Ngay từ nhan đề, bài tản đã khiến tôi không khỏi liên tưởng đến một thi phẩm bất tử của Hàn Mặc Tử: “Mùa xuân chín”:
“Trong làn nắng ửng: khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.”
Đó là một mùa xuân trọn vẹn, với đầy sức sống, sức xuân dưới ngòi bút tuyệt đỉnh của bậc du tử tài hoa. Mùa xuân của nhà thơ họ Hàn làm trái tim tôi xốn xang. Và hôm nay, trái tim tôi lại một lần thổn thức trước một “Mùa hè chín” của chị Thanh Nga.
Tản văn của tác giả luôn để lại một ấn tượng nhất định trong tôi về khả năng miêu tả ngoại cảnh tuyệt đỉnh. Như tựa đề, một mùa hè “chín” hiện ra trước mắt tôi, một mùa hè đang bung nở hết sức sống của nó. Mùa hè của chị đang vào độ đẹp nhất, những cảnh vật quen thuộc của hè cũng vì thế mà hiện lên rõ nét hơn qua ngòi bút của tác giả:
“Mùa hè chiếu tia nắng vàng óng ả trên cành cây cao khoe sắc, cũng là khi những chùm sấu đung đưa theo gió chẳng còn non. Chùm vải thiều chín đỏ mang theo cái ngọt chắt chiu mềm mại. Khi ấy, mùa hè cũng đủ độ chín để ươm những cánh sen bung nở. Cánh sen hồng rơi rụng cho chiếc hạt màu xanh núp mình trong hình chiếc phễu thêm ngọt dần. Khi tiếng tu hú kêu từ phía đằng xa, cả một mùa hè mãn độ chín đỏ rực rỡ bung tỏa.”
Những thức quà mà mẹ thiên nhiên trao tặng cho nàng Hạ cứ thế hiện lên trang văn thật đẹp: chùm sấu, vải thiều, cánh sen và cả tiếng chim tu hú. Nhắc đến mùa hạ, ta làm sao có thể bỏ qua những món quà đặc sắc như thế. Phải có óc quan sát tinh tế thì tác giả mới đón nhận được hết cái vẻ đẹp ngoại cảnh khi thiên nhiên thay mùa như này.
Đặc sắc trên những dòng viết của chị hẳn phải là đoạn văn đầy ắp hình ảnh nhân hóa sinh động này:
“Mùa hè kéo nắng, gọi mưa trên từng nhánh cây, ngọn cỏ. Tán lá bàng không giữ nổi mình, chật chội trong chiếc lá, bàng xòe quạt như bàn tay vẫy ánh mặt trời, cả một lùm cây cứ vươn chiếc lá to bè mà mênh mang theo nắng, lướt qua từng hạt mưa long lanh như viên ngọc trời rơi xuống. Lá chen lá đan nhau cho bóng râm mát trên sân trường, trên con đường, góc phố. Thế nhưng đến cuối mùa, từng màu xanh non biến mất để nhường chỗ cho cái biêng biếc đến nào lòng. Người ta thấy ẩn mình trên cây bàng những chùm quả sai trĩu trít đung đưa như chiếc trâm cài tóc của nàng thiếu nữ xưa.”
Mùa hè trong dòng tản của Thanh Nga hẳn là một nữ thần yêu kiều mà cũng có đôi phần tinh nghịch. Chỉ mới giây trước nàng là dòng nắng chảy dịu dàng xiết bao, thế mà ngay giây sau đã bắt đầu “hô phong hoán vũ” gọi mưa về trên nhân thế. Đứng trước muôn ngàn bão tố, cành lá cũng bắt đầu ngả nghiêng, cố vươn mình cầu cứu những tia nắng còn sót lại.
