Soạn văn Từ ấy - trọng tâm kiến thức - ngắn gọn và chi tiết

Soạn văn Từ ấy - trọng tâm kiến thức - ngắn gọn và chi tiết

Triều Anh
Triều Anh
  • Thành viên BQT
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng
Từ ấy là một trong những bài thơ xuất sắc của Tố Hữu. Bài thơ đã thể hiện niềm vui và nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm,… của người thanh niên khi giác ngộ lí tưởng cộng sản. Bài thơ còn thu hút người đọc bởi nghệ thuật diễn tả tâm trạng. Để học tốt hơn bài thơ Từ ấy, VHT mời các em học sinh cùng tham khảo bài soạn sau đây:

B256925C-6C88-4658-9BEB-32E080C8CEDA.jpeg

Ảnh VHT

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả, tác phẩm (SGK)


2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ nằm trong phần Máu lửa của tập thơ Từ ấy (Tập thơ gồm 36 bài, chia làm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng).
- Năm 1938 khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng, TH viết bài thơ này để ghi lại kỉ niệm đáng nhớ ấy.​

3. Bố cục


Bài thơ chia làm 3 phần:

+ Đoạn 1 (khổ 1): Niềm vui sướng mãnh liệt của nhà thơ khi gặp ánh sáng lí tưởng.
+ Đoạn 3 (khổ 2): Nhận thức mới về lẽ sống.
+ Đoạn 3 (khổ 3): Chuyển biến sâu sắc trong tình cảm, sự tự khẳng định về vị trí của nhà thơ.

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Khổ 1: Niềm vui lớn

- Hai câu đầu: được viết theo bút pháp tự sự. Nhà thơ kể kỉ niệm không quên của đời mình.
+ Từ ấy: từ khi giác ngộ được lí tưởng cách mạng.
+ Hình ảnh ẩn dụ: nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim -> Sự kết hợp độc đáo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa.
+ Các động từ mạnh: bừng, chói -> Lí tưởng cộng sản làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ.
- Hai câu sau: bút pháp trữ tình lãng mạn.
+ Hình ảnh ẩn dụ, so sánh: hồn tôi - vườn hoa lá - đậm hương - rộn tiếng chim. Thể hiện niềm vui sướng, yêu đời, tràn đầy sức sống trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản.
+ Vẻ đẹp và sức sống mới ấy của tâm hồn cũng chính là vẻ đẹp của hồn thơ.
=> Cách mạng không đối lập với nghệ thuật mà còn đem lại cảm hứng sáng tạo cho hồn thơ.

2. Khổ 2: Lẽ sống lớn

- Hai câu đầu: sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung.
+ Động từ buộc (ngoa dụ) – mọi người: tự nguyện gắn bó cái tôi với cái chung của mọi người.
+ Trang trải – trăm nơi (hoán dụ): trải rộng tâm hồn với cuộc đời.
- Hai câu sau: tình cảm hữu ái giai cấp.
+ Hồn khổ: gắn bó với quần chúng lao khổ.
+ Khối đời (ẩn dụ): sự đoàn kết của những người cùng cảnh ngộ.
=> Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh bên những người lao khổ.

3. Khổ 3: Tình cảm lớn

- Điệp từ: là, của, vạn.
- Đại từ nhân xưng: con, em, anh.
- Số từ ước lệ vạn.
=> Nhấn mạnh và khẳng định tình cảm gia đình đầm ấm, gắn bó ruột thịt. Tác giả xem mình là thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ đó.
- Từ ngữ gợi cảm: Kiếp hôi pha, Cù bất cù bơ. Thể hiện tấm lòng đồng cảm, xót thương.
=> Sự căm giận - Vì những con người ấy (nhân dân) giúp Tố Hữu hăng say hoạt động cách mạng và họ cũng chính là đối tượng sáng tác chủ yếu…

4. Nghệ thuật

- Hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng.
- Ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu.
- Giọng thơ sảng khoái, nhịp điệu thơ hăm hở.

III. Ý NGHĨA VĂN BẢN

Niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản.​

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 tại đây.
......................................
Chúc các em học tốt!
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
bố cục bài thơ từ ấy saonj bài từ ấy tác gỉ tác phẩm soạn bài từ ấy ngắn nhất soạn bài từ ấy đầy đủ từ ấy văn 11
  • Like
Reactions: Vanhoctre
465
1
1

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
606
440
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK TRANG 44
* Câu 1

- Tố Hữu đã dùng những hình ảnh để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng:
+ "nắng hạ": nắng chói chang, nắng cháy bỏng, gay gắt.
+ "mặt trời chân lí": là mặt trời toả ánh sáng đúng đắn nhất, mạnh mẽ nhất, là cội nguồn của sự sống, gợi nguồn sáng ấm nóng, rực rỡ và bất diệt.
- Dùng các động từ mạnh trong bài thơ:
+ Bừng: ánh sáng phát ra bất ngờ đột ngột
+ Chói: ánh sáng có sức xuyên thấu mạnh mẽ
- Sử dụng hàng loạt các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ và so sánh:
Hồn tôi - vườn hoa lá - đậm hương – rộn tiếng chim.
→ Tác dụng biểu đạt: Những câu thơ như một tiếng reo phấn khởi, hân hoan, phơi trải, bày tỏ niềm vui sướng của mình nhưng cũng chan chứa lòng biết ơn. Vẻ đẹp và sức sống của lí tưởng cách mạng cũng là vẻ đẹp của tâm hồn thơ Tố Hữu.

* Câu 2

Nhận thức về lẽ sống của tác giả:
- Lí tưởng cộng sản giúp cho người thanh niên nhận ra lẽ sống mới. Đó là cái “tôi” hòa trong cái “ta” chung bằng tinh thần tự nguyện sâu sắc, thiết tha yêu thương và đồng cảm với những người cùng khổ.
- Ý thức tự nguyện và quyết tâm vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hoà với mọi người, với cái ta chung để thực hiện lí tưởng giải phóng giai cấp, dân tộc.

* Câu 3

Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ ở khổ cuối: Tình cảm giai cấp chuyển biến thành tình cảm gia đình thắm thiết. Tố Hữu khẳng định mình con người gần gũi thân thiết, là thành viên của đại gia đình lao khổ. Tình cảm đầm ấm, thân thiết, gắn bó máu thịt.
→ Tâm trạng của Tố Hữu: đồng cảm, xót thương, chia sẻ đối với người lao động nghèo khổ.

* Câu 4

Nghệ thuật của bài thơ:

- Sử dụng thành công nghệ thuật ẩn dụ:
+ Mặt trời chân lí
+ Vườn hoa lá (đậm hương, rộn tiếng chim)

- Sử dụng điệp từ: “đã là”, “là con”, “là em”, “là anh”.
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, gần gũi nhưng gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu.
- Giọng thơ hăng hái, say mê, nhịp điệu thơ hăm hở, giàu nhạc điệu (cách ngắt nhịp thay đổi liên tục theo cảm xúc, vẫn có sức ngân vang).
- Kết hợp nhuần nhuyễn bút pháp: tự sự, trữ tình.​
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top