Ông Một _ Vũ Hùng

Ông Một _ Vũ Hùng

Lan Hương
Lan Hương
  • Thành viên BQT
  • Truyền thông VHT 20
Vũ Hùng là một phóng viên, biên tập viên và nhà văn của Việt Nam. Các tác phẩm của ông viết về chủ đề thiên nhiên, động vật, rừng núi, quãng thời gian quân ngũ với những cuộc hành quân đã mang lại nhiều khám phá về thiên nhiên, đất nước, phong tục tập quán của các dân tộc Việt, Lào chung sống trên dải đường Trường Sơn. Trong đó không thể không kể đến tác phẩm "Ông Một". Để hiểu hơn về tác phẩm này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Ông Một.png

Ông Một _ Vũ Hùng

Tóm tắt 1:
Đoạn trích là câu chuyện cảm động giữa con voi của Đề đốc Lê Trực và người quản tượng. Từ ngày rời căn cứ, con voi trở nên buồn bã vì nhớ Đề đốc, nhớ căn nhưng nó vẫn chăm chỉ giúp người quản tượng làm việc. Sau này, vì muốn con voi được tự do, người quản tượng đã thả nó về rừng. Hàng năm vào mùa thu con voi sẽ về làng, ông quản tượng mở tiệc đón voi. Được mười năm, ông quản tượng qua đời, khi con voi về nó rống gọi, nó buồn bã, rền rĩ bỏ đi…

Tóm tắt 2:
Văn bản "Ông Một" kể về câu chuyện giữa con voi của Đề đốc Lê Trực và người quản tượng. Từ ngày rời căn cứ, con voi trở nên buồn bã và gầy rạc đi vì cuộc sống tù túng dưới làng nhưng nó vẫn giúp người quản tượng làm việc. Lâu dần, nó không chịu ăn nữa, người quản tượng đã thả nó đi, cho nó về với cuộc sống tự do nơi núi rừng. Cứ mỗi mùa thu sang, con voi lại trở về làng, người quản tượng và dân làng đều đón tiếp nó và coi nó như anh em trong nhà. Được mười năm như thế thì người quản tượng qua đời, con voi rền rĩ, rống gọi, về sau nó trở nên lặng lẽ, mấy năm mới xuống làng một lần, lần nào cũng đảo qua nhà người quản tượng.

Tóm tắt 3:
Văn bản “Ông Một” đã cho ta thấy tình cảm yêu thương, gắn bó nghĩa tình giữa con voi với Đề đốc Lê Trực và ông quản tượng. Con voi luôn nhớ về ông Đề đốc và sau này khi nó gắn bó với người quản tượng thì nó cũng luôn trung thành và yêu quý người quản tượng. Nó buồn bã rất nhiều khi người quản tượng qua đời.

Bố cục
- Phần 1 (Từ đầu đến "quắp những cây gỗ mang về"): Tình cảm quấn quýt, cảm động giữa người quản tượng và con voi.
- Phần 2 (Còn lại): Con voi gắn bó, nhớ thương ông quản tượng.

Nội dung chính
Đoạn trích trên giúp người đọc hiểu về mối quan hệ gắn bó, khăng khít như tình cảm ruột thịt giữa con người với thế giới tự nhiên

Câu 1 (trang 18, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, tìm các chi tiết thể hiện tình cảm của con voi

Lời giải chi tiết:
Các chi tiết: người quản tượng chăm sóc con voi, vỗ cho nó ăn để nó lấy sức về rừng; hàng năm voi đều quay trở về làng để thăm người quản tượng; mỗi lần nó về thăm làng, người quản tượng lại dẫn nó đi tắm và luôn trồng sẵn một nương mía để thết đãi nó một bữa no nê; lần trở về làng khi biết người quản tượng đã mất, nó chạy vào nhà, hít hơi cái giường cũ của người quản tượng rồi buồn bã đi ra; chạy khắp làng tìm chủ; sau khi người quản tượng mất, trở về làng, nó lặng lẽ đảo qua nhà người quản tượng, tha thẩn đi trong sân, vừa tung vòi hít ngửi khắp chỗ vừa khe khẽ rền rĩ rồi âm thầm bỏ đi
=> Thể hiện tình cảm gắn bó, yêu mến, thủy chung như người thân trong gia đình

Câu 2 (trang 18, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:
Người quản tượng và dân làng đã cư xử với con voi như con em trong nhà, họ đã xem con voi như người thân của họ

Câu 3 (trang 18, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích và nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa con người vối thiên nhiên

Lời giải chi tiết:
Đoạn trích trên giúp em hiểu về mối quan hệ gắn bó, khăng khít như tình cảm ruột thịt giữa con người với thế giới tự nhiên

Trên đây là bài soạn "Ông Một". Hi vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
_Chúc các bạn học tốt!_
 
Từ khóa
gia đình ông một tinh cam
495
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top