Soạn văn Thực hành về hàm ý - Tuần 24 Kì 2 Ngữ văn 12

Soạn văn Thực hành về hàm ý - Tuần 24 Kì 2 Ngữ văn 12

Trong cuộc sống, có rất nhiều tình huống chúng ta cần phải nói hàm ý thay vì nói thẳng, nói thật. Tuy nhiên, nhiều người lại hiểu sai về tác dụng của việc nói hàm ý, sử dụng sai mục đích, ảnh hưởng văn hóa giao tiếp trong xã hội. Chính vì vậy, việc học và Soạn bài Thực hành về hàm ý - Tuần 24 Kì 2 Ngữ văn 12 là rất quan trong giúp cho bạn hiểu đúng ngữ cảnh giao tiếp và trở thành người ăn nói dễ nghe, thu hút

Định nghĩa: Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

4277



Soạn bài Thực hành về hàm ý - Tuần 24 Kì 2 Ngữ văn 12
1.Đọc đoạn trích (SGK, tr. 79) và trả lời các câu hỏi.

a) Nếu căn cứ vào lời đáp của A Phủ và thống lí Pá Tra thì:

- Lời đáp đó thiếu thông tin về số lượng con bò bị mất.

- Lời đáp đó thừa thông tin về hành động "về lấy súng" của A Phủ và dự định
bắn con hổ của anh.

- Cách trả lời của A Phủ mang hàm ý: bò đã mất vì bị hổ ăn thịt nhưng tôi sẽ bắn được con hổ đó (để trả cho ông).

Câu trả lời này rất khôn khéo vì nội dung của nó đã hướng người nghe đến sự "được" (một con hổ to), làm nhoà đi chuyện "mất" (con bò).

b) Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

Căn cứ vào phương châm hội thoại đã được học ở THCS thì ở đoạn trích trên, A Phủ đã chủ động vi phạm phương châm về lượng khi giao tiếp. Đó là cung cấp thông tin vừa thiếu (không đáp ứng yêu cầu câu hỏi của người khác) lại vừa thừa (cung cấp thông tin người khác không đòi hỏi).

2. Đọc đoạn trích (SGK, tr. 80) và trả lời câu hỏi.

a) Câu nói của bá Kiến "Tôi không phải là cái kho" có hàm ý muốn nói với Chí Phèo rằng: Tôi không có tiền cho anh và cũng không thể cho anh tiền mãi được. Cách nói ấy không đảm bảo phương châm cách thức vì không nói rõ ràng, rành mạch ý của mình.

b) Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của bá Kiến có những câu dạng câu hỏi.

- Lượt lời thứ nhất: "Chí Phèo đấy hở?" -> câu hỏi thực hiện hành động chào mang hàm ý cảm thán tỏ vẻ chán chường: Lại là mày!

- Lượt lời thứ hai: "Rồi làm mà ăn chứ báo người ta mãi à?" —> câu thực hiện hành động khuyên bảo mang hàm ý bá Kiến rất trách móc, khó chịu về thái độ của Chí Phèo.

c) Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của mình Chí Phèo đều không nói hết ý. Phần hàm ý còn lại được tường minh hoá ở lượt lời cuối cùng.

Cách nói ở hai lượt nói đầu của Chí Phèo không đảm bảo phương châm về lượng và cả phương châm về cách thức.

- Lượt lời thứ nhất của Chí không đáp lại câu hỏi của bá Kiến —> không đảm bảo phương châm về lượng. Đồng thời cũng không rõ ràng: không đến xin năm hào thì đến làm gì?

- Tương tự, lượt lời thứ hai, Chí cũng không đáp lại yêu cầu "cầm lấy (năm hào) vậy" của bá Kiến và lại không nói rõ mình cần gì tiếp tục vi phạm phương châm về lượng và phương châm về cách thức.

3. Đọc truyện cười (SGK, tr. 80) và trả lời câu hỏi.

a) Lượt lời thứ nhất của bà đồ có hình thức câu hỏi nhưng thực chất là thực hiện hành động nói ngăn cản. Qua lượt lời thứ hai của bà đồ thì ta hiểu thực chất, ở lượt lời thứ nhất, bà ngụ ý đánh giá khả năng văn chương của ông chồng là rất kém, chỉ là thứ... vứt đi!

b) Bà đồ không chọn cách nói thẳng để tránh gây mất lòng chồng và cũng để hàm ý trêu chọc ông.

4. Để nói một câu có hàm ý, người ta phải tuỳ thuộc vào ngữ cảnh mà sử dụng một hay phối hợp các cách thức: chủ ý vi phạm phương châm về lượng, phương châm về cách thức, dùng cách
nói gián tiếp.
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
hàm ý phương châm về lượng
660
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top