Kinh nghiệm làm bài văn nghị luận

Kinh nghiệm làm bài văn nghị luận

VHT
VHT
  • Diễn đàn Văn Học Trẻ đến từ VietNam
Bạn Linh trên Group Văn học trẻ có hỏi xin một số tip kinh nghiệm làm bài văn nghị luận: Phần nghị luận xã hội mình còn yếu, cho mình xin tip làm nghị luận xã hội vs đc ko ạ? BQT đã soạn lại cấu trúc của một bài nghị luận dưới đây.

Lần lượt sẽ chia sẻ các kinh nghiệm, với các dạng đề khác nhau. Các bạn theo dõi và đặt câu hỏi/đề bài rồi chúng ta cùng nhau luyện tập nhé!

BỐ CỤC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

I. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề: Dùng lý lẽ, triết lý hoặc các thực trạng cuộc sống trong xã hội để khơi gợi vấn đề cần phân tích
- Trích dẫn vấn đề: Nêu ra vấn đề cần phân tích
+ Trích cụm từ chỉ vấn đề: Nếu đề là 1 yêu cầu bình thường
+ Trích nguyên văn: Nếu đề là một nhận định, danh ngôn, ca dao, tục ngữ… để trong dấu ngoặc kép
- Nêu tầm quan trọng của vấn đề : nhận xét, đánh giá sơ bộ
- Đề xuất hướng giải quyết:
- Chuyển ý: Dùng lời lẽ để liên kết với thân bài

II. Thân bài
Từ thực tế của cuộc sống, tính cấp bách của vấn đề và hiện trạng của xã hội để biện luận, dẫn dắt đến vấn đề cần giải quyết

1. Giải thích ý nghĩa của vấn đề
- Nêu khái niệm của vấn đề: Có thể sử dụng khái niệm của nhiều người (nếu biết) hoặc khái niệm tự xây dựng được dựa trên bản chất của vấn đề, chốt lại khái niệm tổng quát , đánh giá và cảm nhận sơ bộ về khái niệm
- Nêu biểu hiện của vấn đề:
+ Biểu hiện bằng lý lẽ : Phân tích chi tiết các từ khóa trong khái niệm nêu trên (khi phân tích có thể đưa thêm các câu văn, thơ, tục ngữ, châm ngôn, nhận định… cùng chủ đề để phân tích, so sánh)
+ Biểu hiện bằng dẫn chứng: Đưa ra các thực trạng xã hội đã và đang xảy ra (trên báo đài, TV, truyền thanh hoặc trực tiếp chứng kiến hoặc bản thân đã trải nghiệm…) . Phân tích, đánh giá sâu sắc các dẫn chứng

2. Phân tích và bình luận vấn đề
- Vấn đề: Đúng sai, hay dở, khen chê, khẳng định, phủ định… Mỗi vấn đề đều bao gồm nhiều mặt
+ Đúng > sai tập trung phân tích phần đúng, phản đề phần sai
+ Sai > đúng : tập trung phân tích phần sai, phản đề phần đúng
- Khi phân tích: + Chia ra nhiều luận điểm
+ Ở mỗi luận điểm: Đưa ra dẫn chứng, lý lẽ để đánh giá và bình luận
+ Có thể đưa thêm các nhận định, danh ngôn… cùng chủ đề để so sánh
+ Cuối mỗi luận điểm nên tóm lại và có nhận xét chung các luận điểm

3. Nêu ý nghĩa của vấn đề: Vấn đề được nêu ra có ý nghĩa như thế nào với toàn cầu, quốc gia, khu vực, xã hội, gia đình và bản thân
- Liệt kê trực tiếp các ý nghĩa
- Từ những câu hỏi tu từ ,đưa đến ý nghĩa

4. Nguyên nhân phát sinh vấn đề
- Nguyên nhân chủ quan: Do con người tạo ra
- Nguyên nhân khách quan: Do yếu tố tự nhiên tác động, không lường trước
- Mỗi nguyên nhân đưa ra cần có:
+ Phân tích, dẫn chứng
+ Đánh giá, nhận

5. Hậu quả
Nêu các tác động xấu của mặt trái vấn đề đến đời sống xã hội. Dùng các dẫn chứng thực tế, số liệu thống kê (nếu biết) có phân tích, đánh giá để làm bật vấn đề

6. Hướng giải quyết
- Hướng giải quyết chung của toàn cầu, khu vực, xã hội
- Đề xuất hướng giải quyết của bản thân (thường là xưng học sinh, gọi chúng ta)
Đặt câu hỏi tu từ để nêu đề xuất: Tại sao chúng ta không nên…?
Dùng các cụm từ: Nếu… thì…; mặt dù… nhưng v.v.

7. Phản đề
- Nêu phản đề
- Phân tích không sâu: Nêu một vài dẫn chứng, nhận xét, phân tích, đánh giá
- Tóm lại ý nghĩa của phản đề đã nêu

8. Mở rộng vấn đề
- Cần hiểu vấn đề như thế nào cho đúng và đầy đủ
- Từ vấn đề đó ca ngợi ai phê phán kẻ nào nêu lý do
- Rút ra bài học cho bản thân và mọi người

III. Kết bài
- Tổng kết những ý kiến đã bình luận, nhấn mạnh để làm nổi bật ý tưởng chủ đạo
+ Tầm quan trọng, tính cấp thiết của vấn đề
+ Khẳng định lại tính đúng đắn, sai trái của vấn đề
- Rút ra hướng giải quyết, phấn đấu, rèn luyện hiệu quả


Soạn bởi Mod Nguyễn Đảm
 
570
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top