So sánh và đánh giá phần kết thúc truyện ngắn Chí phèo của Nam Cao và Vợ nhặt của Kim Lân

So sánh và đánh giá phần kết thúc truyện ngắn Chí phèo của Nam Cao và Vợ nhặt của Kim Lân

Phong Cầm
Phong Cầm
  • Thạc sĩ lang thang ^^ 33 đến từ Nam Định
Nội dung cần nêu ra trước khi vào phần So sánh và đánh giá phần kết thúc truyện ngắn Chí phèo của Nam Cao và Vợ nhặt của Kim Lân:

* Giới thiệu Nam Cao, tác phẩm Chí phèo và kết thúc truyện ngắn Chí Phèo. Giới thiệu về tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt, kết thúc truyện Vợ nhặt

* Ý nghĩa kết thúc truyện ngắn Chí Phèo:

- Khái quát nội dung truyện ngắn và cuộc đời Chí phèo:​

+ Truyện kể về cuộc đời Chí phèo, một đứa trẻ mồ côi vô thừa nhận. Chí phèo được người làng nhặt về nuôi đến 20 tuổi làm canh điền cho cụ Bá. Vì ghen tuông Bá Kiến đẩy Chí đi ở tù.

+ Sau 7,8 năm đi tù về từ một người hiền lành, lương thiện, Chí thành mộ con quỷ dữ, tay sai cho Bá Kiến, gây bao tội ác cho dân làng.

+ Sau khi gặp Thị Nở, bản chất lương thiện của Chí trỗi dậy. Chí mong muốn Thị giúp mình trở lại cuộc sống bình thường nhưng không được bởi bị Thị cự tuyệt. Quá đau đớn, phẫn uất. Chí phèo đến nhà Bá Kiến giết Bá Kiến và kết liễu cuộc đời mình.

Cuộc đời Chí từ một người nông dân hiền lành, lương thiện bị tha hóa, bị hủy hoại cả nhân hình lẫn nhân tính, trở thành “Con quỷ dữ của làng Vũ Đại” cuối cùng sau bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, Chí Phèo tự kết liễu cuộc đời mình.

- Ý nghĩa đoạn kết với hình ảnh cái lò gạch cũ:

Truyện ngắn Chí Phèo kết thúc bằng hình ảnh: “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người qua lại”. Đây là một kết thúc gợi ra rất nhiều suy ngẫm với người đọc:

+ Cái lò gạch cũ là nơi Chí Phèo bị bỏ rơi. Khi vừa mới chết hình ảnh này lại xuất hiện trong đầu của Thị Nở ở kết thúc truyện tạo sự quẩn quanh, bế tắc trong tấn bi kịch bị tha hóa và bị cự tuyệt về quyền làm người của người nông dân.

+ Kết thúc truyện thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà văn: đồng cảm tới nỗi thống khổ người dâ, trân trọng khát vọng lương thiện của họ.

+ Truyện kết thúc bằng việc lặp lại phần mở đầu tạo kết cấu vòng tròn lẩn quẩn của thân phận Chí Phèo hay chính thân phận những người nông dân nghèo, giúp tô đạm dự báo về tương lai. Cuộc đời Chí Phèo tuy đã kết thúc nhưng vẫn có thể còn những tấn bi kịch Chí Phèo vẫn còn tiếp diên.

* Ý nghĩa kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt:

- Khái quát nội dung truyện ngắn và cuộc đời nhân vật Tràng.


+ Cái đói làm xóm ngụ cư tiêu điều xơ xác. Tràng một người nông dân thô kệch, xấu xí.Vào 1 buổi chiều Tràng dẫn một người phụ nữ về nhà. Người phụ nữ bằng lòng làm vợ Tràng với 4 bát bánh đúc và vài câu nói tầm phơ tầm phào.

+ Mẹ Tràng đón nhận nàng dâu mới trong tâm trạng vừa mừng, vừa lo, vừa tủi… Đêm tân hôn diễn ra trong không khí chết chóc, buồn tủi…

+ Sáng hôm sau thay đổi tâm lí của Tràng, cô vợ nhặt, bà cụ Tứ. Bà mẹ đãi hai con nồi chè cám.. Trong lúc ăn qua lời kể của Vợ Tràng dần hiểu ra Việt Minh là ai và trong đầu hiện lên hình ảnh người đói kéo nhau đi phá kho thóc của Nhật, phía trước lá cờ đỏ bay phất phới.

- Ý nghĩa đoạn kết với hình ảnh lá cờ bay phấp phới:

+ Hình ảnh đám người đói và lá cờ hiện lên trong tâm lí Tràng vừa gợi ra cảnh ngộ đói khát thê thảm, vừa gợi ra tín hiệu của cuộc cách mạng. Cả hai đều là những nét chân thực trong bức tranh đời sống lúc bấy giờ.

