Tham khảo, ôn thi
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
NHÀ MẸ LÊ
(…) Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.
Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.(…)
Nhưng mọi người biết bác Lê quí con lắm. Tuy bác hết sức công bằng, người ta cũng thấy bác yêu thằng Hi hơn cả, nó là con thứ chín, và ốm yếu xanh xao nhất nhà. Bác thường bế nó lên lòng, hôn hít, rồi khoe với hàng xóm: nội cả nhà chỉ có nó là giống thầy cháu như đúc. Rồi bác ôm con ngồi lặng yên một lát, như để nhớ lại chuyện gì đã lâu lắm.
(Trích truyện ngắn Nhà mẹ Lê - Thạch Lam - NXB Hội Nhà văn 2008)
* Chú thích:
- Thạch Lam (1910-1942), tên thật là Nguyễn Tường Vinh sau đổi tên là Nguyễn Tường Lân. Là cây bút truyện ngắn tài hoa trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật.
- “Nhà mẹ Lê” là tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc được xuất bản lần đầu năm 1942. Truyện ngắn không chỉ tái hiện tình cảm mẹ con xúc động mà còn dựng nên cả bức tranh toàn cảnh làng quê Việt Nam Cách mạng tháng Tám.
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định ngôi kể trong đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm). Trong đoạn trích, ngoại hình nhân vật bác Lê được miêu tả qua các chi tiết nào?
Câu 3 (1,0 điểm). Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn “Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết” để làm sáng tỏ chủ đề của câu chuyện.
Câu 4 (1,0 điểm). Qua cách miêu tả hoàn cảnh sống cơ cực, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì đối với gia đình bác Lê?
Câu 5 (1,0 điểm). Từ câu chuyện về nhà mẹ Lê, em rút ra bài học gì có ý nghĩa nhất đối với bản thân? Vì sao?
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) cảm nhận về nhân vật bác Lê.
Câu 2 (4,0 điểm). Những bữa cơm gia đình không chỉ là nơi nuôi dưỡng thể chất mà còn là "bến đỗ tinh thần," nơi lưu giữ những giá trị cốt lõi của gia đình và cuộc sống. Em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày ý kiến của mình về giá trị của những bữa cơm gia đình trong cuộc sống hiện đại.
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
NHÀ MẸ LÊ
(…) Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.
Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.(…)
Nhưng mọi người biết bác Lê quí con lắm. Tuy bác hết sức công bằng, người ta cũng thấy bác yêu thằng Hi hơn cả, nó là con thứ chín, và ốm yếu xanh xao nhất nhà. Bác thường bế nó lên lòng, hôn hít, rồi khoe với hàng xóm: nội cả nhà chỉ có nó là giống thầy cháu như đúc. Rồi bác ôm con ngồi lặng yên một lát, như để nhớ lại chuyện gì đã lâu lắm.
(Trích truyện ngắn Nhà mẹ Lê - Thạch Lam - NXB Hội Nhà văn 2008)
* Chú thích:
- Thạch Lam (1910-1942), tên thật là Nguyễn Tường Vinh sau đổi tên là Nguyễn Tường Lân. Là cây bút truyện ngắn tài hoa trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật.
- “Nhà mẹ Lê” là tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc được xuất bản lần đầu năm 1942. Truyện ngắn không chỉ tái hiện tình cảm mẹ con xúc động mà còn dựng nên cả bức tranh toàn cảnh làng quê Việt Nam Cách mạng tháng Tám.
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định ngôi kể trong đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm). Trong đoạn trích, ngoại hình nhân vật bác Lê được miêu tả qua các chi tiết nào?
Câu 3 (1,0 điểm). Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn “Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết” để làm sáng tỏ chủ đề của câu chuyện.
Câu 4 (1,0 điểm). Qua cách miêu tả hoàn cảnh sống cơ cực, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì đối với gia đình bác Lê?
Câu 5 (1,0 điểm). Từ câu chuyện về nhà mẹ Lê, em rút ra bài học gì có ý nghĩa nhất đối với bản thân? Vì sao?
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) cảm nhận về nhân vật bác Lê.
Câu 2 (4,0 điểm). Những bữa cơm gia đình không chỉ là nơi nuôi dưỡng thể chất mà còn là "bến đỗ tinh thần," nơi lưu giữ những giá trị cốt lõi của gia đình và cuộc sống. Em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày ý kiến của mình về giá trị của những bữa cơm gia đình trong cuộc sống hiện đại.
- Từ khóa
- bữa cơm gia đình nhà mẹ lê