm non bé tí đợi hạ sang rồi nở rộ. Phượng mùa xuân cũng rất đẹp, nhưng chẳng ai để ý đến nó cả. Chỉ mình nó đứng đó rung rinh đón gió với những hạt mưa phùn réo rắt. Có phải sự nô nức, nhộn nhịp của các loài hoa xuân đã khỏa lấp vẻ xanh rờn của nó? Nhưng đến mùa hạ nó lại rực rỡ đến nỗi ánh mặt trời cũng nhún nhường. Có lẽ ai cũng có cái là thời, là mùa.

Bác Lâm chợt nở nụ cười vì chiếc lá còn xanh đã rơi xuống hôn lên chiếc má chai sạm, thô kệch kia. Bác lại ngồi dậy vẹo mình nhìn thân cây vạm vỡ. cũng có lúc bác ấy như thân cây vạm vỡ. Nhưng thời gian bào mòn, thân cáy đó cũng khô gầy như bây giờ. Bác bổng nẩy một suy nghĩ mờ ám rồi nhìn xung quanh, bác ấy trèo qua tấm lưng ghế nhặt mảnh gạch vỡ dưới chân lên khắc lên thân cây đà già rồi lại nhìn nó cười một mình như đứa trẻ.

Có lẽ đã đủ giờ nắn lại lâu, chiếc bụng đói gọi bác về nhà ăn cơm. Vẫn chiếc cup 50 ấy, đạp hai hơi mới tạch tạch lên tiến, ì ạch rồi mới phun khói chạy đi. Tuy nó già nhưng mà bền, nghe đâu bác đi nó từ tuổi 30 đến giờ.

Ông Lầm về nhà, người vợ già cũng vừa xong cơm nước. vẫn như thói quen, bà từ trong bếp vọng ra: " Ba nó về rồi đó à, rửa rấy đi rồi tôi dọn xong vô ăn cơm"

Ông Lâm nghe nhưng không đáp, rửa tay chân ở vòi nước góc sân rồi rẩy rẩy đi vào. Chiếc dép vẫn lắm nước phát tiếng sặc sụa nghe rõ một, vả hắt nước về phía trước. Mỗi bước chân đi qua đều in dấu chẳng có hoa văn, rõ là đế nó đã mòn lín.

Ông vào nhà đạp chân lên tấm vải cũ đã bỏ để lau chân, nhìn nó ông lại cười nói:" Chà, cái áo này mặt còn ngon nghẻ mà. Đem đi chùi chân rồi à?"

Bà Linh ngồi xuống xơi cơm vừa nói: "Tôi định đem nó đi đốt đó, chà nó cũng hơn tháng rồi bữa nay lại để ý à?"

Ông cười bảo: "Bữa nay bắt đầu nghĩ tết rồi. mai bà muốn lên trường chơi không?"
Bà nhìn ông lại bảo: "Dọn nhà cho xong cái đã rồi lên đó dọn. Ông ở đó từ nhỏ đến lớn có tính chết chôn luôn trên đó không?"
Ông lại cười: "Có. Bà nó chôn ở đâu tui chôn ở đó. "
Bà Linh lắc đầu bất lực.

Nhà chỉ còn hai vợ chồng gia, con cái đi làm xa hai, ba năm mới về một lần, Bà Linh, vợ ông bán bún ở chợ, sáng bán chiều về lại làm, ngày đêm không chợ thì ở bếp. Ông Lâm làm bảo vệ ở trường cũng gần hai chục năm rồi, cái tính lúc nào cũng cười cười khiến mấy đứa trò nghịch thường chọc ghẹo rồi bỏ chạy. Ông dậm chân thật mạnh như dọa đám trẻ rồi lại nhìn chúng chạy xa mà cười một mình. Ông nhìn chúng lại nhớ đến mình lúc nhỏ, lúc ông ở tuổi chúng cũng học ở trường này. Danh tiếng lúc đó ông cũng lừng lẫy lắm, chào cờ hôm nào vắng tên ông thì chỉ có trời bão thôi. Nhưng giờ trường kiên cố hơn thời trước nhiều, đi cũng không lấm bùn đất đỏ. Thời ông đi thì học không cần phấn, chấm tay lên đống bùn đỏ rồi viết lên bảng. Lớp học có mình ông lớn tuổi nhất, mấy đứa nhỏ đứa thì sợ, đứa ùa theo nhưng nhát gàn lắm, thấy cô giáo cầm thước là khai hết. Ông cũng là kẻ lười về nhà, cứ mỗi giờ tan học, đợi trường không còn bóng người thì lại đến bên cây phượng mà giày vò nó. Có lẽ cây phượng ghét ông lắm, nhưng ông lại nhìn nó lớn lên từng ngày.

Ông lên cấp ba vẫn không tha cho nó. Vì không còn là học sinh của trường nữa nên cứ chiều chiều không khéo thì cây phượng lại bị ông cạo trọc lá. Ông cũng từng mong chờ cái tết lắm, cả những mùa hè dài. Nhưng từ khi đến trường với tư cách là bảo vệ thì ông khác hẳn. Năm đầu ông còn xíu mấy đứa học trò phá, xong lại mời chúng lên phòng hiệu trưởng. nghe tụng xong thì nói vài lời đỡ cho bọn nó. Từng lớp học sinh rồi cũng đến rồi đi. Ông cũng không còn sức để chạy đua với chúng quanh trường. Ông bắt đầu chậm rãi nhặt rác của chúng vào cuối mỗi buổi học, Lúc chúng đang học thì dạo dạo xếp lại những chiếc xe để ngổn ngang. Cứ cuối buổi lại đến dưới gốc cây già nhìn những dòng chữ hình vẻ của đám trẻ khắc lên thân cây. Cũng vì vậy mà dù không ai nói ông lại rành mấy tâm tư của đám nhỏ. Ông xem đó là niềm vui rồi tối về lại kể cho vợ mình nghe. Nhưng ông chẳng bao giờ kể điều ông đã khắc lên đó.

Mỗi lớp vỏ thay đi là một trang nhật kí của bác bảo vệ được lật sang. Mỗi ngày cách đều đặn bác ấy đều tô lại những hình vẻ của đám học sinh cả cái tên của mình được khắc lên ấy từ bao giờ. Mỗi ngày trải qua ở trường đó cảm xúc vui buồn ông đều dùng ngón tay vẽ lên như muốn tâm sự cùng người bạn già. Ở sát gốc cây, một hốc rễ nổi nơi mà học sinh hay lén vứt rác luôn có một dãy ô được vẽ từ các vạch để đếm. Đó là các vạch mà cứ mỗi mùng một Tết bác ấy lại tới vẽ một vạch rồi lại đồ dòng chữ "năm sau thêm một vạch". Ông nhìn đám trẻ vẽ trái tim rồi ghi tên lên đó thì cười mỉm mỉm. Đâu phải chưa từng trải. Nhưng thời gia trôi qua, dòng đời đưa đẩy, người đi cùng ông lại là vợ của ông, dù cũng từng học ở đây, không phải là mối tình đầu, nhưng lại cùng nhau đi đến cuối đời.

Ngày thường, ông sẽ ở lại buổi trưa, vợ thường hay đêm cơm cho ông. Ngồi dưới bóng cây vừa ăn vừa nghe bà vợ than thở chuyện ở chợ rồi cả hai lại nhìn dòng đời qua. Mỗi lúc mùa hè, cánh phượng như khiến hai người như trẻ lại. Mỗi lúc mùa xuân đến chỉ có ông đứng dưới cây xanh rờn mà tâm sự với nó như người bạn.

Nhưng năm nay là năm cuối rồi, đến tuổi về hưu rồi, dù ông đã xin thêm vài năm sau tuổi hưu. Ở nhà buồn lắm, Người già không thích sự hoang vắng, cũng không thích sự náo nhiệt. Ông không sợ mùa hè, mà sợ cái Tết. Ông sợ mình lẩm cẩm lại quên, ông sợ tai mình lảng không nghe được tiếng chúng nhỏ trêu ghẹo.

Sáng hôm sau ông bưng một cái chậu đã trầy hết sơn về đặt ở phía góc sân sau nhà. bà hỏi: "Ông làm gì đó?"

-"Trồng phượng" ông đáp.

Bà nói:" Ba nó điên à, ai lại trồng phượng trong chậu"

Ông Lâm nói: "Kệ, cho nó sang lần. với lại tôi chỉ giâm cho nó nảy mầm thôi, đợi nó lớn, cúng cáp rồi đem lên trường trồng."
Bà nói: "Trường nó đợi cây của ông lớn chắc" nói rồi bà chở bún ra chợ bán.

Đến mùng một Tết ông vẫn cầm chìa khóa đến mở cổng trường để trường đón lộc năm mơi. Ông vẫn đến gốc cay già nhìn nó rồi ông nói: "Năm này nữa thôi hỉ."

Ông ngồi ở đó rất lâu, từ lúc sương mờ sáng đến khi ánh mặt trời hé mặt e ấp nhô lên chào năm mới. Giọt sương từ chiếc lá nhỏ rơi nơi khóe mắt của con người đà bạc đầu. Ông lau đi rồi nở nụ cười: "Ừ, về đây. năm sau, năm sau nữa ăn Tết vui vẻ luôn nghen"

Nói rồi bóng lưng ông nhỏ bé dần, đến khi chiếc bóng ông che cả thân cây thì tiếng tạch tạch quen thuộc lại vang lên dội cả ngôi trường. khi chẳng còn âm vọng nữa, chẳng ai nhìn thấy giọt sương miệt mài tô lại từng dòng chữ thay người bảo vệ ấy.

Cuộc thi viết “Mùa Tết” Văn Học Trẻ 2023
Thể loại Truyện Ngắn
Bút danh: Hồn Ma Fa
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
muatet viettetmua1
  • Like
Reactions: Vanhoctre
645
1
3

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
606
440
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
Truyện xây dựng nhân vật bác bảo vệ với tâm sự, nỗi niềm của một người yêu nghề/yêu trường mến trẻ phải về hưu. Trong mắt mọi người, từ cử chỉ, hành động của bác thấy khác lạ nhưng đó là biểu hiện của một người biết trước sẽ chia xa nên luôn trân quý từng phút giây ở hiện tại. Bỏ qua các lỗi về chính tả, cấu trúc ngữ pháp,… thì điểm cộng của truyện là khắc họa thành công hình tượng bác bảo vệ bám trường bám lớp và luôn hết mình cho công việc.
 
  • Like
Reactions: Ngọc Vân Yasi

Phong Cầm

Thạc sĩ lang thang ^^
17/5/21
890
911
363,000
33
Nam Định
forum.vanhoctre.com
Xu
7,469,529
Bài viết nhiều lỗi lặt vặt về chính tả, soạn thảo và cả dùng câu.

VD: Tiếng chùm chìa khóa va vào nhau leng keng nhưng thế mà vẫn thui thủi bước trên hành lang đến từng phòng. (khá tối nghĩa)

Bạn chọn chủ đề và khai thác nhân vật, thời gian, hoàn cảnh cũng khá tốt, có điều cách viết còn phải cải thiện nhiều cho mượt câu chữ. Đọc nó còn cồm cộm, hơi ảnh hưởng cảm xúc khi đọc.
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top