Baivanhay Hình ảnh những chiếc xe không kính trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật

Baivanhay Hình ảnh những chiếc xe không kính trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật

Hình ảnh những chiếc xe trần trụi chạy dọc theo tuyến đường Trường Sơn lịch sử trong những năm kháng chiến ác liệt đã ghi dấu ấn đậm nét trong tâm hồn mỗi của con người Việt Nam. Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật càng làm cho hình ảnh thân thương ấy trở nên rõ ràng và chân thật hơn bao giờ hết. Bởi lẽ, nhà thơ Phạm Tiến Duật với tâm thế của cả một nghệ sĩ đồng thời cũng là một người chiến sĩ đã diễn tả trọn vẹn hình ảnh những chiếc xe không kính.

Xanh dương và Xanh mòng két Màu chuyển tiếp Công nghệ và Chơi trò chơi Dịch vụ Trang web (63).png


Đề bài: Em hãy viết 1 đoạn văn để thể hiện cảm nhận về hình ảnh những chiếc xe không kính trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật


BÀI LÀM MẪU

Hình ảnh những chiếc xe trần trụi chạy dọc theo tuyến đường Trường Sơn lịch sử trong những năm kháng chiến ác liệt đã ghi dấu ấn đậm nét trong tâm hồn của mỗi con người Việt Nam. Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật càng làm cho hình ảnh thân thương ấy trở nên rõ ràng và chân thật hơn bao giờ hết. Bởi lẽ, nhà thơ Phạm Tiến Duật với tâm thế của cả một nghệ sĩ đồng thời cũng là một người chiến sĩ đã diễn tả trọn vẹn hình ảnh những chiếc xe không kính. Cách đặt nhan đề bài thơ đã gây ấn tượng đầu tiên đối với người đọc. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhan đề khá dài và tác giả thêm vào hai chữ “bài thơ” nhằm muốn khẳng định và nhấn mạnh chất thơ có trong bài thơ, thể hiện được tâm hồn và cái nhìn lãng mạn của tác giả trước hiện thực chiến tranh khốc liệt, gian khổ. Trong bài thơ nổi bật lên một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính vẫn băng ra chiến trường. Xưa nay, những hình ảnh xe cộ, tàu thuyền nếu đưa vào thơ thì thường được “mĩ lệ hoá”, “lãng mạn hoá” và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực. Người đọc đã bắt gặp chiếc xe tam mã trong thơ Pus-kin, con tàu trong “tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên, đoàn thuyền đánh cá trong bài thơ cùng tên của Huy Cận. Ở bài thơ này, hình ảnh những chiếc xe không kính được miêu tả cụ thể, chi tiết rất thực. Lẽ thường, để đảm bảo an toàn cho tính mạng con người, cho hàng hoá nhất là trong địa hình hiểm trở Trường Sơn thì xe phải có kính mới đúng. Ấy thế mà chuyện “xe không kính” lại là một thực tế, những chiếc xe “không kính” rồi “không đèn”, “không mui” ấy vẫn chạy băng ra tiền tuyến. Lời thơ tự nhiên đến mức buộc người ta phải tin ngay vào sự phân bua của các chàng trai lái xe dũng cảm. Chất thơ của câu thơ này hiện ra chính trong vẻ tự nhiên đến mức khó ngờ của ngôn từ. Câu thơ rất gần với văn xuôi lại có giọng thản nhiên, ngang tàng trong đó ngày càng gây ra sự chú ý về vẻ đẹp khác lạ của nó. Hình ảnh “bom giật, bom rung” vừa giúp ta hình dung được một vùng đất từng được mệnh danh là “túi bom” của địch vừa giúp ta thấy được sự khốc liệt của chiến tranh và đó chính là nguyên nhân để những chiếc xe vận tải không có kính. Những chiếc xe như vậy vốn không hiếm trong chiến tranh, nhưng phải có một hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch thích cái lạ như Phạm Tiến Duật mới nhận ra được và đưa nó vào thơ thành hình tượng thơ độc đáo của thời chiến tranh chống Mĩ. Hơn nữa, viết về những người lái xe thì không gì gắn họ với hình ảnh chiếc xe, qua xe mà làm nổi bật hình ảnh người lái xe. Thật vậy, hình ảnh những chiếc xe không kính đã được nhà thơ Phạm Tiến Duật chuyên chở vào dòng thơ bằng những con chữ chứa đựng cả tâm tư tình cảm của một người con dành trọn vẹn thanh xuân để cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề: TẠI ĐÂY
 
Từ khóa
bài thơ về tiểu đội xe không kính nhà thơ phạm tiến duật pham tien duat
476
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top