Chia Sẻ 5 tuyệt chiêu độc lạ nghe nói tiếng anh

Chia Sẻ 5 tuyệt chiêu độc lạ nghe nói tiếng anh

P
phuhuu
  • Thành Viên 32
BÍ QUYẾT 1: NGHE CHỦ ĐỀ YÊU THÍCH, KHƠI GỢI CẢM XÚC

Chắc hẳn có bạn đã từng mãi mê xem, nghe, tìm hiểu về các chủ đề mình yêu thích đến mức quên cả thời gian, và không hề cảm thấy mệt mỏi đúng không nào?

Nó có thể là xem 1 trận bóng đá đêm khuya, xem chương trình về nấu ăn, làm bánh, nghệ thuật cắm hoa, trang điểm, làm tóc, xem phim hoạt hình, xem hài và các video blog, các chương trình truyền hình thực tế, vv.

Tuy nhiên khi nói dành 1 chút thời gian để mở sách ra, bật băng lên nghe tiếng Anh thì cảm hứng tụt dốc không phanh, nghe được 5’ bắt đầu ngáp, nghe thêm 5’ nữa thì dù tai đang nghe nhưng đầu óc thì đang đi du lịch ở nào nó đó mất tiêu luôn rồi. Đây là điều hoàn toàn bình thường, phải “thánh” lắm thì mới có đủ kiên nhẫn và kỹ luật để nghe những nội dung chán phèo trong các giáo trình tiếng Anh.

Giải pháp cho việc làm những thứ yêu thích và nghe tiếng Anh là kết hợp cả 2 lại với nhau.

Nghe tiếng Anh với những chủ đề yêu thích sẽ làm cho việc tiếp thu trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng, học mà tưởng như chơi, hứng thú và cảm hứng của bạn luôn ở mức cao, đây là điều kiện cần thiết để bạn có thể duy trì thói quen nghe tiếng Anh hằng ngày.

Hãy giành 1 chút thời gian tìm kiếm những đoạn phim trên youtube về chủ đề bạn yêu thích bằng tiếng Anh và nghe nó với tất cả sự hứng thú.

Đó có thể là xem trực tiếp 1 trận bóng đá với bình luận tiếng anh; hướng dẫn nấu các món Việt Nam bởi 1 người nước ngoài; hướng dẫn cắm hoa theo kiểu Tây, Tàu, Ý, Hy Lạp gì đó; hướng dẫn trang điểm với Michelle Phan; nếu bạn thích du lịch thì hãy theo dõi nhưng kênh youtube chuyên về những kênh du lịch này.

Về cơ bản, bạn có thể tìm thấy MỌI THỨ mình yêu thích để xem và nghe trên youtube và google, cho nên đừng đổ thừa là không có gì để xem nhé!

Một trong những video tôi cực thích để học tiếng Anh là những chương trình truyền hình thực tế cực kì hấp dẫn của các nước như Mỹ, Anh, Úc.

Về âm nhạc, giải trí thì có: Got Talent, Next Top Model, So you think you can dance; về nấu ăn thì có Master Chief, Hell’s Kitchen. Về phiêu lưu mạo hiểm không thể không nhắc tới Amazing Race
Về kinh doanh thì số 1 là chương trình The Apprentice – với chương trình này bạn sẽ học được rất nhiều về lập kế hoạch kinh doanh, làm việc đội nhóm, giải quyết mâu thuẫn, tôi nghiện chương trình này tới mức đã xem hết các phiên bản từ Anh, Mỹ đến Asia; nếu bạn thích khởi nghiệp thì Shark Tank là chương trình sẽ cho bạn nhiều ý tưởng độc đáo, phong cách thuyết trình để bán ý tưởng, và cách thuyết phục các nhà đầu tư.

Những show truyền hình thực tế hấp dẫn, rất lý tưởng để nghe Tiếng Anh. Tất cả đều dễ dàng được tìm thấy trên youtube

Các chương trình thực tế trên được thiết kế và dàn dựng để lúc nào cũng kịch thích, cuốn hút sự chú ý của người xem trong từng tập, cho nên đảm bảo rằng các bạn sẽ cảm thấy cực kỳ hào hứng và sẽ xem chúng không mệt mỏi luôn đấy.

