Hướng dẫn Giải Tiếng Việt 2 tuần 12 Cha mẹ chi tiết nhất

Hướng dẫn Giải Tiếng Việt 2 tuần 12 Cha mẹ chi tiết nhất

Giải Tiếng Việt lớp 2 tuần 12 chi tiết nhất. Chứa đầy đủ các phần, có lời giải dễ hiểu đối với học sinh và giúp cho Phụ huynh sát sao chương trình học trên lớp cũng như việc kèm thêm bài tập về nhà của con dễ hơn

Tuần 12. Cha mẹ


Bài đọc

4180

Sự tích cây vú sữa

1.
Ngày xưa, có một cậu bé ham chơi. Một lần bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong.

2. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà.

Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh rồi chính. Một quả rơi vào lòng cậu. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé òa khóc. Cây xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về.

3. Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu bé, ai cũng thích. Họ đem hạt gieo trồng ở khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa.

Theo NGỌC CHÂU

- Vùng vằng : tỏ ý giận dỗi, cáu kỉnh.

- La cà : ghé qua chỗ này, dừng ở chỗ khác để chơi.

Nội dung bài : Tình yêu thương sâu nặng củe mẹ dành cho con.

Câu 1 (trang 97 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi ?

Em hãy đọc đoạn 1 của truyện.

Trả lời:

Vì ham chơi, cậu bé bị mẹ mắng nên đã bỏ nhà ra đi.

Câu 2 (trang 97 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Trở về nhà không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì ?

Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.

Trả lời:

Trở về nhà không thấy mẹ, cậu bé khàn tiếng gọi rồi ôm lấy một cây xanh trong nhà mà khóc.

Câu 3 (trang 97 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Những quả lạ xuất hiện trên cây như thế nào ?

Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.

Trả lời:

Những quả lạ xuất hiện trên cây rất nhanh : Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín.

Câu 4 (trang 97 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ ?

Em hãy đọc đoạn 2 và chú ý các bộ phân của cây gợi lên hình ảnh người mẹ.

Trả lời:

Những nét ở cây gợi lên hình ảnh mẹ: Lá một mặt xanh bóng, một mặt đỏ hoa như mắt mẹ khóc chờ con, cây xòa cành ôm cậu như tay mẹ âu yếm, vỗ về.

Câu 5 (trang 97 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Theo em, nếu được gặp lại mẹ, cậu bé sẽ nói gì ?

Nếu được gặp lại mẹ, chắc chắn cậu bé sẽ ôm chầm lấy mẹ và nói:

- Con xin lỗi mẹ. Mẹ hãy tha thứ cho con mẹ nhé !

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Câu 1 (trang 97 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Kể lại 1 đoạn câu chuyện Sự tích cây vú sữa bằng lời của em.

Trả lời:

Em kể 1 đoạn và thể hiện tình cảm, thái độ của mình với nhân vật.

Ví dụ kể lại đoạn 1: Ngày xưa, có một cậu bé ham chơi, nghịch ngợm. Trong một lần bị me mắng, cậu dỗi mẹ, bỏ nhà đi. Mẹ cậu buồn bã, ở nhà ngóng trông con mãi nhưng chẳng thấy cậu về.

Câu 2 (trang 97 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Kể lại phần chính của câu chuyện, dựa theo từng ý tóm tắt :

Em xem phần gợi ý, kết hợp với nội dung truyện đã đọc và kể lại phần chính.

Trả lời:

a) Cậu bé trở về nhà.

Một hôm, vừa đói rét lại bị đám trẻ lớn hơn đánh, nhớ mẹ, cậu bé trở về nhà.

b) Không thấy mẹ, cậu bé ôm lấy một cây xanh mà khóc.

Về nhà, cảnh vật vẫn như xưa. Cậu bé gọi khản cổ nhưng không thấy mẹ đâu, cậu bé ôm lấy một cây xanh mà khóc.

c) Từ trên cây, quả lạ xuất hiện và rơi vào lòng cậu.

Cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi xuống lòng cậu bé. Cậu vừa đưa lên miệng đã chảy một dòng sữa, thơm ngọt như sữa mẹ.

d) Cậu bé nhìn cây, ngỡ như được thấy mẹ.

Tán cây xanh mát. Lá cây một mặt đỏ hoe như màu mắt mẹ khóc chờ con. Bỗng cậu bé òa khóc, cây xòe cành ôm cậu như tay mẹ vỗ về âu yếm.

Câu 3 (trang 97 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Em mong muốn câu chuyện kết thúc như thế nào ? Hãy kể lại đoạn cuối câu chuyện theo ý đó.

