Đây là đề kiểm tra cuối kì 1 môn Ngữ văn 11 năm học 2022 - 2023 dự kiến để giúp các bạn có tài liệu ôn tập, thử thách bản thân trước khi kì thi diễn ra. Có form đề và hướng dẫnn đáp án đầy đủ theo chuẩn của BGD.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng.
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm thì mười họa hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công,
Thân này ví biết dường này nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong.”
(Làm lẽ- Hồ Xuân Hương)
Câu 1 (0,75 điểm). Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2 (0,75 điểm). Chỉ ra thành ngữ được sử dụng trong bài thơ.
Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của bài thơ.
Câu 4 (0,5 điểm). Qua bài thơ tác giả gửi gắm thông điệp gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống của mỗi người.
Câu 2. (5,0 điểm)
Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
- Tổng điểm toàn bài là 10.0, điểm lẻ được làm tròn đến 1 chữ số thập phân. Ví dụ: 0,25 → 0,3; 0,75 → 0,8.
Xem thêm: Cảm nhận về cảnh cho chữ hay nhất
Tuyển tập các bài NLXH THPT hay nhất
………….HẾT……………
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 11:
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng.
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm thì mười họa hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công,
Thân này ví biết dường này nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong.”
(Làm lẽ- Hồ Xuân Hương)
Câu 1 (0,75 điểm). Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2 (0,75 điểm). Chỉ ra thành ngữ được sử dụng trong bài thơ.
Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của bài thơ.
Câu 4 (0,5 điểm). Qua bài thơ tác giả gửi gắm thông điệp gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống của mỗi người.
Câu 2. (5,0 điểm)
Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
........................HẾT………………
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2022 – 2023
Môn: Ngữ văn
Môn: Ngữ văn
Lớp: 11
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Bản Hướng dẫn chấm chỉ định hướng các yêu cầu cơ bản cần đạt của đề, giám khảo cần nắm vững đáp án, biểu điểm để đánh giá hợp lí các mức độ năng lực của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. Do đặc trưng bộ môn, nhất là những câu dạng đề mở, giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm.- Tổng điểm toàn bài là 10.0, điểm lẻ được làm tròn đến 1 chữ số thập phân. Ví dụ: 0,25 → 0,3; 0,75 → 0,8.
II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
PHẦN | CÂU | KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG | ĐIỂM |
I. ĐỌC HIỂU | 1 | Phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: Biểu cảm Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm - Học sinh trả lời không đúng như đáp án: cho điểm 0,0 | 0,75 |
2 | Thành ngữ " Năm thì mười họa, một tháng đôi lần, cố đấm ăn xôi, làm mướn không công ". Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm - Học sinh trả lời 2-3 ý: 0,5 điểm - Học sinh trả lười được 1 ý: 0,25 điểm - Học sinh trả lời không đúng như đáp án: cho điểm 0,0 | 0,75 | |
3 | Nội dung: Bài thơ bộc lộ nỗi niềm tâm trạng bẽ bàng, hẩm hiu, cay đắng, xót xa của người phụ nữ, thân phận làm lẽ trong xã hội ngày xưa. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như Đáp án: 1,0 điểm - Trả lời được 1 ý trong Đáp án: 0,75 điểm - Trả lời được 1 phần của ý 1 hoặc ý 2 trong Đáp án: 0,5 điểm - Trả lời không đúng như đáp án, hoặc không trả lời: điểm 0,0 Lưu ý: Học sinh trả lời các ý trong Đáp án bằng các cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. | 1,0 | |
4 | Thông điệp: Hồ Xuân Hương muốn gửi gắm được nỗi lòng chua chát, đau khổ của bà cũng như của những người phụ nữ chịu kiếp chồng chung trong xã hội phong kiến xưa. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như Đáp án: 0,5 điểm - Trả lời được 1 ý trong Đáp án: 0,25 điểm - Trả lời không đúng như đáp án: cho điểm 0,0 Lưu ý: Học sinh trả lời các ý trong Đáp án bằng các cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. | 0,5 | |
II. LÀM VĂN | 1. | Viết đoạn văn vềý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống của mỗi người. | |
