Thật nhiều năm sau khi chúng ta đủ lớn để có trong tay tất cả những điều mình cần, cơm- áo -gạo -tiền không còn là nỗi lo. Ngày gặp lại gỡ những chức tước, gác lại tiền tài, danh vọng nghề nghiệp, gỡ bảng tên xuống, cởi bỏ đồng phục gói gọn lại sau cánh cửa kia, để tất cả chúng ta đều như nhau, để chẳng đứa nào trong hơn 40 đứa trẻ ngày ấy phải mặc cảm hay tự ti vì số phận, để khoảnh khắc ngồi lại bên nhau sống trọn vẹn từng giác quan trong cuộc vui mang tên: " Họp Lớp". Rồi chúng ta sẽ lại vui như thời trẻ dại, lại bên nhau mà nhắc về tuổi trẻ, kể nhau nghe về màu áo trắng, gợi nhau nhớ về mái trường xưa THPT Chu Văn An - Sầm Sơn - Thanh Hóa.
Cậu có còn nhớ? Mùa hè năm ấy 2020, mùa hè chia ly, khi hoa phượng nở đỏ rực một góc trời, báo hiệu mùa hè cuối cùng của đời học sinh. Buổi học cuối cùng của 12 năm áo trắng không ai khóc nhưng có lẽ trong thâm tâm mỗi người đều có những cảm xúc riêng, có vui, có buồn, có hối tiếc... Tiếng trống cuối cùng của đời học sinh vang lên đánh dấu bước chuyển mình của tuổi trẻ, khoảnh khắc đó có lẽ cả đời không quên được. Sau ngày hôm ấy không còn phương trình nào ta còn đem ra giải nữa, chẳng bài văn nào phải đặt bút viết cảm nhận thêm nữa, lịch sử có ra sao, địa lý có thế nào cũng không đứa nào bận lòng. Sẽ không ai trong hơn 40 thành viên lớp mình ngày ấy vì tiếng trống trường mà trở nên vội vã, không thổn thức trước ngày thi học kỳ, không lén lút khi truyền tay nhau mấy hạt hướng dương, quả ổi cũng chẳng dành nhau cắn nữa...
Cánh cổng trường khép lại, nâng bước những đứa trẻ tay chưa lấm bụi tim chưa vết xước vào đời, năm 18 tuổi đứng trước những ngã rẽ của cuộc đời chúng ta chọn cho riêng mình một hướng đi. Dẫu đứa vào Nam ra Bắc hay kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi, người lập nghiệp phương xa, kẻ an phận nơi quê nhà gánh vác gia đình nhỏ, số ít chọn đèn sách học hành. Chúng ta đều buộc phải lớn lên, đành phải trưởng thành, phải trở nên gai góc để gồng mình bon chen với dòng người ngược xuôi. Những năm đầu tiên khi hòa mình vào thế giới sau cánh cổng trường công việc, con cái, học hành còn chưa ổn định, khi hờn ghen của tuổi học trò còn chưa quên. Rồi một sáng mùa đông nào đó thức dậy giữ lòng Thủ Đô cố cho phép mình cuộn tròn trong chăn để nhớ về con đường đã qua, những hành lang, những lớp học, tiếng cô thầy và hơn cả là nhớ các cậu, nhớ mái trường xưa.
Cậu có còn nhớ? Mùa hè năm ấy 2020, mùa hè chia ly, khi hoa phượng nở đỏ rực một góc trời, báo hiệu mùa hè cuối cùng của đời học sinh. Buổi học cuối cùng của 12 năm áo trắng không ai khóc nhưng có lẽ trong thâm tâm mỗi người đều có những cảm xúc riêng, có vui, có buồn, có hối tiếc... Tiếng trống cuối cùng của đời học sinh vang lên đánh dấu bước chuyển mình của tuổi trẻ, khoảnh khắc đó có lẽ cả đời không quên được. Sau ngày hôm ấy không còn phương trình nào ta còn đem ra giải nữa, chẳng bài văn nào phải đặt bút viết cảm nhận thêm nữa, lịch sử có ra sao, địa lý có thế nào cũng không đứa nào bận lòng. Sẽ không ai trong hơn 40 thành viên lớp mình ngày ấy vì tiếng trống trường mà trở nên vội vã, không thổn thức trước ngày thi học kỳ, không lén lút khi truyền tay nhau mấy hạt hướng dương, quả ổi cũng chẳng dành nhau cắn nữa...
Cánh cổng trường khép lại, nâng bước những đứa trẻ tay chưa lấm bụi tim chưa vết xước vào đời, năm 18 tuổi đứng trước những ngã rẽ của cuộc đời chúng ta chọn cho riêng mình một hướng đi. Dẫu đứa vào Nam ra Bắc hay kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi, người lập nghiệp phương xa, kẻ an phận nơi quê nhà gánh vác gia đình nhỏ, số ít chọn đèn sách học hành. Chúng ta đều buộc phải lớn lên, đành phải trưởng thành, phải trở nên gai góc để gồng mình bon chen với dòng người ngược xuôi. Những năm đầu tiên khi hòa mình vào thế giới sau cánh cổng trường công việc, con cái, học hành còn chưa ổn định, khi hờn ghen của tuổi học trò còn chưa quên. Rồi một sáng mùa đông nào đó thức dậy giữ lòng Thủ Đô cố cho phép mình cuộn tròn trong chăn để nhớ về con đường đã qua, những hành lang, những lớp học, tiếng cô thầy và hơn cả là nhớ các cậu, nhớ mái trường xưa.
- Từ khóa
- nhomaitruongxua vanhoctre