+ Kết thúc truyện góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của Kim Lân trân trọng khát vọng sống, nga bên bờ vực của cái chết của người lao động nghèo niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng.

+ Hình ảnh kết thúc truyện là hi vọng tươi sáng của hiện thức tăm tối, đó là âm hưởng lạc quan.

+ Kết thúc truyện kiểu kết thúc mở giúp thể hiện được xu hướng vận động của cuộc sống được mô tả trong toàn bộ câu chuyện, tạo khoảng trống để người đọc suy nghĩ, phán đoán.

* So sánh sự tương đồng và khác biệt:

- Tương đồng

+ Hai kết thúc truyện phản ánh hiện thực tối tăm của con người trước cách mạng tháng 8.

+ Thể hiện tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn.

+ Kết thúc có tính mở, giàu sức gợi.

- Khác biệt:

+ Kết thúc Chí Phèo phản ánh hiện thực luẩn quẩn, bế tắc của người nông dân lao động được thể hiện qua kết cấu đầu, cuối tương ứng. Hàm ý tương lai chỉ là sự lặp lại của hiện thực, nhân vật trong truyện chưa tìm được hướng đi cho mình.

+ Kết thúc Vợ nhặt: Phản ánh xu hướng vận động tất yếu của số phận con người được thể hiện qua kết cấu đối lập, hàm ý tương lai sẽ mở lối cho hiện tại, nhân vật truyện bắt đầu thức tỉnh và tìm được con đường giải phóng.

- Lí giải sự khác biệt:

+ Do hoàn cảnh sáng tác và hoàn cảnh lịch sử: NC viết CP trong hoàn cảnh đen tối của xã hội VN lúc bấy giờ. Kim Lân viết Vợ nhặt sau hòa bình lặp lại khi dân ta đã đi qua 2 mốc lớn của lịch sử là cách mạng tháng 8 và cuộc kháng chiến chống Pháp. Ánh sáng cách mạng giúp nhà văn thấy được hướng vận động và phát triển của lịch sử.

+ Do khuynh hướng Văn học và phương pháp sáng tác:

@ Chí Phèo: Khuynh hướng Văn học hiện thực phê phán, Nam Cao phản ánh hiện thực tăm tối nhằm phê phán xã hội. Nhà văn yêu thương con người nhưng vẫn chưa thấy được lối thoát của người nông dân trong xã hội bấy giờ.

@ Vợ nhặt: khuynh hướng văn học hiện thực CM. Cách mạng đã soi đường nên nhân vật trong sáng tác của ông đã tìm được con đường đi cho mình.

+ Do tài năng và tính cách sáng tạo của nhà văn: Cùng yêu thương tin tưởng con người. Nam Cao có cái nhìn tỉnh táo, sắc lạnh trước hiện thực nghiệt ngã của cuộc sống. Kim Lân lại cho rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào người nông dân có thể vượt lên trên cái chết, cái thảm đạm để mà vui mà hi vọng.
 
Từ khóa Từ khóa
kết thúc chí phèo kết thúc vợ nhặt nam cao so sánh sự tương đồng và khác biệt vợ nhặt của kim lân
1K
5
3
Trả lời
Bài phân tích rất bổ ích ♥️ đặc biệt là đối vs những bạn tìm tư liệu ôn thi như em hiện giờ. Hy vọng là a/chị Phong Cầm có thể viết nhiều dạng so sánh tích hợp như này. Em cảm ơn rất nhiều ạ
 

So sánh Kết cấu truyện độc đáo giữa “Chí Phèo” của Nam Cao và “Vợ nhặt” của Kim Lân.

đánh giá phần kết thúc truyện ngắn Chí phèo của Nam Cao và Vợ nhặt của Kim Lân.png

Kết cấu là “toàn bộ tố chức phức tạp và sinh động của tác phẩm, không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm”. Trong tác phẩm văn học chi tiết phải tuân thủ kết cấu. Kết cấu giúp tổ chức chi tiết. Trong truyện ngắn “Chí Phèo” (Nam Cao) và “Vợ nhặt” (Kim Lân), hai nhà văn đã tạo nên được những kết cấu độc đáo nhờ các chi tiết nghệ thuật đắc giá.

Nam Cao xây dựng thành công kết cấu vòng tròn, đầu cuối tương ứng trong truyện ngắn Chí Phèo. Chính kết cấu đặc sắc đó khiến cho hình tượng nhân vật Chí Phèo và cái vòng đời luẩn quẩn, bế tắc của người nông dân Việt Nam trước cách mạng có sức ám ảnh mạnh mẽ. Nó có sức mạnh tạc khắc vào tâm trí người đọc một viễn cảnh ghê rợn.


