Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Trong thâm tâm mỗi người, đều có một kỉ niệm nào đó liên quan đến thầy cô và tôi cũng vậy. Đó là kỉ niệm về cô giáo Hân, dạy lớp lá của tôi.

Lúc ấy tôi chỉ là một đứa trẻ ngây thơ đơn thuần. Vì tính nết đơn thuần ấy, tôi rất dễ bị các bạn ức hiếp. Còn cô, cô luôn bảo vệ tôi. Cô luôn nghiêm khắc với các bạn nghịch phá nhưng lại luôn dịu dàng ấm áp ôm tôi vào lòng mỗi khi tôi khóc. Thế là từ ngày đó, tôi vẫn nghĩ cô chính là bà tiên có phép thuật dịu kỳ trong những câu chuyện cổ tích mà mẹ vẫn đọc cho tôi nghe trước khi đi ngủ.

Cô Hân có thân hình thon gọn. Đôi mắt lấp lánh như những viên pha lê. Mái tóc cô suông mượt và thơm ngát mùi hoa hồng dịu nhẹ, ấm áp. Ngoại hình cô toát lên sự dịu dàng, ân cần, hiền hậu. Tính cách của cô nhân ái như chính ngoại hình của cô vậy.
cô.jpg

Ảnh: cô giáo (sưu tầm)

Mỗi khi tôi buồn, cô luôn trao cho tôi những cái ôm dịu dàng và nhìn tôi với ánh mắt trìu mến. Tôi nhớ nhất là lần bị các bạn rủ đi hái hết lá của cây phượng giữa sân trường. Vì ngây thơ, tôi đã nghe theo lũ bạn mà hái hết lá một cành của cây phượng vĩ mới trồng. Thấy vậy, cô liền bảo tôi:
- Con à! Con không nên làm như vậy! Làm thế cây phượng sẽ không còn đẹp và xanh tốt nữa. Nghe thế tôi nói:
- Con xin lỗi cô. Con hứa sẽ không hái lá cây xanh nữa.
Nghe thấy tôi nói vây, cô nhìn tôi với ánh mắt yêu thương và bảo:
- Con biết nhận lỗi là con rất ngoan. Con không nên làm như thế nữa nghe con!
Tôi nói vâng với cô và cùng cô đi vào lớp. Lòng tôi khi ấy lâng lâng niềm cảm xúc khó tả. Dường như tôi yêu cô như yêu mẹ. Còn có lần tôi sốt cao ở trường nhưng mẹ bận không rước tôi về được. Cô vẫn lại ân cần chăm sóc cho tới lúc mẹ tôi đến. Hôm ấy cô ẳm tôi ra cổng trường mà trán đẫm mồ hôi vì nắng và vì lo lắng cho tôi.

Bây giờ, khi đã là học sinh lớp 4, tôi rất ít khi gặp cô. Sau hai năm đi học lớp Đại học, cô đã trở thành phó Hiệu trưởng của trường mầm non Trường Long. Ngôi trường ấy cách nhà tôi khá xa. Vì thế tôi không còn gặp cô lần nào nữa.Tôi ao ước sẽ gặp cô lần nữa để đọc cho cô nghe bài viết này và nói:
- Con yêu quý cô rất nhiều, người mẹ thứ hai của con!
------------------
Bài làm của học sinh​
Thêm
Kỉ niệm sâu sắc về thầy cô giáo cũ.
665
0
0
Dế mèn phưu lưu ký đã trở thành tuổi thơ của rất nhiều thế hệ độc giả Việt Nam. Nó trở thành cuốn sách gối đầu giường của các bạn nhỏ Việt Nam. Tại sao Dế mèn phưu lưu ký lại có sức hấp dẫn mãnh liệt đến vậy? Đó chính là bởi những bài học cuộc sống tuyệt vời mà nhà văn Tô Hoài đã lồng ghép vào tác phẩm của ông. Ở trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 các em học sinh sẽ được tìm hiểu một trích đoạn rất hay của tác phẩm mang tên Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.

Bài đọc:
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu


Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài. Tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi được vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.
Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc. Nức nở mãi chị mới kể:

- Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ. Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng. Mấy bọn nhện đã đánh em. Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.

Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:
- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.
Rồi tôi dắt Nhà Trò đi. Được một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện.

(trích Dế Mèn phiêu lưu ký - Tô Hoài)


Cỏ xước: loài cỏ có quả nhọn như gai, hay bám vào quần áo.

Nhà trò: loài côn trùng nhỏ họ bướm, thường sống ở bụi rậm.

Bự: to, dày quá mức.
Áo thâm: áo màu đen hoặc màu ngả về đen.

Lương ăn: những thứ dùng làm thức ăn.

Ăn hiếp: ỷ vào sức mạnh hay quyền thế để chèn ép, bắt nạt kẻ khác.

Mai phục: nấp sẵn ở nơi kín đáo để đánh bất ngờ.

Bố cục


Có thể chia bài đọc thành 4 đoạn như sau:

Đoạn 1: Hai dòng đầu (vào câu chuyện)

Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo (hình dáng Nhà Trò)

Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo (lời Nhà Trò)

Đoạn 4: Phần còn lại (hành động nghĩa hiệp của Dế Mèn)

Câu 1
Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt.

Phương pháp giải:


Con đọc đoạn văn thứ 2 trong bài.

Lời giải chi tiết:

- Bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn, như mới lột,...

- Cánh mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn, yếu ớt chưa quen mở nên không bay xa được.

Câu 2
Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào?

Phương pháp giải:


Con đọc kĩ lời chị Nhà Trò kể với Dế Mèn.

Lời giải chi tiết:

- Trước đây, mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của nhện nhưng chưa trả được thì đã chết. Nhà Trò kiếm ăn không đủ nên chưa trả được nợ.

- Nhện nhất định đòi món nợ cũ, mấy bận đánh Nhà Trò.

- Lần này, nhện cái chặn đường, đe doạ bắt Nhà Trò vặt chân, vặt cánh, ăn thịt.