a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận Có đủ kết cấu của đoạn văn gồm: Mở đoạn, Phát triển đoạn, Kết đoạn. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống của mỗi người. | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vai trò của sự trung thực trong việc làm nên thành công của mỗi người. Có thể theo hướng sau: - Niềm tin: là trạng thái tin tưởng, nghĩ về điều tích cực, tốt đẹp sẽ đạt trong hiện tại và tương lai dựa trên hiện thực nhất đinh. - Ý nghĩa của Niềm tin + Là động lực giúp ta hành động để đạt được thành quả hiện tại. + Thúc đẩy ta thực hiện ước muốn, hoài bão trong tương lai. + Giúp ta có thêm sức mạnh , ý chí để ta vượt lên khó khăn, nghịch cảnh để hướng đến những điều tốt đẹp. + Niềm tin giúp con người trở nên gắn kết hơn, cuộc sống có ý nghĩa và giá trị hơn. - Liên hệ bài học: + Phải xây dựng niềm tin cho mình dựa trên những giá trị cuộc sống. + Phê phán những người bi quan, dễ bỏ cuộc, sớm gục ngã trước thất bại, nghịch cảnh. + Cần có bản lĩnh, tin tưởng vào bản thân, quyết tâm, kiên trì hành động để thành công. Hướng dẫn chấm: - Học sinh lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Học sinh lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm) - Học sinh lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. | 0,75 | ||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề nghị luận. Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. | 0,5 | ||
2. | Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. | 5,0 | |
* Yêu cầu chung: - Học sinh thể hiện được năng lực làm kiểu bài nghị luận văn học và khả năng cảm thụ văn học. - Bài viết có kết cấu chặt chẽ; bố cục rõ ràng; vận dụng tốt các thao tác lập luận để giải quyết vấn đề; hành văn mạch lạc, giàu cảm xúc. Không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả. | |||
*Yêu cầu cụ thể: | |||
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Có đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài: nêu được vấn đề; Thân bài: triển khai được vấn đề; Kết bài: kết luận được vấn đề. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục ở cuối truyện. - Xác định chưa rõ ràng, đầy đủ, thiếu nhất quán vấn đề nghị luận.(0,25 điểm) - Xác định sai vấn đề nghị luận hoặc lạc đề (0,0 điểm) | 0,5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần triển khai được các ý sau: | 3,5 | ||
* Giới thiệu khái quát tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm “Chữ người tử tù” và cảnh cho chữ. Hướng dẫn chấm: giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu tác phẩm, đoạn trích: 0,25 điểm * Phân tích cảnh cho chữ2,5 điểm) - Hoàn cảnh cho chữ: + Thời gian: đêm khuya thanh tĩnh “chỉ còn văng vẳng tiếng mõ trên vọng canh”. + Không gian: Nơi buồng giam tối tăm, chật hẹp, ẩm ướt, “tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”.Trong không gian ấy nổi bật lên “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu” và “mùi thơm của thoi mực ” - Người cho chữ: là một tử tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng nhưng vẫn thản nhiên dậm tô nét chữ trên tấm lụa bạch. - Người nhận chữ : viên quản ngục và thầy thơ lại đang khúm núm, run run. - Cuối cảnh cho chữ: lời khuyên của Huấn Cao dành cho viên quản ngục và cái cúi đầu vái lạy của viên quản ngục trước người tử tù Huấn Cao khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiên lương. Hướng dẫn chấm: - Phân tích chi tiết, làm rõ cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục: 2,0 điểm - 2,5 điểm - Phân tích được, nhưng chưa làm rõ được cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục thật chi tiết, đầy đủ: 1,25 điểm - 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, chưa làm rõ cảnh Huấn Cao cho chữ: 0,25 điểm – 1,0 điểm. Lưu ý: Trong quá trình phân tích, học sinh cần đưa dẫn chứng và phân tích để làm rõ vẻ đẹp của cảnh cho chữ. | 0,5 2,5 | ||
* Đánh giá chung: - Về nghệ thuật: Nghệ thuật dựng cảnh độc đáo, tạo không khí cổ kính, trang trọng, sử dụng thủ pháp đối lập, ngôn ngữ giàu tính tạo hình,bút pháp lãng mạn, lí tưởng hóa nhân vật,… - Về nội dung: Cảnh cho chữ là một cảnh tượng bi hùng xưa nay chưa từng có, tác giả khẳng định sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu xa, của cái thiện đối với cái ác. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm | 0,5 | ||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp | 0,25 | ||
e. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. Hướng dẫn chấm:Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Học sinh đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Học sinh đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. | 0,5 |
Xem thêm: Cảm nhận về cảnh cho chữ hay nhất
Tuyển tập các bài NLXH THPT hay nhất
………….HẾT……………