Khi xem để đạt hiệu quả cao nhất, lý tưởng là các bạn không xem phụ đề (đa số là chẳng có phụ đề gì đâu), không được cố gắng dịch từng câu nghe được sang tiếng Việt, cố gắng đoán ý nghĩa qua tình huống và ngữ cảnh, nếu vẫn không hiểu được thì có thể ăn gian bằng cách bấm vào ô “cc” trên youtube để hiện thị phụ đề tiếng Anh tự động với độ chính xác tầm 90%.

Các chương trình thực tế này sẽ cho bạn cách nhìn tự nhiên nhất về cách mà người bản xứ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp trong các ngữ cảnh khác nhau.

Với một số chủ đề chuyên sâu như về nấu ăn, kinh doanh, thời trang, chúng còn bổ sung cho bạn vốn từ vựng về chủ đề đó một cách trực quan và sinh động, ngoài ra các chương trình thực tế dù tên là “thực tế” nhưng đều có kịch bản rõ ràng, và có rất nhiều chiêu trò để khơi gợi các cảm xúc mạnh mẽ trong người xem từ yêu, thích, ủng hộ, đến ghét cay ghét đắng, bực bội đủ thể loại. Các cảm xúc trên chính là 1 trong những “key hook” – cái móc chính để bạn luôn gắn bó với chương trình.

Ngoài các chương trình thực tế, các bài nói chuyện của các diễn giả nổi tiếng cũng mang lại nhiều cảm xúc tích cực trong bạn.

Chúng khiến bạn càng xem càng ghiền và học được rất nhiều để hoàn thiện bản thân. Sau đây là 3 video truyền cảm hứng từ Steve Job bạn nhất định phải xem qua:

BÍ QUYẾT 2: CHỌN NỘI DUNG NGHE PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ

Nghe nhiều thì tốt thật nhưng nếu nội dung nghe quá khó, chủ đề quá chuyên sâu thì việc nghe nhiều chỉ dừng lại ở mức là quen với các âm, tuy nhiên nếu nghe mãi mà không hiểu trong một thời gian dài thì sẽ sinh ra chán nản, thậm chí ám ảnh sợ tiếng Anh luôn nhất là đối với các bạn trình độ tiếng Anh còn cơ bản, chưa tập bò đừng vội tập chạy.

Với một đứa trẻ bản xứ nói tiếng Anh 4 tuổi, không ai cho nó tập nghe bằng cách cho nó chương trình CNN giờ cao điểm, hoặc đọc Harry Potter cho nó nghe cả, mà thay vì đó chọn những nội dung đơn giản, phù hợp với trình độ.

Khi nghe một nội dung, lý tưởng để phát triển kỹ năng nghe hiểu là bạn phải hiểu được 80% nội dung đó.

Cho dù nó là ở dạng chương trình radio, podcast, phim, chương trình TV, nó không được quá khó. Nếu nghe 1 nội dung mà bạn chỉ hiểu được tầm 60%, chắc chắn cảm thấy nản, chán học ngay. Nếu nội dung nghe mà bạn hiểu 100%, là ngáp dài ngáp ngắn, mất tập trung, cũng chán học luôn. Cố gắng tìm các nội dung nghe phù hợp hợp với trình độ, không dễ quá, cũng không cố quá, nhắm đến mức 80% là lý tưởng.

Để có thể chọn cho mình nội dung nghe phù hợp, cần thiết phải biết trình độ hiện tại của mình đang ở đâu. Chuẩn đánh giá tiếng Anh phổ biến và thông dụng nhất là theo Khung tham chiếu chung của Châu Âu (CEFR). Theo khung này, trình độ tiếng Anh chia làm 6 bậc từ thấp đến cao gồm: A1, A2, B1, B2, C1, C2.

BÍ QUYẾT 3: NGHE, ĐỌC, VÀ LẬP LẠI

Đây là một trong những kĩ thuật cực kì hiệu quả mà bất cứ người giỏi Tiếng Anh nào cũng biết và áp dụng rất nhiều. Kỹ thuật này rất đơn giản, đúng như tên gọi của nó: Nghe, đọc và lâp lại.

Đầu tiên khi nghe một nội dung, hãy cố gắng nghe, không dịch sang tiếng Việt, cố hiểu các ý chính.
Sau đó vừa nghe vừa đọc lại transcript (bản ghi lại những từ được nói trong bài nghe).
Nghe có vẻ đơn giản, nhưng đây là 1 quá trình hết sức quan trọng, khi vừa nghe vừa đọc lại, não bộ sẽ ghép âm nghe được của từ với lại các ký tự của từ đó, quá trình này giúp chúng ta ôn lại các từ đã biết, học thêm các từ mới dưới dạng âm thanh, và chuyển dần nhiều từ từ vốn từ vựng thụ động sang vốn từ vựng chủ động.

Bước cuối cùng trong kỹ thuật này là đọc lập lại thành tiếng.

Khi đọc lại, hãy copy hoàn toàn giọng đọc của người nói, từng chỗ nhấn nhá, từng chỗ ngừng nghĩ. Khi làm như vậy, bạn đã nghe bài nghe kết hợp nhiều giác quan với nhau, tại nghe, mắt đọc, miệng nói. Các liên kết thần kinh trong học tiếng Anh của bạn sẽ nâng cao lên đáng kể khi thực hiện kỹ thuật này thường xuyên.

Tôi có một vài gợi ý cho bạn để bạn thực hiện kỹ thuật này 1 cách thú vị và đạt được hiệu quả cao nhất.

Nghe và bắt chước từ thần tượng

Bạn có thần tượng diễn viên, ca sĩ, diễn giả, hay nhân vật nào (nói tiếng Anh nhé) hay không? Nếu có thì quá tuyệt vời, bắt chước nhân vật đó là một nguồn cảm hứng lớn lao để cải thiện khả năng nghe tiếng Anh đấy nhé!

Trở lại những năm 2006 – 2007, lúc đấy Daniel Craig nổi tiếng khắp thế giới với loạt phim Jame Pond, ánh mắt lạnh lùng, vẻ mặt điển trai, cơ bắp cuồn cuộn, giọng Anh trầm sexy không tả. Đừng nói đến các cô gái, con trai cũng thần tượng Daniel Craig như điếu đổ, và trong đó có tôi.

Tôi quyết định nghe và bắt chước giọng điệu, cử chỉ của Daniel trong Jame Pond. Tôi tải các phim có anh, tải phụ đề tiếng Anh, và bắt đầu nghe đi nghe lại, nhại lại giọng nói, lời thoại của thần tượng.

Qua khoảng thời gian đó, tôi tự tin nói tiếng Anh hơn, nghe tiếng Anh tốt hơn, và cũng hết thần tượng Daniel Craig. Chắc là Daniel Craig chỉ xuất hiện trong cuộc đời tôi giúp tôi học tốt tiếng Anh hơn :)).

Tôi khuyến khích các bạn nếu có thần tượng (nói tiếng Anh, chứ nói tiếng Hàn hay Tàu là bó tay), nếu chưa có thì tìm người nào đẹp đẹp mà nhìn mình mê để mượn người đó mà cải thiện tiếng Anh.

Tải phim về, tải phụ đề tiếng Anh, tới đoạn thoại của thần tượng của mình thì dỏng tai lên nghe cho thiệt kỹ, rồi tua lại, nhại theo, tưởng tượng mình là anh ý hay cô ý. Nghe có vẻ hơi điên, nhưng tin tôi đi, điên mà nghe tốt tiếng Anh, nói được tiếng Anh, cũng xứng đáng để điên một chút.

Kỹ thuật bóng ma

Nghe có vẻ rung rợn đúng không. Nhưng đừng lo, tôi giật tít như vậy để gây chú ý thôi. Đây là một kỹ thuật nâng cao hơn 1 chút xíu so với Đọc, nghe và lập lại. Với kỹ thuật này, bạn sẽ được “chay đua” với băng.