Khi mới ra đờiChí Phèo có tên là “Cái lò gạch cũ”, sau đó đổi thành Đôi lứa xứng đôi và cuối cùng là Chí Phèo. Cái lò gạch cũ là nơi Chí Phèo cha ra đời và cũng có thể là nơi hứa hẹn sự ra đời của Chí Phèo con. Chi tiết cái lò gạch cũ được nhắc đi nhắc lại hai lần trong tác phẩm, đặt ở vị trí đầu và cuối của thiên truyện như một thủ pháp trùng lặp, góp phần khái quát một hiện tượng phổ biến đến mức đã thành quy luật khủng khiếp trong cuộc đời những người nông dân ở xã hội cũ: họ bị xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy vào con đường lưu manh, sa vào kiếp sống tối tăm của thú vật, bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính.

“Chí phèo” dẫu là đứa con không thừa nhận nhưng được nuôi dưỡng cẩn thận. Trong anh tồn chứa những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân bình dị, hiền lành và tốt bụng. Thế nhưng, người nông dân lương thiện ấy nhanh chóng bị đẩy vào con đường lưu manh dần dần bị tha hoá. Thế lực gây nên bi kịch ấy không ai khác chính là bọn cường hào, ác bá trong làng.

Đùng một cái, người ta thấy lính dẫn giải Chí Phèo đi. Hắn đi tù. Không ai hiểu hắn bị đi tù vì lí do gì. Nhà tù thực dân đã tiếp tay cho cường hào thâm độc để giết chết phần “người” trong con người Chí Phèo, biến Chí thành Phèo, biến người nông dân lương thiện thành quỷ dữ.

Chí phèo là đại diện cho nỗi thống khổ ghê gớm của con người dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. Nỗi thống khổ đó không phải là không nhà, không cửa, không cha không mẹ, không họ hàng thân thích; mà chính là Chí Phèo bị xã hội vằm nát cả một mặt người, cướp đi linh hồn người, phải sống kiếp sống tối tăm của con vật lạ. Đó chính là nỗi thống khổ của cá thể sinh ra là người nhưng lại không được làm người và bị xã hội từ chối, xua đuổi.

Chí Phèo cũng là đại diện tiêu biểu cho bản chất lương thiện của những con người khốn khổ vốn thấp cổ bé họng trong xã hội. Bị cưỡng bức tàn tệ nhưng không thể nào kêu than, mà cũng chẳng biết kêu với ai. Luôn tha thiết mong được thương yêu, được cảm thông và được sống hòa nhập với mọi người nhưng lại bị chính xã hội rũ bỏ. Bởi thế, Chí Phèo nhận thấy hắn không thể trở lại làm người lương thiện được. Thị Nở là cứu cánh cuối cùng nhưng cũng đã buông tay khiến cho Chí Phèo hoàn toàn rơi vào tuyệt vọng. Chí Phèo chết nhưng mầm sống của hắn đã kịp gieo vào Thị Nở. Câu chuyện kết thúc nhưng những xung đột chưa hẳn đã chấm dứt. Hình ảnh cái lò gạch cũ lại hiện ra đầy sức ám ảnh.

Với truyện ngắn “Chí Phèo”, nhà văn Nam Cao đã khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước năm 1945, một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động, đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính. “Chí Phèo” là một tác phẩm có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.

Việc lặp lại hai lần chi tiết cái lò gạch cũ và lấy chi tiết ấy đặt tên cho tác phẩm, Nam Cao đã nói lên một điều rằng: chừng nào còn có xã hội bất công, tàn bạo, có cơ chế sản sinh ra tội ác, chừng ấy còn có hiện tượng Chí Phèo. Qua kết cấu này, chúng ta thấy, Nam Cao đã nhận thức được cái tận cùng của xung đột giai cấp ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.


Nếu chi tiết “cái lò gạch cũ” tạo nên kết cấu vòng tròn đầy buồn thảm cho “Chí Phèo” của Nam Cao, thì chi tiết lá cờ đỏ đã tạo nên kết thúc đầy lạc quan cho truyện ngắnVợ nhặt của Kim Lân. Chi tiết lá cờ đỏ sao vàng ở cuối truyện thật đột ngột, ngẫu nhiên mà cũng tất nhiên. Nó gắn với ý nghĩa sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, của sự sống với cái chết. Nó là biểu tượng của cách mạng, của con đường tương lai tươi sáng mà nhà văn bằng tấm lòng nhân đạo cao cả đã soi đường chỉ lối cho nhân vật của mình.

