Suy nghĩ về những giá trị tức thời và giá trị bền vững ở giới trẻ ngày nay

Suy nghĩ về những giá trị tức thời và giá trị bền vững ở giới trẻ ngày nay

Phong Cầm
Phong Cầm
  • Thạc sĩ lang thang ^^ 32 đến từ Nam Định

Giá trị tức thời là gì? Giá trị bền vững là gì? Tại sao cần giữ giá trị tức thời nhưng càng không thể bỏ giá trị bền vững và các vấn đề mà giới trẻ ngày nay dang gặp phải để giữ được cả hai loại giá trị này.

“Giá trị tức thời” và “giá trị bền vững” vừa đối lập vừa thống nhất với nhau trong mỗi con người. Con người cần có những giá trị tức thời để duy trì cuộc sống, cũng rất cần những giá trị bền vững để sống có ý nghĩa. Nhất là đối với giới trẻ, những con người chưa hoàn thiện về tri thức, năng lực và bản lĩnh sống, rất cần nhận thức rõ hai giá trị này.

Suy nghĩ về những giá trị tức thời và giá trị bền vững ở giới trẻ ngày nay.png

(Suy nghĩ về những giá trị tức thời và giá trị bền vững ở giới trẻ ngày nay)

Trong một xã hội năng động và nhộn nhịp như ngày nay, giới trẻ đang phải hối hả chạy theo những xu hướng chung của thời đại, mà đó chính là những “giá trị tức thời” chỉ tồn tại để phù hợp với thời kì xã hội ấy. Đó có thể là tác phong “công nghiệp” trong mọi vấn đề, sống “nhanh” theo nhịp điệu cuộc sống, ăn mặc theo xu hướng thời trang hay đơn giản là bây giờ giới trẻ thường chạy đua theo phong trào. Những điều ấy không là xấu, thậm chí là cần đối với xã hội mở cửa, hội nhập như hiện nay.

Cuộc sống đòi hỏi ở các bạn trẻ sự sáng tạo và tự lập để bắt kịp thời đại mới. Cuộc sống cũng không ngừng khiêu khích bạn phải thay đổi mình, thôi thúc bạn lọc bỏ bớt các giá trị văn hoá truyền thống và tiếp nhận những giá trị văn hoá mới mặc dù nó chưa được kiểm chứng và sàng lọc kĩ. Tức là bạn đang nhờ vào những “giá trị tức thời” để tồn tại. Nhưng bất cứ cái gì cũng có hai mặt, tích cực và tiêu cực.

Sống linh hoạt và xuôi theo dòng chảy của thời đại không có nghĩa là bạn đánh mất bản thân để hòa tan vào xã hội. Nên và cần giữ lại cho mình những “giá trị bền vững” để sống có đạo đức, có phẩm hạnh. Tức là bạn phải có bản lĩnh khi quyết định tiếp nhận hay từ chối cái mới, bảo thủ một cách tỉnh táo, chân thành, cao quý hay tiến bộ hời hợt, giả tạo và vô cảm. Bạn cũng cần có đủ trí tuệ để định vị giá trị bản thân một cách chính xác để đạt lấy thành công trong guồng máy đang vận hành rầm rộ, sẵn sàng nghiền nát mọi giá trị nhân bản như hiện nay.

Cái đẹp chỉ có thể có được khi các yếu tố trở nên hoà hợp với nhau. Khi bạn mặc một bộ đồ hợp với xu hướng thời trang của năm, bạn có bao giờ tự hỏi: “Nó có phù hợp với mình?” Đúng như vậy, một bộ quần áo hợp với thời trang đấy, đẹp đấy nhưng chưa chắc nó đã đẹp và hợp với con người bạn. Khi chạy theo xu thế “tức thời”, chúng ta cũng cần giữ lại cho mình những nguyên tắc sống, những quan niệm đạo đức và quan trọng là giữ được bản sắc riêng.

