Bà Huệ tay chống gậy, chân run run bước từng bước khó nhọc lên bậc tam cấp rồi ngồi phịch xuống nền, thở hổn hển. Đôi bàn tay già nua, đen sạm vì rám nắng, nổi đầy gân góc của bà khẽ đan vào nhau, chồng lên hai đầu gối những xương là xương. Bà phóng ánh nhìn về gốc mai già cỗi trước sân mà không khỏi chạnh lòng. Cây mai gắn bó với bà bao năm, cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về lại trổ bông kín mít, sắc vàng bung tỏa một vùng trời, mời gọi ong bướm muôn nơi. Ấy vậy mà, cây mai năm nay chẳng chịu đơm bông, đứng thu mình lặng lẽ trong tiết trời giá rét. Cây mai mỗi ngày một cao lớn hơn, ngược lại bà ngày càng già yếu, lưng còng tay run, chẳng thể nào với tới mà trẩy lá cho cây. Chả trách, mai hờn, mai chẳng chịu ra hoa!
Tiết trời năm nay lạnh hơn năm ngoái, mưa phùn cứ lất phất bay khiến lòng bà Huệ càng thêm cô quạnh. Những hạt mưa trắng xóa, lạnh lẽo đậu trên lá mai già rồi vô tình rơi tuột xuống như trêu ngươi lòng người. Vừa lúc, tiếng chuông điện thoại reo. Bà lấy từ trong túi ra chiếc điện thoại đen trắng đời cũ, đưa lên sát mặt rồi nheo mắt, cố đọc dòng chữ trên màn hình. Là cái Hoa - con gái bà. Như một đứa trẻ được cho kẹo, mắt bà sáng lên, hiện rõ vẻ vui mừng, phấn chấn. Sau một hồi nói chuyện, bà hỏi:
- Khi nào con về?
- Năm nay… e là… con không về được rồi mẹ ơi. Dịch dã khó khăn quá…
Đầu dây bên kia ngập ngừng, khiến bà cũng ngập ngừng theo:
- Thế à. Ừm… Ừm… Mẹ biết rồi…
Nhận được tin Tết năm nay con gái không về, niềm vui trên khuôn mặt bà chợt tắt. Nhưng để con không phải bận tâm, bà vẫn cố tỏ ra vui vẻ, không quên dặn dò con gái cẩn thận, giữ gìn sức khỏe. Khi cuộc điện kết thúc cũng là lúc, tiếng thở dài thườn thượt vang lên. Nỗi nhớ con, nhớ cháu dâng trào khiến mắt bà ngấn lệ lúc nào không hay. Hơn hai năm nay, từ ngày dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ, vợ chồng cái Hoa vẫn bám trụ lại Sài Gòn để kiếm sống, chưa một lần về thăm mẹ. Cu Tí vì thế cũng phải xa cách bà ngoại ngần ấy thời gian. Nhiều lúc khó khăn, hai vợ chồng cũng muốn khăn gói về quê, ăn tạm cái rau cái mắm đạm bạc qua ngày nhưng lại sợ làm lây lan dịch bệnh nên đành thôi. Những tưởng Tết năm nay, khi cả nước đang dần ổn định và chuẩn bị sống chung với dịch, cái Hoa sẽ đưa cháu về thăm bà nhưng đồng tiền khó kiếm, đường xá lại xa xôi tốn kém… Suốt mấy tháng nay, bà mong Tết như đứa trẻ con đợi mẹ đi chợ về cho quà nên khi hay tin con không về, lòng bà hụt hẫng vô cùng. Nhìn sang nhà hàng xóm, con cháu sum vầy cúng Tất Niên, bà không khỏi mủi lòng, hai hàng nước mắt nóng hổi cứ thế lăn dài trên má, rơi xuống ướt đẫm ngực áo cũ sờn bà vẫn thường mặc. Lại một năm nữa, bà không có Tết…
Lom khom bước vào nhà, bà Huệ dừng lại trước bàn thờ bằng gỗ, nơi di ảnh của chồng rồi lặng lẽ thắp lên một nén nhang. Khuôn mặt ông phúc hậu như thể đang mỉm cười với bà, bà cứ thế đứng nhìn ông mà lòng trống vắng đến lạ thường. Ông bỏ bà đi cũng ngót nghét năm cái Tết. Bà trách ông vô tình, khiến bà phải cô đơn trong ngần ấy năm. Bà trách ông xây nhà cao cửa rộng để giờ đây, bà phải một mình trong một không gian quá lớn. Cô quạnh. Hẩm hiu. Bà nhớ chồng đến nỗi, muốn hội ngộ cùng ông ngay bây giờ nhưng ông chẳng chịu mang bà đi theo. Khói nhang bay lên, tỏa ra mùi hương trầm phảng phất giúp ngôi nhà trở nên ấm cúng hơn.