Dế mèn bênh vực kẻ yếu - vanhoctre.com.jpg

( Ảnh sưu tầm internet)

Câu 3
Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?

Phương pháp giải:


Con đọc từ đoạn "Tôi xoè cả hai càng..." đến hết bài. Chú ý những chi tiết nói về hành động và lời nói của Dế Mèn

Lời giải chi tiết:

- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu. Lời nói ấy của Dế Mèn đã làm cho Nhà Trò yên tâm không sợ nữa vì thấy người bênh vực mình mạnh mẽ, dũng cảm, biết căm phẫn, bất bình đối với kẻ độc ác chuyên cậy khoẻ ức hiếp kẻ yếu.

- Dế Mèn phản ứng mạnh mẽ : xoè cả hai càng, đạp phanh phách; có hành động bảo vệ, che chở: dắt Nhà Trò đi.

Câu 4
Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích. Cho biết vì sao em thích?

Phương pháp giải:

Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối bằng những từ ngữ vốn chỉ được dùng để gọi hoặc tả con người.

Lời giải chi tiết:

- Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội, mặc áo thâm dài, người bự phấn: Em thích vì hình ảnh này tả rất đúng về Nhà Trò, giống như một cô gái yếu đuối đáng thương.

- Dế Mèn xoè cả hai càng ra, bảo Nhà Trò: “Em đừng sợ...”: Em thích vì hình ảnh này tả Dế Mèn như một võ sĩ oai vệ, lời lẽ mạnh mẽ, nghĩa hiệp.

- Dế Mèn dắt Nhà Trò đi một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện: Em thích vì hình ảnh này làm cho các con vật có hành động giống hệt như người.

Nội dung

Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng hào hiệp, sẵn sàng làm việc nghĩa: bênh vực kẻ yếu đuối, đạp đổ những áp bức, bất công trong cuộc sống.

Sen Biển(sưu tầm)

Cho dù thời gian trôi qua thì Tô Hoài và tác phẩm Dế mèn phưu lưu ký của ông vẫn còn sống mãi trong trái tim bạn đọc. Sự mạnh mẽ, hào hiệp của Dế mèn trong trích đoạn Dế mèn bênh vực kẻ yếu mà các em được học trong chương trình Tiếng việt lớp 4 chắc chắn sẽ trở thành một bài học làm người quý báu cho các em, là hành trang mà các em cần có trong hành trình cuộc sống mai sau.
Thêm
Dế mèn bênh vực kẻ yếu
901
0
0
Chắc hẳn các em rất ấn tượng với nhân vật An-đrây-ca và những nỗi ân hận của cậu ấy? Vậy các em có muốn đóng vai An-đrây-ca để kể lại câu chuyện của mình không? Hãy để chúng tôi giúp các em làm điều đó nhé!

Trong bài viết này các em sẽ được hướng dẫn cách lập dàn ý kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca và một số bài văn mẫu Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca nhé!


1. Dàn ý Kể lại câu chuyện nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

1. Mở bài:

Kể về nơi chốn, thời gian xảy ra câu chuyện.
Xác định vị trí nhân xưng khi kể chuyện.
Trong bài kể chuyện này nhân vật kể chuyện chính là cậu bé An-đrây-ca và xưng ngôi kể là tôi

2. Thân bài

Kể lại diễn biến của câu chuyện
Thứ tự thời gian nhân vật sự việc
Ghi theo câu chuyện Ghi từng nhân vật Ghi từng sự việc
Cậu bé An-đrây sống cùng với ai
Mẹ đã nhờ cậu bé làm việc gì?
Trên đường đi, cậu bé đã gặp chuyện gì?

3. Kết bài

Kết quả các sự việc diễn ra như thế nào? Nêu nhận định, cảm xúc của nhân vật cậu bé An-đrây-ca về lỗi lầm mình gây ra.

Các bài văn kể chuyện sau đây giúp các em học sinh nắm được trình tự làm bài văn kể chuyện theo lời nhân vật trong chính câu chuyện. Các em học sinh nắm được trình tự làm bài văn kể chuyện theo lời nhân vật trong chính câu chuyện. Các em học sinh tham khảo, lên ý tưởng cho bài viết hiệu quả nhất.

2. Kể lại câu chuyện nỗi dằn vặt của An-đrây-ca Hay nhất

Có những lỗi lầm có thể sửa chữa, nhưng tôi đã mắc phải một lỗi lầm không bao giờ sửa được. Tôi đã bị mất đi người thân yêu nhất của mình. Sau đây, tôi xin kể lại câu chuyện đó để các bạn nghe và cùng rút kinh nghiệm:

Năm đó, tôi lên 9 tuổi, sống với mẹ và ông. Bố tôi di công tác xa nên ít khi về thăm nhà được. Ông tôi 96 tuổi rồi nên ông hay ốm vặt lắm.

Một buổi chiều, tôi nghe thấy ông nói với mẹ tôi:

- Bố khó thở quá!
Mẹ liền gọi tôi vào, dúi vào tay tôi tờ giấy ghi tên thuốc, nói:

- Con chạy đi mua loại thuốc này cho mẹ. Nhanh lên con nhé!

Tôi liền nhanh nhẹn đi ngay. Đường từ nhà tôi đến hiệu thuốc không xa nhưng lại qua một sân bóng rộng. Thấy tôi, bọn bạn gọi:

- An- đrây- ca ơi, vào đây chơi với chúng tớ đi!

Biết mình là một tiền đạo giỏi và nghĩ đây là cơ hội tốt nhất để thể hiện tài năng, tôi nhận lời ngay. Chơi rất vui nên tôi quên mất lời mẹ dặn. Mãi đến khi sút bóng vào lưới, nghe bọn bạn reo hò, tôi mới sực nhớ đến ông, liền ba chân bốn cẳng chạy đi mua thuốc.

Bước vào phòng ông nằm, tôi hoảng hốt khi nhìn thấy mẹ đang khóc nấc lên. khi đó, tôi đã hiểu chuyện gì đang sảy ra. Tôi xà vào lòng mẹ, khóc:
- Mẹ ơi, chỉ vì con thích chơi bóng nên đã quên lời mẹ dặn, mua thuốc về chậm mà ông mất.

