Bài thơ “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương như một cách truyền tải tư tưởng của bài thơ, đó là một sự trở lại, quay lại sau một thời gian đã không còn ở đó. Nhan đề “Về thăm mẹ” đã phần nào cho người đọc thấy được người thể hiện tình cảm, cảm xúc chính là người con với những tình cảm nhớ thương và tràn đầy yêu thương.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Đinh Nam Khương (1948 – 2008)
- Quê quán: Thôn Đục Khuê, xã Hương Sơn, huyện Mĩ Đức, Hà Nội.
- Chức danh: Từng là phó chủ tịch Hội Đông y Mĩ Đức, Hà Nội; Hội viên hội Nhà văn Việt Nam.
- Giải thưởng:
+ Giải A cuộc thi thơ 1981 – 1982 (Báo Văn nghệ)
+ Tặng thưởng bài thơ hay nhất 1992 (Báo Văn nghệ Quân đội)
+ Tặng thưởng chùm thơ hay nhất 2001 (Báo Văn nghệ)
- Phong cách sáng tác: Thường viết bằng thể thơ lục bát vừa thấm đẫm vị ca dao vừa lấp lánh vẻ đẹp hiện đại.
2. Tác phẩm
2.1. Xuất xứ
Trích “Mẹ” (Tuyển thơ) – 2002.
2.2. Thể thơ lục bát
- Bài thơ gồm 14 câu, chia thành 4 khổ (Tương ứng mỗi khổ 4 câu – 4 câu – 4 câu – 2 câu).
- Cách ngắt nhịp 2/2/2 cho câu 6 và 4/4/ cho câu 8.
- Nhip thơ chậm, đều.
- Cách gieo vần toàn thanh bằng.
=> Giọng thơ trở nên thiết tha, tình cảm góp phần thể hiện thành công chủ đề của bài văn.
=> Tác giả thành công trong việc thể hiện tình cảm yêu thương của con dành cho mẹ.
2.3. Kiểu văn bản
Kiểu văn bản biểu cảm.
2.4. Mạch cảm xúc
Hoàn cảnh tâm trạng của con khi về thăm mẹ (Khổ 1) à Hình ảnh ngôi nhà của mẹ (Khổ 2 và khổ 3) à Tình cảm của người con dành cho mẹ (Khổ 4).
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Hoàn cảnh, tâm trạng của con khi về thăm mẹ
Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi.
- Thời gian: Chiều đông.
- Không gian: Ngôi nhà của một gia đình giữa một làng quê với bếp lửa.
- Hoàn cảnh: mẹ không có nhà trời “bỗng òa mưa rơi”.
--> Thời gian gợi buồn, gợi nhớ cùng với không gian và hoàn cảnh với những hình ảnh chọn lọc, gần gũi, gắn với mẹ, gợi cảm giác trông vắng, thiếu hơi ấm.
- Cấu trúc: “chưa… không” (“Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà”): dùng phủ định để khắng định => Tăng sức gợi từ đó nhấn mạnh hình ảnh người con về thăm mẹ.
- Sử dụng từ ngữ đặc sắc:
+ Từ láy: “thơ thẩn” -> gợi dáng vẻ trông ngóng, mong chờ.
+ Từ “bỗng” chỉ sự thay đổi đột ngột về một điều gì đó.
+ Từ “òa” đột nhiên bật lên thành tiếng thật to.
Tiểu kết:
- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho người đọc.
- Đã tái hiện được hoàn cảnh và diễn biến cảm xúc phong phú của người con khi về thăm mẹ: trong chiều đông từ mong chờ về thăm mẹ - hụt hẫng – tủi hờn – òa khóc lên.
2. Ngôi nhà của mẹ
Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm.
Đàn già mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.
a. Hình ảnh của người mẹ hiện lên thông qua những sự vật quen thuộc
- Chum tương đã đậy
- Nón mê xưa đứng – nay ngồi
- Áo tơi lủn củn – khoác hờ người rơm
- Đàn gà – vàng ươm
- Cái nơm – hỏng vành
- Trái na cuối vụ - rụng
--> Ngôi nhà hiện lên qua các hình ảnh thân quen đầy ắp hình bóng mẹ.
--> Cuộc sống của mẹ vất vả, nhọc nhằn, gắn với ruộng vườn, cây trái.
--> Vẻ đẹp tâm hồn mẹ: chu đáo, tần tảo, chắt chiu, ấm áp, yêu thương dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con.
b. Nghệ thuật
- Biện pháp nghệ thuật tu từ: liệt kê, ẩn dụ à Ý nghĩa tăng sự liên tưởng cho người đọc khắc họa hình ảnh người mẹ tần tảo sớm hôm.
- Sử dụng từ ngữ đặc biệt:
+ “lủn củn” (được hiểu theo nghĩa lũn cũn) biểu thị một sự thấp, ngắn trông khó coi, trông khó coi.
+ Từ “ngồi” trong hình ảnh Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
-> Những từ ngữ đắt giá mang lại sự hiệu quả về sự gợi hình, liên tưởng thú vị cho người đọc với tác dụng khắc họa sự tần tảo, chắt chiu của người mẹ để lo lắng cho con.
c. Tiểu kết
Hình ảnh của người mẹ trong bài thơ được hiện lên thông qua những sự vật gắn liền với cuộc sống đời thường, với những đức tính vô cùng quý giá đó là sự tần tảo, hy sinh, chịu khó, chắt chiu và một tình yêu bao la dành cho con. Đồng thời, tô đậm tình cảm của con, sự yêu thương của con dành cho mẹ.
3. Tình cảm của con dành cho mẹ
Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày
- Từ láy: “nghẹn ngào”, “rưng rưng”
- Dấu “…” ở cuối dòng thơ
- Cụm từ giàu biểu cảm: “thương mẹ nhiều hơn”
--> Tình cảm được bộc lộ trực tiếp. Nỗi niềm cảm xúc, yêu thương, biết ơn không nói hết thành lời và cảm xúc mênh mang, vô tận được mở ra từ những điều rất bình dị, bé nhỏ mà đôi khi ta vô tình lướt qua.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Thể thơ lục bát giàu nhạc điệu.
- Sử dụng từ ngữ, hình ảnh gần gũi có sức gợi hình, gợi cảm cao.
- Biện pháp nghệ thuật tu từ: liệt kê, nhân hóa, ẩn dụ.
2. Nội dung
- Khắc họa hình ảnh người mẹ tần tảo, chắt chiu.
- Tô đậm tình cảm mẹ - con đầy yêu thương, trân trọng.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Đinh Nam Khương (1948 – 2008)
- Quê quán: Thôn Đục Khuê, xã Hương Sơn, huyện Mĩ Đức, Hà Nội.
- Chức danh: Từng là phó chủ tịch Hội Đông y Mĩ Đức, Hà Nội; Hội viên hội Nhà văn Việt Nam.
- Giải thưởng:
+ Giải A cuộc thi thơ 1981 – 1982 (Báo Văn nghệ)
+ Tặng thưởng bài thơ hay nhất 1992 (Báo Văn nghệ Quân đội)
+ Tặng thưởng chùm thơ hay nhất 2001 (Báo Văn nghệ)
- Phong cách sáng tác: Thường viết bằng thể thơ lục bát vừa thấm đẫm vị ca dao vừa lấp lánh vẻ đẹp hiện đại.
2. Tác phẩm
2.1. Xuất xứ
Trích “Mẹ” (Tuyển thơ) – 2002.
2.2. Thể thơ lục bát
- Bài thơ gồm 14 câu, chia thành 4 khổ (Tương ứng mỗi khổ 4 câu – 4 câu – 4 câu – 2 câu).
- Cách ngắt nhịp 2/2/2 cho câu 6 và 4/4/ cho câu 8.
- Nhip thơ chậm, đều.
- Cách gieo vần toàn thanh bằng.
=> Giọng thơ trở nên thiết tha, tình cảm góp phần thể hiện thành công chủ đề của bài văn.
=> Tác giả thành công trong việc thể hiện tình cảm yêu thương của con dành cho mẹ.
2.3. Kiểu văn bản
Kiểu văn bản biểu cảm.
2.4. Mạch cảm xúc
Hoàn cảnh tâm trạng của con khi về thăm mẹ (Khổ 1) à Hình ảnh ngôi nhà của mẹ (Khổ 2 và khổ 3) à Tình cảm của người con dành cho mẹ (Khổ 4).
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Hoàn cảnh, tâm trạng của con khi về thăm mẹ
Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi.