Dựa vào trí tưởng tượng của mình, em hãy nghĩ một kết chuyện khác.

Trả lời:

Cậu bé ôm lấy cây xanh và òa khóc, cậu luôn miệng nói lời xin lỗi mẹ, cầu mong mẹ tha thứ cho sự bướng bỉnh của mình. Cây xanh ôm chặt lấy cậu, từ thân cây toát ra hơi ấm và tiếp đập của trái tim người mẹ. Bỗng chốc, cây xanh biến thành người mẹ hiền, xoa đầu cậu và cảm động nói:

- Từ nay, con nhớ phải vâng lời mẹ, không được ham chơi nữa, con nhớ không ?

Cậu bé vừa sung sướng, những giọt nước mắt cứ thế tuôn ra vì hạnh phúc. Cậu trả lời mẹ thật to :

- Con xin lỗi mẹ. Con hứa từ nay sẽ không bao giờ khiến mẹ buồn nữa.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

https://forum.vanhoctre.com/forums/van-2.339/

Câu 1 (trang 97 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Nghe – viết: Sự tích cây vú sữa ( từ Từ các cành lá … đến như sữa mẹ.)

Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

? Những câu văn nào có dấu phẩy ? Em hãy đọc lại từng câu đó.

Trả lời:

Những câu văn có dấu phẩy là :

- Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây.

- Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh rồi chín.

- Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

Câu 2 (trang 97 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Điền vào chỗ trống ng hay ngh?

Em chú ý nguyên tắc:

- Viết ngh khi đứng trước âm i, e, ê.

- Viết ng khi đứng trước các âm còn lại.

Trả lời:

người cha, con nghé, suy nghĩ, ngon miệng

Câu 3 (trang 97 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Điền vào chỗ trống:

Em hãy phân biệt ch/tr, at/ac khi viết.

Trả lời:

a) tr hay ch ?

con trai, cái chai, trồng cây, chồng bát

b) at hay ac ?

bãi cát, các con, lười nhác, nhút nhát.


------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Vừa sắp sách vở ra bàn, Tuờng bồng nghe có tiếng chuông điện thoại. Tới hồi chuông thứ ba, em đã ở bên máy. Em nhấc ống nghe lên, áp một đầu vào tại :

- A lô ! Cháu là Tường, con mẹ Bình, nghe đây ạ.

Trong ống nghe vang lên một giọng cười quen thuộc :

- Chào con. Bố đây mà. Hai mẹ con có khỏe không ?

Tường mừng quýnh lên:

- Con chào bố. Con khỏe lắm. Mẹ... cũng... Bố thế nào ạ ? Bao giờ bố về ?

Mấy tuần nay, mẹ mệt. Nhưng Tường không muốn làm bố lo. Hình như bố nhận ra giọng ngập ngừng của em. Bố không cười nữa :

- Tuần sau bố về. Con học giỏi nhé !

- Con chào bố. Con chuyển máy cho mẹ nhé ?

Quay lại bàn học. Tường bâng khuâng nghĩ đến ngày đón bố trở về.

Chú thích từ khó:

- Điện thoại: máy truyền tiếng nói từ nơi này đến nơi khác.

- Mừng quýnh: mừng quá, cuống lên.

- Ngập ngừng: (nói) ngắt quãng vì ngại.

- Bâng khuâng: (nghĩ) lan man, ngẩn người ra.

Câu 1 (trang 99 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Nói lại những việc Tường làm khi nghe tiếng chuông điện thoại.

Em hãy đọc đoạn đầu truyện.

Trả lời:

Những việc Tường làm khi nghe tiếng chuông điện thoại là : chuông tới hồi thứ ba, em nhấc ống nghe lên, áp một đầu vào tai và giới thiệu :

- A lô ! Cháu là Tường, con mẹ Bình, nghe đây ạ.

Câu 2 (trang 99 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Cách nói trên điện thoại có điểm gì giống và điểm gì khác cách nói chuyện bình thường :

Dựa vào cuộc nói chuyện giữa Tường và Bố, em hãy nhận xét: cách chào hỏi, độ dài của lời nói.

Trả lời:

a) Cách chào hỏi, giới thiệu thế nào ?

Cách chào hỏi trên điện thoại giống với cách nói chuyện bình thường. Chỉ khác ở chỗ: khi nhấc máy lên ta phải giới thiệu luôn để tránh gây hiểu nhầm cho người nghe ở đầu dây bên kia.

b) Độ dài của lời nói ra sao ?

Độ dài của lời nói trên điện thoại ngắn gọn hơn nói chuyện bình thường.

Câu 3 (trang 99 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Tường có nghe bố mẹ nói chuyện trên điện thoại không ? Vì sao ?