Nhưng mẹ lại an ủi tôi:

- Không, con không có lỗi gì cả. Ông già và yếu lắm rồi nên không thuốc nào cứu được ông đâu. Ông đã qua đời từ khi con vừa ra khỏi nhà.

Thế nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi dưới gốc cây táo trước nhà. Cây táo này được ông chăm sóc rất cẩn thận. Tôi thấy đêm đó thật tối và buồn quá. Thì ra, giờ đây, tôi đã mất đi người ông thân yêu, nghĩ vậy, tôi oà khóc.

Sau này, mãi đến khi trưởng thành, tôi vẫn luôn tự dằn vặt mình:

- Giá mình đừng mải chơi, mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa. Mình còn được nghe ông kể chuyện nhiều nữa.

Câu chuyện của tôi là thế đấy. Mong các bạn đừng ai mắc phải lỗi lầm lớn như tôi để phải ân hận suốt đời.

Kể lại câu chuyện nỗi dằn vặt của An-đrây-ca - vht.jpg

( Ảnh sưu tầm internet)

3. Kể lại câu chuyện nỗi dằn vặt của An-đrây-ca ngắn gọn

Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.

Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm!...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.

Bước vào phòng ông nằm, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:

- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”.

Qua bài viết này hi vọng các em biết cách kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca và đạt được số điểm thật cao khi gặp đề kiểm tra có dạng này. Ngoài ra các em học sinh và quý phụ huynh có thể tham khảo những bài văn hay lớp 4 khác Tại Đây.

Sen Biển(sưu tầm)
Thêm
Kể lại câu chuyện nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
526
2
0
Con voi là con vật tiêu biểu của núi rừng. Chắc hẳn các em luôn ấn tượng với vẻ to lớn hiền lành của chúng. Vậy các em đã biết cách để viết một bài văn tả con voi như thế nào chưa? Hãy cùng đọc bài viết top 5 bài viết tả con voi hay nhất dưới đây của chúng tôi để có thể viết được một bài văn tả con voi thật hay nhé!

Bài viết này sẽ bao gồm dàn ý tả con voi và 5 bài văn mẫu tả con voi hay nhất


Dàn ý tả con voi
1. Mở bài


Giới thiệu con voi ở trong vườn thú: Cuối tuần vừa rồi em đã được bố mẹ cho đến chơi vườn bách thú. Tại đây có rất nhiều loài động vật khác nhau nhưng trong số đó em có ấn tượng nhất với con voi.

Tả con voi - vanhoctre.com.jpg

( Ảnh sưu tầm internet)

2. Thân bài


* Tả hình dáng

Con voi được nhốt trong chuồng như thế nào: cái chuồng của voi khá lớn. Ở đó được thiết kế để trông giống như một khu rừng tự nhiên, có cây cỏ, có hồ nước.
Tả hình dáng, kích thước của con voi. Con voi to lớn như thế nào, cái vòi của voi to như con đỉa khổng lồ, 4 cái chân như 4 cái cột đình, cái đuôi phe phẩy, hai cái tai như hai cái quạt. Con voi có nước da màu bùn đất.
Con voi trưởng thành có 2 cái ngà màu trắng rất dài, nhọn và cứng.
Da của voi hơi nhăn nheo chứ không được mềm mịn.
Voi đi lại tuy có vẻ chậm chạp nhưng lại đầy dũng mãnh.
Cái vòi của voi rất cứng cáp. Nhờ có cái vòi này mà chúng có thể làm được rất nhiều việc khác nhau. Vòi voi cũng có thể được xem như một vũ khí lợi hại của voi.
Đôi mắt của voi to và tròn.

* Tả hoạt động

Những bước đi của voi tuy có vẻ chậm chạp nhưng lại rất vững chắc.
Cái vòi đưa qua đưa lại. Nhờ cái vòi này mà voi có thể làm được rất nhiều việc khác nhau như uống nước, lấy thức ăn hay vẫy chào mọi người.
Những con voi ở trong rạp xiếc còn biết làm một số trò như đi xe đạp, ném bóng,…
Con voi phải ăn rất nhiều để đủ nuôi được thân hình to lớn của nó. Tuy nhiên thức ăn của voi chỉ là các loại rau, củ, quả hay các loại cỏ.
Voi thường hút nước bằng chiếc vòi của mình sau đó lại phun chúng lên người.
Voi tiến lại gần vẫy chào và bắt tay những người đang xem chúng.

3. Kết bài

Phát biểu cảm nghĩ của em về con voi. Em yêu quý con voi như thế nào?

Mời các em đọc tiếp các bài văn mẫu tả con voi dưới phần bình luận. Ngoài ra các em có thể tham khảo các bài viết hay khác ở Văn 4 nhé! Chúc các em học tốt.

Sen Biển( sưu tầm)
Thêm
Top 5 bài văn Tả con voi
1K
2
7
Vanhoctre.com cung cấp cho các em bài học Tập làm văn lớp 4 - Tả con vật mà em yêu thích (Dàn ý + 120 Mẫu). Đây là TOP 120 bài văn Tả con vật mà em yêu thích ngắn gọn, giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo để có thêm nhiều vốn từ viết bài văn tả con chim bồ câu, tả con mèo, tả con chó, tả con lợn, tả con vịt.... thật hay.

Mặc dù toàn những con vật nuôi quen thuộc, gắn bó với mỗi học sinh chúng ta, nhưng khi viết bài văn miêu tả thì không phải em nào cũng thành thạo. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để ngày càng học tốt phân môn Tập làm văn lớp 4.

Tả con chim bồ câu

Dàn ý tả con chim bồ câu

a) Mở bài


- Giới thiệu về con chim bồ câu em sẽ tả:

• Chim bồ câu của nhà em hay em quan sát được ở một nơi nào đó? (con chim bồ câu trong đàn chim bồ câu của nhà em).

• Em quan sát được khi nào? (quan sát vào các thời điểm trong ngày).

• Ở đâu? (ở nhà em).

b) Thân bài

• Tả hình dáng của chú chim bồ câu:

Lông chú chim câu màu xám mốc. Đuôi dài và đẹp. Cánh ngắn sát vào mình. Mỏ màu nâu hồng. Chân ngắn, mập...

• Tả hoạt động của chú chim bồ câu: Khi đi, đầu chú lúa lắc, lúc lắc theo nhịp chân bước. Đuôi vểnh bên nọ, vểnh bên kia trông thật ngộ nghĩnh...

c) Kết bài

• Cảm nghĩ của em khi quan sát và tả chú chim câu? (yêu thích loài chim tượng trưng cho hoà bình, giúp ba chăm sóc chim).

Tả con chim bồ câu - Mẫu 1

Mỗi dịp sinh nhật, bố lại tặng cho em một con vật nhỏ để em có thể làm bạn cùng với nó. Năm nay, bố đã đặc biệt tặng em một chú bồ câu xinh xắn, màu trắng muốt. Em đã đặt tên cho nó là Bạch Tuyết.

Bạch Tuyết đã ở cùng em được sáu tháng. Hồi mới về, chú còn là một chú chim bé xíu, nay chú đã trở lên to lớn, trưởng thành rồi.
Bạch Tuyết của em có bộ lông màu trắng muốt, không hề có một sợi lông màu khác trên cơ thể. Thân chú thon thon như hình thoi, nhỏ nhắn như một chiếc bình hoa xinh xắn ở trong nhà của em.

Với bộ lông trắng muốt của mình, mỗi lần chú vút lên bầu trời bay lượn thì thật là nổi bật. Những sợi lông trắng tinh, cứng cáp như những chiếc chổi nhỏ, xếp đều lên thân mình và đôi cánh của chú. Lớp lông ấy còn không thấm nước và óng mượt vô cùng. Đôi cánh của Bạch Tuyết trông nhỏ nhắn là thế nhưng lúc xòe ra lại to rộng vô cùng. Cái đầu của Bạch Tuyết rất nhỏ nhưng lại rất linh hoạt, luôn xoay qua xoay lại giúp chú có thể nhìn được ở mọi hướng. hai con mắt như hai hạt đỗ đen lóng lánh, lung linh dưới ánh nắng mặt trời.

Tả con chim bồ câu - vanhoctre.com.jpeg


( Ảnh sưu tầm internet)

Em yêu nhất ở chú có lẽ là đôi chân nhỏ màu hồng. Đôi chân ấy như hai chiếc ruột bút bi, nhẹ nhàng quặp nhẹ vào cành cây khi chú đậu. Những chiếc vuốt nhỏ ở đầu móng giúp chú giữa thăng bằng trên cành cây một cách dễ dàng. Mỗi lần chú sà xuống sân để nhặt nhạnh những hạt thóc trên sân, đôi chân lại xòe ra tiếp đất thật là nhẹ nhàng.

Mỗi buổi sáng, khi ông mặt trời vừa thức giấc, chú gà trống cất tiếng gáy vang thì Bạch Tuyết cũng gù lên một tiếng thật vang vọng rồi bay vút lên bầu trời trong xanh. Ngày nào cũng vậy, mỗi buổi sáng, chú lượn vòng quanh một hồi rồi trở lại căn nhà màu xanh với những ô cửa hình tròn của mình để ăn sáng. Đôi cánh tung ra xòe rộng rồi khi đậu xuống lại được xếp lại thật gọn gàng.

Em rất yêu chú bồ câu Bạch Tuyết nhà mình. Em hi vọng Bạch Tuyết sẽ luôn khỏe mạnh để cùng em trưởng thành.

Tả con chim bồ câu - Mẫu 2

Một buổi chiều tối bố em đi làm về có xách theo một chiếc lồng màu xanh trong đó có một đôi bồ câu trắng bố em mua về để nuôi trên sân thượng.

Chú bồ câu đực và cô bồ câu cái rất yêu thương nhau từ lúc mua về đến giờ chúng luôn gần gũi, gắn bó với nhau. Bộ lông của chúng mềm mượt như nhung lụa có thêm những vệt xám lốm đốm nổi bật trên lưng, đôi cánh to dang rộng và cái đuôi xòe ra như chiếc quạt giấy của bà em phe phẩy mỗi ngày. Cổ của nó ngắn ngắn, phần vai mập mập, đầy đặn. Đôi chân nhỏ xíu màu hồng nhạt với những móng vuốt sắc nhọn để bám thật chắc vào cây gỗ trong ngôi nhà mới xinh xắn. Đôi mắt bồ cô đẹp lắm! Một đôi mắt tròn xoe, đen nháy như hòn bi ve nho nhỏ mà em hay chơi với viền mắt màu hồng nổi lên trên nền màu trắng ở phần đầu. Chiếc mỏ của nó có màu vàng đậm, rất cứng để mổ thức ăn là cám viên dành cho các loài chim. Khi mổ thức ăn nó làm rất nhanh nhưng ăn rất chậm, ăn được một lúc nó lại uống nước để bớt khô cổ.

Khi bồ câu đã quen với ngôi nhà mới bố em thường thả nó ra để chúng được dang rộng đôi cánh bay trên bầu trời. Cứ chiều chiều nó lại trở về với ngôi nhà của mình. Tiếng bồ câu gáy cúc cu cúc cu mỗi sáng mỗi chiều khiến cho ngôi nhà em trở nên nhộn nhịp, vui tươi hơn. Chẳng mấy chốc mà đôi bồ câu trống mái đã cho gia đình em những quả trứng to, tròn nở thành những chú bồ câu non. Em rất yêu thích những chú bồ câu ấy.


Mời các em cùng tham khảo thêm các bài văn mẫu tả con vật yêu thích khác ở dưới phần bình luận. Ngoài ra các em có thể tìm thấy các tài liệu học tập thú vị của phân môn tập làm văn 4 Tại Đây

Sen Biển ( sưu tầm)
Thêm
Top 120 bài văn mẫu tả con vật mà em yêu thích
602
0
0
Đối với học sinh lớp 4 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung thì việc giải các bài tập trong sách VBT tiếng Việt trở thành một việc không thể thiếu. Hôm nay tôi sẽ hướng dẫn các vị phụ huynh và các em học sinh giải các bài tập trong trang 2 sách VNT tiếng Việt 4 tập 1 nhé. Rất hi vọng vui học văn sẽ dần trở thành địa chỉ quen thuộc của các em học sinh và các vị phụ huynh trong hành trình chinh phục môn Tiếng Việt lớp 4

1) Điền vào chỗ trống:

a) l / hoặc n

Không thể ....ẫn chị Chấm với bất cứ người nào khác. Chị có một thân hình ...ở nang rất cân đối. Hai cánh tay béo ...ẳn, chắc ....ịch. Đôi ....ông mày không tỉa bao giờ, mọc . ..oà xoà tự nhiên, ....àm cho đôi mắt sắc sảo của chị dịu dàng đi.

b) an hoặc ang :

- Mấy chú ng... con d... hàng ng.... lạch bạch đi kiếm mồi.

- Lá bàng đang đỏ ngọn cây,

Sếu gi.......m....... lạnh đang bay ng.......... trời.

(2) Giải câu đố :

a) Tên một vật chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n :

Muốn tìm nam, bắc, đông, tây

Nhìn mặt tôi, sẽ biết ngay hướng nào ?

Là cái................

b) Tên một loài hoa chứa tiếng có vần an hoặc ang :

Hoa gì trắng xoá núi đồi

Bản làng thêm đẹp khi trời vào xuân ?

Là hoa..............

250f66c5.jpg


TRẢ LỜI:

(1) Điền vào chỗ trống:

a) l hay n

Không thể lẫn chị Chấm với bất cứ người nào khác. Chị có một thân hình nở nang rất cân đối. Hai cánh tay béo lẳn, chắc nịch. Đôi lông mày không tỉa bao giờ, mọc lòa xòa tự nhiên, làm cho đôi mắt sắc sảo của chị dịu dàng đi.

b) an hoặc ang

- Mấy chú ngan con dàn hàng ngang lạch bạch đi kiếm mồi

- Lá bàng đang đỏ ngọn cây.

Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.

(2) Giải câu đố:

a) Tên một vật chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n

Muốn tìm Nam, Bắc, Đông, Tây

Nhìn mặt tôi, sẽ biết ngay hướng nào.

Là cái la bàn.

b) Tên một loài hoa chứa tiếng có vần an hoặc ang

Hoa gì trắng xoá núi đồi

Bản làng thêm đẹp khi trời vào xuân ?

Là hoa ban.

Mời quý vị và các bạn xem thêm các bài giải của môn Tiếng Việt lớp 4 Tại Đây


Sen Biển
Thêm
Chính tả(sách VBT Tiếng Việt 4 tập 1 trang 2)
997
0
0
Ý chí và nghị lực là rất cần thiết giúp mỗi người chúng ta vượt qua khó khăn và những thử thách trong cuộc sống. Và em muốn muốn kể cho các bạn nghe về một tấm gương với ý chí và nghị lực của mình đã vượt lên trên số phận để thành công. Đó là tấm gương của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký sinh ra đã có hoàn cảnh kém may mắn khi thầy bị liệt cả hai tay, mọi hoạt động và sinh hoạt đều rất khó khăn chứ chưa nói gì đến chuyện đi học. Những tưởng con người ấy sẽ chấp nhận đầu hàng số phận, nhưng không, số phận kém may mắn không những không trở thành rào cản mà còn là động lực để thầy cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Thầy vẫn khát khao được đi học như những bạn cùng trang lứa nhưng điều này thực sự rất khó khăn vì đôi tay ấy làm sao có thể cầm được bút để viết nên những con chữ như những bạn bình thường.

Và rồi thầy quyết định tập viết bằng chân, điều này tưởng như không tưởng nhưng lại trở thành hiện thực với thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Những ngày đầu tập viết bằng chân của thầy vô cùng khó khăn, nhưng chưa lúc nào thầy nghĩ đến chuyện từ bỏ vì với thầy thất bại lớn nhất của một người là chấp nhận từ bỏ mà không nghĩ đến việc sẽ cố gắng hết sức, những nét chữ nó không theo ý muốn của thầy cứ nguệch ngoạc không thành chữ. Nhưng rồi với sự kiên trì chịu khó của mình, ngày nào thầy cũng luyện tập, tập viết mọi lúc mọi nơi, có khi thầy tập viết bằng những mẩu gạch thay cho bút và phấn, những mẩu gạch kẹp vào chân rất khó khăn và còn đau nữa nhưng điều đó không khuất phục được tinh thần học tập của thầy.

Và cuối cùng, thầy đã thành công, mặc dù viết bằng chân nhưng chữ của thầy rất đẹp, thậm chí còn đẹp hơn nhiều chữ của những bạn viết bằng tay. Tất cả là nhờ vào sự chăm chỉ luyện tập không quản ngại khó khăn gian khổ của thầy. Năm học nào thầy cũng đạt thành tích cao trong học tập, các bạn bè trong lớp trước đây từ thái độ xem thường, miệt thị thầy bao nhiêu thì giờ đây lại khâm phục thầy bấy nhiêu. Để rồi sau này thầy trở thành một thầy giáo giỏi tâm huyết với sự nghiệp trồng người của mình như bây giờ chúng ta vẫn nhắc đến tên của thầy với một sự khâm phục và kính trọng.

Nhắc đến tên của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thì không một ai của đất nước Việt Nam không biết. Ở thầy chúng ta thầy được sự cố gắng, ý chí và nghị lực của một người đã vượt lên trên số phận bất hạnh để thành công.
Thêm
590
0
0
Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho học sinh là tác động tích cực tới tư duy người đọc, bồi dưỡng các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy các em biết suy nghĩ một cách lô gic cũng như biết tư duy về hình ảnh… ngoài ra, còn giáo dục tính cách, thẩm mỹ, thị hiếu cho học sinh.

