Soạn văn Luyện tập bài Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết Thế kỉ XX

Soạn văn Luyện tập bài Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết Thế kỉ XX

Phong Cầm
Phong Cầm
  • Thạc sĩ lang thang ^^ 32 đến từ Nam Định
Trong bài Nhận đường, Nguyễn Đình Thi viết: "Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta". Hãy bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.

Luyện tập bài khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám đến hết thế kỉ XX, sgk Ngữ văn 12

Dàn ý chi tiết để viết thành bài văn hoàn chỉnh

Mở bài:
Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận

Thân bài:

**Nhận định: "Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta"
=> Nhận định được trích trong bài Nhận đường của Nguyễn Đình Thi, được viết năm 1948 là thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp với những khó khăn, gian khổ chồng chất, nối tiếp. Văn học cũng như các loại hình nghệ thuật khác đang hướng tới cuộc cách mạng của dân tộc.

=> Nhận đường nói chung và nhận định trên của Nguyễn Đình Thi nói riêng đã nói lên vai trò của văn học, văn nghệ trong thời chiến. Không chỉ thế, nhận định ấy còn là định hướng cho văn học nước ta suốt thời kì chống Pháp và chống Mĩ sau này.

**Giải thích và chứng minh nhận định
- Văn nghệ phụng sự kháng chiến:
  • Văn chương được xem như là thứ vũ khí đắc lực phục vụ cuộc chiến. Ngòi bút chính là vũ khí; nhà văn chính là chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ. Chính vì thế, các tác phẩm văn học viết về cuộc chiến đều xây dựng nên hình tượng những người anh hùng dũng cảm, biểu trưng cho số phận, phẩm chât của cộng đồng. Từ đó, khơi dậy trong lòng nhân dân lòng căm thù giặc sâu sắc, tình yêu nước trong dòng chảy trôi của những trang sử hào hùng.
  • Chứng minh qua các tác phẩm: Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm), Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc),...
- Nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta:

+ Kháng chiến và hiện thực khốc liệt ngoài chiến trường là chất liệu cho các sáng tác của người nghệ sĩ. Sự hào hùng, hiên ngang, cả những đau thương, mất mát đã hun đúc nên những trang văn, những vần thơ đầy chất thép. Cùng với đó, những tình cảm đẹp, thiêng liêng giữa cán bộ với nhân dân, giữa đồng chí đồng đội với nhau cũng là những hiện thực được phản trong văn học. Bên cạnh hiện thực khốc liệt cúa cuộc chiến đầu với kẻ thù, vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. con người trong công cuộc lao động để xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng thu hút người nghệ sĩ tìm tòi, khám phá.

+ Chứng minh qua các tác phẩm: Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu), Người lái đò sông Đà (Trích Tùy bút sông Đà, Nguyễn Tuân),...
=> Nhận định của Nguyễn Đình Thi cho thấy mối quan hệ giữa Văn nghệ với Kháng chiến. Chúng có mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại và gắn bó chặt chẽ với nhau: nhiệm vụ của văn nghệ là phục vụ kháng chiến và vai trò của kháng chiến là tạo nên những chất liệu hiện thực cho sự phát triển của văn nghệ.

Kết bài: Khẳng định lại câu nói của Nguyễn Đình Thi

Xem thêm:

Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX,

Xem thêm: Khái quảt văn học Việt Nam từ Cách mạng 1945 đến hết thế kỉ XX
 
Sửa lần cuối:
557
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top