Hỏi Đáp Đọc hiểu bài thơ Nhớ thầy - Trương Đức Thọ

Hỏi Đáp Đọc hiểu bài thơ Nhớ thầy - Trương Đức Thọ

Phong Cầm
Phong Cầm
  • Thạc sĩ lang thang ^^ 33 đến từ Nam Định
Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá về chủ đề và một số đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ "nhớ thầy" (Trương Đức Thọ) trong phần đọc hiểu.

Mái trường ấp ủ yêu thương
Thước phim kỉ niệm vấn vương không rời
Tim tràn cảm xúc đầy vơi
Lòng xin khắc mãi một thời khó phai
Lặng nhìn bụi phấn trên vai
Nhớ hình bóng cũ vững tay lái đò
Người thầy tận tụy chăm lo

Mệt công mỏi sức giúp trò lớn khôn

(Trương Đức Thọ - Trường THPT Chuyên Nguyễn Bình Khiêm, Tập san 40 năm kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 – 20/11/2022 của Sở GD-ĐT Vĩnh Long trang 47)

[Đây là câu hỏi từ member gửi tới ad, lẽ ra mình sẽ yêu cầu các bạn tự lập chuyên đề hỏi đáp mình mới trả lời, nhưng mình sẽ giúp bạn lần này vì bạn đó không muốn lộ diện]
Nhớ thầy.jpg

Gợi ý trả lời:

I. Phần đọc hiểu

1. chủ thể trữ tình ẩn danh
2. thể thơ lục bát
3. Biện pháp tu từ sử dụng trong câu thơ "Nhớ hình bóng cũ vững tay lái đò" là Hoán dụ
4. Hiệu quả của biện pháp tu từ sử dụng trong dòng thơ "Nhớ hình bóng cũ vững tay lái đò":
Trong các tác phẩm văn học, ca dao, thơ thường sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Biện pháp tu từ ẩn dụ có tác dụng giúp tăng sức biểu cảm cho câu văn/câu thơ. Ẩn dụ giàu hình ảnh và có tính hàm súc cao giúp người đọc người nghe hấp dẫn và bị lôi cuốn.
Giúp cho câu văn, câu thơ có thêm sức biểu cảm
Giúp câu văn, câu thơ trở nên ngắn gọn hàm súc hơn nhưng lại giàu hình ảnh hơn
Khiến cho cách diễn đạt lôi cuốn người đọc/người nghe hơn.
Sự tương tự giữa hình ảnh người thầy với người lái đò ở chỗ:
Người lái đò: Muốn sang bờ sông thì chắc chắn phải có những người lái đò chở qua, nếu không sẽ chẳng qua được, tương tự: Muốn có sự hiểu biết thì phải có thầy cô qua những bài giảng, tiết học giúp cho học sinh có thêm kiến thức, mở ra cho các em một tương lai sáng ngời.
Họ đều có vai trò quan trọng không thể thiếu trên con đường mà chúng ta đi. Nếu không có người lái đò, chúng ta không thể thuận lợi qua bờ sông bên kia theo đúng lộ trình, thời gian. Không có người thầy thì con đường học vấn, tiếp thu tri thức của chúng ta sẽ ngắt quãng, hoặc cần rất nhiều thời gian, có lẽ là cẩ đời để lấp đi sự thiếu hụt tri thức ấy.

6. Nhận xét thái độ, tình cảm của tác giả đối với người thầy trong bài thơ trên:
Chủ thể trữ tình nhớ thương, biết ơn và cả thương cho những vất vả thầy đã bỏ ra. Tác giả luôn khắc ghi những khoảnh khắc về kỉ niệm khi ngồi trên ghế nhà trường, về những khó nhọc mà người thầy đã bỏ ra để giúp cho học sinh được tiếp thu tri thức, đi đúng con đường học vấn làm người.