4663


RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC – HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 3, 4, 5

Đề 1


Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:

BÀI HỌC RÙA VÀ THỎ

Truyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ” chắc hẳn đã rất quen thuộc với chúng ta. Ở cuộc đua thứ nhất, thỏ vì chủ quan nên đã thua cuộc còn rùa kiên trì và bền bỉ nên giành chiến thắng. Câu chuyện chưa dừng lại ở đó và được được Roberto Goizueta, Giám đốc Điều hành của Coca Cola trong những năm 1980 phát triển thêm.

Sau cuộc đua thứ nhất, thỏ nhận ra rằng nó thua vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỉ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng thì rùa không thể nào có cửa hạ nó được. Vì thế, nó thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. Ở cuộc đua thứ 2, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy liền một mạch về đích. Nó bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.

Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng: nó không có cách nào để thắng được thỏ trên một đường đua như vậy. Nó suy nghĩ thêm và quyết định thách đố thỏ trong một cuộc đua khác, nhưng có chút thay đổi về đường đua. Thỏ đồng ý, rồi cả hai bắt đầu cuộc đua thứ ba. Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho tới bờ sông. Vạch đích còn đến 2km ở tận bên kia sông. Thỏ đành ngồi xuống và tự hỏi không biết phải làm sao để vượt sông. Trong lúc đó, rùa đã tới bên bờ sông, lội xuống sông và bơi sang bên kia sông, tiếp tục bò về đích.

Câu chuyện vẫn chưa dừng lại.

Đến đây, thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy ngẫm. Cả hai nhận ra rằng cuộc đua sau cùng có lẽ sẽ có kết quả tốt hơn. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một đội. Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước.

(Sưu tầm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:


Câu 1. Điều gì đã giúp thỏ chiến thắng ở cuộc đua thứ hai?

A. Lòng tốt và vị tha

B. Sự nhanh nhẹn và nỗ lực

C. Lòng dũng cảm và may mắn

D. Lòng trung thực và thẳng thắn

Câu 2. Chi tiết rùa thay đổi đường đua cho thấy điều gì?

A. Rùa hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình và đối thủ.

B. Rùa rất thông minh.

C. Rùa rất ngưỡng mộ tài năng của thỏ.

D. Cả A và B

Câu 3. Qua chiến thắng của rùa ở lần đua thứ 3, chúng ta rút ra bài học gì?

A. Muốn chiến thắng phải nỗ lực hết mình.

B. Muốn chiến thắng cần phải xác định được ưu thế của mình và biết chọn sân chơi phù hợp.

C. Muốn chiến thắng cần phải biết chớp lấy thời cơ.

Câu 4. Dòng nào dưới đây nhận xét không đúng về rùa và thỏ?

A. Cả thỏ và rùa đều không dễ đầu hàng hay nản chí sau thất bại.

B. Thỏ quyết tâm và cố gắng nhiều hơn sau khi gặp phải thất bại cay đắng.

C. Rùa phải thay đổi chiến lược vì nó đã cố gắng hết sức mà chưa thành công.

D. Rùa và thỏ là những con vật dễ bỏ cuộc.

Câu 5. Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp để nói về rùa và thỏ ở chặng đua cuối cùng?

A. Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

B. Có chí thì nên.

C. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

D. Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
Thêm
Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu cho học sinh lớp 3, 4, 5
2K
2
3

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
Đề 2

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

BỐ CŨNG ĐANG ĐỢI

Tổng giám đốc Tề đang ngồi họp trong phòng, đột nhiên thư ký riêng hớt hơ hớt hải, không kịp gõ cửa, xông...
 
  • Like
Reactions: Tiến 2021

Tiến 2021

Thành Viên
27/5/21
94
41
18,000
32
Xu
0
Đề 2

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

BỐ CŨNG ĐANG ĐỢI

Tổng giám đốc Tề đang ngồi họp trong phòng, đột nhiên thư ký riêng hớt hơ hớt hải, không kịp gõ cửa, xông thẳng vào nói:

Thưa tổng giám đốc, Tiểu Dự vừa gọi điện, bảo là bị tai nạn trên quốc lộ 106. Các máy điện thoại di động của tổng giám đốc đều không mở, cậu ấy đang cuống lên, lo lắm ạ.

Sắc mặt tái đi, tổng giám đốc Tề hỏi:

Người thế nào? Có bị thương không? Thư kí trả lời:

Người không sao. Xe của cậu ấy húc vào đuôi xe khác, bị gãy thanh bảo hiểm. Cậu ấy gọi tổng giám đốc đến ngay xử lí.

Tổng Giám đốc Tề để tài liệu xuống, mở máy di động. Đang bấm số thì Tiểu Dự gọi.

Bố ơi, bố đến nhanh lên. Xe của con bị đâm nát rồi, sốt ruột lắm bố ạ!

Báo cảnh sát chưa?

- Chưa ạ.

- Thương lượng với chủ xe đằng trước chưa?

- Chưa.

- Thế con đang làm gì?

Con đang chờ bố. Con không biết nên làm gì. Cảnh sát giao thông chắc chắn sẽ phạt tiền, sẽ đục lỗ, không biết có treo bằng lái xe không? Con ở ngã ba quốc lộ hướng đi Bắc Kinh. Bố đi xe 20 phút là tới.

Im lặng hai, ba phút đột nhiên, tổng giám đốc Tề ngắt điện thoại, tắt máy di động. Ông quay lại bảo thư kí riêng:

Tiểu Dự còn gọi điện đến, cứ bảo tôi đi vắng.

Thư kí riêng ngạc nhiên nhìn tổng giám đốc Tề. Tiểu Dự là con một, được ông rất mực thương yêu. Với cương vị tổng giám đốc, việc này, ông chỉ cần cử trợ lí đi là được.

