Võ Thị Hảo là một trong số các nhà văn nữ Việt Nam giành nhiều trang văn của mình cho người phụ nữ. Hôm nay, nhân đọc Người sót lại của rừng cười, chúng ta cùng nhìn lại một chút về nhân vật Thảo trong truyện. Cô là “người sót lại của rừng cười”, trở về với cuộc sống thời bình, nhưng cái kết của truyện lại là một sự ra đi không rõ ràng của nhân vật. Có điều gì bất ổn ư? Với bài viết nhỏ này, người viết xin được rõ ràng bày tỏ ý kiến của mình như một lời khẳng định: Ra đi, “người sót lại của rừng cười” ấy đã tự định nghĩa được chính mình. Và cho những đồng đội “rừng cười” hôm nao!
Câu chuyện về những cô gái ở rừng cười ấy đã ám ảnh, ám ảnh đến ghê người chúng ta. Họ cứ như những bóng ma vật vờ trong tiếng cười của chính mình, tự chơi đùa với chính mình. Và trở nên điên dại. Điên dại vì những khao khát bản năng của người phụ nữ, vì thèm, vì thèm! Nhưng chao ôi, chưa bao giờ họ trở nên điên dại với nhiệm vụ. Người đọc không khỏi khắc khoải mãi hình ảnh “Như có phép lạ, các cô gái đang cười sằng sặc bỗng im bắt, bàng hoàng rồi sực tỉnh, vơ ngay lấy súng, nhảy vội xuống đất chĩa vào Hiên định bóp cò”. Hình ảnh ấy có phải chỉ được giải thích bằng “phép lạ”? Có lẽ chỉ khoảng khắc nhỏ ấy thôi, Võ Thị Hảo đã cho hiên nguyên hình cái tinh thần không thể giải thích của những nữ chiến sĩ rừng cười. Họ ở lại cái nơi kinh hoàng giết mòn con người ấy, một nơi chỉ có thứ an ủi duy nhất là hình ảnh về Thành-người yêu cuả Thảo, chàng hoàng tử chung của mấy chị em, nhờ nó nuôi dưỡng thứ duy nhất không chết mòn, trái tim người đang sống vì cuộc chiến tranh đang diễn ra.
Quá khứ đã lùi đi nhưng chưa bao giờ là xa xôi. Có lẽ bởi con người ta có hoài niệm. Vì thế mà ta có thể sống ở thực tại. Nhưng nhân vật Thảo đã sống ở cái thời thực tại ra sao?
Ám ảnh như tiếng cười khanh khách của rừng cười duy nhất còn sót lại, của những gì đớn đau nhất. Bóng ma của thời chiến bước về với con người thời bình. Thảo tìm về với con đường được làm người phụ nữ, được sống đúng những bản năng của mình. Tưởng như được thỏa những ước mơ về một hạnh phúc đời thường. Nhưng, một cô sinh viên năm nhất nép mình bên giường tầng với những trang nhật ký đầy ám ảnh; nhưng, một con người với hai loại giấc mơ, hoặc là tuổi thơ hoặc là chiến tranh; còn thứ cô cần nhất để bắt nhịp cô với cuộc sống hiện tại thì nó ở đâu? Cô trở lại với chàng hoàng tử của mình, hình ảnh đã giúp cô và các bạn của cô bám víu lấy để sống tiếp, hướng về. Nhưng, là một tình yêu đều đặn vào các tối thứ bảy, đầy những cảm giác bất ổn, mỏng manh được gợi lên qua những lo sợ, những im lặng của Thảo và Thành. Tất cả là những mảnh vụn duy nhất của riêng cô, chẳng ai hiểu, chẳng ai chạm tới cả. Cô đã sống trọn với những nỗi đau, với ký ức, với tình yêu mà mình có. Để….người ta yên tâm rằng Thảo đã điên, người ta yên tâm dè bửu, chê trách, yên tâm coi Thảo là một kẻ phụ tình….yên tâm bỏ mặc con người cuối cùng, sót lại của rừng cười.
Thảo có “yên tâm” trở thành kẻ cô đơn như thế? “Yên tâm” trở thành kẻ lạc loài giữa cộng đồng người của mình?
Và cô rơi về chốn nào, để giữ cho được hình ảnh của một chàng hoàng tử hào hiệp tất cả rừng cười đều tôn sùng về Thành. Và cô rơi về chốn nào? “xuôi tàu”, có chuyến tàu nào cho cô về lại rừng cười? Hay có tấm vé nào khác cho cô lại bước vào cuộc đời mới. Có thể có nhiều cách giải thích cho sự ra đi của Thảo nhưng người viết thì cho rằng, phải, cô trở về chứ không phải ra đi. Tinh thần của rừng cười, những con người của rừng cười vẫn ở lại nơi đây với những giá trị đủ đầy chưa bao giờ bị mờ đi.
