Viết cho những áng thơ hay ngút trời!
Đâu chỉ lên trăng, thơ ta còn bay khắp
Theo những con tàu cập bến các vì sao
Như lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng
Biết bay bay rồi, ta lại muốn bay cao
Những chuyến tàu văn chương phi hành đến bao vùng đất mới, đưa tới muôn hình vạn trạng những xúc cảm, có cái thướt tha tựa nhung lụa, có cái thô ráp như thân mình đại cổ thụ tỏa bóng ngàn năm. Dẫu là gì đi chăng nữa thì điều cốt tử mà mỗi thi nhân đều phải xòe lòng bàn tay để giữ chặt, ấy là ngọn bút phải chạm tới trái tim bạn đọc trước hết, rồi mới tới những vũ trụ lớn lao, kì vĩ ngoài kia. Lang thang giữa thế giới thu nhỏ qua lăng kính của các bậc thi gia, tôi rụng tim trước những vần thơ ấp đầy tấm lòng thanh khiết của Hoa Phù Sa – người nghệ sĩ, tôi đã đắm chìm nhiều lần, nhưng lần nào cũng khiến tôi nhung nhớ, hoài cảm miên trường. Và lần này Mặt trời lên bản đã tặng tôi chiếc vé chu du lên vùng trời núi non Việt Nam, thực sự ấm nóng như tách cà phê lung lay khói, giữa muôn trùng nghìn sương giăng lối về…
Mặt trời lên trên bản
Núi vàng óng nhuộm màu
Vách đá in bóng rủ
Hoa lá reo lao xao
Mặt trời lên trên bản
Xoá tan giọt sương đêm
Mang nắng về sưởi ấm
Những vạn vật không tên
Mặt trời luôn mang trong mình biểu tượng của vị thần tối cao, luôn là nguồn ánh sao ấm áp vô tận mỗi khi nghĩ đến. Với con người mà nói, ánh mặt trời luôn được ví von, sánh so với những điều thiêng liêng, cao cả. Bởi lẽ, giá trị và sức sống tiềm tàng của mặt trời là bất di bất dịch giữa cuộc đời trầm luân vạn biến. Vào những khi trời se lạnh thì ánh nắng ấy sưởi ấm cả thế gian.
Hoa Phù Sa không ngần ngại khi đặt bút xuống, để tấu lên điệp khúc cho bài hát mùa hạ. Mặt trời không phải đề tài mới, nhưng qua mỗi bút lực của nhà thơ, thì hình ảnh ấy lại tân tiến theo một viền khác. Trong thi phẩm, mặt trời được đặc tả dưới nhiều hình hài khác nhau. Những làn nắng lướt nhẹ qua những tản núi xám ngắt, phẩy lên từng giọt “màu vàng óng”, liên tưởng đến hình dung về cuộc sống nhạt vị được rắc chút hương thơm phảng phất. “Vách đá in bóng rủ/ Hoa lá reo lao xao”: trên nền đá khắc in vài chiếc “bóng rủ ruợi” – hình ảnh điển hình cho một thế giới chán chường – nhưng đã được nhấn nút “action” bởi cái “lao xao”, xạc xào, rạo rạc của những nàng hoa, chị lá đùa vui dưới nắng ấm và gió tươi. Khi “Mặt trời lên trên bản”, những “giọt sương đêm” tán tụ dần, và cái lạnh cũng thôi trái khuáy làn da mỏng manh của con người. Mặt trời lên, lủng lẳng trong chiếc giỏ ắp đầy những sợi nắng, “sưởi ấm” cả “những vạn vật không tên”. Một hình ảnh đẹp, một hình ảnh thơ! Ai đọc rồi cũng phải xiêu lòng luyến lưu. Ngẫm những nét thơ ấy, ta bỗng nghe:
“Thiên nhiên giống người mẹ, ôm ta vào lòng rồi chiếu lên màng giác, lung linh những thước phim đắt quý, mà suốt cả ơn này, ta chỉ mong tìm và giữ lấy.”
Trong đáy mắt của mẹ thiên nhiên luôn phản chiếu bóng dáng con người.
“Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người” (Nguyễn Minh Châu) Hướng đến con người và xoay con người theo chiều hướng tốt đẹp chính là những điểm chính trong thi ca nhạc họa. Có những mỹ cảm tươi sáng “ẩn dưới bề sâu tâm hồn”, chỉ riêng thi sĩ mới có năng lực khai thác cặn kẽ. Thiên nhiên cũng vậy! Luôn bù đắp, tạo bệ phóng cho loài người đạt đến những nấc thang cao và xa hơn nữa. Nhưng thiên nhiên hay văn học, bao lần nhận lại sự yêu thương và cái nhìn trìu mến hơn của công chúng? Dưới những đáy hồ của cảm thông, lặn lại tận cùng, là mong mỏi và khát khao: chúng ta – những kẻ có quyền năng làm tổn thương người khác – sẽ trao cho cảnh vật từ khung cửa sổ đến chiếc lá treo mình chơ vơ giữa cành cây, tất thảy tình thương mến yêu mà ta có hoặc chỉ một chút thôi. Như cách mà Mặt trời đã “trao bình minh cho ngày”, từ ấy, làm thành chiếc đèn pin soi tỏa cho con đường “lên rừng đốn củi” của cha, sau cái nhập nhoạng chiều tà “về bụi than bay”. Như cách Mặt trời “ghé qua ô cửa/ Nhẹ nhàng đưa đưa nôi” cho đứa bé “say giấc” đang thấm thía từng “tiếng ru hời”. Như cách Mặt trời cung cấp nguồn sống “cho ngô sắn được mùa” để “cả bản ấm no”. Như cách mà Mặt trời đã yêu thương chúng ta.
Và rồi du miên theo làn sóng gợn chữ nghĩa, ta nghe trên đò, ai đó ngân vang:
“Nắng lên rồi!. Thêm một ngày nữa, cùng mặt trời, ta ngắm nhìn thế gian…”
Có một Mặt trời trong lời ca Đất nước.
Tư chất của người làm thơ, những ý tình ý tứ khuất lấp sau lớp rèm chữ nghĩa được bung màn vào những đoạn cuối cùng của tuyệt phẩm.
Mặt trời lên trên bản
Nâng bàn chân em đi
Trường nơi đồn bộ đội
Lấp lánh lá quốc kỳ
Em yêu trường yêu lớp
Yêu người thầy áo xanh
Cố học hành chăm chỉ
Tương lai như cha anh
Mặt trời là Đất Nước
Là chính sách quan tâm
Giúp bình an no ấm
Mặt trời của muôn dân.
Qua công dựng chữ, dựng nghĩa của Hoa Phù Sa, tôi như kẻ bị ru hồn vào cõi trong xanh, khi mà tâm can đã lưu mang, vương đọng nhiều phong vị trữ tình của chị. Cái thú nhẩn nha thưởng thức thơ chị tự lâu, luôn khiến tôi dễ chịu và bình an. Chu Văn Sơn từng bộc bạch: “Nói nghệ sĩ vốn dễ đồng bệnh tương lân. Do đồng bệnh mà đồng điệu. Cho nên, có một cách để hiểu một kẻ viết: cứ xem anh viết về ai, có thể biết anh là ai.” Phải chăng vì lẽ ấy mà bỗng dưng lưu mang, gắn quyện cùng thi ca, Mặt trời lên trên bản nhắc nhớ tới những điều thuần hậu kết tinh thành viên rubi sáng tỏa: Đất nước. Để rồi giờ đây, ngồi cặm cụi đánh từng đoạn trường nghĩa, tôi như hiểu thêm về con người toàn tài ấy: lòng ái quốc. Cái tài tả thực khung cảnh chốn vùng cao yên ả, nay thêm tấm lòng chân tình của người làm thơ. Tôi cảm khái, và trân quý vô cùng.
Mặt trời lên trên bản
Nâng bàn chân em đi
Trường nơi đồn bộ đội
Lấp lánh lá quốc kỳ
Em yêu trường yêu lớp
Yêu người thầy áo xanh
Cố học hành chăm chỉ
Tương lai như cha anh
“Em” hay chính thi gia đã nặng nợ với tình yêu Tổ quốc, yêu “người thầy áo xanh” hay người anh chiến sĩ, “cố học hành chăm chỉ”, gom sức vào mà vẽ quốc kì Việt Nam trên bản vàng thế giới. Cái cao cả, “vượt lên trên cả bờ cõi hạn hữu của thời gian” thơ Hoa Phù Sa như đưa tay chạm đến tim chúng ta. Chị đưa hình tượng Đất nước thả vào mảnh hồn của Mặt trời. Người giàu công phu chữ ấy đưa giang san gấm vóc lên một tầm cao mới, một sắc điệu vĩ đại và tỏa sáng. Đó là lí do, tôi cất lên tiếng yêu, tiếng quý của mình gửi đến “kẻ cu li khai thông mạch chữ” này.
Mặt trời là Đất Nước
Là chính sách quan tâm
Giúp bình an no ấm
Mặt trời của muôn dân.
“Mặt trời của muôn dân” thấm trọn vẹn vào tâm tưởng. Cho đến khi áng thơ khép lại vẫn còn vương vọng suy tư. Chầm chậm, gấp lại bức phong nền tô điểm Mặt trời đặc sắc, tôi lẳng lặng nghĩ về một Đất nước, một Tổ quốc nhiều lần gọi tên trong trái tim mình.
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...
