Đại sứ văn hóa đọc 2024-2025

Đại sứ văn hóa đọc 2024-2025

screenshot3-16155203314101786258456.jpg

Câu 1: Tác phẩm nào đã truyền cảm hứng, nâng cao nhận thức hướng anh (chị) tới lối sống tích cực, trách nhiệm với xã hội, khơi dậy ý chí, khát vọng cống hiến, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

Trong một số nhà thơ, nhà văn Việt Nam viết về đề tài chiến tranh nhằm ca ngợi tinh thần yêu nước, vì đất nước quên mình, bảo vệ nền độc lập của tổ quốc. Tôi thích nhất là nhà thơ, nhà văn, vị lãnh tụ vĩ đạt của Việt Nam Nguyễn Sinh Cung (Hồ Chí Minh) với tác phẩm “Nhật ký trong tù” được sáng tác vào những năm 1940. Dù tôi vẫn chưa có cơ hội để đọc trực tiếp trong sách nhưng tôi được đọc tác phẩm qua trang web hochiminh.vn, từ đó tôi mới ngộ ra được vẻ đẹp và ý nghĩa sâu xa ẩn trong tác phẩm.

Khi tìm hiểu sâu vào cuộc sống của Bác khi ở tù tôi được biết tâm tư và suy nghĩ của Bác qua 4 câu thơ trích trong tác phẩm : “Thân thể ở trong lao,/Tinh thần ở ngoài lao;/Muốn nên sự nghiệp lớn,/Tinh thần càng phải cao.

Với tình yêu quê hương, đất nước, niềm khao khát độc lập, tự do cho tổ quốc, cùng với đó là tình cảm đặc biệt của Bác với văn học Việt Nam người đã dẫn dắt độc giả chìm đắm vào chính tác phẩm của mình một cách đầy nghệ thuật qua những con chữ đầy thắm thía. Người đọc dù không trong tình cảnh ngặt nghèo của Bác nhưng vẫn cảm nhận được sự lạc quan, mong ước độc lập cho đất nước, chứ không có thái độ tuyệt vọng, sợ cái chết.

Đặt biệt, tác phẩm đã phần nào tái hiện lại các hoạt động của người trong tù, từ ngồi bên cửa sổ để nghe tiếng sáo não nề như nhớ gia đình trong bài thơ “Người bạn tù thổi sáo”; Bác ngắm trăng vào đêm không ngủ được vì lo cho đất nước qua “ Vọng Nguyệt”; hay sự cô đơn của Bác Hồ vào đêm tết trung thu khi ở tù trong “ Trung thu”;… Vị lãnh tụ ấy đã sáng tác ra những bài thơ mang đầy tâm tư và nỗi nhớ đưa người đọc từ bất ngờ này sang ngạc nhiên khác tất cả chỉ được thể hiện qua nét bút tài tình của Bác Hồ.

Với cách sử dụng từ ngữ sinh động, thông qua bàn tay chạm khắc đầy tài hoa của người nghệ sĩ mang tên Hồ Chí Minh tác phẩm mang tư tưởng lớn luôn được truyền đi với hình thức nghệ thuật độc đáo. Điều này tạo nên sự bất tử cho tác phẩm “ Nhật ký trong tù” với lớp bụi của thời gian, mặc dù đến nay tác phẩm đã trôi qua hơn 80 năm nhưng tiếng vang của nó vẫn còn là sự hứng thú mỗi khi nhắc đến.

Từng trang sách, từng dòng chữ đều là một cuộc phiêu lưu tinh thần, là hành trình đi tìm đường cứu nước đầy gian nan của Bác và sự kiện không may Bác bị bắt vào tù, từ những cảm xúc sâu thẳm được gói gọn trong hơn 130 bài thơ bằng tiếng Hán. Điều đặc biệt là trong cuốn sách, Hồ Chí Minh đã vẽ nên một tấm bức tranh chân thực về cuộc sống diễn ra trong tù ở Quảng Tây suốt 1 năm 1 tháng, phần nào giúp độc giả cảm nhận được tâm tư tình cảm của Bác một lòng hướng về quê hương, Tổ quốc Việt Nam.

Tác phẩm "Nhật ký trong tù" không chỉ là một cuốn sách, mà còn là một nguồn cảm hứng vô tận, là một ngọn lửa tinh thần, là một điểm tựa vững chắc cho tâm hồn mỗi người dân Việt Nam. Từ những bài thơ trong tác phẩm, chúng ta học được rằng, cần nâng cao nhận thức hướng tới lối sống tích cực, trách nhiệm với xã hội, khơi dậy ý chí, khát vọng cống hiến, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

Câu 2: Anh (chị) viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách trong các đối tượng: người dân ở khu vực biên giới, hải đảo; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật chữ in,... (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được. Khuyến khích những sáng kiến đã được áp dụng trong thực tiễn và có minh chứng).

Nhà biên kịch George Raymond Richard Martin người Mỹ có câu nói: “Một người hay đọc sách sống hàng ngàn cuộc đời khác nhau. Một người không bao giờ đọc sách chỉ sống một cuộc đời”. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, đặc biệt là đối với những người dân ở khu vực khó khăn, dân tộc thiểu số, người khuyết tật về thị lực,… Tôi muốn nêu lên sáng kiến chúng ta có thể phát triển loại hình đọc sách bằng âm thanh (sách nói). Sáng kiến này nhằm tận dụng tuyệt đối sự tân tiến của ứng dụng truyền thông thời 4.0, cụ thể ở đây là điện thoại, radio,… để giúp đưa nội dung của sách đến các đối tượng: người dân ở khu vực biên giới, hải đảo; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật chữ in... ở khắp mọi nơi.