Cho tới tận cùng Thảo vẫn những lời nói của chị Thắm. “Thảo ơi! Liệu em có quá yêu người ta không đấy, không hiểu sao, chị bỗng thấy sợ cho em. Em là người duy nhất trong chúng ta đang có hạnh phúc. Mai này, có trở về, dù thế nào, em cũng không được để đàn ông người ta phải thương hại mình nghe!”
Đây chính là điều người viết muốn khẳng định. “Người sót lại của rừng cười”, thứ khiến cô đã sống được ở rừng cười, tình yêu, chính nó cũng đã cho cô con đường bước về với cuộc sống bình thường. Cô đã giành trọn cho nó. Nhưng cũng chính khi ấy, cô đau đớn mà nhận ra rằng, nó không như cô đã nghĩ và đã tin tưởng. Phải, cô ra đi, chẳng có gì là bất ổn cả. Nó phù hợp với tâm lý của cô, phù hợp với tinh thần của những người chiến sĩ dũng cảm và mạnh mẽ nhất của rừng cười. Cô yếu mềm ư, cô chạy trốn ư? Không, là cô lựa chọn, lựa chọn sống hết lòng với rừng cười, với những con người ở rừng cười. Họ đáng được trân trọng. Tôi cho rằng ấy là hành động quyết liệt của Thảo. Và là tiếng nói vững vàng nhất của Võ Thị Hảo. Cô ra đi vì chính mình, và vì những đồng đội của cô, giữ cao nhất lòng tự trọng của mình, giữ cao nhất vị trí của đồng đội mình. Không có chỗ cho sự thương hại, không có chỗ cho những phụ thuộc, cô đã đặt viên gạch cuối cùng quan trọng cho những người như mình. Họ, đã có thể tự định nghĩa được chính mình!
Đây chỉ là một góc nhỏ trong tác phẩm, nhưng đã cho ta thấy được ý thức nữ quyền rất rõ. Võ Thị Hảo đã hướng ngòi bút của mình về người phụ nữ bằng một giọng văn đầy thấu hiểu và cảm thông mang đậm đặc trưng nữ quyền phân tâm học và đòi hỏi chúng ta cùng nhìn nhận. Một ngách tối nhỏ thôi nhưng cần lắm giữa đời này.
—————————
Trích bài viết của Vũ Thị Dung (Khoa Văn Học - Ngôn Ngữ - ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP HCM
Câu chuyện về những cô gái ở rừng cười ấy đã ám ảnh, ám ảnh đến ghê người chúng ta. Họ cứ như những bóng ma vật vờ trong tiếng cười của chính mình, tự chơi đùa với chính mình. Và trở nên điên dại. Điên dại vì những khao khát bản năng của người phụ nữ, vì thèm, vì thèm! Nhưng chao ôi, chưa bao giờ họ trở nên điên dại với nhiệm vụ. Người đọc không khỏi khắc khoải mãi hình ảnh “Như có phép lạ, các cô gái đang cười sằng sặc bỗng im bắt, bàng hoàng rồi sực tỉnh, vơ ngay lấy súng, nhảy vội xuống đất chĩa vào Hiên định bóp cò”. Hình ảnh ấy có phải chỉ được giải thích bằng “phép lạ”? Có lẽ chỉ khoảng khắc nhỏ ấy thôi, Võ Thị Hảo đã cho hiên nguyên hình cái tinh thần không thể giải thích của những nữ chiến sĩ rừng cười. Họ ở lại cái nơi kinh hoàng giết mòn con người ấy, một nơi chỉ có thứ an ủi duy nhất là hình ảnh về Thành-người yêu cuả Thảo, chàng hoàng tử chung của mấy chị em, nhờ nó nuôi dưỡng thứ duy nhất không chết mòn, trái tim người đang sống vì cuộc chiến tranh đang diễn ra.
Quá khứ đã lùi đi nhưng chưa bao giờ là xa xôi. Có lẽ bởi con người ta có hoài niệm. Vì thế mà ta có thể sống ở thực tại. Nhưng nhân vật Thảo đã sống ở cái thời thực tại ra sao?