II. Phần viết:​

(Bài thơ này là bài thơ viết về tình cảm về thầy cô mái trường, rất dễ dàng và quen thuộc với mỗi học sinh để có thể cảm nhận và viết ra phần viết của mình. Tuy nhiên, cá nhân tôi thấy bài thơ này không đặc sắc về hình ảnh, nghệ thuật lẫn nội dung, trắng ra là không có gì để nghiền ngẫm, tạo cảm xúc vì tứ thơ, ngôn từ, lối viết đã quá cũ, bản thân tôi rất khó để có thể viết hay cho được, tôi sẽ nêu ra những ý chính của nghệ thuật và phần cảm xúc các bạn học sinh tự viết phần này. Tôi cũng khuyến nghị các thầy cô giáo muốn các em học sinh yêu văn hơn cũng nên tìm và tạo đề thử thách hợp với sở thích của các em hơn).
***
Tuổi học trò chính là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời mỗi người. Ở đó, chúng ta đã có một thời gắn bó với thầy cô, bè bạn cùng bao kỷ niệm chẳng thể phai mờ. Và chắc hẳn mái trường chính là nơi chứng kiến những cảm xúc vui buồn của thời mực tím. Ngôi trường gần gũi, thầy cô thân yêu- người đã chắp cánh cho những ước mơ của bao lứa học sinh đã trở thành một chủ đề vô cùng quen thuộc trong thơ ca, trong đó có bài "Nhớ thầy" của thầy Trương Đức Thọ:
Mái trường ấp ủ yêu thương
Thước phim kỉ niệm vấn vương không rời
Tim tràn cảm xúc đầy vơi
Lòng xin khắc mãi một thời khó phai
Lặng nhìn bụi phấn trên vai
Nhớ hình bóng cũ vững tay lái đò
Người thầy tận tụy chăm lo

Mệt công mỏi sức giúp trò lớn khôn
- Với chủ thể trữ tình được giấu đi, những hình ảnh và tình cảm trực tiếp được đẩy lên một cách rõ ràng, đậm nét hơn: Mái trường; thước phim kỉ niệm; Tim; Lặng; Nhớ; Người thầy. Chỉ cần những từ ngữ này đã tạo cho người đọc trường nghĩa về cái cần bày tỏ.
- Đề tài, Thể thơ lục bát quen thuộc, dễ đọc dễ nhớ với mỗi thế hệ học sinh, dễ để truyền đi những câu thơ trong trí nhớ học trò.
- "Lặng nhìn" : chỉ 2 từ thôi cũng diễn tả được đầy đủ và sống động hình ảnh chủ thể trữ tình âm thầm hướng ánh mắt quan sát người thầy của mình để rồi nhận ra những hạt bụi phấn vương trên vai - tượng trưng cho nghề giáo cũng là tượng trưng cho những vất vả âm thầm mà thầy chưa từng than vãn, để nay chính người học trò nhận ra và thấy một cảm xúc đè nén dâng lên trong tim: có lẽ là xót xa, thương cảm.
- "Tràn", "khắc": những động từ mạnh mẽ, thể hiện sự khẳng định về tình cảm, ghi nhận tình cảm một cách mãnh liệt.
- Biện pháp tu từ hoán dụ: "vững tay lái đò", không ngại nhọc nhằn, không ngại vất vả để hoàn thành sứ mệnh của nghề giáo một cách "vững vàng", đưa bao lớp học trò đến bến bờ tri thức - nơi mà các em đã có thêm hành trang sống đầy đủ hơn. Đó không chỉ là chốc lát tính bằng phút mà cả một chặng đường dài của tiếp xúc, gần gũi, nâng bước ước mơ, học thức....
=> Kết luận: Bài thơ với là lời nói từ trái tim, tượng trưng cho trài tim, lời tâm sự của bao thế hệ học trò muốn gửi gắm. Dù không chứa một lời cảm ơn/ xin lỗi nhưng những biến đổi trong tình cảm, sự xúc động khi gặp lại trường xưa, thầy cũ đã đủ nói hết những tình cảm mà tác giả muốn nói....
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
bài thơ nhớ thầy chủ thể trữ tình nhớ hình bóng cũ vững tay lái đò trường thpt chuyên nguyễn bình khiêm trương đức thọ
4K
3
2

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top