Đâu chỉ lên trăng, thơ ta còn bay khắp
Theo những con tàu cập bến các vì sao
Như lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng
Biết bay bay rồi, ta lại muốn bay cao
(Khát vọng)
Những chuyến tàu văn chương phi hành đến bao vùng đất mới, đưa tới muôn hình vạn trạng những xúc cảm, có cái thướt tha tựa nhung lụa, có cái thô ráp như thân mình đại cổ thụ tỏa bóng ngàn năm. Dẫu là gì đi chăng nữa thì điều cốt tử mà mỗi thi nhân đều phải xòe lòng bàn tay để giữ chặt, ấy là ngọn bút phải chạm tới trái tim bạn đọc trước hết, rồi mới tới những vũ trụ lớn lao, kì vĩ ngoài kia. Lang thang giữa thế giới thu nhỏ qua lăng kính của các bậc thi gia, tôi rụng tim trước những vần thơ ấp đầy tấm lòng thanh khiết của Hoa Phù Sa – người nghệ sĩ, tôi đã đắm chìm nhiều lần, nhưng lần nào cũng khiến tôi nhung nhớ, hoài cảm miên trường. Và lần này Mặt trời lên bản đã tặng tôi chiếc vé chu du lên vùng trời núi non Việt Nam, thực sự ấm nóng như tách cà phê lung lay khói, giữa muôn trùng nghìn sương giăng lối về…
Mặt trời lên trên bản
Núi vàng óng nhuộm màu
Vách đá in bóng rủ
Hoa lá reo lao xao
Mặt trời lên trên bản
Xoá tan giọt sương đêm
Mang nắng về sưởi ấm
Những vạn vật không tên
Mặt trời luôn mang trong mình biểu tượng của vị thần tối cao, luôn là nguồn ánh sao ấm áp vô tận mỗi khi nghĩ đến. Với con người mà nói, ánh mặt trời luôn được ví von, sánh so với những điều thiêng liêng, cao cả. Bởi lẽ, giá trị và sức sống tiềm tàng của mặt trời là bất di bất dịch giữa cuộc đời trầm luân vạn biến. Vào những khi trời se lạnh thì ánh nắng ấy sưởi ấm cả thế gian.
Hoa Phù Sa không ngần ngại khi đặt bút xuống, để tấu lên điệp khúc cho bài hát mùa hạ. Mặt trời không phải đề tài mới, nhưng qua mỗi bút lực của nhà thơ, thì hình ảnh ấy lại tân tiến theo một viền khác. Trong thi phẩm, mặt trời được đặc tả dưới nhiều hình hài khác nhau. Những làn nắng lướt nhẹ qua những tản núi xám ngắt, phẩy lên từng giọt “màu vàng óng”, liên tưởng đến hình dung về cuộc sống nhạt vị được rắc chút hương thơm phảng phất. “Vách đá in bóng rủ/ Hoa lá reo lao xao”: trên nền đá khắc in vài chiếc “bóng rủ ruợi” – hình ảnh điển hình cho một thế giới chán chường – nhưng đã được nhấn nút “action” bởi cái “lao xao”, xạc xào, rạo rạc của những nàng hoa, chị lá đùa vui dưới nắng ấm và gió tươi. Khi “Mặt trời lên trên bản”, những “giọt sương đêm” tán tụ dần, và cái lạnh cũng thôi trái khuáy làn da mỏng manh của con người. Mặt trời lên, lủng lẳng trong chiếc giỏ ắp đầy những sợi nắng, “sưởi ấm” cả “những vạn vật không tên”. Một hình ảnh đẹp, một hình ảnh thơ! Ai đọc rồi cũng phải xiêu lòng luyến lưu. Ngẫm những nét thơ ấy, ta bỗng nghe:
“Thiên nhiên giống người mẹ, ôm ta vào lòng rồi chiếu lên màng giác, lung linh những thước phim đắt quý, mà suốt cả ơn này, ta chỉ mong tìm và giữ lấy.”
Trong đáy mắt của mẹ thiên nhiên luôn phản chiếu bóng dáng con người.
“Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người” (Nguyễn Minh Châu) Hướng đến con người và xoay con người theo chiều hướng tốt đẹp chính là những điểm chính trong thi ca nhạc họa. Có những mỹ cảm tươi sáng “ẩn dưới bề sâu tâm hồn”, chỉ riêng thi sĩ mới có năng lực khai thác cặn kẽ. Thiên nhiên cũng vậy! Luôn bù đắp, tạo bệ phóng cho loài người đạt đến những nấc thang cao và xa hơn nữa. Nhưng thiên nhiên hay văn học, bao lần nhận lại sự yêu thương và cái nhìn trìu mến hơn của công chúng? Dưới những đáy hồ của cảm thông, lặn lại tận cùng, là mong mỏi và khát khao: chúng ta – những kẻ có quyền năng làm tổn thương người khác – sẽ trao cho cảnh vật từ khung cửa sổ đến chiếc lá treo mình chơ vơ giữa cành cây, tất thảy tình thương mến yêu mà ta có hoặc chỉ một chút thôi. Như cách mà Mặt trời đã “trao bình minh cho ngày”, từ ấy, làm thành chiếc đèn pin soi tỏa cho con đường “lên rừng đốn củi” của cha, sau cái nhập nhoạng chiều tà “về bụi than bay”. Như cách Mặt trời “ghé qua ô cửa/ Nhẹ nhàng đưa đưa nôi” cho đứa bé “say giấc” đang thấm thía từng “tiếng ru hời”. Như cách Mặt trời cung cấp nguồn sống “cho ngô sắn được mùa” để “cả bản ấm no”. Như cách mà Mặt trời đã yêu thương chúng ta.
Và rồi du miên theo làn sóng gợn chữ nghĩa, ta nghe trên đò, ai đó ngân vang:
“Nắng lên rồi!. Thêm một ngày nữa, cùng mặt trời, ta ngắm nhìn thế gian…”
Có một Mặt trời trong lời ca Đất nước.
Tư chất của người làm thơ, những ý tình ý tứ khuất lấp sau lớp rèm chữ nghĩa được bung màn vào những đoạn cuối cùng của tuyệt phẩm.
Mặt trời lên trên bản
Nâng bàn chân em đi
Trường nơi đồn bộ đội
Lấp lánh lá quốc kỳ
Em yêu trường yêu lớp
Yêu người thầy áo xanh
Cố học hành chăm chỉ
Tương lai như cha anh
Mặt trời là Đất Nước
Là chính sách quan tâm
Giúp bình an no ấm
Mặt trời của muôn dân.
Qua công dựng chữ, dựng nghĩa của Hoa Phù Sa, tôi như kẻ bị ru hồn vào cõi trong xanh, khi mà tâm can đã lưu mang, vương đọng nhiều phong vị trữ tình của chị. Cái thú nhẩn nha thưởng thức thơ chị tự lâu, luôn khiến tôi dễ chịu và bình an. Chu Văn Sơn từng bộc bạch: “Nói nghệ sĩ vốn dễ đồng bệnh tương lân. Do đồng bệnh mà đồng điệu. Cho nên, có một cách để hiểu một kẻ viết: cứ xem anh viết về ai, có thể biết anh là ai.” Phải chăng vì lẽ ấy mà bỗng dưng lưu mang, gắn quyện cùng thi ca, Mặt trời lên trên bản nhắc nhớ tới những điều thuần hậu kết tinh thành viên rubi sáng tỏa: Đất nước. Để rồi giờ đây, ngồi cặm cụi đánh từng đoạn trường nghĩa, tôi như hiểu thêm về con người toàn tài ấy: lòng ái quốc. Cái tài tả thực khung cảnh chốn vùng cao yên ả, nay thêm tấm lòng chân tình của người làm thơ. Tôi cảm khái, và trân quý vô cùng.
Mặt trời lên trên bản
Nâng bàn chân em đi
Trường nơi đồn bộ đội
Lấp lánh lá quốc kỳ
Em yêu trường yêu lớp
Yêu người thầy áo xanh
Cố học hành chăm chỉ
Tương lai như cha anh
“Em” hay chính thi gia đã nặng nợ với tình yêu Tổ quốc, yêu “người thầy áo xanh” hay người anh chiến sĩ, “cố học hành chăm chỉ”, gom sức vào mà vẽ quốc kì Việt Nam trên bản vàng thế giới. Cái cao cả, “vượt lên trên cả bờ cõi hạn hữu của thời gian” thơ Hoa Phù Sa như đưa tay chạm đến tim chúng ta. Chị đưa hình tượng Đất nước thả vào mảnh hồn của Mặt trời. Người giàu công phu chữ ấy đưa giang san gấm vóc lên một tầm cao mới, một sắc điệu vĩ đại và tỏa sáng. Đó là lí do, tôi cất lên tiếng yêu, tiếng quý của mình gửi đến “kẻ cu li khai thông mạch chữ” này.
Mặt trời là Đất Nước
Là chính sách quan tâm
Giúp bình an no ấm
Mặt trời của muôn dân.
“Mặt trời của muôn dân” thấm trọn vẹn vào tâm tưởng. Cho đến khi áng thơ khép lại vẫn còn vương vọng suy tư. Chầm chậm, gấp lại bức phong nền tô điểm Mặt trời đặc sắc, tôi lẳng lặng nghĩ về một Đất nước, một Tổ quốc nhiều lần gọi tên trong trái tim mình.
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...
(Nguyễn Khoa Điềm)
Sửa lần cuối: