Dự thi Ngày hoa tam giác mạch tàn- Thyus

  • Thread starter Thread starter Thyus
  • Ngày gửi Ngày gửi

Dự thi  Ngày hoa tam giác mạch tàn- Thyus

Thyus
Thyus
  • Thành Viên 21
Ngày 19/11/1947.

Cao Bằng bắt đầu bước vào mùa đông trở nên trầm lặng hơn nhiều. Không còn vẻ hoang sơ tươi tốt của những ngày nắng hạ, Cao Bằng bắt đầu cuộn mình ngủ ngon trong dặng sương mờ đằng xa và như thế nó ẩn mình để chờ đón mùa xuân năm sau về. Hoa tam giác mạch nở tím cả thung lũng kia, nơi có anh chiến sĩ và cô thiếu nữ người Tày đang tựa vai nhau lặng lẽ. Ánh mắt của họ nhìn về phía đồi hoa xa xăm đầy vẻ buồn phiền. Họ cứ như vậy cho tới khi trời chập tối, tiếng chuông của đàn bò vang vọng khắp thung lũng.

- Anh phải đi rồi. Em ở nhà nhớ giữ gìn sức khỏe. Hòa bình anh sẽ về cưới em.
- Thế… bao giờ mới hòa bình được?
- Anh không biết. Nhưng…anh nhất định sẽ cùng đồng đội chiến đấu để dành lại hòa bình cho em, và cho người dân Việt Nam mình nữa. Em chờ anh nhé!
Anh kết một vòng hoa tam giác mạch đội lên đầu cô. Những cánh hoa tam giác mạch tím tím mỏng manh rũ xuống trên dải tóc đen bóng dường như làm cho thiếu nữ trở nên xinh đẹp hơn rất nhiều. Đẹp thì đẹp nhưng vẫn buồn. Hai hàng nước mắt cô lã chã rơi. Lần này đi liệu có trở về. Ngoài kia quân Pháp bắt đầu càn quét vùng tứ giác Tuyên Quang – Thái Nguyên - Phủ Lạng Thương - Việt Trì. Anh phải đi chiến dịch, anh phải ra chiến trường Việt Bắc, anh phải bảo vệ quê hương và người con gái mình yêu.

Cơn gió mùa đông lạnh lướt mạnh qua làm hai người run bần bật. Mùa đông ở Cao Bằng vốn dĩ lạnh như thế. Cô nắm lấy bàn tay thô ráp của anh- bàn tay đầy vết sẹo chằng chịt , kí ức về những ngày trong giai đoạn một của chiến dịch Thu Đông. Đó là những ngày mặt sông vắng lặng bóng người nhưng đỏ ngầu màu máu của quân địch, những ngày không có muối ăn phải đốt lá lồ ô để dùng hay những ngày nhìn anh khổ sở chống chọi cơn sốt khi bị muỗi rừng cắn lúc đi hành quân. Trong lòng cô đầy những nỗi đau đang giằng xé, cô hận bọn Pháp đã cướp đi đất nước cô.

- Anh đi nhớ giữ sức khỏe. Em ở nhà sẽ tăng gia sản xuất cố gắng đợi anh về cưới em.
Nghe được những lời từ người con gái mình yêu, lòng anh an tâm phàn nào.

Ngày 20/11/1947.
Ngày anh đi. Cũng là ngày Pháp mở đợt tấn công mới Ceinture.
Anh gia nhập tiểu đoàn 160 cùng với đồng đội hành quân từ Cao Bằng đến Bắc Kạn. Đoàn anh phải qua những thác nước, những hồ nước sâu hoắm đầy vắt và đỉa. Đàn muỗi rừng như những đám mây đen nghịt bu lấy xác động vật thối rữa, chúng bay theo đoàn anh như đám kền kền trực chờ con mồi chết. Rồi tới đêm đến, nằm mắc võng giữa đám cây đa gáo ngủ mà bên tai cứ nghe tiếng hú của đám sói săn đêm. Trời lúc này nhiệt độ hạ thấp hơn ban ngày. Cái lạnh xuống tới -10 độ làm tê liệt hết giác quan của con người. Các anh hai bàn tay đã đỏ lên và đông cứng nhưng vẫn cố trụ vững để canh gác cho đồng đội ngủ. Nhưng cái khổ đấy cũng đâu là gì so với một vài ngày trở trời, mưa phùn quét qua rừng tạt vào tối tăm mặt mũi. Mưa thấm vào lớp áo bộ đội đã sờn. Buốt người. Những đêm như vậy cả tiểu đoàn không thể ngủ, đành bấm bụng bước tiếp trên cánh rừng đầy bùn nhão nhoét. Đi mãi. Đi mãi. Sau bao ngày gian khổ, tiểu đội đã đến cứ địa của quân mình.

Tiểu đội anh tập hợp cùng đại đội trung đoàn 72 đóng quân ở sát bìa rừng chờ ngày tập kích. Anh cùng một vài bộ đội được phân công thám thính tình hình quân địch. Mỗi lần đi, anh đều mang theo ảnh cô để nơi túi áo trái- anh bảo nơi đó gần tim.

Quân Pháp đóng quân ở đồn Phủ Thông. Đồn dài 100m, rộng 50m; tường đắp bằng đất dày 1m, cao 2m, trong và ngoài tường ghép gỗ, bên ngoài có cọc chống, bốn phía có nhiều lỗ châu mai, bốn góc đồn có 4 lô cốt mẹ, có đài quan sát. Nhà chỉ huy ở chính giữa đồn, địch đào hầm từ nhà chỉ huy, nhà lính thông đến các lô cốt. Ngoài bờ tường có 3 lớp hàng rào tre nứa. Từ vị trí này, Đồn Phủ Thông như một mũi dùi cắm vào lòng Việt Bắc. Để thám thính anh phải lấp lá quấn quanh mình, ngồi từ sáng đến tận tối mịt cạnh bìa rừng để quan sát. Thỉnh thoảng có vài tên lính Pháp nhìn về phía anh, lúc đấy anh run lắm. Tay đặt lên ngực trái nắm chặt lấy ảnh người con gái mình yêu, anh lẩm nhẩm những lời tạm biệt. Nhưng anh vẫn sống sót. Có lẽ sức mạnh tình yêu đã cứu anh.

Ngày 29/11/1947.
Đoàn anh hành quân trong đêm.
Tiểu đội trưởng tập hợp các chiến sĩ bộ đội xếp chia thành các cánh đánh lần lượt đánh vào đồn Phủ Thông. Trong đêm tối anh và các anh em nhảy vào lô cốt địch, liên tục xả súng vào bọn lính canh. Bị tập kích bất ngờ, quân Pháp không kịp phản kháng. Hơn 50 lính đang canh gác bị diệt sạch. Đây là trận đầu tiên quân Pháp bị diệt sạch trong cộng sự. Đội của anh dành thắng lợi.
115-South-VN-troops-in-Quang-Tri-df5eb.jpg

Ngày hoa tam giác mạch tàn ( nguồn: gg)
Ngày 31/11/1947.
Anh trở về trong tiếng reo vui của bản làng.
Đêm đến, mưa phùn khắp Bắc Kạn, nhiệt độ giảm xuống thấp nhất nhưng có lẽ nó là đêm ấm nhất từ lúc anh đi đến giờ. Bên bếp lửa hồng lách tách nướng vài hài dẻ mà anh nhặt được lúc đi hành quân, anh đặt bút viết thư cho cô.

Thân mến!
Anh ở nới chiến trường những ngày này bận rộn, mãi mới có dịp chiến thắng nên rảnh viết thư cho em. Tiểu đội anh cùng đại đội trung đoàn 72 và du kích thị xã Bắc Kạn đã phá tan lô cốt địch. Sau khi không thể hợp vây, các chỉ huy Pháp quyết định rút lui khỏi Việt Bắc. Tình báo báo về vậy. Sắp tới, anh lại phục kích chúng. Em ở nơi quê nhà có lạnh không em? Anh nhớ mùa này Cao Bằng quê ta lạnh hơn Bắc Kạn nhiều lắm. Em nhớ giữ sức khỏe, đừng lao động quá sức, cũng đừng nhớ mong anh quá nhiều. Em chờ anh. Hòa bình sẽ sớm thôi. Lúc ấy anh cưới em về.
Lưu bút: Anh yêu và hôn em thật nhiều.”


Lúc anh đặt dấu chấm hết cũng là lúc nước mắt rơi. Tự nhiên anh lại mủi lòng. Chiến tranh anh không sợ, chết anh không sợ. Duy chỉ có mất cô. Lau nước mắt anh gấp lá thư cho vào túi áo. Mai anh đi rồi, chỉ còn lần cuối nữa thôi rồi anh sẽ về. Anh nhất định phải sống.