Em hãy đọc đoạn cuối truyện.

Trả lời:

Tường không nghe bố mẹ nói chuyện trên điện thoại vì như thế là không lịch sự.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



Câu 1 (trang 99 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Ghép những tiếng sau thành những từ có hai tiếng : yêu, thương, quý, mến, kính.

Trả lời:

yêu thương, yêu quý, yêu mến, thương yêu, thương mến, quý mến, mến yêu, mến thương, kính yêu, kính mến.

Câu 2 (trang 99 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Em chọn từ ngữ nào điền vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh ?

Em hãy phân biệt các trường hợp và chọn từ thích hợp:

- Ông bà, bố mẹ là những người có công nuôi dưỡng và sinh ra em.

- Anh chị là người bảo ban, yêu thương em.

Trả lời:

a) Cháu ... ông bà.

- Các từ thích hợp là: kính yêu, yêu thương, yêu mến, kính mến, thương yêu, …

b) Con ... cha mẹ.

- Các từ thích hợp là: kính yêu, yêu thương, yêu mến, kính mến, thương yêu, …

c) Em ... anh chị

- Các từ thích hợp là: yêu mến, yêu quý, thương yêu, yêu thương,…

Câu 3 (trang 100 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Nhìn tranh, nói 2-3 câu về hoạt động của mẹ và con.

Em hãy quan sát hoạt động và nét mặt của ba mẹ con và tả lại bằng 2-3 câu.


Tiếng Việt lớp 2 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về tình cảm. Dấu phẩy | Hay nhất Giải bài tập Tiếng Việt 2


Trả lời:

Lan vui mừng khoe với mẹ điểm mười đỏ chói cô giáo chấm sáng nay. Mẹ mỉm cười hạnh phúc, khen Lan chăm ngoan. Trên tay mẹ, bé Na vẫn ngủ ngon lành.

Câu 4 (trang 100 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Có thể đặt dấu phẩy vảo chỗ nào trong mỗi câu sau ?

Em hãy đọc diễn cảm và điền dấu phẩy ngăn cách tên các đồ vật trong câu.

Trả lời:

a) Chăn màn, quần áo được xếp gọn gàng.

b) Giường tủ, bàn ghế được kê ngay ngắn.

c) Giày dép, mũ nón được để đúng chỗ.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập đọc: Mẹ trang 101 SGK Tiếng Việt 2 tập 1


Bài đọc
4182



Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.

Nhà em vẫn tiếng ạ ời

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.

Lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

TRẦN QUỐC MINH
- Nắng oi : Nắng nóng, không có gió, rất khó chịu.

- Giấc tròn : giấc ngủ ngon lành, đầy đặn.

Nội dung bài: Nỗi vất vả, cực nhọc của mẹ khi nuôi con và tình yêu thương vô bờ của mẹ dành cho con.

Câu 1 (trang 102 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Hình ảnh nào cho biết đêm hè rất oi bức ?

Em hãy đọc 2 câu thơ đầu tiên.

Trả lời:

Hình ảnh cho biết đêm hè rất oi bức là :

Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.

Câu 2 (trang 102 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Mẹ làm gì để con ngủ ngon giấc ?

Em hãy đọc từ câu thơ thứ 3 đến câu 6.

Trả lời:

Để con ngủ ngon giấc, mẹ ngồi đưa võng và quạt mát cho con.

Câu 3 (trang 102 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Người mẹ được so sánh với những hình ảnh nào ?

Em hãy đọc 4 câu thơ cuối bài.

Trả lời:

Người mẹ được so sánh với những hình ảnh như : ngôi sao “thức” trên bầu trời, những ngọn gió mát lành của con.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Câu 1
Tập chép :
Mẹ (từ Lời ru … đến suốt đời.)
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
? Đếm và nhận xét về số chữ của các dòng thơ trong bài chính tả.
? Nêu cách viết các chữ ở đầu mỗi dòng thơ.
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ bài chính tả.
Lời giải chi tiết:
- Bài chính tả gồm : câu trên 6 chữ, câu dưới 8 chữ (thể thơ lục bát).
- Các chữ đứng ở mỗi dòng thơ viết hoa.
Câu 2
Điền vào chỗ trống, hay ya ?

Đêm đã khu... . Bốn bề ....n tĩnh. Ve đã lặng y... vì mệt và gió cũng thôi trò chu...n cùng cây. Nhưng từ gian nhà nhỏ vẫn vẳng ra t...ng võng kẽo kẹt, t....ng mẹ ru con.
Phương pháp giải:
Em nhớ nguyên tắc sau:
- Viết yê, ya khi có âm đệm
- Viết khi không có âm đệm
Lời giải chi tiết:
Đêm đã khuya . Bốn bề n tĩnh. Ve đã lặng yên vì mệt và gió cũng thôi trò chuyện cùng cây. Nhưng từ gian nhà nhỏ vẫn vẳng ra tiếng võng kẽo kẹt, tiếng mẹ ru con.
Câu 3
Tìm trong bài thơ Mẹ :

a) Những tiếng bắt đầu bằng r, gi.
b) Những tiếng có thanh hỏi, thanh ngã.
Phương pháp giải:

Em chú ý đọc cả bài thơ và thực hiện yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
a) Những tiếng bắt đầu bằng r, gi.
- Bắt đầu bằng r : ru
- Bắt đầu bằng gi : gió, giấc.
b) Những tiếng có thanh hỏi, thanh ngã.
- Thanh hỏi : cả, chẳng, ngủ, của.
- Thanh ngã : cũng, vẫn, kẽo, võng, những.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 1
Đọc bài sau :

Gọi điện
Hoa nhấc ống nghe lên và nhấn số. Một tiếng “tút…” kéo dài. Chưa có ai nhấc máy. Lại một tiếng “tút…” nữa. Khéo cả nhà đi vắng thì gay. Tới tiếng “tút…” thứ tư mới có người nhấc máy. Hoa thở phào nhẹ nhõm. Buổi sáng, em đã gọi cho Oanh hai lần, nhưng cả hai lần máy bận, cứ “ tút, tút” liên tục… Đầu dây có tiếng đàn ông :
- A lô ! Tôi, Tuấn, nghe đây.
Chắc là bố bạn Oanh. Hoa lên tiếng :
- Cháu chào bác. Cháu là Hoa, bạn của Oanh. Bác làm ơn cho cháu gặp Oanh ạ !
- Cháu chờ chút nhé !
- Cháu cảm ơn bác.

a) Sắp xếp lại các thứ tự các việc phải làm khi gọi điện :
- Tìm số máy của bạn trong sổ.
- Nhấn số.
- Nhấc ống nghe lên.
b) Em hiểu tín hiệu sau nói điều gì ?
- “Tút” ngắn, liên tục : .....
- “Tút” dài, ngắt quãng : .........
c) Nếu bố (mẹ) của bạn cầm máy, em xin phép nói chuyện với bạn thế nào ?
Phương pháp giải:

Em đọc kĩ rồi làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
a) Sắp xếp lại các thứ tự các việc phải làm khi gọi điện :

- Tìm số máy của bạn trong sổ.
- Nhấc ống nghe lên.
- Nhấn số.
b) Em hiểu tín hiệu sau nói điều gì ?
- “Tút” ngắn liên tục : máy đang bận.
- “Tút” dài, ngắt quãng : đang chờ người nhấc máy.
c) Nếu bố (mẹ) của bạn cầm máy, em xin phép nói chuyện với bạn thế nào ?
Chào bố (mẹ) của bạn, giới thiệu tên, mối quan hệ với người muốn nói chuyện.
Câu 2
Viết 4, 5 câu trao đổi qua điện thoại theo nội dung sau :
a) Bạn em gọi điện cho em, rủ em đến thăm một bạn trong lớp bị ốm. Em đồng ý và hẹn bạn ngày giờ cùng đi.
b. Em đang học bài, bỗng bạn em gọi điện rủ em đi chơi. Em từ chối (không đồng ý) vì còn bận học.
Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
a) Bạn em gọi điện cho em, rủ em đến thăm một bạn trong lớp bị ốm. Em đồng ý và hẹn bạn ngày giờ cùng đi.

Hoàng gọi cho Ngọc:
- A lô ! Ngọc à ? Tớ là Hoàng đây. Lan đang ốm nặng lắm, chiều nay chúng mình tới thăm bạn ấy đi.
- Tớ sẽ đi. Chiều nay đúng 4 giờ chiều cậu qua nhà tớ rồi chúng mình cùng đi thăm Lan nhé !
b. Em đang học bài, bỗng bạn em gọi điện rủ em đi chơi. Em từ chối (không đồng ý) vì còn bận học.
Ngọc gọi cho Hồng :
- Hồng đúng không ? Chiều nay cung văn hóa có buổi biểu diễn xiếc hấp dẫn lắm. Chúng mình cùng tới xem đi.
- Tớ không đi được Ngọc ạ. Chiều nay tớ phải ở nhà làm nốt bài tập cô giao. Hẹn cậu dịp khác nhé.
 
Từ khóa
giải tiếng việt lớp 2 tuần 12 cha mẹ gọi điện sự tích cây vú sữa
661
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top