Bà khẽ kéo ghế rồi ngồi xuống, đôi tay mân mê, ngắm nhìn những bức ảnh cũ kỹ, nhuốm màu thời gian được chưng trên mặt bàn, dưới lớp kính dày trong suốt. Ánh mắt bà dừng lại, ngón tay di di trên một bức ảnh chụp chung lúc ông còn tại thế mà nước mắt rưng rưng. Trong ảnh, một người đàn ông gương mặt điềm đạm nhưng không kém phần nghiêm nghị đang bế trên tay một bé gái xinh xắn, bên cạnh là một người phụ nữ đang mỉm cười tươi rói. Trông họ thật hạnh phúc! Bé gái ấy chính là cái Hoa, là kết tinh của cuộc tình đẹp như mơ của ông bà. Hai người bén duyên vợ chồng hơn bốn mươi năm nhưng chậm có con nên chỉ có duy nhất cái Hoa. Dù cuộc sống lúc xưa nghèo khó, thiếu thốn trăm bề nhưng gia đình ông bà luôn yên ấm, không bao giờ có điều tiếng gì xảy ra. Bà Huệ luôn được ông yêu thương, che chở hết mực. Chính vì vậy, dù bây giờ hai người đã thuộc về hai thế giới khác nhau nhưng với bà, ông vẫn sống mãi trong lòng.
Đang miên man trong dòng hồi tưởng, bà Huệ giật mình khi có một bàn tay khẽ đặt nhẹ lên đôi vai gầy lộ rõ xương xóc của bà. Lạ thay! Bàn tay này sao quá đỗi thân thuộc đến thế? Bà khẽ quay đầu lại. Là ông! Ông đang mỉm cười âu yếm nhìn bà. Ánh mắt này. Khuôn mặt này. Đôi tay này. Không thể lẫn vào đâu được! Bà lụi cụi đứng dậy, khóe mắt bỗng cay xè, cổ họng như nghẹn lại chẳng thể nói rõ thành tiếng. Đôi tay nhăn nheo của bà run run đưa lên, chạm vào khuôn mặt rồi từ từ sờ ra sau tai, vuốt nhẹ mái tóc, sau đó di chuyển xuống đôi tay của ông. Là ông thật rồi! Bà như vỡ òa, ôm chầm lấy ông mà khóc lấy khóc để. Người đàn ông gối ấp tay kề bao năm. Người đàn ông bà luôn thương nhớ bấy lâu. Đây rồi! Bà hít hà cái mùi hương quen thuộc đã thiếu vắng bao năm nay, không ngừng trách cứ: “Sao ông bỏ tôi mà đi lâu vậy?”. Đáp lại lời bà, ông chỉ im lặng mỉm cười rồi quay lưng rời đi. Bà nắm chặt tay, cố níu ông lại nhưng không tài nào giữ được. Ông lạnh lùng gạt tay bà ra rồi cứ thế bước đi không một lời từ biệt. Bóng ông mờ dần, mờ dần rồi chìm vào bóng tối, để lại đôi tay bà chưng hửng giữa không trung. Bà khóc nghẹn không thành tiếng…
Tiếng chó sủa inh ỏi ngoài cổng khiến bà Huệ choàng tỉnh, kéo bà trở lại với thực tại cuộc sống. Trước mắt bà là bóng tối bao trùm, khiến bà đôi phần hụt hẫng. Từ bao giờ, khuôn mặt bà đã ướt đẫm nước mắt, vị mặn chua chát nơi cuống họng, trong tâm trí tràn ngập hình bóng của ông. Bà ngước mắt nhìn về phía bàn thờ. Trong ánh đèn mờ mờ tỏ tỏ phát ra từ hai chiếc đèn quả ớt màu đỏ, ông vẫn mỉm cười âu yếm nhìn bà. Lặng nhìn di ảnh ông mà lòng bà bỗng quặn thắt.
Bà chỉ mới gục đầu lên bàn và ngủ thiếp đi một lúc mà trời đã sập tối. Tiếng chó sủa mỗi lúc một dồn dập, lẫn vào đó là tiếng gọi í ới: “Mẹ ơi… Mẹ ơi… Con về rồi!”. Loáng thoáng nghe thấy giọng cái Hoa, bà bán tín bán nghi, bật điện rồi chống gậy đi vội ra sân. Trong ánh đèn chập choạng, bóng dáng mẹ con cái Hoa cùng con rể đi vào, mỗi lúc mỗi rõ hơn. Bà mỉm cười mà nước mắt lưng tròng, tự nhủ không biết là thật hay là mơ. Hoa chạy tới, ôm chầm lấy mẹ rồi khóc nức nở, những giọt nước mắt hạnh phúc trong suốt tựa pha lê rơi xuống, đọng trên ngực áo của hai người.
Vẫn không tin vào mắt mình, bà Huệ chất vấn:
- "Sao con bảo… Tết này con không về?"
Đôi bàn tay Hoa mân mê đôi tay thân thuộc của mẹ, miệng thủ thỉ:
- "Mỗi năm chỉ có một dịp Tết. Phải về với mẹ chứ!"
Nói rồi, Hoa cười khì, rúc đầu vào ngực mẹ như hồi nhỏ vẫn thường làm. Cu Tí cùng bố đi tới, nó nhanh nhảu gọi bà ngoại rồi sà vào lòng bà. Bà ôm chầm cu Tí, ngắm nghía thật kỹ khuôn mặt lẫn thân hình của đứa cháu ngoại cách biệt bao năm, vẻ mặt rạng rỡ hạnh phúc. Ngoài kia, trên cành mai già cỗi, một đóa mai không biết đã nhú lên từ lúc nào, khẽ e ấp nở sau tán lá xanh mướt. Thế là, Tết đã về bên hiên nhà bà Huệ…
Tiết trời năm nay lạnh hơn năm ngoái, mưa phùn cứ lất phất bay khiến lòng bà Huệ càng thêm cô quạnh. Những hạt mưa trắng xóa, lạnh lẽo đậu trên lá mai già rồi vô tình rơi tuột xuống như trêu ngươi lòng người. Vừa lúc, tiếng chuông điện thoại reo. Bà lấy từ trong túi ra chiếc điện thoại đen trắng đời cũ, đưa lên sát mặt rồi nheo mắt, cố đọc dòng chữ trên màn hình. Là cái Hoa - con gái bà. Như một đứa trẻ được cho kẹo, mắt bà sáng lên, hiện rõ vẻ vui mừng, phấn chấn. Sau một hồi nói chuyện, bà hỏi:
- Khi nào con về?
- Năm nay… e là… con không về được rồi mẹ ơi. Dịch dã khó khăn quá…
Đầu dây bên kia ngập ngừng, khiến bà cũng ngập ngừng theo:
- Thế à. Ừm… Ừm… Mẹ biết rồi…
Nhận được tin Tết năm nay con gái không về, niềm vui trên khuôn mặt bà chợt tắt. Nhưng để con không phải bận tâm, bà vẫn cố tỏ ra vui vẻ, không quên dặn dò con gái cẩn thận, giữ gìn sức khỏe. Khi cuộc điện kết thúc cũng là lúc, tiếng thở dài thườn thượt vang lên. Nỗi nhớ con, nhớ cháu dâng trào khiến mắt bà ngấn lệ lúc nào không hay. Hơn hai năm nay, từ ngày dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ, vợ chồng cái Hoa vẫn bám trụ lại Sài Gòn để kiếm sống, chưa một lần về thăm mẹ. Cu Tí vì thế cũng phải xa cách bà ngoại ngần ấy thời gian. Nhiều lúc khó khăn, hai vợ chồng cũng muốn khăn gói về quê, ăn tạm cái rau cái mắm đạm bạc qua ngày nhưng lại sợ làm lây lan dịch bệnh nên đành thôi. Những tưởng Tết năm nay, khi cả nước đang dần ổn định và chuẩn bị sống chung với dịch, cái Hoa sẽ đưa cháu về thăm bà nhưng đồng tiền khó kiếm, đường xá lại xa xôi tốn kém… Suốt mấy tháng nay, bà mong Tết như đứa trẻ con đợi mẹ đi chợ về cho quà nên khi hay tin con không về, lòng bà hụt hẫng vô cùng. Nhìn sang nhà hàng xóm, con cháu sum vầy cúng Tất Niên, bà không khỏi mủi lòng, hai hàng nước mắt nóng hổi cứ thế lăn dài trên má, rơi xuống ướt đẫm ngực áo cũ sờn bà vẫn thường mặc. Lại một năm nữa, bà không có Tết…
Mẹ già ngóng chờ tin con. Nguồn: Internet
Lom khom bước vào nhà, bà Huệ dừng lại trước bàn thờ bằng gỗ, nơi di ảnh của chồng rồi lặng lẽ thắp lên một nén nhang. Khuôn mặt ông phúc hậu như thể đang mỉm cười với bà, bà cứ thế đứng nhìn ông mà lòng trống vắng đến lạ thường. Ông bỏ bà đi cũng ngót nghét năm cái Tết. Bà trách ông vô tình, khiến bà phải cô đơn trong ngần ấy năm. Bà trách ông xây nhà cao cửa rộng để giờ đây, bà phải một mình trong một không gian quá lớn. Cô quạnh. Hẩm hiu. Bà nhớ chồng đến nỗi, muốn hội ngộ cùng ông ngay bây giờ nhưng ông chẳng chịu mang bà đi theo. Khói nhang bay lên, tỏa ra mùi hương trầm phảng phất giúp ngôi nhà trở nên ấm cúng hơn.
Bà khẽ kéo ghế rồi ngồi xuống, đôi tay mân mê, ngắm nhìn những bức ảnh cũ kỹ, nhuốm màu thời gian được chưng trên mặt bàn, dưới lớp kính dày trong suốt. Ánh mắt bà dừng lại, ngón tay di di trên một bức ảnh chụp chung lúc ông còn tại thế mà nước mắt rưng rưng. Trong ảnh, một người đàn ông gương mặt điềm đạm nhưng không kém phần nghiêm nghị đang bế trên tay một bé gái xinh xắn, bên cạnh là một người phụ nữ đang mỉm cười tươi rói. Trông họ thật hạnh phúc! Bé gái ấy chính là cái Hoa, là kết tinh của cuộc tình đẹp như mơ của ông bà. Hai người bén duyên vợ chồng hơn bốn mươi năm nhưng chậm có con nên chỉ có duy nhất cái Hoa. Dù cuộc sống lúc xưa nghèo khó, thiếu thốn trăm bề nhưng gia đình ông bà luôn yên ấm, không bao giờ có điều tiếng gì xảy ra. Bà Huệ luôn được ông yêu thương, che chở hết mực. Chính vì vậy, dù bây giờ hai người đã thuộc về hai thế giới khác nhau nhưng với bà, ông vẫn sống mãi trong lòng.
