Soạn văn Kiêu binh nổi loạn - Hoàng Lê thống nhất chí của Ngô gia văn phái, Ngữ văn 10, Cánh Diều

Soạn văn Kiêu binh nổi loạn - Hoàng Lê thống nhất chí của Ngô gia văn phái, Ngữ văn 10, Cánh Diều

Triều Anh
Triều Anh
  • Thành viên BQT
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng
Giai đoạn lịch sử từ khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1767) đến lúc Nguyễn Ánh lên ngôi vua (1802) là giai đoạn có rất nhiều biến động trong lịch sử Việt Nam. Nhóm tác giả Ngô gia văn phái đã tái hiện lại một cách sống động thời kì lịch sử này qua bộ tiểu thuyết chương hồi “ Hoàng Lê nhất thống chí”. Cùng Triều Anh tham khảo bài soạn sau:
311E5B2B-3333-4196-B634-BECFF53C851D.jpeg

Ảnh sưu tầm

Xem thêm
Tri thức Ngữ văn - tiểu thuyết và truyện ngắn

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả


- Ngô gia văn phái là một nhóm tác giả Việt Nam gồm 20 tác giả thuộc 9 thế hệ trên dưới 200 năm, từ đầu thế kỷ thứ 17 đến đầu thế kỷ thứ 20, trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du.
- Ngô Thì Chí (1753-1788) làm quan dưới thời vua Lê Chiêu Thống.
- Ngô Thì Du (1772-1840) là tác giả làm quan dưới thời nhà Nguyễn.
- Quê quán: Họ thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội).
- Phong cách nghệ thuật: giọng văn thiết tha, trong trẻo nhưng sâu lắng và pha chút hài hước dí dỏm.
- Tác phẩm chính: Hoàng Lê nhất thống chí (tác phẩm tiêu biểu nhất), Đại Nam Quốc túy, Hoàng Việt hưng long chí, …

2. Thể loại Hoàng Lê thống nhất chí: Tiểu thuyết chương hồi.

3. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Đoạn trích "Kiêu binh nổi loạn” là hồi thứ hai của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”.

4. Người kể chuyện

Người kể chuyện toàn tri.

5. Tóm tắt

Hoàng Lê Nhất thống chí
phản thời kì lịch sử từ lúc Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1768) đến lúc Nguyễn Ánh lên ngôi vua (1802). Đoạn trích “ Kiêu binh nổi loạn” kể chuyện kiêu binh nổi loạn, giết Quận Huy Hoàng Đình Bảo, phế Trịnh Cán, lập Trịnh Tông lên ngôi.

6. Các nhân vật và sự kiện chính

- Trịnh Tông bất mãn vì bị phế truất ngôi Thái tử, nghe lời xúi giục của Dự Vũ, Gia Thọ, lái mũi nhọn chĩa vào Quận Huy và Trịnh Cán.
- Trịnh Tông khơi dậy lòng thù hằn và căm phẫn Quận Huy trong lính kiêu binh, thúc đẩy mục đích nổi loạn trả thù, rửa hận.
- Quận Huy và phe phái không đề phòng và thiếu mưu lược trước sự nổi dậy của Trịnh Tông và kiêu binh, cho rằng “thói đời hay phao nhảm”.
- Quận Huy và em ruột bị đám kiêu binh đánh đập và chết rất bi thảm, Trịnh Cán bị phế truất, quân lính phò thế tử Trịnh Tông lên làm chúa. Nhưng cơn giận vẫn chưa nguôi ngoai, kiêu binh lộng hành bức ép chúa cũ, trả thù các đại thần hết sức tàn bạo.

7. Bố cục

- Phần 1: Cuộc trò chuyện giữ Thế tử Trịnh Tông với hạ nhân và quan thần.
- Phần 2: Kế sách của Vũ Bằng được mọi người đồng tình, ủng hộ.
- Phần 3: Tình thế bất lực, thảm hại, bi đát và cái chết của Quận Huy.
- Phần 4: Sự thắng thế của thế tử Tông.​

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Cuộc trò chuyện giữa Thế tử Trịnh Tông với hạ nhân

Lời nói của Dự Vũ, Gia Thọ đều có tính chất xúi giục, hậu thuẫn cho Trịnh Tông làm phản.
- “Nhà Chúa bỏ con cả, lập con út, thiên hạ đều căm ghét nhất là quân lính”
- “Lòng người như thế nếu lấy nghĩa khí mà khích động… thì mọi việc ắt thành”
=> Thế tử nghe ra tỏ ra mừng lắm bèn gọi quan thần vào họp bàn.

2. Kế sách của Vũ Bằng

- Không khí: Quân lính hăng hái đến hội họp nhưng còn sự thanh thế của Quận Huy nên không biết giải quyết thế nào cho ổn thỏa, giữa lúc đó Vũ Bằng liền đưa ra kế sách của mình.
- Kế sách của Vũ Bằng: “Chỉ sợ anh em không cùng một bụng thôi. Chứ nếu ba quân đồng lòng, thì bất quá chỉ thừa dịp cũng cơm sáng xong, đánh một hồi trống trong phủ làm hiệu rồi kéo ùa cả vào, nắm cẳng hắn, vứt chỏng gọng xuống dưới thềm một cái là xong thôi mà!”

3. Tình thế bất lực, thảm hại, bi đát và cái chết của Quận Huy

- Quận Huy đã lường trước được cái chết của mình “Ngày mai có biến, tôi sẽ chết. Nhưng tôi chết cũng phải có dăm ba mạng đi theo”
=> Mặc dù được răn nên bế tân chúa đi trốn nhưng Quận Huy vẫn thong thả, khảng khái, cho rằng việc mình làm là đúng, không việc gì phải hốt hoảng.
- Quận Huy nghe lời các quan bắt trói Vũ Bằng đem chém.
- Khí thế của quân kiểu binh: hò reo, hăng hái, quát tháo, cùng cầm binh khí xô lấn nhau mà vào trong phủ.
- Hành động và thái độ của Quận Châu
+ Hành động: dụ quân lính: “Làm lính phải biết lễ phép… ta sẽ trình bày giúp” và mở cửa cho quân lính xông vào.
+Thái độ: run sợ, sơ hãi trước lời đe dọa của quân lính.
- Tình thế của Quận Huy
+ Dương cung định bắn - chẳng may cung đứt dây.
+Vớ súng để nạp đạn - mồi lửa tịt không cháy
+ Quân lính thừa dịp vùng lên, dùng móc câu liêm móc cổ Quận Thuy kéo xuống, đánh đấm túi bụi, giết chết ngay tại chỗ.
+ Em ruột Quận Huy cũng bị đập cho vỡ đầu rồi vứt xác xuống hồ Thủy Quân.
=> Tình thế bất lực, bi đát, thảm hại.

4. Sự thắng thế của thế tử Tông - Cảnh Trịnh Tông lên ngôi chúa

- Kiêu binh đã lập Trịnh Tông lên, cảnh khiêng Tông trên chiếc mâm gỗ, đưa lên, đưa xuống, mọi người xúm lại đông như họp chợ.
- Quân lính đặt chiếc sập ngự ở ngoài phủ đường, các quan đều dìu thế thử lên ngôi chúa; cuộc lễ mừng xong, các quan đem đạo sắc của nhà vua và tờ chỉ của thánh mẫu dụ ba quân về việc phò lập chúa, tới dán ở cửa các, những tờ ấy tạm thời thảo ra, nhưng đều được gọi là mệnh lệnh định sẵn.
=> Nghệ thuật miêu tả của tác giả đã khắc họa hình tượng nhân vật Trịnh Tông rõ nét. Đây đúng là ông chúa bù nhìn, hắn lên ngôi chúa hoàn toàn nhờ sự đưa đẩy tình cờ của số phận, tất cả chỗ dựa là đám lính tráng tự phát nổi lên, đến những giấy tờ không có giá trị nhưng vẫn được coi là mệnh lệnh định sẵn.​

III. Tổng kết

* Về nội dung

Văn bản sử dụng tư liệu hết sức cụ thể, tỉ mỉ: về lai lịch tính cách các nhân vật, về địa chỉ của các vụ việc, về âm mưu của các phe phái, về quá trình hình thành, phát triển và kết thúc của sự kiện. Qua đó thể hiện tình cảnh khủng hoảng của xã hội lúc bấy giờ.

* Về nghệ thuật

Bút pháp tả thực của lối chép sử biên niên không che giấu tiếng cười mỉa mai và xót xa trước tình cảnh đất nước bị mục nát từ chính quyền trung ương.

IV. Luyện tập

Phân tích hàng ngũ giai thống trị trong cuộc biến động ở đoạn trích Kiêu binh nổi loạn

Gợi ý:

Hàng ngũ giai thống trị trong cuộc biến động
- Trịnh Tông
+ Động cơ hành động: Đoạt lại ngai vàng
+ Vai trò trong việc thực hiện động cơ đó: Rất mờ nhạt, chỉ dựa vào hai kẻ tôi tớ tầm thường.
+ Được đám kiêu binh rước lên ngôi trên một chiếc mâm
=> Tính chất châm biếm mỉa mai sâu sắc: Cái hèn nhát nấp bóng kẻ khác của tầng lớp phong kiến đương thời.
- Quận huy
+ Ngạo mạn, ngoan cố
+ Cô lập và bất lực
+ Kết cục thảm hại
=> Ngòi bút hiện thực khi miêu tả cái chết và vụ phá tan nhà quận Huy của đám lính.
- Kết thúc sự kiện tiêu binh: Sự chém giết phá phách vẫn diễn ra.
Tân chúa không thể chế ngự được đám lính ngược lại chúng vẫn ngang ngạnh với triều đình. Đây là 1 bức tranh tố cáo sự suy yếu của 1 giai cấp, của 1 chế độ bởi các phe phái thống trị không những không có sức mạnh chính trị xã hội bởi không đại diện cho yêu cầu 1 dân tộc, dân chủ nào.​
------------------------
Chúc các em học tốt!
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
bố cục đoạn trích kiêu binh nổi loạn cái chết của quận huy cảnh trịnh tông lên ngôi chúa hàng ngũ giai cấp thống trị trong cuộc kiêu binh hoàng lê thống nhất chí kế sách của vũ bằng kiêu binh nổi loạn ngô gia văn phái vị trí đoạn trích kiêu binh nổi loại
1K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top