Mục tiêu tôi muốn hướng đến là nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận tri thức cho người dân thông qua sách. Sách được truyền đạt thông qua giọng nói của con người giúp việc nghe có cảm xúc, dễ nhớ, thú vị và thư giãn hơn. Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, đặc biệt là những đối tượng khó khăn ở các vùng sâu vùng xa, hoặc người có vấn đề về mắt,... Góp phần nâng cao nhận thức và bồi dưỡng tâm hồn cho người nghe sách. Ngoài ra, còn là xóa bỏ rào cản về địa lý, điều kiện kinh tế và khả năng tiếp cận sách của mỗi người dân.

Về đối tượng được hưởng lợi chủ yếu là người dân ở khu vực biên giới, hải đảo; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Người dân tộc thiểu số trên cả nước. Người cao tuổi có các bệnh lý về mắt,... Người khuyết tật chữ in. Hơn nữa, là những người thích đọc sách nhưng không có thời gian.

Nội dung công việc thực hiện chủ yếu là sản xuất và phát sóng các chương trình radio về sách (Đọc sách, giới thiệu tóm tắt nội dung, phân tích tác phẩm,…) bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu; Chia sẻ về cảm nhận, đánh giá về sách đang được yêu thích trên thị trường; Tạo dựng kho sách nói online để người nghe có thể truy cập và nghe sách mọi lúc mọi nơi, được biết đến nhiều nhất như sách nói trên ứng dụng nghe nhạc spotify, youtube,…; Tích cực đào tạo đội ngũ nhân lực tuyển chọn và đào tạo đội ngũ MC, biên tập viên, kỹ thuật viên có chuyên môn và tâm huyết, có giọng nói tốt, truyền cảm để thu hút nghe sách nói ở mọi người nhất là người lớn tuổi…; Ngoài ra, chúng ta có thể đề nghị phát sóng chương trình qua các kênh, hợp tác với các đài phát thanh địa phương để phát sóng chương trình trên sóng radio dành cho người dân ở vùng sâu vùng xa vẫn chưa tiếp cận được với điện thoại thông minh.

Kết quả đạt được có thể dự kiến như sau: Góp phần tăng tỷ lệ người dân tiếp cận và hình thành thói quen đọc sách trong khu vực sinh sống. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đọc sách trong cộng đồng. Đa dạng hóa hình thức tiếp cận sách, phù hợp với nhu cầu và điều kiện sinh hoạt của từng đối tượng người dân. Mặt khác, giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận tri thức giữa các vùng miền, khu vực cư trú. Tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh, khuyến khích học tập và phát triển cộng đồng.

Sách kiến phát triển “sách nói” của tôi đã và đang được áp dụng, ưa chuộng ở một số tỉnh thành trên cả nước có thể kể đến như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ,… Gặt hái được hiệu quả nhất định, mang kết quả rất tích cực. Ví dụ như: Chương trình poscast “Kho Sách Nói” trên ứng dụng nghe nhạc spotify rất được yêu thích và được đánh giá 5 sao, với hơn 20 tác phẩm được chia thành nhiều phần. Tiêu biểu như tác phẩm “ Tâm Lý Bầy Đàn”, “Tiền không phải là vấn đề”, “ Trên cả sự hạnh phúc”, “Dám nghĩ dám làm”, “Tư duy thông minh”,…; Hay là dự án “sách nói” về các tác phẩm truyện của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được đông đảo thính giả yêu thích đọc sách đón nhận nồng nhiệt. Chương trình “sách nói” đã cho chúng ta hóa thân vào hai nhân vật Ngạn và Hà Lan ở làng Đo Đo với khoảng thời gian tuổi thơ đầy tươi đẹp, cùng lớn lên rồi trưởng thành và kết thúc với sự luyến tiếc nhớ lại những mảng kí ức đầy hoài niệm ấy. Ngoài ra còn có ứng dụng “sách nói” Voidz FM với những tác phẩm được yêu thích ở mọi thể loại từ đời sống xã hội, kỹ năng sống, văn học Việt Nam, nước ngoài,…

Tiểu thuyết gia nổi tiếng người Canada ông Robertson Davies đã từng nói: “Một cuốn sách hay thực sự hay nên đọc trong tuổi trẻ, rồi đọc lại khi đã trưởng thành, và một nửa lúc tuổi già, giống như một tòa nhà đẹp nên được chiêm ngưỡng trong ánh bình minh, nắng trưa và ánh trăng”. Vì thế “Sách Nói” là một sáng kiến thiết thực và hiệu quả để phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng, đặc biệt là những đối tượng khó khăn trên cả Việt Nam. Đối với tôi, sáng kiến này cần được nhân rộng và hỗ trợ để mang lại lợi ích cho nhiều người hơn nữa.

--------------------------------------------------------------
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, các bạn có thể thay bằng lời văn của mình nha. Chúc các bạn học tốt :3
 
Từ khóa Từ khóa
ngữ văn 9 van 10 van 11
124
2
2
Trả lời
Anh (chị) viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách trong các đối tượng: người dân ở khu vực biên giới, hải đảo; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật chữ in,...
Với đề này mà đưa ra sáng kiến làm sách nói thì không khả thi lắm. Mà còn trên cả nền tảng phải trả tiền nữa thì càng khó hơn.

Mình e sáng kiến này đã áp dụng sai ngay từ đầu rồi.
 

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.