Tổng giám đốc Tề ngồi suốt cả ngày trong phòng làm việc, như mọi ngày ông xử lí tài liệu, triệu tập cấp trưởng các bộ phận đến họp, cười đùa với cán bộ nhân viên, thần sắc không hề thay đổi.

Bảy giờ tối, tổng Giám đốc Tề về đến nhà. Tiểu Dự đang ngồi thẫn thờ trong phòng khách, mặt sa sầm, trông như kẻ mất hồn.

Không sao chứ? - Ông Tề hỏi con trai.

Con chờ bố cả ngày. Suốt một ngày! Bố vẫn còn là bố của con chứ? Tiểu Dự đứng dậy, mắt đỏ hoe, hậm hực nói to.

Ông Tề tươi cười, không trả lời.

Hôm nay bố có việc gì quan trọng đặc biệt thế? Mà việc quan trọng đến mấy đi nữa, liệu có hơn con không? Trong mắt bố con có hay không cũng thế hay sao? Con là con trai của bố, con hi vọng được giải thích một cách hợp lí.


Thấy bố im lặng, Tiểu Dự xúc động, càng được thể nói to.

Ông Tề bình tĩnh vỗ vai con, ngồi xuống, nói:

Con ạ, đúng là bố có việc quan trọng phải làm. Công ty không quan trọng bằng con. Nhưng vấn đề là ở chỗ hôm nay bố gặp một bài toán khó, không biết nên giải quyết thế nào?

Con trai cứ nhìn bố chằm chằm.

Bởi vì bố không biết nên giải quyết vấn đề như thế nào, nên đành phải ngồi chờ trong phòng làm việc. Bố chờ ông nội con. Chờ ông nội đến bảo bố làm thế nào. Bố chờ suốt cả ngày.

Tiểu Dự cứ ngồi đực mặt ra. Lâu lắm. Chợt hiểu hàm ý trong lời nói của bố, cậu cúi gằm mặt xuống. Ông nội qua đời cách đây đã 10 năm.

(Sưu tầm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:


Câu 1. Khi gây ra tai nạn, Tiểu Dự đã làm gì?

A. Tiểu Dự gọi cảnh sát đến giải quyết.

B. Tiểu Dự thương lượng với chủ xe mà mình đã đâm phải.

C. Tiểu Dự chờ bố đến giúp mình giải quyết việc.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2. Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về hành động của Tiểu Dự trong câu chuyện?

A. Tiểu Dự là một chàng trai xấu tính, không thích tiếp xúc với người khác.

B. Tiểu Dự là một người con hiếu thảo.

C. Tiểu Dự là một chàng trai thụ động, có thói quen dựa dẫm vào bố mẹ.

D. Cả A và B

Câu 3. Tại sao Tổng giám đốc Tề lại không đến giải quyết sự việc giúp con trai?

A. Tổng giám đốc Tề muốn con trai mình học cách tự lập, tự giải quyết các vấn đề khó khăn trong cuộc sống.

B. Tổng giám đốc Tề là người rất yêu công việc, với ông, công việc quan trọng hơn bất cứ điều gì.

C. Sự việc mà con trai gây ra vượt quá khả năng giải quyết của tổng giám đốc Tề.

Câu 4. Người cha nói với con về việc đợi ông nội đến giải quyết nhằm mục đích gì?

A. Ông muốn chia sẻ những khó khăn mà cậu đã phải trải qua trong ngày hôm nay.

B. Ông muốn con hiểu rằng cần phải tự lập, tự giải quyết những vấn đề của mình chứ không nên ỷ lại vào người khác.

C. Ông muốn con trai mình phải thông cảm và yêu thương mọi người.

D. Cả A và C
Trần Ngọc 2021Đáp án: 1 - C; 2 - C; 3 - A; 4 - B
 
Tả cây phượng trên sân trường em bao gồm những bài văn hay được Văn học trẻ sưu tầm chọn lọc. Các bài văn mẫu tả cây phượng trường em lớp 4 này sẽ giúp các em học sinh biết cách làm bài văn miêu tả nói chung và văn miêu tả cây phượng nói riêng, rèn luyện kỹ năng viết văn, vận dụng cho từng bài viết.

Hi vọng, những bài văn mẫu này sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô cùng các em học sinh.

Dàn ý tả
cây hoa phượng lớp 4

Đề văn tả cây phượng là một loại đề tả cây cối phổ biến. Với đề bài này, các em tập trung vào miêu tả cây phượng để người đọc biết hình dáng, màu sắc,… của cây phượng là như thế nào, cây phượng trường em khác gì với những cây phượng khác. Qua đó em nêu tình cảm, suy nghĩ của mình về cây phượng. Sau đây là dàn ý chi tiết.

I. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Cây hoa phượng được trồng ở đâu? Từ bao giờ?

II. Thân bài:

* Tả cây phượng:

- Cây phượng lớn cỡ nào? Hình dáng của nó ra sao?

- Cây phượng có đặc điểm gì? Rễ, thân, cành, lá, hoa, quả... như thế nào?

- Hoa phượng nở vào mùa nào trong năm? Màu sắc của cánh hoa, nhuỵ hoa?- Cây phượng gắn bó với đời học sinh ra sao?

III. Kết bài:

* Tình cảm của em đối với cây hoa phượng.

Yêu mến, gắn bó, xem cây phượng như người bạn thân thiết...

Bài tham khảo tả cây phượng
4086


Ở sân trường em trồng nhiều cây để lấy bóng mát và làm cảnh như: bàng, đa, bằng lăng,…Nhưng gần gũi và thân thuộc nhất với em là cây phượng già ở giữa sân trường. Hoa phượng – hoa học trò, loài hoa gắn bó thân thiết nhất với những bạn học sinh.