Người Việt Nam ta nổi tiếng là ưa những gì bé nhỏ, tinh tế, dịu dàng. Trong lối sống, người Việt ta sống trước sau ân nghĩa thủy chung. Ấy là những “giá trị bền vững” mà dù có hội nhập với quốc tế cũng không thể nào thay đổi. Không cần nói đến những việc làm lớn lao, ta chỉ cần chịu khó quan sát là sẽ thấy xung quanh ta có những “giá trị bền vững” tồn tại. Đó là chữ “hiếu”, chữ “tình” mãi luôn sưởi ấm trong mỗi mái nhà. Đó là chữ “trung” trong mối quan hệ thầy trò, bạn bè. Những giá trị ấy, dù ở nơi nào, thời đại nào cũng không thể xóa mờ. Bà dạy mẹ sống phải có nghĩa, có tình, phải biết trung thực và có tự trọng. Mẹ lại dạy con y như lời bà năm xưa để sống là người có phẩm hạnh. Những “giá trị bền vững” ấy tồn tại theo năm tháng và mãi trường tồn với thời gian, nó luôn là thước đo chuẩn mực đạo đức của mỗi người.

Nhà văn Nguyễn Khải đã đưa ra một quan niệm sống đầy ý nghĩa và có giá trị giáo dục cao. Đối với bản thân, các bạn trẻ hãy luôn tự nhủ: chỉ được hòa đồng chứ tuyệt đối không được hòa tan. Sống theo yêu cầu của xã hội để chạy nhanh cho bắt kịp thời đại, nhưng không được cho phép bản thân mình quên đi những nguyên tắc sống, những giá trị đạo đức và truyền thống gia đình để giữ lại “phẩm hạnh” và “cốt cách” cho bản thân.

Đừng đánh mất các giá trị cao quý của bản thân cho dù cuộc sống có bắt buộc bạn phải làm điều đó. Thế giới xung quanh bạn không ngừng biến đổi và bạn cũng phải trở nên phù hợp với nó để tồn tại và phát triển. Thế nhưng, nếu nó vận động theo chiều hướng tốt đẹp thì bạn hãy trở nên đẹp hơn. Nếu nó vận động theo chiều hướng tiêu cực thì bạn hãy vượt lên.

Hình ảnh một bà Hiền trong tác phẩm “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải, cho dù chứng kiến bao đổi thay của thời đại nhưng bà vẫn giữ vững nguyên tắc sống thanh cao như thế, bà vẫn luôn giữ vững cốt cách của người kinh kì và nâng niu những thú chơi, những gì thuộc về một Hà Nội thanh lịch. Ấy là những hạt bụi vàng mà trong chúng ta ai cũng nên giữ lấy cho mình một chút ít, sẽ có lúc những hạt bụi ấy sáng ngời nhân cách của ta.

Chúng ta cũng không thể nào quên hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh giản dị với đôi dép cao su, bộ đồ kaki, chiếc nón cối công du khắp thế giới. Không chút cầu kì, Người mang cả văn hoá Việt Nam, cốt cách con người Việt Nam, lối sống con người Việt Nam đến với thế giới. Không vì chút sĩ diện hay sự lịch sự giả tạo mà Người đánh mất đi bản sắc của dân tộc mình. Đó là ý thức bình đẳng và lòng tự hào dân tộc mà Người muốn cả thế giới biết đến.

Nhưng cũng không phải ai cũng ý thức được điều đó. Có nhiều người vì chạy theo xã hội đồng tiền mà sẵn sàng lừa dối người khác, mưu lợi cho bản thân, dẫm đạp lên giá trị đạo đức. Cũng có những người lại sống nhanh, sống gấp mà vô cảm trước những mảnh đời bất hạnh xung quanh. Cũng có những gia đình sống thoáng theo phong cách hiện đại mà bỏ quên chữ “hiếu”, chữ “tình”. Những người như vậy, giống như đang mặc một bộ quần áo hợp mốt nhưng lại không phù hợp, trở thành lố bịch, kệch cỡm. Sống chỉ để tồn tại và hòa tan sẽ khiến ta mất đi chính mình và thậm chí là đánh mất cả cuộc sống của một con người chân chính.

“Giá trị tức thời” và “giá trị bền vững” là nên giá trị chung của mỗi con người. Để thành công trong cuộc sống và sống một cuộc đời có ý nghĩa, mỗi chúng ta cần biết cách cần bằng hai giá trị này theo mục đích mình mong muốn. Không nên xem nhẹ hay đề cao giá trị nào. Sự chênh lệch sẽ khiến cuộc đời chao đảo. Tôn trọng giá trị tức thời nhưng cần hoàn thiện giá trị bền vững cho bản thân mình.

(Nguồn: Thế kỉ)​
 
Từ khóa
giá trị bền vững ở giới trẻ ngày nay giá trị tức thời giữ được bản sắc riêng những giá trị văn hoá mới quan niệm sống đầy ý nghĩa sống linh hoạt thước đo chuẩn mực đạo đức của mỗi người
  • Like
Reactions: QuangNhat
2K
1
1

Phong Cầm

Thạc sĩ lang thang ^^
17/5/21
890
910
363,000
32
Nam Định
forum.vanhoctre.com
Xu
7,469,529
Câu hỏi mở rộng

Thomas Carlyle cho rằng: “Những giá trị bên ngoài rồi sẽ biến mất, những giá trị sâu bên trong vẫn luôn như vậy, ngày hôm qua, ngày hôm nay và mãi mãi.”


Giải thích:​

– “Những giá trị bên ngoài rồi sẽ biến mất”: những yếu tố thuộc về vật chất, hình thức bề ngoài chỉ có ý nghĩa tạm thời, không bền vững.

– “những giá trị sâu bên trong vẫn luôn như vậy, ngày hôm qua, ngày hôm nay và mãi mãi”: những yếu tố thuộc về tinh thần, làm nên vẻ đẹp bên trong có tác động tích cực tới cuộc sống mới có ý nghĩa bền vững, dài lâu, bất biến.

⇒ Câu nói của Thomas Carlyle nhấn mạnh ý nghĩa của những yếu tố bên trong làm nên giá trị thực chất và bền vững cho con người và cuộc sống.

b. Bình luận:​

– Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến:

+ Những thứ bên ngoài vốn nhất thời, dễ thay đổi, phôi pha theo thời gian và những tác động khách quan.
+ Những giá trị bên trong mang tính bền vững vì nó thuộc về bản chất, là những gì cốt lõi nhất làm nên giá trị con người.
+ Bản thân mỗi người mang một giá trị riêng. Giá trị của mỗi người không phải nằm im trong bản thân mà phải hiện hữu sống động trong lòng người khác, trong thực tế học tập và lao động. Nó cần là những giá trị sâu bên trong – giá trị thực chất, hướng đến những giá trị chung của nhân loại: chân- thiện- mĩ.

+ Khi hiểu được giá trị bản thân, con người sẽ hiểu và trân trọng giá trị người khác. Từ đó tạo nên sự cộng hưởng, lan tỏa những giá trị sống tốt đẹp.
(Lấy dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề.)

– Mở rộng, nâng cao:

+ Đề cao giá trị bên trong không có nghĩa là xem nhẹ những giá trị bên ngoài. Cần phải có thái độ cân đối, hài hòa, có cái nhìn tỉnh táo để xây đắp những giá trị bên ngoài và những giá trị bên trong, từ đó hướng tới bồi đắp những giá trị lớn lao, đích thực.
+ Phê phán những người sống ảo tưởng, đồng nhất giá trị riêng, giá trị sống của bản thân với tiền tài, quyền lực, danh vọng; những người sống không mục đích, không có ý thức về giá trị bản thân, không biết trân trọng giá trị người khác.

c. Bài học nhận thức và hành động:​


– Mỗi người cần có nhận thức đúng về bản thân và những giá trị cuộc sống.
– Tích lũy, trau dồi tri thức, rèn luyện ý chí, bản lĩnh sống, kĩ năng sống để đáp ứng được nhu cầu cuộc sống và vững vàng trước mọi sóng gió cuộc đời.
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top