Chia Sẻ Đổi mới cách học văn, chấm dứt văn mẫu

Chia Sẻ Đổi mới cách học văn, chấm dứt văn mẫu

Vanhoctre
Vanhoctre
  • Thành viên BQT
  • Văn Học Trẻ đến từ Việt Nam
Để tiếp tục khắc phục tình trạng dạy học nặng về thuyết giảng, đọc chép và thuộc lòng theo văn mẫu, đây là những yêu cầu về đổi mới cách dạy và cách học môn Ngữ văn từ Bộ GD-ĐT.

FB_IMG_1658492649843.jpg


Cụ thể, ngày 21/7, Bộ GD-ĐT ban hành Công văn về việc hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông.

Theo đó, tăng cường hơn nữa việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập môn Ngữ văn; dành nhiều thời gian cho các hoạt động thực hành, vận dụng, trình bày, thảo luận để rèn luyện kĩ năng đọc, viết, nói, nghe và cảm thụ thẩm mĩ theo yêu cầu, mức độ với từng lớp học, cấp học.

Bộ GD-ĐT cũng đưa yêu cầu xây dựng kế hoạch bài dạy và tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo hướng tăng cường rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc, viết, nói và nghe; thực hành, trải nghiệm tiếp nhận và vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học thông qua các hoạt động học ở trong và ngoài lớp học.

Đối với dạy đọc, xác định rõ mục đích giúp học sinh biết cách đọc và tự đọc hiểu được văn bản; thông qua đó hình thành phẩm chất, nhân cách học sinh. Coi ngữ liệu là phương tiện và việc tìm hiêu ngữ liệu là cách thức để hình thành, phát triển năng lực đọc hiểu văn bản.

Bên cạnh việc giúp học sinh hiểu được nội dung và hình thức của văn bản, cần chú ý trang bị cho học sinh công cụ, cách thức để đọc hiểu các văn bản cùng thể loại hoặc loại hình với văn bản được học.

Giáo viên có thể đưa ra những gợi ý, chỉ dẫn để giúp học sinh đọc nhưng không lấy việc phân tích, bình giảng của mình đế áp đặt hay thay thế cho những suy nghĩ của học sinh; tránh đọc chép và yêu cầu học sinh ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Gắn dạy đọc với các hoạt động dạy viết, nói, nghe, thực hành tiếng Việt và các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phù hợp với từng lóp học, cấp học.

Đối với dạy viết, chú trọng yêu cầu học sinh hình thành ý tưởng, biết cách trình bày ý tưởng một cách mạch lạc, sáng tạo, có sức thuyết phục để qua đó rèn luyện tư duy và cách viết các kiểu văn bản.

Tập trung vào yêu cầu hướng dẫn học sinh thực hiện các bước tạo lập văn bản. Ở mỗi bước, giáo viên có thể sử dụng, khai thác ngữ liệu minh họa một cách hợp lý giúp học sinh hiểu được đặc điểm hình thức, ngôn ngữ, phương thức biểu đạt của từng kiểu văn bản; từ đó, giúp học sinh hình thành kĩ năng viết của mình.

Đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn

Việc đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn, Bộ GD-ĐT yêu cầu cần đảm bảo nguyên tắc phát huy được những mặt tích cực của cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic của học sinh.

Việc đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn, Bộ GD-ĐT yêu cầu cần đảm bảo nguyên tắc phát huy được những mặt tích cực của cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic của học sinh.

Tập trung thiết kế và sử dụng các câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng đọc, viết, nói, nghe vào bối cảnh và ngữ liệu mới; tạo cơ hội để học sinh khám phá những tri thức mới, đề xuất ý tưởng và tạo ra sản phẩm mới; gợi mở những liên tưởng, tưởng tượng, huy động được vốn sống vào quá trình đọc, viết, nói, nghe.

Trong đánh giá kết quả học tập cuối học kì, cuối năm học, cuối cấp học, tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.

Khuyến khích việc xây dựng và sử dụng các đề mở trong kiểm tra, đánh giá để phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của học sinh. Khi nhận xét, đánh giá các sản phẩm của học sinh, cần tôn trọng và khuyến khích cách nghĩ, cảm riêng của học sinh trên nguyên tắc không vi phạm những chuẩn mực đạo đức, văn hóa và pháp luật.

Theo báo VTV News.
FB_IMG_1658492649843.jpg
 
600
2
6

Aphrodi

Thành Viên
7/6/22
26
64
13,000
18
Xu
232,433
sợ quá:khoc:
 

Vanhoctre

Văn Học Trẻ
Thành viên BQT
19/8/19
803
679
362,999
Việt Nam
vanhoctre.com
Xu
1,330,599
AphrodiKhông có gì đáng ngại lắm. Cứ tự tin 3 yếu tố sau thì đề nào cũng xơi dễ dàng:
- Kiến thức
- Kỹ năng viết
- Cảm thụ văn học

Kiến thức thì phải học thuộc, từ tác giả, hoàn cảnh sáng tác, ...vv
Kỹ năng viết là việc viết nhiều. Kể cả chép lại để tay quen với tư duy.
Cảm thụ văn học thì cốt yếu ở việc cá nhân có những suy nghĩ, cảm nhận độc lập. Phải mạnh dạn nêu suy nghĩ của bản thân trước đám đông.

Và Diễn đàn văn học mạng như VHT này vô cùng thích hợp để rèn luyện, học văn. Ở đây có đầy đủ tất cả.
 
  • Love
Reactions: Aphrodi

Văn Học

Viết cùng VHT
19/8/19
105
29
17,984
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
859,755
Đợi đề thi minh họa từ Bộ thôi.

Nhưng theo mình, để không sa vào học văn mẫu thì học sinh cần tư duy nhiều. Luyện viết nhiều. Và những sân chơi cộng đồng như Diễn đàn Văn học trẻ rất thích hợp.

Mình thấy ở VHT, mọi người tự do viết, bình luận. Chính các hành động này giúp cho ngòi bút tự tin và tăng khả năng tư duy, cảm nhận văn học hơn.

BQT rất tuyệt vời.
 

Dương Minh Ánh Mai

Thành Viên
6/7/22
31
44
18,000
19
Xu
1,608
Vậy là cả câu 3 nlvh c x ko có ạ?
 
  • Like
Reactions: Văn Học

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top