Ám ảnh như tiếng cười khanh khách của rừng cười duy nhất còn sót lại, của những gì đớn đau nhất. Bóng ma của thời chiến bước về với con người thời bình. Thảo tìm về với con đường được làm người phụ nữ, được sống đúng những bản năng của mình. Tưởng như được thỏa những ước mơ về một hạnh phúc đời thường. Nhưng, một cô sinh viên năm nhất nép mình bên giường tầng với những trang nhật ký đầy ám ảnh; nhưng, một con người với hai loại giấc mơ, hoặc là tuổi thơ hoặc là chiến tranh; còn thứ cô cần nhất để bắt nhịp cô với cuộc sống hiện tại thì nó ở đâu? Cô trở lại với chàng hoàng tử của mình, hình ảnh đã giúp cô và các bạn của cô bám víu lấy để sống tiếp, hướng về. Nhưng, là một tình yêu đều đặn vào các tối thứ bảy, đầy những cảm giác bất ổn, mỏng manh được gợi lên qua những lo sợ, những im lặng của Thảo và Thành. Tất cả là những mảnh vụn duy nhất của riêng cô, chẳng ai hiểu, chẳng ai chạm tới cả. Cô đã sống trọn với những nỗi đau, với ký ức, với tình yêu mà mình có. Để….người ta yên tâm rằng Thảo đã điên, người ta yên tâm dè bửu, chê trách, yên tâm coi Thảo là một kẻ phụ tình….yên tâm bỏ mặc con người cuối cùng, sót lại của rừng cười.
Thảo có “yên tâm” trở thành kẻ cô đơn như thế? “Yên tâm” trở thành kẻ lạc loài giữa cộng đồng người của mình?
Và cô rơi về chốn nào, để giữ cho được hình ảnh của một chàng hoàng tử hào hiệp tất cả rừng cười đều tôn sùng về Thành. Và cô rơi về chốn nào? “xuôi tàu”, có chuyến tàu nào cho cô về lại rừng cười? Hay có tấm vé nào khác cho cô lại bước vào cuộc đời mới. Có thể có nhiều cách giải thích cho sự ra đi của Thảo nhưng người viết thì cho rằng, phải, cô trở về chứ không phải ra đi. Tinh thần của rừng cười, những con người của rừng cười vẫn ở lại nơi đây với những giá trị đủ đầy chưa bao giờ bị mờ đi.
Cho tới tận cùng Thảo vẫn những lời nói của chị Thắm. “Thảo ơi! Liệu em có quá yêu người ta không đấy, không hiểu sao, chị bỗng thấy sợ cho em. Em là người duy nhất trong chúng ta đang có hạnh phúc. Mai này, có trở về, dù thế nào, em cũng không được để đàn ông người ta phải thương hại mình nghe!”
Đây chính là điều người viết muốn khẳng định. “Người sót lại của rừng cười”, thứ khiến cô đã sống được ở rừng cười, tình yêu, chính nó cũng đã cho cô con đường bước về với cuộc sống bình thường. Cô đã giành trọn cho nó. Nhưng cũng chính khi ấy, cô đau đớn mà nhận ra rằng, nó không như cô đã nghĩ và đã tin tưởng. Phải, cô ra đi, chẳng có gì là bất ổn cả. Nó phù hợp với tâm lý của cô, phù hợp với tinh thần của những người chiến sĩ dũng cảm và mạnh mẽ nhất của rừng cười. Cô yếu mềm ư, cô chạy trốn ư? Không, là cô lựa chọn, lựa chọn sống hết lòng với rừng cười, với những con người ở rừng cười. Họ đáng được trân trọng. Tôi cho rằng ấy là hành động quyết liệt của Thảo. Và là tiếng nói vững vàng nhất của Võ Thị Hảo. Cô ra đi vì chính mình, và vì những đồng đội của cô, giữ cao nhất lòng tự trọng của mình, giữ cao nhất vị trí của đồng đội mình. Không có chỗ cho sự thương hại, không có chỗ cho những phụ thuộc, cô đã đặt viên gạch cuối cùng quan trọng cho những người như mình. Họ, đã có thể tự định nghĩa được chính mình!
Đây chỉ là một góc nhỏ trong tác phẩm, nhưng đã cho ta thấy được ý thức nữ quyền rất rõ. Võ Thị Hảo đã hướng ngòi bút của mình về người phụ nữ bằng một giọng văn đầy thấu hiểu và cảm thông mang đậm đặc trưng nữ quyền phân tâm học và đòi hỏi chúng ta cùng nhìn nhận. Một ngách tối nhỏ thôi nhưng cần lắm giữa đời này.
—————————
Trích bài viết của Vũ Thị Dung (Khoa Văn Học - Ngôn Ngữ - ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP HCM