Không gian “Vợ nhặt” mở ra với nạn đói khủng khiếp xảy ra tràn lan khắp nơi, người chết như rạ, người sống cũng dật dờ như những bóng ma. Cái đói, cái chết, cái tàn tạ phủ bóng đen khắp mọi nẻo đường. Trong bối cảnh đó, xuất hiện một anh chàng thô kệch, xấu xí tên là Tràng. Là dân ngụ cư, lại có hình dung như thé, sống trong nạn đói khốc liệt thế này, tuổi đời chong chênh, không ai tin rằng Tràng sẽ lấy được vợ. Thế mà, đùng một cái, một buổi chiều, anh dẫn vợ về nhà.

Vượt qua tất cả khó khăn và dị nghị, hạnh phúc của Tràng được đông đầy. Dù chưa tin hẳn là sẽ vượt qua được nhưng trong cuộc sống của họ như có một nguồn sáng mới, một tương lai mới, một cái gì đó đáng đẻ cố gắng và tin tưởng. Kết thúc tác phẩm, qua lời kể của người vợ, Tràng dần dần hiểu được Việt Minh và trong óc Tràng hiện lên hình ảnh đám người đói kéo nhau đi phá kho thóc Nhật, phía trước là một lá cờ đỏ bay phấp phới.

Đó là cái nhìn mà ở thời điểm của Chí Phèo không thể nào có được. Chí phèo dù dã cố gắng vượt thoát ra khỏi số phận của chính mình nhưng càng gắng gượng càng thêm đau thương. Ở Tràng lại khác hẳn. Anh cứ mặc nhiên đón nhận, chấp nhận và cuối cùng là công nhận thực tại. Dĩ nhiên, ở thời đại của Tràng, lúc này, ánh sáng của Cách mạng đã soi chiếu sâu hơn vào đời sống của người nông dân. Tràng đối diện với nạn đói, tuy vô hình nhưng cũng vô tình. Còn Chí Phèo, hắn phải đối diện với con người có thế lục, với âm mưa gian xảo, với lòng đố kị, ghen tuông điên cuồng, còn đáng sợ hơn cái đói và cái chết nhiều lần.

Những con người như bà cụ Tứ, đặc biệt là đôi vợ chồng trẻ với tình yêu thương đùm bọc, với sức sống mãnh liệt và niềm tin vào ngày mai tốt đẹp sẽ rất dễ dàng bắt gặp ánh sáng cách mạng của Đảng. Với ý nghĩa đó, “Vợ nhặt” có thể coi là bài ca ca ngợi sự sống, đã thể hiện niềm tin bất diệt của Kim Lân vào con người, đặc biệt là người lao động.

Câu chuyện mở ra bằng bóng hoàng hôn chạng vạng, kết lại trong ánh sáng rực rỡ của ban mai và lá cờ đỏ sao vàng. Kết cấu tự nhiên ấy làm cho “Vợ nhặt” mở ra nhiều liên tưởng cho người đọc hướng về niềm tin và hi vọng. Lá cờ đỏ ở cuối tác phẩm là dấu hiệu của một cuộc cách mạng, một sự đổi đời. Và chính nhà văn Kim Lân từng nói: Cái đói là nỗi lo lắng của con người ở tất cả mọi dân tộc và mọi thời đại. Cho nên, đó là một đề tài thuộc về bản chất đời sống. Các nhà văn viết về cái đói ở khía cạnh tối tăm và bất lực của con người trước nó. Khi tôi viết, ý tưởng thường trực trong tôi là những người đói dù thế nào đi nữa vẫn luôn luôn khao khát cuộc sống tốt hơn, vẫn tin tưởng một cách mơ hồ vào cuộc sống tương lai”.

Nếu truyện ngắn “Chí Phèo” đi về với một kết thúc không có hậu, đáng buồn (dù Bá Kiến bị trừng trị nhưng những người như Chí Phèo vẫn không được hưởng hạnh phúc) thì “Vợ nhặt” lại đạt đến hạnh phúc tràn đầy, mở ra một viễn cảnh tươi sáng, hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp. Tuy thế, cả hai tác phẩm đều thấm đẫm tinh thần nhân đạo cao cả. Hai tác phẩm là niềm cảm thương sâu sắc của người nghệ sĩ trước những số phận đau khổ. Nhà văn dù không nói trực tiếp mà lại hết sức khách quan, khách quan tới mức sắc lạnh nhưng ẩn sau trong đó là một nỗi đau và niềm xót thương vô hạn về kiếp người.
 

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.