Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm là kiểu bài nghị luận dùng lí lẽ và bằng chứng để chỉ ra sự sai trái và tác hại của một thói quen hay quan niệm nhằm giúp họ từ bỏ thói quen hay quan niệm ấy. Cách thức triển khai bài văn nghị luận phù hợp cho kiểu đề trên sẽ được VHT giới thiệu đến cách em học sinh một cách hệ thống và ngắn gọn qua bài soạn sau:
Ảnh VHT
I. Tri thức kiểu bài
1. Kiểu bài
Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm là kiểu bài nghị luận dùng lí lẽ và bằng chứng để chỉ ra sự sai trái và tác hại của một thói quen hay quan niệm nhằm giúp họ từ bỏ thói quen hay quan niệm ấy.
2. Yêu cầu đối với kiểu bài
Nêu rõ thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; mục đích lí do viết bài luận.
• Trình bày các luận điểm: tác hại của thói quen/ quan niệm, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm, những gợi ý về giải pháp thực hiện.
• Sử dụng lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục, có lí, có tình.
• Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lí.
• Diễn đạt mạch lạc, gãy gọn, lời lẽ chân thành.
• Bố cục bài luận gồm 3 phần:
(1) Mở bài: nêu thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; lí do hay mục đích viết bài luận.
(2) Thân bài: lần lượt đưa ra ít nhất hai luận điểm (lí lẽ, bằng chứng) làm rõ mặt trái và tác hại của thói quen hay quan niệm; nêu lợi ích/ giải pháp khắc phục, từ bỏ thói quen hay quan niệm.
(3) Kết bài: khẳng định lại ý nghĩa, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm; thể hiện niềm tin vào sự cố gắng và thành công của người thực hiện.
2. Ngữ liệu tham khảo, trang 51, 52
* Câu 1: Các phần mở bài, thân bài, kết bài trong ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm chưa?
Trả lời:
Các phần mở bài, thân bài, kết bài trong ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm.
* Câu 2: Bài viết đã chỉ ra tác hại của thói quen và lợi ích của việc từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại di động bằng các lí lẽ, bằng chứng nào? Các lí lẽ, bằng chứng ấy có được sắp xếp hợp lí không?
Trả lời:
a. Lí lẽ, bằng chứng về tác hại và lợi ích của việc từ bỏ thói quen xấu
- Lí lẽ 1: Lạm dụng điện thoại di động là sử dụng điện thoại di động một cách thiếu kiểm soát, gây ảnh hưởng đến cuộc sống.
+ Những bạn trẻ chăm chú nhìn vào màn hình điện thoại, thức đến hai, ba giờ sáng để theo dõi những dòng cập nhật trên mạng xã hội.
+ Việc lạm dụng điện thoại di động ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta.
- Lí lẽ 2: Nếu ta từ bỏ được thói quen lạm dụng điện thoại di động, tức là sử dụng một cách có ý thức, đúng nơi, đúng lúc, thì chiếc điện thoại di động lại trở thành công cụ hữu ích cho cuộc sống của chúng ta.
- Bằng chứng: Các ứng dụng trên điện thoại di động giúp ích cho con người trong việc soạn thảo văn bản, chụp ảnh, dựng phim, phục vụ đắc lực cho các bài thuyết trình trên lớp.
b. Nhận xét cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng
Lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp hợp lí. Bằng chứng được xếp đứng ngay sau lí lẽ, nhằm bổ sung, làm sáng rõ và thuyết phục người đọc, người nghe hơn.
* Câu 3: Quan điểm, thái độ của người viết về vấn đề có được thể hiện rõ ràng, nhất quán không?
Trả lời:
Quan điểm, thái độ của người viết về vấn đề đã được thể hiện rõ ràng, nhất quán. Các lí lẽ, bằng chứng đều nhằm mục đích thuyết phục các bạn học sinh từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại di động.
* Câu 4: Cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu của người viết đã phù hợp với mục đích của bài luận hay chưa?
Trả lời:
Cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu của người viết vừa phải, gần gũi nhằm giúp người đọc hiểu được tác hại của việc lạm dụng điện thoại di động cũng như lợi ích của việc sử dụng điện thoại di động đúng cách à phù hợp với mục đích của bài luận.
* Câu 5: Bạn rút được kinh nghiệm hay lưu ý gì khi thực hiện một bài luận tương tự?
Một số lưu ý bản thân rút ra được:
- Cần sắp xếp các bằng chứng đứng ngay sau lí lẽ.
- Thể hiện rõ ràng quan điểm, cách nhìn của bản thân về vấn đề đó.