Ngày 15/12/1947.
Anh ra nhập trung đoàn 165, tập kích tại đèo Giàng. Ngày hôm ấy hanh khô đến lạ thường. Quân anh ẩn nấp trong bụi cây bắn tỉa ra, quân địch bất ngờ chết hàng loạt. Chớp lấy thời cơ anh nhảy ra, lao thằng về phía xe tăng của địch. Khói, cát bay mịt mù che hết cả mắt người. Tiếng lựu đạn nổ trong hầm xe tăng còn to hơn, lạo xạo hơn tiếng hạt dẻ nướng. Rồi “ bùm”- xe tăng anh bắn phá nổ tan tành rồi vỡ vụn ra từng mảnh. Có mảnh bay về phía anh. Nó bay thẳng vào lồng ngực. Toàn thân anh bốc cháy như ngọn đuốc- ngọn đuốc người. Rồi… anh lao mình về phía những tên địch còn sót lại, chúng bắn anh liên tục. Anh bắn lại chúng. Chúng chết. Anh cũng hi sinh.

Dưới nền cát lạnh ngắt, anh nằm thoi thóp nhìn về phía đồi hoa tam giác mạch đằng xa, bao kí ức về những ngày ở Cao Bằng. Anh nhớ cô thiếu nữ người Tày chất phát, anh nhớ lời hứa trước khi đi, anh nhớ bức thư anh viết còn chưa gửi đi được. Anh khóc.

Đồng đội chạy đến bên cạnh anh, cầm máu, ôm chặt lấy anh. Anh dùng chút sức lực đưa cho một người bạn cũ bức thư mà mình viết, thều thào cất lời nói cuối cùng:

- Đồng chí hãy mang tôi về những đồng hoa tam giác mạch ở Cao Bằng, chỗ thật cao vào ấy. Để tôi có thể thấy hòa bình của đất nước. Bức thư trong túi áo đưa cho cô ấy. Bảo với cô ấy tôi xin lỗi…

Rồi anh trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay của đồng đội. Mọi người ôm chặt lấy anh, từng hơi thở ấm nóng bao bọc quanh người nhưng vẫn không đẩy lùi được thi thể dần nguội lạnh. Anh đã ra đi một cách oanh liệt như vậy.

Ngày 19/12/1947.
Đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc. Cuộc hành quân kết thúc.

Ngày 1/1/1947.
Thi thể anh được đưa về chôn cất tại nơi anh mong muốn. Bức thư tình bị cháy chỉ còn một nửa, cũng nhuốm màu máu của anh được đến tay người cần nhận. Cô thiếu nữ sững lại như cây rừng nơi người chiến sĩ hành quân.Đêm đó, ở thung lũng Cao Bằng, bên nầm mồ mới, có tiếng thét vang vọng khắp núi rừng.

Ngày 1/1/1947.
Mùa đông qua đi, xuân lại đến. Hoa ban nở khắp đất trời Cao Bằng. Hoa tam giác mạch tàn lụi. Ở bản kia có thiếu nữ người Tày mặc áo cưới chờ người yêu nhưng chẳng thấy.

Ngày 1/1/2021.
Mùa đông qua đi, xuân lại đến. Hoa ban nở khắp đất trời Cao Bằng. Hoa tam giác mạch tàn lụi. Ở bản kia có thiếu nữ người Tày mặc áo cưới chờ người yêu nhưng chẳng thấy.

Ngày 1/1/2022.
Mùa đông qua đi, xuân lại đến. Hoa ban nở khắp đất trời Cao Bằng. Hoa tam giác mạch tàn lụi. Trên đồi hoa, có hai ngôi mộ nằm cạnh nhau. Một mới. Một cũ.
Tam-giac-mach-1024x653.jpg

Ngày hoa tam giác mạch tàn ( nguồn: gg).
 
Sửa lần cuối:
2K
7
5
Trả lời
Bối cảnh câu chuyện chính là sự chia li của hai người yêu nhau giữa những tháng mùa đông lạnh giá của chiến dịch Thu Đông năm 1947. Bài viết tuy chưa hay nhưng mong các bạn đón nhận nhiệt tình ạ.
 
Câu chuyện có cái kết buồn. Đọc rất xúc động cảm ơn tác giả
 

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.