Cốt lõi của kỹ thuật này là bạn cần:

1 đoạn băng đọc với giọng đọc tiếng Anh bản xứ, vừa nghe vừa lầm bầm đọc lớn lên như mấy đứa hay cắm tai nghe vừa nghe vừa hát mà bạn gặp ngoài đường hoặc trên buýt.

Cố gắng sao chép âm của mọi từ khi vừa được nói ra, nhanh hết mức có thể, lần đầu có thể bạn lập lại chưa được hoàn toàn, nhưng không sao, nghe lại, và ngày khi vừa nghe thấy âm, cố gắng lập lại thật nhanh và giống hết mức có thể.

Nếu cần có thể sử dụng transcript.

Kỹ thuật này nghe có vẻ ngớ ngẫn, khùng điên, nhưng nó tương tự với các chúng ta học ngôn ngữ mẹ đẻ đấy. Với kỹ thuật này, Tiến sĩ Alexander Argüelles đã học được 38 ngôn ngữ khác nhau. Còn bạn chỉ có mỗi tiếng Anh, chuyện nhỏ, không lý nào không làm được.

Để tìm hiểu thêm về kỹ thuật này, bạn có thể xem thêm tại “Language Shadowing: Learn a Language by Looking Like a Crazy Person”, hoặc tìm kiếm trên google với từ khóa “Language Shadowing”

BÍ QUYẾT 4: VIẾT RA GIẤY (HOẶC ĐÁNH MÁY) NHỮNG TỪ NGHE ĐƯỢC

Đây là bí quyết mà ba tôi, người thành thạo tiếng Anh, tiếng Đức chỉ cho tôi lúc tôi còn bé. Ba kể, lúc ba học Tiếng Anh để theo ngành hướng dẫn viên du lịch, trung tâm học Tiếng Anh chưa phổ biến và chất lượng như bây giờ, chỉ có trung tâm ngoại ngữ của Đại học Nông Lâm.

Lúc ấy, bắt đầu học tiếng Anh lần đầu tiên, hành trang chỉ là vài quyển giáo trình streamline, tập, bút và 1 cái đài radio cũ để nghe băng từ và đài VOA. Lúc ấy, ba tôi 28 tuổi, và mẹ tôi đang mang bầu tôi.

Chỉ bằng cách:
  • kiên trì nghe, nghe, nghe và chép lại những gì nghe được;
  • học từ vựng;
  • luyện nói đi nói lại đoạn văn đã được chép lại;
Trong vòng 1 năm bố tối đã đạt được trình độ C theo chuẩn quốc gia, nghe nói đạt ngưỡng đủ để giao tiếp và hướng dẫn cho người nước ngoài.

Hơn 20 năm trước, ba tôi lần đầu tiên tiếp xúc với tiếng Anh ở tuổi 28, internet cũng chưa có, các tài liệu học tập và cơ sở giảng dạy tiếng Anh cũng chưa phổ biến và chất lượng, nhưng chỉ bằng sự kiên trì và quyết tâm, ba tôi cuối cùng đã thành thạo thứ ngôn ngữ này thì lý nào trong thời nay, tất cả điều kiện đã tốt hơn gấp trăm lần, chúng ta lại không làm được? Tất cả phụ thuộc vào 2 chữ mà thôi: kiên trì!

"Transcribe" - Chép lại những từ được nghe là 1 phương pháp hiệu quả để luyện nghe và viết tiếng Anh
“Transcribe” – Chép lại những từ được nghe là 1 phương pháp hiệu quả để luyện nghe và viết tiếng Anh
Ba tôi chia sẻ, đài VOA là người bạn thân thiết trong việc học tiếng Anh của ba lúc bấy giờ, lúc đấy chưa có internet, muốn nghe VOA, phải canh giờ phát và ghi âm lại bằng cuộn băng từ.

Tuy nhiên sự đền bù là rất xứng đáng, bạn sẽ học thuộc những từ mới rất nhanh, kỹ năng viết, và chính tả cũng cải thiện đáng kể. Phương pháp này rất phù hợp cho những bạn hướng đến thi các chứng chỉ đòi hỏi kỹ năng viết như TOEFL, IELTS.