- Sau khi đưa ra các luận điểm thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, cần phải đưa ra giải pháp khả thi để người đó có thể thực hiện được.
II. Thực hành viết theo quy trình
1. Hướng dẫn quy trình viết
(1). Chuẩn bị trước khi viết
Học sinh xác định đề tài; xác định mục đích viết, đối tượng người đọc cần hướng đến; chủ động đi tìm thông tin, thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài cần viết.
Tìm ý và lập dàn ý
Để tìm ý, học sinh trả lời các câu hỏi:
1. Anh/Chị sẽ tập trung khẳng định hay bác bỏ hay kết hợp khẳng định với bác bỏ khi nghị luận vấn đề?
2. Anh/Chị dự định đưa ra những ý lớn, ý nhỏ nào để viết bài luận?
(2). Viết bài
(3). Xem lại và chỉnh sửa
Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm: “Chỉ có không gian ảo trên mạng mới đem lại cho mỗi người tri thức, tự do và niềm hứng thú bất tận”.
(1) Mở bài: Nêu quan niệm cần thuyết phục người khác thay đổi, mục đích viết bài văn nghị luận.
(2) Thân bài:
- Luận điểm 1:
Giải thích ý kiến: “Chỉ có không gian ảo trên mạng mới đem lại cho mỗi người tri thức, tự do và niềm hứng thú bất tận”.
+ Giải thích khái niệm: “Không gian ảo”;
+ Biểu hiện của việc xem “không gian ảo đem lại cho mỗi người tri thức, tự do và niềm hứng thú bất tận”.
- Luận điểm 2: Trình bày luận điểm
Việc lạm dụng không gian ảo làm lãng phí thời gian, sức khoẻ của con người (sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần, tâm lý).
- Luận điểm 3: Trình bày luận điểm
Cuộc sống thực tế có rất nhiều điều thú vị (vẻ đẹp của thiên nhiên, kỹ năng xã hội, bài học giao tiếp, trải nghiệm hữu ích, tình người, mối quan hệ tốt đẹp…)
- Luận điểm 4: Trình bày luận điểm và đưa ra phương hướng hành động
+ Khẳng định không nên lạm dụng không gian ảo.
+ Liên hệ mở rộng (đa dạng hoá các hình thức học tập, giải trí, không lạm dụng không gian ảo…)
(3) Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/quan niệm; thể hiện niềm tin vào sự cố gắng của người thực hiện.
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 10, sách Chân trời sáng tạo tại đây!
.............................................
Chúc các em học tốt!
Ảnh VHT
I. Tri thức kiểu bài
1. Kiểu bài
Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm là kiểu bài nghị luận dùng lí lẽ và bằng chứng để chỉ ra sự sai trái và tác hại của một thói quen hay quan niệm nhằm giúp họ từ bỏ thói quen hay quan niệm ấy.
2. Yêu cầu đối với kiểu bài
Nêu rõ thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; mục đích lí do viết bài luận.
• Trình bày các luận điểm: tác hại của thói quen/ quan niệm, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm, những gợi ý về giải pháp thực hiện.
• Sử dụng lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục, có lí, có tình.
• Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lí.
• Diễn đạt mạch lạc, gãy gọn, lời lẽ chân thành.
• Bố cục bài luận gồm 3 phần:
(1) Mở bài: nêu thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; lí do hay mục đích viết bài luận.
(2) Thân bài: lần lượt đưa ra ít nhất hai luận điểm (lí lẽ, bằng chứng) làm rõ mặt trái và tác hại của thói quen hay quan niệm; nêu lợi ích/ giải pháp khắc phục, từ bỏ thói quen hay quan niệm.
(3) Kết bài: khẳng định lại ý nghĩa, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm; thể hiện niềm tin vào sự cố gắng và thành công của người thực hiện.
2. Ngữ liệu tham khảo, trang 51, 52
* Câu 1: Các phần mở bài, thân bài, kết bài trong ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm chưa?
Trả lời:
Các phần mở bài, thân bài, kết bài trong ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm.
* Câu 2: Bài viết đã chỉ ra tác hại của thói quen và lợi ích của việc từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại di động bằng các lí lẽ, bằng chứng nào? Các lí lẽ, bằng chứng ấy có được sắp xếp hợp lí không?
Trả lời:
a. Lí lẽ, bằng chứng về tác hại và lợi ích của việc từ bỏ thói quen xấu
- Lí lẽ 1: Lạm dụng điện thoại di động là sử dụng điện thoại di động một cách thiếu kiểm soát, gây ảnh hưởng đến cuộc sống.