Tôi thích những câu chuyện nhỏ xen trong những dòng tản của tác giả. Và lần này nhân vật chính của chúng ta là một cô bé đáng yêu mang dấu ấn của “mùa hạ chín’. Quả là một chi tiết đầy sáng tạo, tạo nên một định mệnh gắn liền cô bé với ngày hạ của đất trời: “ Ngày cô sinh, mưa mùa hè giăng lối ngõ, chiếc bớt đỏ như trái chôm chôm. Mẹ gọi đó là cái “dấu” của “mùa hè chín”, bởi quả ngọt trên cành lung linh sắc nắng mùa hè luôn ẩn hiện trên trán cô bé đến thân thương.”
Thêm một lần, tác giả đưa tôi tìm đến những thức quà thân thương của đồng nội. Còn điều gì tuyệt vời hơn những ngày hè được sống êm đềm trong vòng tay của ông bà, được nhâm nhi cái vị bùi bùi của trái bàng vừa rụng:
“Cô bé cô đơn làm bạn với mùa hè, biết nhà mình nghèo, cô đợi những cánh hoa mướp được ong thụ phấn, kết trái thành trái mướp màu xanh, dài bằng một gang tay. Cô bé hái mướp cho vào chiếc rổ nhỏ bằng tre, cái rổ tre mà từ mùa hè trước ông ngoại tỉ mẩn đan thật khéo bên những giọt mồ hôi trong buổi sáng mùa hè đong nắng, cô bé mang mướp ra chợ bán.”
“Ngồi tựa lưng vào gốc bàng có tán lá xanh, vài quả bàng nặng quá, không giữ nổi mình trên chiếc cành luôn theo gió đung đưa, trái bàng rụng xuống, cô bé lấy đá đập trái bàng bung ra. Từng cái nhân màu trắng có vị bùi bùi, ngầy ngậy tan trong đầu lưỡi cô bé tội nghiệp.”
Tuổi thơ tôi cũng từng là cô bé mùa hè với những suy nghĩ đáng yêu trong bài tản:
“Cô ước mình được xinh đẹp như cánh hoa bằng lăng phía cuối chợ kia, hoa tím biếc đến cả khi tàn phai, chín mùa hè rồi mà vẫn chưa chịu rụng xuống. Có phải vậy không mà người ta nói màu tím ấy tượng trưng cho sự thủy chung? “
“Cô bé lại thầm ước, giá mà được biến thành con côn trùng nhỏ xíu, núp vào cánh hoa màu tím kia mà êm, mà say, mà ngủ. Lúc đó, cuộc đời sẽ chỉ là những cơn gió mùa hè mát lịm thanh thản chứ không phải cái gắt gao của những lời chê than”
Còn điều gì tuyệt vời hơn được thỏa sức mơ mộng dưới bầu trời xanh trong vắt ngày hạ. Mùa hạ là mùa của tuổi trẻ của những mộng ước giàu thi vị. Những đứa trẻ thơ dễ khóc dễ cười, vừa mới buồn bã vì bị bạn trêu liền có thể nở nụ cười toe toét khi được cô giáo Phượng mua “mùa hè”.
Bài tản như chứa cả bầu trời thơ mộng, trong vắt của một tuổi hồng hồn nhiên, trong vắt. Tản văn là một điểm mạnh của chị Thanh Nga mà tôi ít thấy có người hơn được. “Mùa hè chín” khiến tôi như lạc vào cánh đồng hoa dại mà tắm mình dưới ánh nắng ngày mới giữa những làn mây trong vắt. Quả đúng như lời kết đầy đáng yêu của chị: “Cuộc đời, ta chẳng biết sẽ đi qua bao mùa hè, nhưng dù có ngắn ngủi hay xa xôi, ta hãy nguyện giãi nắng dầm mưa để chắt chiu yêu thương và viên mãn trong một mùa hè chín”.
nguồn ảnh: pinterest
bài viết gốc:
“Trong làn nắng ửng: khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.”
Đó là một mùa xuân trọn vẹn, với đầy sức sống, sức xuân dưới ngòi bút tuyệt đỉnh của bậc du tử tài hoa. Mùa xuân của nhà thơ họ Hàn làm trái tim tôi xốn xang. Và hôm nay, trái tim tôi lại một lần thổn thức trước một “Mùa hè chín” của chị Thanh Nga.
Tản văn của tác giả luôn để lại một ấn tượng nhất định trong tôi về khả năng miêu tả ngoại cảnh tuyệt đỉnh. Như tựa đề, một mùa hè “chín” hiện ra trước mắt tôi, một mùa hè đang bung nở hết sức sống của nó. Mùa hè của chị đang vào độ đẹp nhất, những cảnh vật quen thuộc của hè cũng vì thế mà hiện lên rõ nét hơn qua ngòi bút của tác giả:
“Mùa hè chiếu tia nắng vàng óng ả trên cành cây cao khoe sắc, cũng là khi những chùm sấu đung đưa theo gió chẳng còn non. Chùm vải thiều chín đỏ mang theo cái ngọt chắt chiu mềm mại. Khi ấy, mùa hè cũng đủ độ chín để ươm những cánh sen bung nở. Cánh sen hồng rơi rụng cho chiếc hạt màu xanh núp mình trong hình chiếc phễu thêm ngọt dần. Khi tiếng tu hú kêu từ phía đằng xa, cả một mùa hè mãn độ chín đỏ rực rỡ bung tỏa.”
Những thức quà mà mẹ thiên nhiên trao tặng cho nàng Hạ cứ thế hiện lên trang văn thật đẹp: chùm sấu, vải thiều, cánh sen và cả tiếng chim tu hú. Nhắc đến mùa hạ, ta làm sao có thể bỏ qua những món quà đặc sắc như thế. Phải có óc quan sát tinh tế thì tác giả mới đón nhận được hết cái vẻ đẹp ngoại cảnh khi thiên nhiên thay mùa như này.
Đặc sắc trên những dòng viết của chị hẳn phải là đoạn văn đầy ắp hình ảnh nhân hóa sinh động này:
“Mùa hè kéo nắng, gọi mưa trên từng nhánh cây, ngọn cỏ. Tán lá bàng không giữ nổi mình, chật chội trong chiếc lá, bàng xòe quạt như bàn tay vẫy ánh mặt trời, cả một lùm cây cứ vươn chiếc lá to bè mà mênh mang theo nắng, lướt qua từng hạt mưa long lanh như viên ngọc trời rơi xuống. Lá chen lá đan nhau cho bóng râm mát trên sân trường, trên con đường, góc phố. Thế nhưng đến cuối mùa, từng màu xanh non biến mất để nhường chỗ cho cái biêng biếc đến nào lòng. Người ta thấy ẩn mình trên cây bàng những chùm quả sai trĩu trít đung đưa như chiếc trâm cài tóc của nàng thiếu nữ xưa.”
Mùa hè trong dòng tản của Thanh Nga hẳn là một nữ thần yêu kiều mà cũng có đôi phần tinh nghịch. Chỉ mới giây trước nàng là dòng nắng chảy dịu dàng xiết bao, thế mà ngay giây sau đã bắt đầu “hô phong hoán vũ” gọi mưa về trên nhân thế. Đứng trước muôn ngàn bão tố, cành lá cũng bắt đầu ngả nghiêng, cố vươn mình cầu cứu những tia nắng còn sót lại.
Tôi thích những câu chuyện nhỏ xen trong những dòng tản của tác giả. Và lần này nhân vật chính của chúng ta là một cô bé đáng yêu mang dấu ấn của “mùa hạ chín’. Quả là một chi tiết đầy sáng tạo, tạo nên một định mệnh gắn liền cô bé với ngày hạ của đất trời: “ Ngày cô sinh, mưa mùa hè giăng lối ngõ, chiếc bớt đỏ như trái chôm chôm. Mẹ gọi đó là cái “dấu” của “mùa hè chín”, bởi quả ngọt trên cành lung linh sắc nắng mùa hè luôn ẩn hiện trên trán cô bé đến thân thương.”