BÍ QUYẾT 5: BỐN CHỮ… ĐOÁN


Khi nghe tiếng Anh ai cũng muốn tự tin nghe được 100% phải không nào. Thật ra với một người người không bản xứ học tiếng Anh, việc kì vọng hoàn toàn tự tin nghe hiểu là rất khó, do đó kỹ năng đoán là hết sức cần thiết.

Để có thể nghe tốt, việc đoán đầu tiên là phải đoán những gì sắp sửa được nghe, mục đích là để có những chuẩn bị về tinh thần và từ vựng cần thiết.

Chẳng hạn trong đoạn tin này “Men Escape American High Security Prison” . Đọc tựa đề dù chưa biết bên trong nói gì nhưng bạn có thể mượn tượng được phần nào nội dung của bài nói dựa vào các từ như prison, escape từ đó chuẩn bị tâm thế trong đầu mình là nghe về một nội dung có liên quan đến nhà tù.

Chữ đoán tiếp theo là đoán ý chính (main idea).

Việc đoán ý chính trong lúc nghe tưởng chừng hên xui nhưng hỗ trợ rất nhiều trong việc nghe ra ý chính của bài nghe. Đây là có thể gọi là kỹ thuật thử và sai, khi nghe chưa đủ dữ kiện để nghe ra ý chính, bạn cần phải đoán trong đầu một hoặc những ý chính dựa vào những gì đã nghe được. Việc này giúp bạn có được sự đối chiếu cần thiết, nếu ý bạn đoán là đúng, thì càng nghe bạn sẽ càng tìm được những luận điểm hỗ trợ, nếu ý chính bạn đoán là sai thì càng nghe ý chính thực sự sẽ lộ ra.

Chữ đoán thứ ba là đoán từ không biết.

Khi nghe sẽ có rất nhiều từ mới chúng ta chưa gặp lần nào, đừng cố gắng hiểu từ đó và bị tuột lại so với nhịp nói của bài nghe. Cứ tiếp tục nghe, nếu từ đó là từ quan trọng, chắc chắn ở những đoạn tiếp theo sẽ làm rõ ý cho từ đó hoặc nhắc lại từ đó. Dựa vào những thông tin bổ sung đó, phần nào bạn có thể đoán ra nghĩa gần chính xác của từ được nghe.

Chữ đoán cuối cùng: ĐOÁN MÒ.

Chữ đoán này rất lợi hại lúc làm kiểm tra. Khi đã nghe hết rồi, cố lấm rồi, nhưng vẫn không đủ dữ kiện để trả lời các câu hỏi, thì lúc này, điều duy nhất có thể làm, là đoán đại một trong những đáp án, sau đó bỏ qua, không suy nghĩ vấn vương, tiếp tục làm những câu khác.

BÍ QUYẾT 6: NGHE TIẾNG ANH MỖI NGÀY, THƯỜNG XUYÊN VÀ LIÊN TỤC


Cuối cùng, nghe hằng ngày, liên tục và thường xuyên là lời nhắc nhở của tôi trong mọi bài viết. Tiếng Anh cần một sự tích luỹ lâu dài và đều đặn trước khi có thể thấy một kết quả rõ ràng.

Không có đường tắt ở đây, chỉ có nỗ lực, kiên trì và quyết tâm. Tất cả những bí quyết tôi giới thiệu ở trên, tất cả những kỹ thuật được những người học tốt tiếng Anh áp dụng và đúc kết đều là vô dụng với bạn nếu bạn không luyện tập nghe tiếng Anh hằng ngày.

Cố gắng biến việc nghe tiếng Anh của mình thành một thói quen không thể thiếu được như đánh răng, rửa mặt, tắm rửa mỗi ngày. Thời gian nghe mỗi ngày có thể nhiều, hoặc ít nhưng nhất thiết phải nghe, nếu bỏ một ngày, sẽ bỏ được 2 ngày, sẽ bỏ được 1 tuần và rồi bỏ luôn.
 
Từ khóa
kiên nhẫn tiếng anh
839
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top