Hướng dẫn “Trở gió” – Ngữ văn 7 – Kết nối tri thức

Hướng dẫn “Trở gió” – Ngữ văn 7 – Kết nối tri thức

Đoạn trích “Trở gió” của Nguyễn Ngọc Tư đã tái hiện cảm giác xao xuyến của nhân vật “tôi” khi mùa gió chướng về. Tạo nên một hình dung trọn vẹn về những cơn gió chướng. Mùa gió chướng về không chỉ là sự thay đổi thời tiết, báo hiệu một năm cũ sắp qua mà còn gợi trong tâm trạng của con người những cảm xúc ngóng chờ, vội vã, ngổn ngang. Đồng thời gắn liền với nỗi nhớ và những kỉ niệm về gia đình và quê hương vô cùng đẹp đẽ không thể nào quên.

Trở gió – Ngữ văn 7 – Kết nối tri thức.png


I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976.
- Quê quán: sinh ra trong một gia đình nông dân tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau Cà Mau
- Sáng tác thành công ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tản văn, tiểu thuyết.
- Văn trong sáng, mộc mạc, thể hiện một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu yêu thương.
- Tác phẩm tiêu biểu: Ngọn đèn không tắt (2000), Cánh đồng bất tận (2005), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005)...

2. Tác phẩm

2.1. Xuất xứ

Trích từ “Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư” (2005)

2.2. Phương thức biểu đạt
Phưởng thức biểu đạt chính: Tự sự

2.3. Ngôi kể
Ngôi thứ nhất (tác giả xưng “tôi”)

2.4. Bố cục
- Phần 1 (Từ đầu… đến “Ôi! Gió chướng”): Hình ảnh gió chướng về
- Phần 2 (Đoạn còn lại): Tình cảm, cảm xúc của nhân vật “tôi” khi gió chướng về.

II. Tìm hiểu chi tiết
1. Hình ảnh gió chướng

1.1. Thời gian

- Gió chướng đến từ tháng 9 đến Tết.
- Gió chướng với tôi là gió Tết, dù từ khi mùa gió đến Tết mất gần 3 tháng ròng.

1.2. Không gian
- Khi mùa gió chướng đến mang theo những âm thanh báo hiệu.
- Cái chuông gió với những âm thanh mỏng manh trở thành thứ đồ chơi lảng nhách…

1.3. Đặc điểm của gió chướng
a. Chi tiết miêu tả gió chướng

- Mỗi năm gió đến bằng một ngày khác nhau.
- Hơi thở gió rất lớn
- Âm thanh sẽ sàng từng giọt tinh tang, thoáng và e dè như ai đó đứng đằng sau ngoắc tay nhẹ một cái như đang ngại ngần, không biết người xưa có nhớ ta không?
- Mừng húm, hừng hực; dạt dào; cồn cào, nồng nhiệt, dịu dàng…

=>Nghệ thuật: so sánh, nhân hóa -> Gió chướng hiện lên sống động, giống như con người, có tâm lí, tính cách lúc nhút nhát, rụt rè, lúc lại cuống quýt, nồng nhiệt. => Đó chính là tình yêu của nhà văn đối với gió chướng.

b. Mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch
- Lúa cũng vừa chín tới.
- Liếp mía đợi gió mới chịu già, nước ngọt và trĩu.
- Vú sữa chín cây lúc liu, cũng bóng…
=> Con người đón nhận rất nhiều niềm vui => Lí do người viết mong ngóng, chờ đợi gió chướng.

2. Tâm trạng của tác giả về gió chướng

2.1. Tâm trạng khi gió chướng chưa về

- Háo hức, trông chờ, mong nhớ.
- Dời cơn gió sang cửa sổ phía đông.
- Tự đặt câu hỏi và tự trả lời: Không biết người xưa còn nhớ ta không? Rồi mừng húm khi nhận ra tôi chẳng quên nó bao giờ.

2.2. Tâm trạng khi gió chướng về
- Lộn xộn, ngổn ngang: “Mừng đó rồi bực đó, … không rõ ràng, không giải thích được”.
- Mong ngóng, chờ đợi: “Gió chướng là gió Tết và mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch”.
- Nhớ da diết: “Ở đó, siêu thị chất đầy những dưa hấu, dưa kiệu, dưa hành… ai có bán một mùa gió cho tôi”.
=> Nhân vật tôi với rất nhiều cung bậc cảm xúc khi mùa gió chướng về, với những cảm giác quen thuộc, gần gũi mùa gió chướng.

III. Tổng kết

1. Nội dung

- Tạo nên một hình dung trọn vẹn về những cơn gió chướng.
- Mùa gió chướng về không chỉ là sự thay đổi thời tiết, báo hiệu một năm cũ sắp qua mà còn gợi trong tâm trạng của con người những cảm xúc ngóng chờ, vội vã, ngổn ngang.
- Gắn liền với nỗi nhớ và những kỉ niệm về gia đình và quê hương vô cùng đẹp đẽ không thể nào quên.

2. Nghệ thuật
- Lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu.
- Sử dụng nhiều các biện pháp tu từ như điệp ngữ, so sánh, nhân hóa.

IV. Luyện tập

Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 – 7 câu, nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện qua văn bản “Trở gió”.


 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
gió chướng nguyễn ngọc tư trở gió
  • Like
Reactions: Vanhoctre
1K
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top