+ Những bạn trẻ chăm chú nhìn vào màn hình điện thoại, thức đến hai, ba giờ sáng để theo dõi những dòng cập nhật trên mạng xã hội.
+ Việc lạm dụng điện thoại di động ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta.
- Lí lẽ 2: Nếu ta từ bỏ được thói quen lạm dụng điện thoại di động, tức là sử dụng một cách có ý thức, đúng nơi, đúng lúc, thì chiếc điện thoại di động lại trở thành công cụ hữu ích cho cuộc sống của chúng ta.
- Bằng chứng: Các ứng dụng trên điện thoại di động giúp ích cho con người trong việc soạn thảo văn bản, chụp ảnh, dựng phim, phục vụ đắc lực cho các bài thuyết trình trên lớp.
b. Nhận xét cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng
Lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp hợp lí. Bằng chứng được xếp đứng ngay sau lí lẽ, nhằm bổ sung, làm sáng rõ và thuyết phục người đọc, người nghe hơn.
* Câu 3: Quan điểm, thái độ của người viết về vấn đề có được thể hiện rõ ràng, nhất quán không?
Trả lời:
Quan điểm, thái độ của người viết về vấn đề đã được thể hiện rõ ràng, nhất quán. Các lí lẽ, bằng chứng đều nhằm mục đích thuyết phục các bạn học sinh từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại di động.
* Câu 4: Cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu của người viết đã phù hợp với mục đích của bài luận hay chưa?
Trả lời:
Cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu của người viết vừa phải, gần gũi nhằm giúp người đọc hiểu được tác hại của việc lạm dụng điện thoại di động cũng như lợi ích của việc sử dụng điện thoại di động đúng cách à phù hợp với mục đích của bài luận.
* Câu 5: Bạn rút được kinh nghiệm hay lưu ý gì khi thực hiện một bài luận tương tự?
Một số lưu ý bản thân rút ra được:
- Cần sắp xếp các bằng chứng đứng ngay sau lí lẽ.
- Thể hiện rõ ràng quan điểm, cách nhìn của bản thân về vấn đề đó.
- Sau khi đưa ra các luận điểm thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, cần phải đưa ra giải pháp khả thi để người đó có thể thực hiện được.
II. Thực hành viết theo quy trình
1. Hướng dẫn quy trình viết
(1). Chuẩn bị trước khi viết
Học sinh xác định đề tài; xác định mục đích viết, đối tượng người đọc cần hướng đến; chủ động đi tìm thông tin, thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài cần viết.
Tìm ý và lập dàn ý
Để tìm ý, học sinh trả lời các câu hỏi:
1. Anh/Chị sẽ tập trung khẳng định hay bác bỏ hay kết hợp khẳng định với bác bỏ khi nghị luận vấn đề?
2. Anh/Chị dự định đưa ra những ý lớn, ý nhỏ nào để viết bài luận?
(2). Viết bài
(3). Xem lại và chỉnh sửa
Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm: “Chỉ có không gian ảo trên mạng mới đem lại cho mỗi người tri thức, tự do và niềm hứng thú bất tận”.
(1) Mở bài: Nêu quan niệm cần thuyết phục người khác thay đổi, mục đích viết bài văn nghị luận.
(2) Thân bài:
- Luận điểm 1:
Giải thích ý kiến: “Chỉ có không gian ảo trên mạng mới đem lại cho mỗi người tri thức, tự do và niềm hứng thú bất tận”.
+ Giải thích khái niệm: “Không gian ảo”;
+ Biểu hiện của việc xem “không gian ảo đem lại cho mỗi người tri thức, tự do và niềm hứng thú bất tận”.
- Luận điểm 2: Trình bày luận điểm
Việc lạm dụng không gian ảo làm lãng phí thời gian, sức khoẻ của con người (sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần, tâm lý).
- Luận điểm 3: Trình bày luận điểm
Cuộc sống thực tế có rất nhiều điều thú vị (vẻ đẹp của thiên nhiên, kỹ năng xã hội, bài học giao tiếp, trải nghiệm hữu ích, tình người, mối quan hệ tốt đẹp…)
- Luận điểm 4: Trình bày luận điểm và đưa ra phương hướng hành động
+ Khẳng định không nên lạm dụng không gian ảo.
+ Liên hệ mở rộng (đa dạng hoá các hình thức học tập, giải trí, không lạm dụng không gian ảo…)
(3) Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/quan niệm; thể hiện niềm tin vào sự cố gắng của người thực hiện.
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 10, sách Chân trời sáng tạo tại đây!
.............................................
Chúc các em học tốt!
Sửa lần cuối: