Đặc điểm văn học giai đoạn 45 - 75

Đặc điểm văn học giai đoạn 45 - 75

Phong Cầm
Phong Cầm
  • Thạc sĩ lang thang ^^ 33 đến từ Nam Định
Văn học Việt Nam từ 1945 tới 1975 có những đặc điểm gắn liền với thời đại, cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, hướng về đại chúng thể hiện những nỗi niềm của nhân dân, ca ngợi những người anh hùng dân tộc, và mang đậm tính sử thi, cảm hứng lãng mạn.

1. Văn học gắn liền với chiến đấu của dân tộc

Đây là một đặc điểm nói nên bản chất của văn học Việt Nam giai đoạn 45 -75.

Nhấn mạnh: văn học phát triển trong hoàn cảnh không thuận lợi (chiến tranh kéo dài với 2 cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ). Đây cũng là giai đoạn lịch sử khi mà cả đất nước đều cùng dồn hết sức lực trí tuệ vào công cuộc đấu tranh chung của đất nước.

-> Văn học cũng phải trở thành vũ khí chiến đấu, các nhà văn nhà thơ trở thành chiến sĩ trên mặt trận văn hoá. Như lời Bác Hồ từng nói: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận đó”.

-> Ở giai đoạn này, văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung đều tập chung cho sự nghiệp đấu tranh CM, đây là chủ đề lớn của văn học nghệ thuật giai đoạn này.

2. Nền văn học hướng về đại chúng

- Phục vụ kịp thời cho sự nghiệp cổ vũ đấu tranh CM, cho nên văn học giai đoạn này tập trung hướng về tầng lớp công – nông binh, hướng về quần chúng nhân dân (đối tượng phục vụ chính của văn học thời kỳ này).

- Lực lượng sáng tác: nhiều nhà văn xuất thân từ tầng lớp công nông binh, từ quần chúng nhân dân.
VD: Có những người xuất thân từ nông dân như Hoàng Trung Thông, Trần Hữu Thung; có những người xuất thân từ bộ đội: Nguyễn Khải, Hồ Phương,..

- Do mang tính chất đặc thù về lực lượng sáng tác và đối tượng phục vụ như vậy, nên các tác phẩm phải được viết sao cho dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người.
-> Đây là điểm mạnh nhưng cũng là hạn chế của văn học giai đoạn này.

3. Văn học mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn (nhấn mạnh)

Đây là một đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm mỹ của văn học Việt Nam những năm 45-75. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã đáp ứng được yêu cầu phản ánh được hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển CM của văn học giai đoạn này.

3.1. Giải thích khái niệm:

+ Khuynh hướng sử thi

Trong tác phẩm văn học, các nhà văn thường phản ánh các sự kiện lịch sử lớn liên quan đến vận mệnh sống còn của cả một cộng đồng, dân tộc.

-> Vậy nên trong tác phẩm của văn học Việt Nam giai đoạn này, các nhà văn rất ít khi đi vào khai thác sâu về đời sống tình cảm riêng tư cá nhân, mà thường nhấn mạnh, đề cao con người công dân, con người cộng đồng.

VD: Trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Công Thành đề cập đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, khi cả dân tộc đang đối diện với thử thách lịch sử. Thông qua câu chuyện kể ở một buôn làng nhưng thực chất tác giả đã phản ánh một vấn đề lớn của dân tộc.

Nhân vật trong TP văn học thường là những con người lý tưởng, hội tụ và kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả một cộng đồng dân tộc. Nhân vật trong tác phẩm không còn là con người cá nhân nữa.

VD: Nhân vật T Nú, cụ Mết là đại diện cho cả một cộng đồng dân tộc Tây Nguyên, chứ không chỉ là một con người cụ thể. Hay nhân vật Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng là đại diện cho thế hệ thanh niên thời kỳ này. Và ở những nhân vật này đều nổi lên những phẩm chất cao đẹp.

Lời văn trong TP văn học thời kỳ này là lời văn đẹp, trang trọng, hào hùng, mang đậm tính cổ vũ, ca ngợi, động viên.

Khác so với văn học từ năm 86 – nay là ngôn ngữ đời thường, có xuất hiện cả những ngôn ngữ thông tục.

+ Cảm hứng lãng mạn:
Đề cao chủ nghĩa trong CM.

Thể hiện niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai, vào chiến thắng của dân tộc.

-> Ngay trong gian khổ, khó khăn vẫn lạc quan, tin tưởng vào tương lai. Vậy nên mới có những câu thơ đầy hào hùng như:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai


3. 2. Thành tựu nổi bật
- Văn học thời kỳ này tập trung động viên, cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta, làm tròn nhiệm vụ vẻ vang đối với dân tộc đó là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Thể hiện chân thực, sinh động con người Việt Nam trong chiến đấu và xây dựng đất nước với những phẩm chất cao đẹp ngời sáng.

VD: Nhân vật trong chiến đấu: T Nú, cụ Mết (Rừng xà nu), Việt Chiến (Những đứa con trong gia đình), Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng), Lữ (Dấu chân người lính), chị Sứ (Hòn đất)
Trong xây dựng CNXH: Lặng lẽ Sa Pa, Tầm nhìn xa, Người lái đò sông Đà (hình ảnh người lao động bình thường -> chân dung của những người lao động mới)

- Tiếp nối và phát huy những truyền thống tu tưởng lớn của dân tộc: truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo.

3.3. Nghệ thuật

- Phát triển mạnh mẽ, phong phú, đa dạng.

+ Đây là thời kỳ xuất hiện nhiều bộ tiểu thuyết lớn như Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi, Cửa biển (4 tập) của Nguyên Hồng, Vùng trời (3 tập) của Vũ Mai.
+ Xuất hiện nhiều trường ca: Bài ca chim chơ-rao của Thu Bồn, Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Những người đi tới biển của Thanh Thảo,…

- Nhiều cách tân đổi mới về nhân vật, kết cấu,…

3.4. Hạn chế
- Về thể hiện cuộc sống của con người vẫn còn đơn giản, công thức, sơ lược.
- Đề cao tính lý tưởng, lãng mạn và có phần xem nhẹ tính hiện thực.
- Nhấn mạnh, đề cao con người công dân, XH mà ít chú trọng đến con người cá nhân.
- Yêu cầu về phẩm chất nghệ thuật đôi khi bị hạ thấp.
- Cá tính sáng tạo của nhà văn chưa được đề cao.

Xem thêm: Khái quảt văn học Việt Nam từ Cách mạng 1945 đến hết thế kỉ XX
 
Từ khóa
cảm hứng lãng mạn khái quát văn học việt nam 45 - 75 khuynh hướng sử thi nền văn học hướng về đai chúng
2K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top