Thêm một lần, tác giả đưa tôi tìm đến những thức quà thân thương của đồng nội. Còn điều gì tuyệt vời hơn những ngày hè được sống êm đềm trong vòng tay của ông bà, được nhâm nhi cái vị bùi bùi của trái bàng vừa rụng:
“Cô bé cô đơn làm bạn với mùa hè, biết nhà mình nghèo, cô đợi những cánh hoa mướp được ong thụ phấn, kết trái thành trái mướp màu xanh, dài bằng một gang tay. Cô bé hái mướp cho vào chiếc rổ nhỏ bằng tre, cái rổ tre mà từ mùa hè trước ông ngoại tỉ mẩn đan thật khéo bên những giọt mồ hôi trong buổi sáng mùa hè đong nắng, cô bé mang mướp ra chợ bán.”
“Ngồi tựa lưng vào gốc bàng có tán lá xanh, vài quả bàng nặng quá, không giữ nổi mình trên chiếc cành luôn theo gió đung đưa, trái bàng rụng xuống, cô bé lấy đá đập trái bàng bung ra. Từng cái nhân màu trắng có vị bùi bùi, ngầy ngậy tan trong đầu lưỡi cô bé tội nghiệp.”
Tuổi thơ tôi cũng từng là cô bé mùa hè với những suy nghĩ đáng yêu trong bài tản:
“Cô ước mình được xinh đẹp như cánh hoa bằng lăng phía cuối chợ kia, hoa tím biếc đến cả khi tàn phai, chín mùa hè rồi mà vẫn chưa chịu rụng xuống. Có phải vậy không mà người ta nói màu tím ấy tượng trưng cho sự thủy chung? “
“Cô bé lại thầm ước, giá mà được biến thành con côn trùng nhỏ xíu, núp vào cánh hoa màu tím kia mà êm, mà say, mà ngủ. Lúc đó, cuộc đời sẽ chỉ là những cơn gió mùa hè mát lịm thanh thản chứ không phải cái gắt gao của những lời chê than”
Còn điều gì tuyệt vời hơn được thỏa sức mơ mộng dưới bầu trời xanh trong vắt ngày hạ. Mùa hạ là mùa của tuổi trẻ của những mộng ước giàu thi vị. Những đứa trẻ thơ dễ khóc dễ cười, vừa mới buồn bã vì bị bạn trêu liền có thể nở nụ cười toe toét khi được cô giáo Phượng mua “mùa hè”.
Bài tản như chứa cả bầu trời thơ mộng, trong vắt của một tuổi hồng hồn nhiên, trong vắt. Tản văn là một điểm mạnh của chị Thanh Nga mà tôi ít thấy có người hơn được. “Mùa hè chín” khiến tôi như lạc vào cánh đồng hoa dại mà tắm mình dưới ánh nắng ngày mới giữa những làn mây trong vắt. Quả đúng như lời kết đầy đáng yêu của chị: “Cuộc đời, ta chẳng biết sẽ đi qua bao mùa hè, nhưng dù có ngắn ngủi hay xa xôi, ta hãy nguyện giãi nắng dầm mưa để chắt chiu yêu thương và viên mãn trong một mùa hè chín”.
nguồn ảnh: pinterest
bài viết gốc:
Dự thi - Mùa hè chín- Thanh Nga
Mùa hè chiếu tia nắng vàng óng ả trên cành cây cao khoe sắc, cũng là khi những chùm sấu đung đưa theo gió chẳng còn non. Chùm vải thiều chín đỏ mang theo cái ngọt chắt chiu mềm mại. Khi ấy, mùa hè cũng đủ độ chín để ươm những cánh sen bung nở. Cánh sen hồng rơi rụng cho chiếc hạt màu xanh núp...
forum.vanhoctre.com
- Từ khóa
- mùa hạ review mùa hè của tôi