Đang miên man trong dòng hồi tưởng, bà Huệ giật mình khi có một bàn tay khẽ đặt nhẹ lên đôi vai gầy lộ rõ xương xóc của bà. Lạ thay! Bàn tay này sao quá đỗi thân thuộc đến thế? Bà khẽ quay đầu lại. Là ông! Ông đang mỉm cười âu yếm nhìn bà. Ánh mắt này. Khuôn mặt này. Đôi tay này. Không thể lẫn vào đâu được! Bà lụi cụi đứng dậy, khóe mắt bỗng cay xè, cổ họng như nghẹn lại chẳng thể nói rõ thành tiếng. Đôi tay nhăn nheo của bà run run đưa lên, chạm vào khuôn mặt rồi từ từ sờ ra sau tai, vuốt nhẹ mái tóc, sau đó di chuyển xuống đôi tay của ông. Là ông thật rồi! Bà như vỡ òa, ôm chầm lấy ông mà khóc lấy khóc để. Người đàn ông gối ấp tay kề bao năm. Người đàn ông bà luôn thương nhớ bấy lâu. Đây rồi! Bà hít hà cái mùi hương quen thuộc đã thiếu vắng bao năm nay, không ngừng trách cứ: “Sao ông bỏ tôi mà đi lâu vậy?”. Đáp lại lời bà, ông chỉ im lặng mỉm cười rồi quay lưng rời đi. Bà nắm chặt tay, cố níu ông lại nhưng không tài nào giữ được. Ông lạnh lùng gạt tay bà ra rồi cứ thế bước đi không một lời từ biệt. Bóng ông mờ dần, mờ dần rồi chìm vào bóng tối, để lại đôi tay bà chưng hửng giữa không trung. Bà khóc nghẹn không thành tiếng…
Tiếng chó sủa inh ỏi ngoài cổng khiến bà Huệ choàng tỉnh, kéo bà trở lại với thực tại cuộc sống. Trước mắt bà là bóng tối bao trùm, khiến bà đôi phần hụt hẫng. Từ bao giờ, khuôn mặt bà đã ướt đẫm nước mắt, vị mặn chua chát nơi cuống họng, trong tâm trí tràn ngập hình bóng của ông. Bà ngước mắt nhìn về phía bàn thờ. Trong ánh đèn mờ mờ tỏ tỏ phát ra từ hai chiếc đèn quả ớt màu đỏ, ông vẫn mỉm cười âu yếm nhìn bà. Lặng nhìn di ảnh ông mà lòng bà bỗng quặn thắt.
Bà chỉ mới gục đầu lên bàn và ngủ thiếp đi một lúc mà trời đã sập tối. Tiếng chó sủa mỗi lúc một dồn dập, lẫn vào đó là tiếng gọi í ới: “Mẹ ơi… Mẹ ơi… Con về rồi!”. Loáng thoáng nghe thấy giọng cái Hoa, bà bán tín bán nghi, bật điện rồi chống gậy đi vội ra sân. Trong ánh đèn chập choạng, bóng dáng mẹ con cái Hoa cùng con rể đi vào, mỗi lúc mỗi rõ hơn. Bà mỉm cười mà nước mắt lưng tròng, tự nhủ không biết là thật hay là mơ. Hoa chạy tới, ôm chầm lấy mẹ rồi khóc nức nở, những giọt nước mắt hạnh phúc trong suốt tựa pha lê rơi xuống, đọng trên ngực áo của hai người.
Vẫn không tin vào mắt mình, bà Huệ chất vấn:
- "Sao con bảo… Tết này con không về?"
Đôi bàn tay Hoa mân mê đôi tay thân thuộc của mẹ, miệng thủ thỉ:
- "Mỗi năm chỉ có một dịp Tết. Phải về với mẹ chứ!"
Nói rồi, Hoa cười khì, rúc đầu vào ngực mẹ như hồi nhỏ vẫn thường làm. Cu Tí cùng bố đi tới, nó nhanh nhảu gọi bà ngoại rồi sà vào lòng bà. Bà ôm chầm cu Tí, ngắm nghía thật kỹ khuôn mặt lẫn thân hình của đứa cháu ngoại cách biệt bao năm, vẻ mặt rạng rỡ hạnh phúc. Ngoài kia, trên cành mai già cỗi, một đóa mai không biết đã nhú lên từ lúc nào, khẽ e ấp nở sau tán lá xanh mướt. Thế là, Tết đã về bên hiên nhà bà Huệ…
- Từ khóa
- cuộc hội ngộ bất ngờ