- Thời gian: Chiều đông.
- Không gian: Ngôi nhà của một gia đình giữa một làng quê với bếp lửa.
- Hoàn cảnh: mẹ không có nhà trời “bỗng òa mưa rơi”.
--> Thời gian gợi buồn, gợi nhớ cùng với không gian và hoàn cảnh với những hình ảnh chọn lọc, gần gũi, gắn với mẹ, gợi cảm giác trông vắng, thiếu hơi ấm.
- Cấu trúc: “chưa… không” (“Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà”): dùng phủ định để khắng định => Tăng sức gợi từ đó nhấn mạnh hình ảnh người con về thăm mẹ.
- Sử dụng từ ngữ đặc sắc:
+ Từ láy: “thơ thẩn” -> gợi dáng vẻ trông ngóng, mong chờ.
+ Từ “bỗng” chỉ sự thay đổi đột ngột về một điều gì đó.
+ Từ “òa” đột nhiên bật lên thành tiếng thật to.
Tiểu kết:
- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho người đọc.
- Đã tái hiện được hoàn cảnh và diễn biến cảm xúc phong phú của người con khi về thăm mẹ: trong chiều đông từ mong chờ về thăm mẹ - hụt hẫng – tủi hờn – òa khóc lên.
2. Ngôi nhà của mẹ
Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm.
Đàn già mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.
a. Hình ảnh của người mẹ hiện lên thông qua những sự vật quen thuộc
- Chum tương đã đậy
- Nón mê xưa đứng – nay ngồi
- Áo tơi lủn củn – khoác hờ người rơm
- Đàn gà – vàng ươm
- Cái nơm – hỏng vành
- Trái na cuối vụ - rụng
--> Ngôi nhà hiện lên qua các hình ảnh thân quen đầy ắp hình bóng mẹ.
--> Cuộc sống của mẹ vất vả, nhọc nhằn, gắn với ruộng vườn, cây trái.
--> Vẻ đẹp tâm hồn mẹ: chu đáo, tần tảo, chắt chiu, ấm áp, yêu thương dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con.
b. Nghệ thuật
- Biện pháp nghệ thuật tu từ: liệt kê, ẩn dụ à Ý nghĩa tăng sự liên tưởng cho người đọc khắc họa hình ảnh người mẹ tần tảo sớm hôm.
- Sử dụng từ ngữ đặc biệt:
+ “lủn củn” (được hiểu theo nghĩa lũn cũn) biểu thị một sự thấp, ngắn trông khó coi, trông khó coi.
+ Từ “ngồi” trong hình ảnh Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
-> Những từ ngữ đắt giá mang lại sự hiệu quả về sự gợi hình, liên tưởng thú vị cho người đọc với tác dụng khắc họa sự tần tảo, chắt chiu của người mẹ để lo lắng cho con.
c. Tiểu kết
Hình ảnh của người mẹ trong bài thơ được hiện lên thông qua những sự vật gắn liền với cuộc sống đời thường, với những đức tính vô cùng quý giá đó là sự tần tảo, hy sinh, chịu khó, chắt chiu và một tình yêu bao la dành cho con. Đồng thời, tô đậm tình cảm của con, sự yêu thương của con dành cho mẹ.
3. Tình cảm của con dành cho mẹ
Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày
- Từ láy: “nghẹn ngào”, “rưng rưng”
- Dấu “…” ở cuối dòng thơ
- Cụm từ giàu biểu cảm: “thương mẹ nhiều hơn”
--> Tình cảm được bộc lộ trực tiếp. Nỗi niềm cảm xúc, yêu thương, biết ơn không nói hết thành lời và cảm xúc mênh mang, vô tận được mở ra từ những điều rất bình dị, bé nhỏ mà đôi khi ta vô tình lướt qua.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Thể thơ lục bát giàu nhạc điệu.
- Sử dụng từ ngữ, hình ảnh gần gũi có sức gợi hình, gợi cảm cao.
- Biện pháp nghệ thuật tu từ: liệt kê, nhân hóa, ẩn dụ.
2. Nội dung
- Khắc họa hình ảnh người mẹ tần tảo, chắt chiu.
- Tô đậm tình cảm mẹ - con đầy yêu thương, trân trọng.
Biên soạn bởi Trần Ngọc
Sửa lần cuối: