Soạn bài "Tôi đi học" - Thanh Tịnh (ngắn nhất)

Soạn bài "Tôi đi học" - Thanh Tịnh (ngắn nhất)

Lan Hương
Lan Hương
  • Thành viên BQT
  • Truyền thông VHT 20
Mỗi bạn học sinh trước khi tới trường đều cần chuẩn bị và soạn bài trước đúng không? Cùng mình bắt tay ngay vào soạn bài đầu tiên trong chương trình Ngữ văn 8 thôi nào


5757


Tôi đi học - Thanh Tịnh
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả

- Thanh Tịnh (1911 – 1988), tên thật là Trần Văn Ninh, bút danh Thanh Tịnh
- Ông sinh tại Phú Vang, Thừa Thiên. Năm 1933, tốt nghiệp Thành chung, ông làm viên chức nhỏ tại Huế, vừa viết văn, viết báo, vừa làm thơ.
- Trước năm 1945, Thanh Tịnh có xuất bản nhiều tác phẩm như: “Hận chiến trường” (thơ 1937) ; các tập truyện ngắn “Quê mẹ” (1941), “Chị và em” (1942). “Ngậm ngủi tìm trầm” (1943); tiểu thuyết “Xuân và Sinh” (1944).
- Sau Cách mạng tháng Tám, lúc đầu công tác văn hóa văn nghệ ở liên khu IV; gia nhập Quân đội năm 1948; nhiều năm công tác tại “Tạp chí Vãn nghệ Quân đội”.
- Ông mất tại Hà Nội ngày 17/7/1988, để lại một số tác phẩm “Những giọt nước biển” (truyện ngắn 1956), “Đi từ giữa một mùa sen” (thơ 1973).
- Thanh Tịnh có lối viết nhẹ nhàng, trong sáng, thiết tha và êm dịu. Mỗi truyện ngắn đều thâm đẫm chất thơ; mỗi bài thơ lại có cấu trúc như một truyện ngắn. Nhà văn Thạch Lam từng có nhận xét về phong cách nghệ thuật của Thanh Tịnh như sau: “Truyện ngắn nào hay cũng có chất thi vị, bài thơ nào hay cũng có cốt truyện”.
- Trước năm 1945, người ta xếp Thanh Tịnh, Thạch Lam và Hồ Dzếnh là ba nhà văn có phong cách nghệ thuật gần gũi nhau.

2. Tác phẩm:
– Xuất xứ: in trong tập truyện ngắn Quê mẹ (1941)
-.Chủ đề: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên, tâm trạng hồi hộp, bâng khuâng của nhân vật “Tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên
- Tóm tắt
Câu chuyện là dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên. Cảm giác náo nức, hồi hộp, ngỡ ngàng với con đường, cảnh vật, trường học, bạn bè, thầy giáo.
- Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu ... trên ngọn núi): tâm trạng nhân vật “tôi” trên đường đến trường.
- Phần 2 (tiếp ... nghỉ cả ngày mà): diễn biến tâm trạng “tôi” khi đến trường.
- Phần 3 (còn lại): nhân vật “tôi” đón nhận giờ học.

II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Những điều gợi về buổi tựu trường đầu tiên: cuối thu lá rụng, mây bàng bạc, mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ.
- Những kỉ niệm diễn tả theo trình tự thời gian (hiện tại → quá khứ), không gian (trên đường đến trường → sân trường Mĩ Lí → trong lớp học) và trình tự diễn biến tâm trạng nhân vật.

Câu 2 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ:
- Trên đường cùng mẹ đến trường: thấy “lạ”, trong lòng “đang có sự thay đổi lớn”, cảm thấy trang trọng và đứng đắn; Nâng niu mấy quyển vở, muốn thử sức cầm bút.
- Mới đến trường: ngạc nhiên, cảm thấy nhỏ bé, lo sợ.
- Nghe gọi tên và rời tay mẹ: giật mình, lúng túng, sợ hãi như quả tim ngừng đập.
- Ngồi trong lớp: mùi hương lạ, thấy lạ với bức hình treo trên tường, lạm nhận bàn ghế, chỗ ngồi là của mình; không hề thấy xa lạ với người bạn mới ngồi bên; Nhìn theo cánh chim... một kỉ niệm cũ sống lại.

Câu 3 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Thái độ, cử chỉ những người lớn rất có trách nhiệm, tạo ấn tượng tốt với các em:
- Ông đốc: hiền từ, giọng nói căn dặn, động viên, tươi cười nhẫn nại.
- Thầy giáo: tươi cười chờ đón.
- Các phụ huynh: âu yếm, chuẩn bị chu đáo cho con, cùng hồi hộp với con.

Câu 4 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Các hình ảnh so sánh:
- “... những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” → tình cảm đẹp đẽ, trong sáng của cậu bé lần đầu đi học.
- “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi” → tâm hồn mơ mộng của trẻ thơ không bận tâm quá nhiều điều gì.
- “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ” → sự non nớt, khát vọng của những cậu học sinh.
- “Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng”→ lòng người hồi hộp với tiếng trống.
- “trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”→ cái nhìn đẹp đẽ của trẻ thơ về ngôi trường.

Câu 5 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Đặc sắc nghệ thuật của truyện:
+ Đan xen tự sự, miêu tả, bố cục chặt chẽ, thống nhất.
+ Mang chất thơ tinh tế, nhẹ nhàng.
- Chất cuốn hút của truyện: chủ đề trong sáng, lời kể tự nhiên giàu chất biểu cảm theo dòng hồi tưởng của tác giả.
 
Từ khóa
chủ đề ngữ văn 8 tập 1 tác giả tác phẩm tìm hiểu chung xuất xứ đọc hiểu văn bản
428
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top