Cây phượng khá to. Dưới gốc, hai cánh tay em ôm mới xuể. Thời gian đã khoác lên cây chiếc áo nâu sần sùi. Lá phượng xòe ra, mềm mại, hao hao giống lá me. Tán lá như một chiếc ô lớn che mát một khoảng trời nho nhỏ. Cành phượng uyển chuyển, lung linh những chùm hoa đỏ thắm. Mỗi bông hoa như ngọn đèn đỏ thắp trong lùm cây xanh thẫm. Nhưng phượng ở đây không chỉ một đóa, không phải vài hoa, mà phượng nở từng chùm, từng cành bóng bẫy như chứa lửa, chứa nắng. Gặp làn gió nhẹ, từng nhụy hoa mang túi phấn rung rinh trông như đàn bướm thắm đang rập rờn trong vòm lá xanh non. Thỉnh thoảng, những đóa hoa lìa cành ngập ngừng bay nghiêng theo chiều gió rồi lả tả rơi dưới góc sân trường. Trên cành cao, ve kêu ra rả, chim chóc đua nhau chuyền cành, dường như chúng cũng bâng khuâng trước màu hoa phượng. Dưới bóng cây râm mát ấy, chúng em tụm nhau để chơi chọi gà, có bạn tung tăng chạy theo những đóa hoa bay. Có lúc em thầm hỏi: "Phượng ơi! Cây có từ bao giờ mà đẹp đến thế". Nhìn thấy hoa phượng nở mà lòng em thêm rạo rực, phơi phới niềm vui. Phượng gợi nhắc mùa thi sắp đến, mùa hè đã về, mùa gặt hái kết quả học tập của tất cả học sinh.

Em rất yêu trường mình, yêu lớp học, bạn bè, thầy cô, và yêu cả bác phượng già ngày ngày đang cùng chúng em bên những bài học hay của thầy cô. Em mong cây phượng sẽ đồng hành với mình trong suốt quãng thời gian còn lại khi ở trường tiểu học và cả sau này nữa.
Thêm
Tả cây phượng trên sân trường em
  • Like
Reactions: Vanhoctre
688
1
0
Kính gửi quý thầy cô và phụ huynh cùng toàn thể các em học sinh dàn bài và bài hướng dẫn chi tiết miêu tả con vật trong vườn bách thú. Hi vọng với nguồn tài liệu này, Văn học trẻ sẽ nhận lại được những bài văn hay từ các em học sinh, quý thầy cô. Hãy đóng góp xây dựng cộng đồng yêu thích văn bằng cách bình luận dưới bài viết này hoặc đăng kí tài khoản và chia sẻ tài liệu.

Dàn ý tả con Hổ trong sở thú

I. Mở bài:


Giới thiệu về con hổ

II. Thân bài

- Bao quát:

Em nhìn thấy ở đâu? Khi nào? Ở đâu?

Màu sắc trông ra sao?

Trạng thái của chú hổ

...

- Chi tiết:

Đôi mắt

Bộ râu

Đôi tai

Hàm răng

Chân

...

III. Kết bài:

Cảm nhận của em về chú hổ

Bài mẫu tả con Hổ trong sở thú

“Lông vằn lông vện mắt xanh,

Dáng đi uyển chuyển nhe nanh tìm mồi.

Thỏ nai gặp phải hỡi ôi,

Muông thú khiếp sợ tôn ngôi chúa rừng.”​

Con gì mà lại khiến muôn loài khiếp sợ vậy nhỉ? Phải chăng, đó chính là loài hổ hung dữ. Em đã từng gặp một chú hổ to lớn, nhưng chú ta lại vô cùng hiền lành. Bởi vì chú được nuôi trong vườn bách thú.

Một lần nọ em cùng ba má đến thăm sở thú, em rất thường xuyên đến đây vì cuối tuần nào ba má cũng cho em đi chơi, cũng như là để ba má giải tỏa những căng thẳng trong công việc. Lần nào đến em cũng đến thăm vị chúa sơn lâm ấy.

Thân hình của nó cũng rất to, nó thấp chứ không được cao như những con ngựa vằn hay linh dương thế mà trên kênh phim ta lại thấy nó có thể bắt được những con ngựa ấy. Tại sao vậy? Chính bởi vì chúng rất nhanh mặc dù thấp nhưng nó không trở thành hạn chế của con hổ ấy.

Toàn thân nó khoác lên một bộ lông đẹp khoang đen khoang cam nhìn rất đẹp. Cách phối màu trên thân hình ấy cũng rất tinh tế. Ở những chỗ như : cổ, bên trong chân… có những đám lông màu trắng rất đẹp, nhìn như những sợi kem bông mà em đang cầm vậy.

Đôi mắt nó tinh tường lắm thấy thức ăn nó vô cùng nhanh nhẹn và thể hiện sự sắc sảo trong đôi mắt của mình. Nhìn vào những lúc nó buồn bã bực tức đôi mắt ấy hiện lên thật sự dữ tợn. Tưởng rằng nếu chẳng may bị lọt vào đó sẽ bị xé xác ngay lập tức. Thế nhưng cũng có lúc ánh mắt ấy lại hiền từ thân thiện lắm. Mặc cho mình đứng đấy nó cứ lững thững đi qua đi lại rồi lại nằm xuống.

Những chiếc răng nanh của nó rất sắc nhọn như những chiếc kim cỡ sắc nhọn và bự. Mỗi khi người ta cho nó ăn thì những chiếc răng sắc nhọn ấy hé ra trông thật là đáng sợ. Nó dùng bộ hàm ấy mà như xé tan nát miếng thịt sống.

Trên những bàn chân của hổ có những móng vuốt thật sắc nhọn, chính cái bàn chân ấy để giúp cho nó vồ lấy thức ăn.

Em thấy mến nó bởi vì nó là một loài vật có uy quyền và có sức khỏe rất mạnh. Chính sự hiếu kì ấy giúp cho em gần nó hơn ngắm nhìn nó mọi tư thế.Quả thực xứng danh với cái tên" chúa tể sơn lâm". Và cuối tuần đến xem nó ngày càng một lớn lên to khỏe như thế nào.
4079
Thêm
Tả con hổ trong vườn sở thú - văn lớp 4
  • Like
Reactions: Vanhoctre
749
1
0

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
Top